Hoạt Động Thu Gom Rác Thải Sinh Hoạt Huyện Hoài Đức

Kết quả điều tra từ công nhân VSMT cũng phản ánh thực tế này. Cụ thể: 100% công nhân VSMT được hỏi đều trả lời rằng không tiến hành phân loại rác khi thu gom cũng như tập kết tại các điểm trung chuyển của xã, do không có quy định yêu cầu về phân loại rác thải. Từ đó có thể nhận thấy rằng hiện nay trên địa bàn huyện cũng như thành phố Hà Nội chưa có một hình thức, quy định nào về vấn đề phân loại rác trước khi thu gom. Đây cũng là một sự lãng phí lớn trong việc tận dụng nguồn RTSH.

Kết quả điều tra việc phân loại RTSH tại các hộ dân và người bán hàng cho thấy: 60% số hộ có phân loại rác, chiếm 50% tổng số phiếu; trong đó số hộ dân có phân loại RTSH là 56 hộ, chiếm 62,22%; số người bán hàng có phân loại rác là 4 người, chiếm 13,33% số được điều tra. Từ kết quả này, có thể nhận thấy các hộ không kinh doanh có ý thức phân loại rác cao hơn những hộ kinh doanh; đặc biệt, có gần 90% số hộ kinh doanh chưa quan tâm đến hoạt động phân loại; theo những hộ kinh doanh, việc phân loại rác thải sinh hoạt đòi hỏi phải trang bị nhiều thùng đựng rác khác nhau, gây tốn kém và không thích hợp với nhiều gia đình có mặt bằng chật hẹp; tuy nhiên, quan trọng nhất là đối tượng này không có thói quen phân loại rác thải; do đó, họ không quan tâm đến việc phân loại rác thải cũng như việc phân loại rác thải có lợi ích như thế nào đối với họ.

Nhìn chung, hình thức phân loại rác thải sinh hoạt tại huyện Hoài Đức mới chỉ dừng ở mức đơn giản, phụ thuộc vào tính tự giác, thói quen của từng hộ gia đình, số hộ không quan tâm tới phân loại rác chiếm đa số hoặc có phân loại nhưng chủ yếu là phân loại theo hình thức bán được hay không bán được. Do vậy, cần có nhiều biện pháp mạnh mẽ hơn, phối kết hợp các công cụ điều chỉnh xã hội để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của các đối tượng tham gia chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trong hình thành thói quen phân loại rác tại nguồn.

2.2.2. Hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt

Thu gom RTSH là hoạt động đòi hỏi nhiều nguồn nhân lực, thời gian và kinh phí triển khai. Quy trình thu gom trên địa bàn huyện có nét đặc thù riêng của một khu vực ngoại ô, có quá trình đô thị hóa nhanh.

Hình 2.3. Hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt huyện Hoài Đức


Nguồn rác thải


Hộ gia đình

Cơ quan, công

sở, trường học

Chợ

Siêu thị, khu

thương mại

Dịch vụ

công cộng

Tổ thu gom rác

Bãi tập kết rác thải

Bãi chôn lấp rác thải

Nguồn: Số liệu điều tra (2020)

Từ kết quả mô hình hóa ở trên, cho thấy: Hoạt động thu gom RTSH được thực hiện bắt đầu từ nơi phát sinh RTSH với 5 nguồn phát sinh RTSH chủ yếu, gồm:

Thu gom tại hộ gia đình: Các hộ gia đình thường sử dụng các phương tiện lưu giữ RTSH, như: túi nylon, bao bì, thùng chứa bằng nhựa có nắp đậy, xô, thùng sơn không có nắp đậy, sọt... các loại dụng cụ này thường được đặt trong nhà hoặc trước cửa nhà và không đồng nhất tại từng khu dân cư.

