Thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội - 11

Thực hiện rà soát, đánh giá tính hiệu lực của các phương thức quản lý đang triển khai; từ đó, đề xuất hoàn thiện hệ thống sát thực tiễn, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và bền vững.

Đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng các công cụ kinh tế, ưu tiên đề xuất mức phí, mức chi trả phù hợp với tính đặc thù của địa phương trên cơ sở hướng dẫn của các quy định trong xác định các hình thức, đối tượng để phân loại, xác định hợp lý. Triển khai hợp lý công cụ này sẽ góp phần gia tăng nguồn thu phục vụ công tác bảo vệ môi trường, giảm phân bổ ngân sách Nhà nước; đồng thời, điều chỉnh các hành vi tích cực trong xã hội đối với vấn đề quản lý rác thải.

Huy động hiệu quả các thành phần, đối tượng tham gia vào quản lý rác thải sinh hoạt trên cơ sở vận dụng, ban hành hợp lý cơ chế xã hội hóa.

Nghiên cứu, ban hành các cơ chế mang tính bắt buộc đối với phân loại rác tại nguồn. Từ thực tiễn đã minh chứng, người dân và công nhân có nhận thức tốt về vai trò của phân loại rác; tuy nhiên, số lượng và mức độ thực hiện thấp, chưa đảm bảo tính hiệu quả; do đó, cần có cơ chế mạnh mẽ thay đổi thói quen, trách nhiệm của những đối tượng tham gia. Thực hiện phân loại sẽ góp phần tận dụng được các phế liệu, ít gây lãng phí tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường do rác không bị lẫn lộn giữa các thành phần vô cơ, hữu cơ; đồng thời, giảm thiểu lượng rác phải xử lý.

Nâng cao hơn nữa tính phản biện xã hội trong xây dựng kế hoạch triển khai; huy động hiệu quả ý kiến góp ý của các tổ chức chính trị - xã hội và người dân về các vấn đề liên quan đến quản lý rác thải sinh hoạt nhằm mở rộng tính dân chủ, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội; tham khảo ý kiến cần được xem là một trong những phương thức giám sát, đánh giá hiệu quả của thực thi chính sách; qua đó, có những điều chỉnh chính sách phù hợp.

3.2.2. Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền

Công tác phổ biến, tuyên truyền về các hoạt động liên quan đến quản lý rác thải sinh hoạt, nhất là phân loại rác đã được triển khai; Các tổ chức chính trị xã hội được xem là nòng cốt trong công tác này, với kế hoạch nâng cao nhận thức của các thành viên và gia đình tham gia hưởng ứng cần được đẩy mạnh hơn nữa. Trong thời gian tới, cần làm chuyển hóa từ nhận thức thành hành động thực tiễn của người dân; tất cả các hoạt động phát triển trên địa bàn phải gắn với quản lý, bảo vệ môi trường nói chung, quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng.


73

Cần đổi mới, nội dung, phương thức phổ biến, tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng; đặt người dân, người triển khai chính sách ở vị trí trung tâm để đề xuất biện pháp phù hợp. Đối với những cán bộ tham gia thực hiện cần nâng cao trình độ chuyên môn thông qua các hình thức trao đổi, tập huấn, tọa đàm. Đối với người dân, nội dung tuyên truyền cần phù hợp với tâm lý, cách nghĩ, tập quán, thói quen, cũng như nhu cầu, điều kiện, tránh nội dung tuyên truyền đơn điệu, chung chung; tránh tính một chiều như hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Cần nâng cao kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền để chuyển tải thông tin hiệu quả nhất tới đối tượng tuyên truyền.

Chú trọng hơn nữa tính hiệu quả của công tác tuyên truyền về phân loại rác; hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần theo phương thức phối hợp vừa tuyên truyền, vừa hỗ trợ, vừa giám sát, vừa khen thưởng, vừa xử phạt. Lồng ghép tuyên truyền thường xuyên trong các buổi họp thôn, xóm, tổ chức.

Thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội - 11

Tuyên truyền nhân rộng, duy trì tính bền vững hơn nữa các phong trào, mô hình gắn với bảo vệ môi trường, các phương thức sản xuất thân thiện với môi trường đã hiệu quả, như: "Toàn dân không vứt, đổ rác ra đường và nơi công cộng" gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình "Ba sạch" (Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngò); mô hình “Sạch đồng ruộng”.

3.2.3. Tăng cường công tác phối hợp tổ chức thực hiện

Thường xuyên kiểm tra, kiện toàn bộ máy tổ chức thực hiện chính sách, đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ trong thực hiện các chính sách phát triển khác. Để bộ máy thực hiện hiệu quả cần tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao trình độ năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan, ban ngành và tổ chức đoàn thể với nội dung phù hợp với từng đối tượng, gắn lý luận và thực tiễn địa phương; gắn mục tiêu với công cụ triển khai.

Cần xây dựng cơ chế, phối hợp, kiểm tra, giám sát có tính chặt chẽ đối với các cơ quan, ban ngành phụ trách thực hiện công tác quản lý rác thải sinh hoạt, cũng như tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới nâng cao đối với cấp xã, cấp huyện, kể cả về nguồn lực tài chính, con người để nâng cao tính trách nhiệm trong đề xuất các giải pháp thực thi và duy trì hiệu quả.

Đồng thời, tăng cường sự thống nhất tập trung chỉ đạo, điều hành của các cấp Ủy Đảng, nâng cao hiệu quả lãnh đạo; hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền, phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, chính


74

trị - xã hội. Phải quán triệt sâu sắc nội dung kế hoạch, làm rò trách nhiệm cụ thể của các tổ chức trong triển khai thực hiện; phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rò ý nghĩa của công tác quản lý rác thải sinh hoạt; từ đó phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị vì định hướng, mục tiêu của huyện về chuẩn nông thôn mới nâng cao, từng bước đạt tiêu chuẩn của một quận nội thành.

3.2.4. Tăng cường công tác theo dòi, đôn đốc, đánh giá thực hiện chính

sách

Cần thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các kế hoạch kiểm tra, giám sát theo

từng đối tượng, công trình. Nâng cao tính trách nhiệm của các cá nhân/đơn vị phụ trách các nội dung hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt; qua đó, đánh giá, phát hiện kịp thời các ưu, nhược điểm, tồn tại, thách thức để tìm giải pháp khắc phục, phát huy hiệu quả.

Xây dựng quy chế, hệ thống thông tin báo cáo định kỳ, đánh giá hàng năm về tình hình thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt; cùng với vận động, tạo điều kiện người dân tham gia vào công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến trình thực hiện bằng các phương thức phù hợp có tính định lượng, tránh hình thức, không hiệu quả.

Tăng cường, kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất, xây dựng trên địa bàn để không xảy ra tình trạng ùn ứ rác thải.

Nâng cao năng lực thực hiện kiểm tra, giám sát; cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện cần thiết.

3.2.5. Tăng cường công tác tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách

Cùng với việc xây dựng và triển khai thực hiện thì tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách là một khâu không thể thiếu trong thực hiện chính sách. Để đảm bảo tính khách quan, trung thực phù hợp với điều kiện thực tế; hoạt động tổng kết, đánh giá cần:

- Triển khai thường xuyên, bám sát kế hoạch đã đề ra, không tổng kết, đánh giá chung chung mà cần cụ thể, chi tiết từng nội dung của quy trình thực hiện và hoạt động quản lý;

- Các đối tượng thực thi, tham gia chính sách cần nâng cao tính trách nhiệm, đánh giá khách quan, khoa học thông qua các phương thức, báo cáo phù hợp, đảm bảo tính đúng đắn để thực hiện được mục tiêu chính sách.

Kết quả tổng kết, đánh giá có tính khách quan, khoa học và tính thực tiễn sẽ giúp các cơ quan thực thi chính sách rút những bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện chính sách trong các giai đoạn sau; đồng thời, đảm bảo được tính đồng thuận trong xã hội.

