VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ HẢI LÝ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT,
TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Đắk Lắk, Năm 2021
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ HẢI LÝ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT,
TỈNH ĐẮK LẮK
Ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HỒ VIỆT HẠNH
Đắk Lắk, Năm 2021
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Hồ Việt Hạnh. Những số liệu, tài liệu mà cá nhân sử dụng trong luận văn này là trung thực, tin cậy, dựa trên cơ sở kết quả khảo sát trực tiếp mà bản thân tự thực hiện và thu thập, tổng hợp. Những số liệu này là chính thống và được sự cho phép sử dụng của các cơ quan nhà nước.
Đắk Lắk, tháng 11 năm 2021
Học viên
Lê Hải Lý
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, bản thân tôi đã nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của các thầy cô giáo, sự quan tâm giúp đỡ, phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Cho phép tôi xin gửi lời chúc sức khỏe và lời cám ơn tới các thầy giáo, cô giáo của Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã giảng dạy, hướng dẫn tận tình, chu đáo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và quá trình thực hiện luận văn.
Xin gửi lời tri ân sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS. Hồ Việt Hạnh đã tận tình hướng dẫn, động viên và quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Trân trọng cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Buôn Ma Thuột, Phòng Người có công thuộc Sở Lao động – TB&XH tỉnh Đắk Lắk, các phòng ban liên quan, Ủy ban nhân dân các xã, phường thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, đồng nghiệp và các bạn học viên lớp cao học chính sách công khóa X đợt 02 năm 2019 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đắk Lắk, tháng 11 năm 2021
Học viên
Lê Hải Lý
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................... .
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. .
MỤC LỤC................................................................................................................................... .
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 11
1.1. Những vấn đề liên quan đến chính sách ưu đãi người có công với cách mạng 11
1.2. Cơ sở thực tiễn thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng 16
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng 20
Chương 2 26
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT 26
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 26
2.2. Tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 32
2.3. Kết quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 42
Chương 3 59
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG 59
VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT 59
3.1. Quan điểm về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng 59
3.2. Dự báo về đối tượng người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới 62
3.3. Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 66
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHẦN PHỤ LỤC 86
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ không viết tắt | |
UBND | Ủy ban nhân dân |
HĐND | Hội đồng nhân dân |
LĐ-TB&XH | Lao động – Thương binh và Xã hội |
Lao động – TB&XH | Lao động – Thương binh và Xã hội |
UBMTTQVN | Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
VNAH | Việt Nam anh hùng |
LLVTND | Lực lượng vũ trang nhân dân |
AHLĐ | Anh hùng lao động |
TNCSHCM | Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh |
BHYT | Bảo hiểm y tế |
XHCN | Xã hội chủ nghĩa |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - 2
- Quan Điểm, Giải Pháp Và Kiến Nghị Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công Với Cách Mạng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma
- Phân Loại Đối Tượng Người Có Công Với Cách Mạng
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, với tinh thần yêu nước nồng nàn, khát vọng hòa bình, đã đoàn kết kề vai sát cánh, không quản ngại gian khổ, hy sinh, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Kế thừa truyền thống của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, cả dân tộc Việt Nam đã ra trận, hàng triệu triệu người con ưu tú trên khắp mọi miền của Tổ quốc đã cùng chung một chiến hào vì một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” [47]; cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta đã làm nên chiến thắng lịch sử đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước để đi lên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Trong các cuộc kháng chiến thần thánh ấy biết bao người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường và trong ngục tù hoặc khi trở về đã mang trên mình những thương tật suốt đời. Có hàng triệu những người Mẹ, người Vợ, người con đã vĩnh viễn không bao giờ được gặp lại những người thân yêu nhất của mình [48]; máu đào của các anh, các chị đã tô thắm thêm lá cờ vẻ vang của Tổ quốc, góp phần làm nên dáng đứng Việt Nam. Tổ quốc và Nhân dân ta vô cùng tự hào và biết ơn vô hạn các bậc anh hùng nghĩa sỹ, các thế hệ tiền bối cha anh và lớp lớp các chiến sỹ cách mạng, các liệt sĩ, thương binh và các gia đình có công với nước, đã hy sinh tính mạng, của cải để giành và giữ độc lập, tự do cho Tổ quốc [49].
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác chính sách ưu đãi có công vói cách mạng. Năm 1947, trong khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn gay go, quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 20/SL, ban hành chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ; đồng thời, Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ cũng đã chọn ngày 27/7 hằng năm làm “Ngày thương binh liệt sĩ” để thể hiện tình cảm của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đối với tất cả những người đã hy sinh xương máu của mình cho Tổ quốc và để ghi