Thu gom tại cơ quan, công sở, trường học: RTSH thường được gom trong các thùng chứa có nắp đậy với dung tích từ 10 – 15 lít trong từng phòng làm việc/phòng học; cuối ngày được tập kết và lưu trữ trong thùng chứa lớn (240-660 lít) bởi người được giao trách nhiệm. Số lượng và kích cỡ thùng chứa tùy thuộc vào lượng RTSH phát sinh mỗi ngày của từng đơn vị.

Thu gom tại chợ: Rác thải của phần lớn các sạp bán hàng được lưu trữ trong túi nylon hoặc đổ thành đống trước sạp. RTSH và nước rửa thực phẩm hòa lẫn vào nhau gây ô nhiễm môi trường, gây khó khăn cho người thu gom; đồng thời, làm mất cảnh quan xung quanh chợ; tất cả rác thải tại chợ sẽ được tập trung tại điểm tập kết trong các thùng chứa có dung tích 240 – 600 lít. Điểm tập kết rác có sự khác biệt giữa chợ được quy hoạch và tự phát; đối với những chợ có quy hoạch, điểm tập

trung rác được bố trí trong chợ. Đối với những chợ tự phát, do không có đủ diện tích để làm nơi tập trung rác thải nên điểm tập trung rác thường là đường phố, sau đó mới được công nhân thu gom và chuyển lên xe vận chuyển. Điều này vừa làm mất mỹ quan, vừa gây ô nhiễm khu vực lân cận do điểm tập trung RTSH lộ thiên.

Thu gom tại các siêu thị và khu thương mại: Thiết bị thu gom RTSH thường có dung tích thùng 20 lít, có nắp đậy, có túi nylon bên trong, được đặt trong siêu thị, khu thương mại để mọi người sử dụng. RTSH sẽ được chuyển đến điểm tập trung phía sau siêu thị/khu thương mại trong các thùng có dung tích 240 lít. Nhìn chung, chất lượng vệ sinh tại các điểm tập trung trong các trung tâm này khá tốt, ít khi để xảy ra tình trạng nước rỉ rác tràn ra môi trường bên ngoài. Rác thải thường được phân loại để tái sinh tái chế (giấy, bao bì nylon, nhựa, thủy tinh) hoặc bán cho đội ngũ mua phế liệu.

Thu gom tại khu công cộng: Các thùng rác công cộng được bố trí tập trung tại một số tuyến đường. Kích thước của thùng rác khác nhau tùy theo tuyến đường, phổ biến 240 lít, 60 lít. Việc bố trí thùng rác trên các tuyến đường đã góp phần làm sạch môi trường hơn, đáp ứng nhu cầu của phần lớn dân cư. Tuy nhiên, việc lựa chọn dung tích, kích thước và điểm đặt thùng rác đôi khi chưa hợp lý, chưa phát huy hết hiệu quả, như: một số loại rác có kích thước lớn hơn miệng thùng nên người dân đã bỏ rác lên trên, bên cạnh, hoặc phía dưới thùng rác.

Từ kết quả điều tra hình thức thu gom RTSH tại các hộ gia đình cho thấy: mỗi hộ gia đình có cách thức thu gom rác riêng, như: gom vào túi nilon, gom vào thùng rác riêng hoặc có thể chất thành đống để tổ VSMT đến thu gom với tỉ lệ tương ứng 57,78%; 24,44%; 17,78%.

Bảng 2.6. Hình thức thu gom rác thải sinh hoạt của hộ dân


Hộ gia đình

TT Chỉ tiêu

SL

(hộ)

CC

(%)


1

Hình thức thu gom

Thu gom vào túi linon


32


53,33

2

Thu gom vào thùng đựng rác riêng

16

26,67

3

Chất đống

12

20,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội - 7

Tổng 60 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2020)

Hình thức thu gom rác thải của huyện Hoài Đức là đơn sơ, thủ công. Theo đó, nguồn rác thải phát sinh tại các hộ gia đình được công nhân đẩy các xe thô sơ, đến tận nơi và thu gom; đối với rác thải phát sinh từ các cơ quan, trường học đã được công nhân đến thu gom, không cần quét dọn hay gò kẻng, còn lượng rác thải phát sinh từ các nơi công cộng hoặc đường làng được công nhân để thu gom phải tiến hành quét dọn vệ sinh đường làng.