3.2.6. Các giải pháp tạo lập điều kiện tăng cường công tác quản lý trong thực hiện chính sách

Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ theo hướng áp dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường

- Ưu tiên bố trí quỹ đất và nguồn vốn xây dựng hệ thống hạ tầng, giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn; triển khai, nhân rộng các mô hình xử lý rác thải và hoạt động BVMT tại các địa phương.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong xây dựng các công trình thu gom, xử lý rác thải trên cơ sở cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp; đầu tư phải bảo đảm phù hợp với đặc điểm quy mô phát sinh rác thải để bảo đảm tính khả thi trong sử dụng nguồn vốn; tránh tình trạng đầu tư dàn trải không đúng đối tượng và hướng sử dụng hợp lý; Ưu tiên đầu tư vốn xây dựng các công trình và nâng cao khả năng quản lý rác thải sinh hoạt.

- Tập trung đầu tư, xóa bỏ các điểm gây ô nhiễm môi trường; Hoàn thiện hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt theo quy hoạch; bảo đảm chất thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.

- Tăng cường trang thiết bị thu gom rác cho các khu dân cư tập trung, đảm bảo thu gom, xử lý 100% rác trên địa bàn; Ưu tiên xây dựng các điểm thu gom, tập kết, trung chuyển rác thải và đưa vào hoạt động cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt.

- Tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; Tiếp tục phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao và ổn định.

- Đầu tư khoa học công nghệ, sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường đối với các làng nghề để hạn chế rác thải.

Tăng cường công tác quản lý môi trường, quản lý rác thải sinh hoạt

- Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về BVMT cho các cấp. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và khuyến khích hạn chế việc sử dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp.

- Quan tâm xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường, xử lý rác thải sinh hoạt, bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.

- Tăng cường việc thẩm định, lựa chọn và chuyển giao các công nghệ đầu tư; hạn chế việc chuyển giao các công nghệ, phương tiện, thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, phát sinh nhiều rác thải; ưu tiên các công nghệ thân thiện với môi trường đầu tư vào huyện, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguyên vật liệu.

- Xây dựng hệ thống dữ liệu về BVMT trên địa bàn, nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện các thủ tục hành chính về BVMT cấp huyện phục vụ công tác quản lý nhà nước và nhu cầu của các tổ chức, công dân.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và xử lý kịp thời, kiên quyết đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý BVMT nói chung, quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng; Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở khung lý thuyết, đánh giá thực trạng thực thi chính sách quản lý rác thải sinh hoạt; đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách phù hợp với bối cảnh, định hướng phát triển của lãnh thổ huyện Hoài Đức và mục tiêu của riêng công tác quản lý rác thải sinh hoạt. Theo đề tài, cần tập trung vào 6 nhóm giải pháp; trong đó, 5 nhóm giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi, hiệu lực của các giai đoạn thực thi chính sách, như: nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch triển khai; tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền chínnh sách; công tác phân công, phối hợp trong thực hiện; đồng thời, tăng cường công tác theo dòi, đôn đốc, đánh giá và tổng kết, rút bài học kinh nghiệm để đạt được mục tiêu và duy trì tính bền vững của chính sách. Cùng với thực hiện các nhóm giải pháp trên, cũng cần quan tâm đầu tư phát triển các điều kiện để nâng cao năng lực của địa phương trong quá trình triển khai.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu trên, đề tài nêu ra một số nhận định sau:

1. Đề tài đã xác định được một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt, như: khái niệm, nội hàm, vai trò và quy trình thực hiện chính sách; đồng thời, phân tích một số kinh nghiệm trong triển khai chính sách ở trong và ngoài nước, từ đó, rút ra bài học cho khu vực nghiên cứu. Các kết quả phân tích về lý luận, thực tiễn đã giúp đề tài đề xuất được khung lý thuyết để thực hiện các nội dung của đề tài.

2. Kết quả phân tích thực trạng về thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội thông qua phân tích, làm rò các đặc trưng lãnh thổ về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; kết quả của tiến trình thực thi chính sách, cho thấy: Khu vực nghiên cứu có tính đặc thù riêng – đơn vị hành chính thuộc thành phố Hà Nội, gần các địa điểm năng động trong phát triển, có nhiều điều kiện để trở thành một đơn vị nội thành; chính sách quản lý rác thải sinh hoạt đã được triển khai trên địa bàn, được lồng ghép trong các chiến lược, chương trình phát triển của lãnh thổ, như: kế hoạch bảo vệ môi trường, chương trình xây dựng nông thôn mới, .... Tuy nhiên, tính hiệu quả trong thực thi chính sách còn nhiều hạn chế, bất cập, mà nguyên nhân chủ yếu là bởi cơ chế, mô hình quản lý, lồng ghép, kiểm tra, giám sát chưa phù hợp; hơn nữa, nguồn nhân lực, nguồn tài chính trong thực hiện chính sách còn hạn chế, dẫn đến những bất đồng, đổ trách nhiệm lẫn nhau, như: người dân và công nhân thu gom rác thải có cách nhìn khác nhau về tình trạng mất cảnh quan môi trường liên quan đến rác thải sinh hoạt; theo đó, phần lớn người dân cho rằng công nhân không làm hết trách nhiệm của mình, trong khi họ đã nộp lệ phí; ngược lại, công nhân cho rằng mức lương họ được nhận chưa tương xứng, chưa đủ trang trải cuộc sống so với sức lực, thời gian của họ bỏ ra.

3. Để giải quyết những vấn đề bất cập trên, góp phần thực thi hiệu quả chính sách quản lý rác thải sinh hoạt theo hướng tiếp cận phát triển bền vững, lồng ghép trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và định hướng, mục tiêu phát triển của huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội trong thời gian tới cần thực hiện hiệu quả, có tính trách nhiệm hơn theo quy trình thực thi chính sách quản lý rác thải; cần hoàn thiện, bổ sung các cơ chế, quy chế, ưu tiên nâng cao năng lực của các nguồn lực, phổ biến, tuyên truyền và vận dụng công cụ kinh tế phù hợp với

điều kiện địa phương, đây được xem là khâu then chốt để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách; cần coi trọng và phát huy sức mạnh toàn dân, có biện pháp tổ chức đúng đắn, có chính sách linh hoạt, phù hợp với tình hình của huyện, thành phố để khuyến khích và thu hút mọi thành phần trong xã hội tham gia quản lý rác thải sinh hoạt, có như vậy ý nghĩa, mục tiêu của chính sách mới được bảo đảm và thúc đẩy, đồng thời hoàn thành được các mục tiêu và nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nhất là huyện đang định hướng đạt chuẩn nông thôn nâng cao.

Cần có nhận thức và thực thi mạnh mẽ hơn cơ chế xã hội hóa một cách đầy đủ, phù hợp với đặc điểm kinh tế- xã hội của địa phương, nhằm đạt được các lợi ích của các chủ thể, của toàn xã hội, đồng thời, đạt được mục tiêu đã đề ra; mặt khác, cần nhân rộng các điển hình và nhân tố mới trong quản lý rác thải sinh hoạt, đặc biệt là các mô hình đang triển khai hiệu quả của các tổ chức chính trị xã hội; đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng; tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ để nâng cao năng lực thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt; đồng thời, sử dụng hiệu quả tài nguyên, hạn chế phát sinh rác thải.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thế Bình và công sự (2020) Đánh giá thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tỉnh Bắc Giang, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số tháng 3.

2. Chính phủ (2015) Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu.

3. Phạm Hữu Giáp (2015) Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến năm 2030, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kiến trúc Hà Nội.

4. Học viện khoa học xã hội (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam), Các giáo trình, bài giảng chuyên ngành chương trình Chính sách công.

5. Chỉnh phủ (2016) Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật

6. Hội đồng BCĐ Quốc gia biên soạn Từ điển Bách khoa (2003), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb. Từ điển Bách Khoa.

7. Hồ Văn Vĩnh (2013) Giáo trình khoa học quản lý, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Hương (2017) Giải pháp quản lý và thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội”, Chuyên đề tốt nghiệp đại học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

9. Nguyễn Thị Kim Nhung (2014) “Ảnh hưởng của các bên liên quan đến mức độ tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải ở Hà Nội”,Tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia HN: Khoa học xã hội và Nhân văn, tập 30, số 2 (2014) 16-27,

10. Lê Thanh Sơn (2016) Thực hiện chính sách thu gom và xử lý rác thải từ thực tiễn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội.

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí