Chương 3: Quan điểm, giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
1.1. Những vấn đề liên quan đến chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
1.1.1. Khái niệm
- Chính sách: Có nhiều thuật ngữ để nói về khái niệm chính sách, nhưng đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về chính sách.
Theo từ điển Tiếng Anh (Oxford English Dictionary), “chính sách” là một đường lối hành động được thông qua và theo đuổi bởi chính quyền, đảng, nhà cai trị, chính khách … Theo Hugh Heclo (1972) cho rằng, chính sách có thể được xem như là một đường lối hành động hoặc không hành động thay vì những quyết định hoặc các hành động cụ thể [40].
Còn theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của một chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…”. [9, Tr.475].
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - 1
- Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - 2
- Phân Loại Đối Tượng Người Có Công Với Cách Mạng
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
- Thực Trạng Về Sự Phối Hợp Thực Hiện Trong Công Tác Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công Với Cách Mạng
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Qua phân tích các khía cạnh cơ bản về khái niệm chính sách, theo tác giả, chính sách có thể hiểu như sau: Chính sách là tập hợp các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và hành động về phương diện nào đó của Đảng, Nhà nước, bao gồm các mục tiêu mà Đảng, Nhà nước muốn đạt được và cách thực hiện để đạt các mục tiêu đã đề ra. Các mục tiêu này nhằm đem đến sự phát triển của đất nước.
- Chính sách công: Có nhiều khái niệm về chính sách công:
Theo Thomas Dye (1972) định nghĩa “chính sách công là bất kỳ những gì nhà nước lựa chọn làm hoặc không làm” [41]. Theo William Jenkis (1978) định nghĩa “chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau được ban hành bởi một hoặc một nhóm các hoạt động chính trị liên quan đến lựa chọn các mục tiêu và các phương tiện để đạt mục tiêu trong một tình huống cụ thể thuộc
phạm vi, thẩm quyền” [42]. Còn theo James Anderson (1984) đưa ra định nghĩa chung hơn về chính sách công. Ông cho rằng “chính sách công là một đường lồi hành động có mục đích được ban hành bởi một hoặc một tập hợp các hoạt động để giải quyết một vấn đề phát sinh hoặc vấn đề quan tâm” [43].
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về chính sách công và các tác giả đã đưa ra một số khái niệm cơ bản sau:
Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải: “chính sách công là kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có liên quan với nhau, bao hàm trong đó định hướng mục tiêu và cách thức giải quyết những vấn đề công trong xã hội” [10, tr.51]. PGS. TS. Đỗ Phú Hải định nghĩa: “chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu cụ thể với các giải pháp công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu đã xác định của Đảng chính trị cầm quyền” [11, tr.37]. Theo tập bài giảng chính trị học của Viện chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia các tác giả có định nghĩa: “Chính sách công là chương trình hành động hướng đích của chủ thể nắm hoặc chi phối quyền lực công cộng” [12, tr.257]. Còn theo PGS. TS. Hồ Việt Hạnh “Chính sách công là những quyết định của chủ thể được trao quyền lực công nhằm giải quyết những vấn đề vì lợi ích chung của cộng đồng” [13, tr.6].
Từ những khái niệm nêu trên theo tác giả hiểu: Chính sách công là chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển của Nhà nước được thể hiện bằng những quyết định nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội.
1.1.2. Thực hiện chính sách công
1.1.2.1. Khái niệm thực hiện chính sách công
Thực hiện chính sách công là quá trình đưa chính sách vào đời sống xã hội, với hình thức ban hành các văn bản, chương trình, dự án, kế hoạch... trên cơ sở đó, triển khai thực hiện chính sách nhằm đạt các mục tiêu chính sách công mà Đảng, nhà nước đã đề ra. Thực hiện chính sách là khâu rất quan trọng trong chu trình chính sách nhằm duy trì sự tồn tại của công cụ chính sách theo yêu cầu quản lý nhà nước và đạt mục tiêu chính sách đề ra.
1.1.2.2. Các bước tổ chức thực hiện chính sách công
- Xây dựng kế hoạch thực hiện: Việc lập kế hoạch tổ chức điều hành cần đáp ứng các yếu cầu, như: Cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp triển khai thực hiện chính sách; nhân sự tham gia thực hiện chính sách; cơ chế tác động giữa các cấp thực thi chính sách; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành chính sách...
- Phổ biến, tuyên truyền chính sách: Nhằm truyền tải những nội dung, ý chí của Đảng, nhà nước đến với người dân; giúp các đối tượng chính sách và người dân hiểu rõ về yêu cầu, mục đích và mong muốn mà chính sách muốn hướng tới... Từ đó, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong việc thực thi chính sách.
- Phân công, phối hợp thực hiện chính sách công: Để thực thi một chính sách không thể một cơ quan hay một địa phương làm được mà cần phải có sự phối hợp của cả hệ thống chính trị vào cuộc; từ cơ quan Trung ương đến địa phương đều tham gia thực hiện. Do đó, để triển khai thực hiện chính sách đạt kết quả như mong muốn cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, các ngành, các cấp chính quyền địa phương và có sự phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng đơn vị.
- Duy trì, điều chỉnh, kiểm tra đôn đốc thực hiện chính sách công: Duy trì chính sách công là những hoạt động để đảm bảo chính sách được thực hiện thường xuyên và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Việc điều chỉnh chính sách nhằm mục đích làm cho chính sách được phù hợp với tình hình thực tế. Kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách công là hoạt động cần thiết nhằm làm cho đội ngũ cán bộ công chức, các cơ quan thực thực thi chính sách nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các chính sách.
- Tổng kết, đánh giá thực thi chính sách công: Là việc tổng hợp, xem xét quá trình thực hiện chính sách, kết quả đạt được, chưa đạt được và xem xét sự điều hành chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, sự tham gia phối hợp của các đơn vị và tinh thần trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia thực hiện chính sách. Đồng thời, tìm ra nguyên nhân thành công hay thất bại của chính sách, từ đó có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
1.1.3. Khái niệm về người có công, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
1.1.3.1. Người có công với cách mạng
Mặc dù chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm rõ ràng về người có công. Tuy nhiên, khái niệm người có công đã xuất hiện rất lâu trong các tài liệu, tranh ảnh, văn học nghệ thuật... và trong lịch sử quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong những tháng năm đầu của cuộc kháng chiến quyết liệt, nhiều đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống hoặc đổ máu trên các chiến trường; theo lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ và Bác Hồ, kế thừa truyền thống “nhân ái, thủy chung” của dân tộc, nhân dân ta đã dành tất cả tình thương yêu của mình cho các chiến sĩ và đồng bào đã vì sự nghiệp độc lập, tự do của Tổ quốc mà bị thương hoặc hy sinh. Trong các văn bản của Chính phủ về chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ đối với binh sĩ cũng như trong thư thăm hỏi động viên chiến sĩ, đồng bào của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều khẳng định: “Thương binh là những người hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào, các đồng chí đã chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy, Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy…” [1]. Đồng thời, Đảng, Chính phủ và bác Hồ cũng đã chọn ngày 27 tháng 7 là dịp để đồng bào tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh [1].
Theo nghĩa rộng: Người có công là những người đã tự nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho việc đại nghĩa, cho sự nghiệp của đất nước. Họ có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc phục vụ cho lợi ích của đất nước, của dân tộc. Người có công gồm những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ tuổi tác, miễn là họ có những hành động xuất sắc có lợi cho dân tộc [14, tr.9].
Theo nghĩa hẹp: Khái niệm người có công để chỉ những cá nhân, không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ,…có những đóng góp, cống hiến xuất sắc trong thời kì Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc kháng chiến dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được các cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền công nhận [14, tr.10].
Từ những luận giải nêu trên, khái niệm người có công được hiểu là: “Người có công là người không biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác,…có những cống hiến, sức lực, tài năng, trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, độc lập dân tộc hay đem lại thành tích vẻ vang cho đất nước được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật” [15].
1.1.3.2. Chính sách ưu đãi người có công
“Ơn trả nghĩa đền” đó là đạo lý ngàn đời của dân tộc Việt Nam cũng như tư tưởng của Đảng, Nhà nước và Bác Hồ kính yêu. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và tư tưởng của Bác Hồ, chúng đã có nhiều chương trình, hành động cụ thể và thực hiện có hiệu quả công tác “Đền ơn đáp nghĩa” đối với gia đình liệt sĩ, thương binh và người có công với cách mạng, nhằm phần nào đền đáp công ơn to lớn của họ đã hy sinh vì nghĩa lớn, điều đó đã thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của Đảng, Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng và thực hiện thống nhất trong cả nước một hệ thống chính sách, chế độ đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng, nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội, trong đó chăm lo cho người có công là một trong những vấn đề mà chính sách điều chỉnh, phục vụ cho lợi ích của xã hội nói chung và người có công nói riêng. Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là một chính sách đặc biệt của Đảng, Nhà nước nhằm tôn vinh, biết ơn, thể hiện tình cảm, trách nhiệm đối với người có công với cách mạng và thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của Đảng, Nhà nước ta, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tạo nên sức mạnh trong khối đại đoàn kết dân tộc nhằm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.
Như vậy “Chính sách đối với người có công là đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc thực hiện chế độ đãi ngộ đối với những người có công với đất nước nhằm mục đích ghi nhận công lao, sự đóng góp, sự hy sinh cao cả của họ; đồng thời đền đáp, bù đắp phần nào về đời
sống vật chất, tinh thần đối với người có công và thân nhân, gia đình của người có công” [45].
1.2. Cơ sở thực tiễn thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
1.2.1. Mục tiêu
Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là chính sách ưu việt, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”; thể hiện sự biết ơn sâu sắc và chế độ đãi ngộ của Nhà nước đối với những người đã hy sinh tính mạng, của cải cho sự trường tồn của đất nước. Hệ thống chính sách, pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng đã được sửa đổi, bổ sung và từng bước hoàn thiện với hướng mở rộng đối tượng, điều chỉnh mức trợ cấp, phụ cấp phù hợp với điều kiện sống hiện nay và sự phát triển của đất nước. Các văn bản đã được quy định rõ ràng, chặt chẽ, phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể thực thi chính sách đạt kết quả, mục tiêu đề ra và tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân nhằm khuyến khích các tổ chức cá nhân tích cực tham gia vào các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, các phong trào chăm sóc gia đình người có công với cách mạng, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công
Có thể nói mục tiêu của chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là: Tôn vinh, ghi nhận những đóng góp, cống hiến, sức lực, tài năng, trí tuệ, của cải vật chất của người có công cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, đãi ngộ họ về mặt vật chất, tinh thần nhằm bù đắp những phần hy sinh, mất mát mà họ đã đóng góp cho đất nước. Ngoài ra, việc giải quyết chính sách ưu đãi người có công với cách mạng sẽ góp phần trong việc giáo dục truyền thống cách mạng của các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ; gắn kết khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển đất nước.
1.2.2. Nội dung
Nội dung chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, căn cứ vào văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn liên quan, như: Pháp lệnh ưu đãi người có công của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày
09/4/2013; Nghị số 56/2013/NĐCP ngày 25/5/2013 của Chính phủ; các Thông hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, gồm các chính sách cụ thể dưới đây:
- Chế độ trợ cấp hàng tháng: Là khoản tiền trợ cấp theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, được cấp hàng tháng đối với người có công (thuộc nhóm đối tượng hưởng hàng tháng).
- Phụ cấp ưu đãi hàng tháng: Là khoản tiền phụ cấp theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công được nhà nước hỗ trợ thêm ngoài khoản trợ cấp hàng tháng đối với một số người có công thuộc nhóm đối tượng đặc biệt.
- Chế độ trợ cấp một lần: Là khoản tiền theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, được áp dụng đối với những người có công không hưởng trợ cấp hàng tháng mà chỉ được hưởng trợ cấp một lần theo quy định.
- Chế độ trợ cấp tuất hàng tháng: Là khoản tiền trợ cấp theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, được cấp hàng tháng đối với Bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ từ nhỏ (gọi là thân nhân người có công).
- Chế độ trợ cấp mai táng phí: Là khoản tiền được nhà nước trợ cấp cho thân nhân người có công hoặc người đứng ra tổ chức tang lễ sau khi người có công và thân nhân người có công (đang hưởng trợ cấp hàng tháng) qua đời.
- Chế độ điều dưỡng: Là khoản tiền được nhà nước trợ cấp theo niên hạn cho người có công, thân nhân người có công (một năm hoặc hai năm một lần, tùy theo từng loại đối tượng được pháp luật người có công quy định).
- Chế độ phụ cấp người phục vụ: Là khoản tiền được nhà nước trợ cấp đối với người chăm sóc thương, bệnh binh nặng, mẹ Việt Nam anh hùng... theo quy định của pháp lệnh ưu đãi người có công.
- Chế độ bảo hiểm y tế: Là khoản kinh phí nhà nước bỏ ra để mua thẻ bảo hiểm y tế đối với Người có công và thân nhân của họ (tùy theo từng loại đối tượng).
- Chế độ trợ cấp dụng cụ chỉnh hình: Là khoản tiền trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, được cấp cho người có công theo