Hoạt động thu gom của tổ thu gom:

Hiện nay, tại các thôn, xóm ở các xã, thị trấn của huyện đều có tổ đi thu gom RTSH, tổng số tổ thu gom RTSH của huyện Hoài Đức là 86 tổ với 366 lao động.

Bảng 2.7. Thực trạng số tổ thu gom và trang thiết bị phục vụ công tác thu gom rác thải sinh hoạt của huyện Hoài Đức và 3 xã điều tra

TT Chỉ tiêu Toàn huyện

Xã Cát Quế

Xã Minh Khai

Xã Dương Liễu

1 Số tổ thu gom rác 86 4 6 6

2 Số lao động 366 16 23 19

3 Hình thức thành lập Thôn thành lập

Xe tự chế,

Thôn thành lập Xe

Thôn thành lập

Xe tự chế,

4 Xe chở rác

xe chuyên dùng

Xe tự chế

chuyên dùng

xe chuyên dùng

5 Bảo hộ lao động - Tự túc Cấp phát Cấp phát

6 Dụng cụ thu gom - Tự túc Tự túc, hỗ

trợ

Tự túc, hỗ trợ

7 Thời gian thu gom - 3 ngày/lần 1 ngày/lần 2 ngày/ lần

Nguồn: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức (2020)

Đối với các xã thuần nông, như: xã Cát Quế, có 4 tổ thu gom rác tại các thôn do các thôn tự thành lập, tổng số lao động là 16 lao động (bình quân 4 người/tổ). Trang phục cho các công nhân thu gom rác là những bộ quần áo, găng tay hay ủng trong lao động nông nghiệp hàng ngày (thậm chí có công nhân còn đi dép đi thu gom). Đồ bảo hộ của công nhân chưa đảm bảo được yêu cầu phòng hộ bởi dễ thấm nước, dễ bắt bẩn, không có khẩu trang chuyên dụng nên dễ hít phải các chất ô nhiễm. Công cụ để thu gom chủ yếu là xe kéo đẩy tự chế trong sản xuất nông nghiệp, dung lượng không nhiều và không kín, có thể làm chảy nước từ rác ra ngoài gây mùi. Bên cạnh đó, các vật dụng khác được sử dụng, như: chổi, đồ hót rác, xẻng được tận dụng từ các hộ làm dụng cụ để thu gom. Các xã thuần nông thường có lượng rác sinh hoạt

ít, những rác thải hữu cơ có thể tận dụng làm thức ăn cho gia súc, phân bón nên các hộ thường thu gom rác của gia đình mình vào dụng cụ chứa rác riêng chờ tới lịch thu gom rác. Thời gian đi thu gom rác tại các hộ gia đình là 3 ngày/lần.

Đối với xã Minh Khai, lượng rác thải khá nhiều, một số loại rác thải sinh hoạt không tái sử dụng nên hoạt động thu rác ở đây diễn ra liên tục với tần xuất 1 lần/ngày. Cả xã có 6 tổ thu gom rác với 23 công nhân chia nhau thu gom; được đầu tư đồ bảo hộ, công cụ chuyên dụng, đáp ứng được yêu cầu về phòng hộ cho công nhân và lượng rác thu gom. Minh Khai và Dương Liễu là các xã phát triển công nghiệp, đời sống dân cư được cải thiện nên nhu cầu cho sinh hoạt tăng cao, kéo theo lượng rác thải sinh hoạt lớn. Để đảm bảo yêu cầu thu gom mỗi thôn thành lập 1 tổ thu gom rác thải.

Kết quả thu thập từ các xã trên cho thấy, tính chuyên dụng, đồ bảo hộ của công nhân thu gom rác phụ thuộc vào điều kiện, nguồn lực của từng xã.

Bảng 2.8. Số lượt công nhân vệ sinh môi trường theo ý kiến về khó khăn trong thu gom rác thải sinh hoạt ở huyện Hoài Đức

TT Chỉ tiêu(*)

SL

(Người)

CC

(%)


1

Lượng rác nhiều, nhiều loại rác

18

90,00

2

Ảnh hưởng ô nhiễm từ rác

19

95,00

3

Rác thải rải rác

14

70,00

4

Số người thu gom rác ít

9

45,00

5

Tiền công ít

15

75,00


Tổng

20

100,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2020) Hoạt động thu gom RTSH của các công nhân VSMT được diễn ra thường xuyên, đảm bảo cho quá trình xử lý RTSH được diễn ra liên tục, lượng RTSH ứ đọng trong các hộ gia đình, cơ quan công sở, chợ giảm đi, hạn chế ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư. Tuy nhiên, hoạt động thu gom RTSH cũng gặp nhiều khó khăn, như: 18 công nhân chiếm 90% được điều tra cho rằng khó khăn là do lượng rác lớn, nhiều loại rác; 19 công nhân tương ứng 95% số công nhân cho rằng

rác thải gây ảnh hưởng cho sức khỏe do ô nhiễm; 14 công nhân tương ứng 70% số công nhân cho rằng khó khăn là lượng rác thải phát sinh từ nhiều nguồn; có 9 công nhân tương ứng 45% cho rằng số người thu gom rác ít và có 15 công nhân tương ứng 75% cho rằng số tiền công được thụ hưởng chưa tương thích với sức lao động và thời gian bỏ ra; đây là những nguyên nhân khiến các công nhân không tận tâm, tha thiết với nghề.

Qua hộp 2.1 về tình hình thu gom RTSH tại một số trường học và công sở cho thấy: việc thu gom rác tại các điểm này, dễ dàng hơn vì RTSH được phân loại; tuy nhiên, hình thức phân loại RTSH vẫn đơn giản, chỉ phân loại những loại có khả năng tái chế, bán cho người thu gom; các thành phần RTSH khác còn lại được tập kết vào các thùng lớn để chờ công nhân VSMT đến thu gom.

Hộp 2.1. Tình hình thu gom rác thải sinh hoạt tại một số trường học, công sở


“Lao công thu dọn, tách những loại rác có thể tái chế như đồ nhựa, giấy để bán kiếm thêm thu nhập còn các loại rác khác gom lại đưa vào các thùng đựng rác của trường.”

(Nguồn: Phỏng vấn bà Trịnh Thị Lam, 38 tuổi, vào lúc 9h00 ngày 21/11/2020 tại trường THCS An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội)

Nhìn chung, nhờ việc thành lập các tổ thu gom RTSH tại các thôn đã từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý RTSH trên địa bàn huyện; tuy nhiên, công tác thu gom RTSH của công nhân VSMT vẫn gặp nhiều khó khăn, như: thiếu hoặc đồ bảo hộ chưa đầy đủ, đa phần là do công nhân tự mua sắm phục vụ công việc của mình; tiền công chưa phù hợp; ảnh hưởng tới sức khỏe; … đã làm giảm tính năng động và năng suất lao động của công nhân vệ sinh môi trường.

2.2.3. Hoạt động vận chuyển rác thải sinh hoạt

Sau khi thu gom RTSH từ các nguồn phát sinh đến điểm tập kết, rác sẽ được vận chuyển đến các khu xử lý đã được quy hoạch.

Bãi chôn lấp rác thải của thôn

Tổ vệ sinh môi trường

Hình 2.4. Công tác vận chuyển rác thải sinh hoạt huyện Hoài Đức




Điểm tập kết rác thải


Xe Hợp tác xã Thành Công



Bãi rác tập trung của Thành phố

Nguồn: Số liệu điều tra (2020)

Qua sơ đồ Hình 2.4, hiện nay trên địa bàn huyện Hoài Đức, quá trình vận chuyển rác được chia ra thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Vận chuyển rác thải sinh hoạt từ khu dân cư, chợ, trường học ... tới điểm tập kết và nơi chôn lấp rác thải.

Hoạt động vận chuyển trong giai đoạn này chủ yếu sử dụng các phương tiện vận chuyển đơn giản, thô sơ, sử dụng sức đẩy của người thu gom là chính. Các tổ vệ sinh môi trường của các thôn, xã ... tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt tại khu vực mình quản lý. Đối với các khu vực có điểm tập kết, rác thải được vận chuyển ra các điểm tập kết, chờ xe chở rác thải của Hợp tác xã Thành Công đến thu gom và vận chuyển đến bãi rác tập trung của Thành phố để tiến hành xử lý. Đối với các khu vực được quy hoạch bãi chôn lấp rác thải thì việc vận chuyển rác thải sinh hoạt được các tổ vệ sinh vận chuyển rác đến các bãi chôn lấp, rác thải sẽ được chôn lấp trực tiếp tại các bãi chôn lấp này. Phương tiện vận chuyển rác thải trong giai đoạn này cũng được chia ra làm hai loại chính, đối với rác thải được vận chuyển ra điểm tập kết thì dùng xe chở rác theo quy định để thuận tiện cho các xe ép rác của Hợp tác xã Thành Công ép rác để chở đi, đối với rác thải được vận chuyển trực tiếp ra các bãi chôn lấp, các xe chuyên chở thường là xe có dung tích nhỏ, đa phần xe tự chế.

Giai đoạn 2: Vận chuyển rác thải từ điểm tập kết rác tới khu xử lý.

Vận chuyển rác thải từ điểm tập kết đến nơi xử lý đòi hỏi các xe có dung tích lớn và đảm bảo an toàn cho quá trình vận chuyển do quãng đường vận chuyển khá xa. Qua thu thập tài liệu về tình hình vận chuyển RTSH từ điểm tập kết đến bãi rác tập trung của Thành phố qua bảng 3.13 cho thấy hiện nay, Hợp tác xã Thành Công có 4 xe chuyên chở rác thải tham gia vào quá trình vận chuyển về bãi rác tập trung của Thành phố. Năm 2018, và năm 2019 số xe của Hợp tác xã Thành Công hoạt động với tần suất 11 chuyến/tuần với khối lượng rác thải bình quân 38 tấn/tuần, năm 2020, tần suất 12 chuyến/tuần với khối lượng bình quân 42 tấn/tuần.

Bảng 2.9. Tình hình vận chuyển rác thải sinh hoạt từ bãi tập kết đến bãi rác tập trung của Thành phố trên địa bàn huyện Hoài Đức

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020


Số xe chở rác của Hợp tác Chiếc

4

4

4

Tần suất Chuyến/tuần

11

11

12

Khối lượng rác bình quân Tấn/tuần

38

38

42

xã Thành Công


Nguồn: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức (2018-2020)

Theo báo cáo của Ban QLDA ĐTXD huyện, mặc dù số xe chở rác hoạt động với cường độ cao và khối lượng rác chở tăng lên qua các năm nhưng ước tính số lượng rác tồn đọng tại các bãi tập kết rác mỗi tuần vẫn còn khá lớn, năm 2019 ước tính còn 4,76 tấn/tuần, năm 2020 ước tính còn 6,91 tấn.

2.3. Tổ chức thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu

2.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện

Trên cơ sở các văn bản quy định của Trung ương và thành phố Hà Nội về chính sách quản lý rác thải sinh hoạt, như: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường; Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 03/6/2013 của UBND thành phố Hà Nội về quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 26/2018/QĐ-UBND, ngày 02/11/2018 về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí