Ý Kiến Đánh Giá Của Cán Bộ Về Hệ Thống Quản Lý

- Công tác phân công, phối hợp thực hiện chính sách được thực hiện theo chỉ đạo của các cấp chính quyền theo phân cấp trong công tác bảo vệ môi trường nói chung; công tác thu gom rác thải trên địa bàn huyện nói riêng; các phòng chức năng, các địa phương và tổ chức đoàn thể tham gia nghiêm túc và có hiệu quả trong thực hiện chính sách. Đồng thời, hoạt động quản lý RTSH đã được các cấp lãnh đạo quan tâm, ủng hộ, và đầu tư, tạo tiền đề cho hoạt động quản lý RTSH ở địa phương được thuận lợi hơn, giải quyết một phần tiêu chí môi trường trong bộ tiêu chí nông thôn mới.

- Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách được thực hiện thường xuyên và liên tục gắn với kế hoạch thực hiện của các cơ quan chuyên ngành và Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới; hoạt động quản lý RTSH ở Hoài Đức đã thu hút được sự tham gia của cộng đồng, ý thức bảo vệ môi trường được nâng cao.

- Công tác tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác tổng kết định kỳ, giai đoạn qua đó rút kinh nghiệm nhằm triển khai các hoạt động quản lý phù hợp; hoạt động tổng kết thực hiện chính sách đã rút ra được các kết quả, hạn chế của quá trình thực hiện chính sách; hơn nữa, hoạt động thu gom RTSH đã tạo được việc làm cho một số người dân thiếu việc làm.

Như vậy, qua thời gian triển khai thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức đã cơ bản tạo lập được thói quen phân loại RTSH, thu gom rác thải và xử lý RTSH tại hộ gia đình, tỷ lệ thu gom và vận chuyển rác thải trong ngày đạt 97%, góp phần làm xanh sạch đẹp, an toàn khu vực thôn xóm; nhất là, đạt được chuẩn của tiêu chí thứ 17 của Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế của việc thực hiện chính sách

Ngoài những kết quả bước đầu đạt được, hoạt động quản lý RTSH của huyện Hoài Đức vẫn còn nhiều tồn tại cần giải quyết để đảm bảo duy trì tính bền vững và đạt được chuẩn nâng cao của Bộ Tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Cụ thể:

- Công tác phổ biến tuyên truyền chính sách còn thiếu đồng bộ, thống nhất; chưa có chiến lược chung, mới được lồng ghép trong triển khai các hoạt động tuyên truyền khác; một số tổ chức chính trị xã hội chưa có chương trình, kế hoạch cụ thể để vận động hội viên tham gia; một số địa phương đôi khi thực hiện còn mang tính đối phó.

- Hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt vẫn còn một bộ phận dân cư chưa

thực hiện đúng quy định, tỷ lệ phân loại rác thải tại nguồn chỉ đạt 21,67% vẫn chất đống các loại rác gây ảnh hưởng đến quá trình thu gom. Hoạt động thu gom rác thải chưa triệt để, chủ yếu là thu gom từ các hộ gia đình, tại các nơi công cộng chưa được quan tâm. Phương tiện thu gom chưa đảm bảo, chủ yếu là những vật dụng gia đình. Hoạt động vận chuyển rác thải còn để lại nhiều ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, như: nước thải, rác thải vương vãi. Hoạt động xử lý rác thải tại huyện Hoài Đức vẫn còn lượng lớn RTSH chưa được xử lý, vẫn còn nhiều bãi rác tự phát.

- Phí và chi phí cho hoạt động quản lý RTSH không cao, chưa đáp ứng đủ với sức lao động của công nhân VSMT khiến những người này chưa chú tâm làm việc, hiệu quả công việc không cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

- Hoạt động kiểm tra, giám sát còn mang tính bị động, giải quyết tình huống là chính; năng lực thực hiện kiểm tra, giám sát còn chưa đáp ứng được xu hướng phát triển hiện nay; lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra còn mỏng, năng lực còn hạn chế; chưa được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện cần thiết và chưa được bố trí kinh phí tương xứng để hoạt động; các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chưa được các địa phương xử lý kịp thời, thỏa đáng.

Qua phân tích bảng hỏi, cho thấy: Mặc dù, có sự phân công, phối hợp trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt đã được quan tâm nhưng còn lỏng lẻo, chưa có sự giám sát chặt chẽ của Ban QLDA ĐTXD đối với Hợp tác xã Thành Công cũng như đối với các xã, thị trấn về công tác thu gom vận chuyển và xử lý rác thải ở huyện, nguyên nhân là do đội ngũ cán bộ về lĩnh vực môi trường của huyện còn thiếu nên Ban QLDA ĐTXD chỉ giám sát vấn đề rác thải qua các báo cáo của UBND xã và Hợp tác xã Thành Công rồi từ đó đề ra các chỉ tiêu cho năm tới.

Thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội - 10

Tại các xã, thị trấn vấn đề RTSH chưa được quan tâm, nguyên nhân là do nguồn nhân lực thiếu về số lượng gần như mỗi xã chỉ có 01 cán bộ môi trường, mặt khác, trình độ hầu hết cán bộ không có chuyên môn về lĩnh vực môi trường.

Qua điều tra, phỏng vấn cán bộ quản lý môi trường được biết công tác thu gom, xử lý RTSH hiện nay đã tốt hơn trước rất nhiều. Nhìn chung hệ thống thu gom và xử lý rác thải như hiện nay là phù hợp với địa hình cũng như thói quen sinh hoạt của người dân. Vấn đề ở đây là ý thức chấp hành của người dân đối với những chủ trương, chính sách, những hoạt động BVMT do chính quyền các cấp tổ chức và sự hưởng ứng


66

của người dân. Khó khăn nhất đối với khâu xử lý rác thải trên địa bàn huyện là ý thức chấp hành của người dân trong quá trình vứt rác thải chưa đúng nơi quy định

Bảng 2.17. Ý kiến đánh giá của cán bộ về hệ thống quản lý


Ý kiến đánh giá Số lượng (n=20)


Tỷ lệ (%)


Hệ thống thu gom


Ý thức chấp hành của người dân

Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý

rác thải sinh hoạt

Tốt 5 25,00

Bình thường 12 60,00

Không tốt 3 15,00

Tốt 7 35,00

Bình thường 11 55,00

Không tốt 2 10,00

Tốt 6 30,00

Bình thường 9 45,00

Không tốt 5 25,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2020)

Với công tác thu gom và xử lý RTSH hiện nay, các cán bộ phụ trách môi trường huyện, xã, thị trấn có một số ý kiến sau:

Các cấp liên quan nên hỗ trợ thêm ngân sách cho các tổ thu gom để mua sắm thêm dụng cụ phục vụ công tác thu gom rác trên địa bàn huyện để công nhân VSMT thu gom hiệu quả hơn.

UBND huyện cần có quy định rò ràng và cứng rắn đối với các hộ gia đình không chấp hành quy định về thu gom RTSH, như vậy người dân sẽ có ý thức hơn trong việc BVMT.

UBND Thành phố nên hỗ trợ kinh phí cho huyện để tu bổ, nâng cấp các tuyến đường giao thông phục vụ công tác thu gom, vận chuyển RTSH.

2.4.3. Nguyên nhân của tồn tại hạn, chế

- Kỹ năng tuyên truyền của một số cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền còn hạn chế, nội dung tuyên truyền rác thải và quản lý rác thải khá nhiều nên việc chuyển tải thông tin đến người dân từng lúc chưa đầy đủ và kịp thời.

- Công tác tuyên truyền còn tính một chiều, chưa liên tục để tạo thành thói quen trong người dân. Đa số các xã không có cán bộ chuyên trách về công tác quản lý rác thải sinh hoạt, về bảo vệ môi trường nên khó khăn trong công tác tham mưu.

- Các cấp cơ sở còn thụ động, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong đề xuất các giải pháp thực hiện hiệu quả; chưa phát huy được vai trò chủ của người

dân. Bên cạnh đó, còn một bộ phận người dân ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chưa cao; một số địa phương đã xây dựng phong trào bảo vệ môi trường song chưa thường xuyên, liên tục. Một số đoàn thể chính trị xã hội tuy có phát động nhưng chưa gìn giữ để phong trào đi vào nền nếp.

- Huyện Hoài Đức là huyện đang trong quá trình đô thị hóa mạnh, điều kiện kinh tế - xã hội, nhất là dân số đang gia tăng mạnh mẽ, nơi quy tụ của nhiều làng nghề nên phát sinh nhiều rác thải; năng lực của đội ngũ thu gom, xử lý thực hiện quá tải; việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường còn hạn chế, chưa nhân rộng do thiếu kinh phí; do đó, luôn tiềm ẩn vấn đề ô nhiễm rác thải.

Các bãi rác lộ thiên, chưa được đầu tư xử lý theo quy định, chưa lót đáy chống thấm, không được che phủ bề mặt, chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác, rác thải được thu gom về bãi rác tập trung và xử lý theo hình thức phun thuốc diệt côn trùng, khử mùi, đốt để giảm khối lượng rác. Các bãi rác này đã và đang ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Bên cạnh đó, hoạt động chôn lấp heo trong đợt dịch bệnh đã góp phần tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, do đó cần tiếp tục quan trắc theo dòi trong thời gian tới.

- Năng lực xử lý rác thải tại các bãi rác tập trung của Thành phố còn nhiều hạn chế gây ảnh hướng đến người dân quanh khu vực, do đó người dân tại các khu vực có bãi rác tập trung thường xuyên tụ tập, phản đối, ngăn cản công tác vận chuyển rác thải, do đó đôi lúc rác thải không được thu gom kịp thời gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.

- Chưa thúc đẩy được công tác xã hội hóa để thu hút các thành phần kinh tế tư nhân tham gia vào công tác quản lý rác thải sinh hoạt.

Tiểu kết Chương 2

Chương 2 đã nghiên cứu đặc điểm lãnh thổ như là nguồn lực của thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt lồng ghép trong CTMTQG về xây dựng nông thôn mới. Theo đó, huyện có vị trí địa lý thuận lợi và sở hữu nhiều điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cùng với tài nguyên về văn hóa là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, tạo được sự đồng thuận cao của nhân dân đối với thực hiện chính sách. Phân tích, làm rò thực trạng thực hiện chính sách, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội gắn với từng bước tiệm cận các tiêu chí của đô thị. Đồng thời, phân tích các kết quả đạt được trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt; từ đó, rút ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân tồn tại để tìm giải quyết phù hợp.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Quan điểm thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

3.1.1. Quan điểm, định hướng

Định hướng phát triển của huyện Hoài Đức đã được Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIV xác định: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy truyền thống anh hùng; sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ; quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện Hoài Đức sớm trở thành quận theo hướng văn minh, hiện đại”. Quan điểm chỉ đạo: phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị là nhiệm vụ then chốt. Phát triển văn hóa, xây dựng người Hoài Đức thanh lịch vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển bền vững. Đầu tư hạ tầng, cải cách hành chính, quản lý đất đai, quy hoạch, xây dựng, đô thị, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng. Đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên.

Với định hướng, quan điểm nêu trên, đòi hỏi huyện phải có những giải pháp mang tính đột phá để thúc đẩy động lực phát triển; nhất là, tăng cường các biện pháp đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới nâng cao làm tiền đề thực hiện các chuẩn đô thị. Trong đó, thực hiện chính sách bảo vệ môi trường, chính sách quản lý rác thải sinh hoạt luôn là một trong những trọng tâm.

Hơn nữa, kết quả phân tích tại khu vực nghiên cứu, cho thấy: các tiêu chí về kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện đã đạt được khá thuận lợi bởi tiềm lực, vị trí, sự hỗ trợ của thành phố; tuy nhiên, để duy trì, nâng cao được các tiêu chí về môi trường, quản lý rác thải sinh hoạt là một thách thức đòi hỏi phải có chiến lược dài hạn, chủ động theo hướng nhà nước và nhân dân cùng làm, xã hội hóa để thu hút đầu tư nguồn lực giải quyết tận gốc vấn đề thách thức.

Chính vì vậy, trong những năm tới việc triển khai thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hoài Đức giữ vai trò quan để đảm bảo tính

bền vững, phát triển trong thực hiện mục tiêu về xây dựng nông thôn trên cơ sở quan điểm:

- Thực hiện chính sách theo tiếp cận tổng hợp lãnh thổ, lồng ghép trong các chương trình phát triển của địa phương; được xem là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát rác thải;

- Công tác quản lý và thu gom xử lý rác thải là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ yếu, đẩy mạnh công tác xã hội hóa về bảo vệ môi trường và thu gom xử lý rác thải, huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư cho công tác thu gom xử lý rác thải; Quản lý rác thải được thực hiện trên toàn lãnh thổ nhằm đảm bảo sự tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, đảm bảo tính an toàn và phát triển bền vững, trên cơ sở đảm bảo tính trụ cột của kinh tế, xã hội và môi trường; đây là hoạt động ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới góp phần kiểm soát ô nhiễm, đảm bảo môi trường cuộc sống ngày càng xanh – sạch – đẹp;

- Quản lý rác thải phải từng bước hướng đến đảm bảo theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm giải quyết ô nhiễm” các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy thoái môi trường phải có trách nhiệm đóng kinh phí, khắc phục bồi thường thiệt hại theo đúng luật định; các giải pháp cần từng bước tiệm cận dần với các chỉ tiêu được áp dụng cho Thủ đô;

- Thu gom và xử lý rác thải phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp, nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh rác thải tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng rác thải phải chôn lấp đảm bảo hợp vệ sinh;

- Đẩy mạnh hơn nữa nguyên tắc: “Người phát thải phải trả tiền”; “Người thu gom/xử lý được trả tiền” với mức chi trả cần phù hợp với từng đối tượng, loại hình sao cho đảm bảo tương xứng với sức lao động, thời gian của người thực hiện trực tiếp.

3.1.2. Các mục tiêu thực hiện chính sách

Nâng cao hiệu quả quản lý thu gom và xử lý rác thải nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững;

Xây dựng hệ thống quản lý rác thải hiện đại, theo đó rác thải được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng rác thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường;

Nâng cao năng lực của địa phương, gồm cả về nguồn nhân lực, nguồn vật chất, tài chính; kết hợp với nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác thu gom và xử lý rác thải, hình thành lối sống thân thiện với môi trường;

Đảm bảo năng lực thu gom để 100% rác thải phát sinh được thu gom vận chuyển trong ngày.

3.2. Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách

Cùng với tiến trình thực thi nhằm đưa các chính sách phát triển, chính sách môi trường vào thực tiễn, huyện đã triển khai tương đối hiệu quả chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên cơ sở lồng ghép thực hiện các chương trình xây dựng nông thôn mới, kế hoạch bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện nguồn lực của lãnh thổ. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức; do đó, trong thời gian tới, huyện Hoài Đức cần có những điều chỉnh toàn diện về định hướng triển khai chính sách nhằm duy trì, thúc đẩy chuẩn nông thôn mới nâng cao về tiêu chí 17 thông qua các giải pháp đồng bộ về tổ chức thực hiện; cần tính đến đặc thù là đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hà Nội, gần trung tâm phát triển năng động của cả nước, có quá trình đô thị hóa nhanh nhằm đáp ứng yêu cầu định hướng phát triển của lãnh thổ. Để bảo đảm thực thi hiệu quả chính sách quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn khu vực nghiên cứu cần tập trung các giải pháp chủ yếu sau:

3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách quản lý rác thải sinh hoạt

Với môi trường chính sách luôn biến động đòi hỏi tổ chức bộ máy, nhất là bộ phận tham mưu cần trau dồi các kỹ năng nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn, nhất là kỹ năng phân tích tổng hợp, hệ thống để có cái nhìn khách quan nhất theo lãnh thổ, tránh tiếp cận đơn lẻ theo ngành, lĩnh vực để phân bổ và huy động các nguồn lực thực hiện mục tiêu đã xác định. Kế hoạch xây dựng cần căn cứ vào các định hướng, chiến lược phát triển lãnh thổ; các chiến lược, chương trình liên quan đến quản lý rác thải sinh hoạt; trong đó, chú trọng lồng ghép thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đảm bảo thực hiện chuẩn nâng cao của tiêu chí thứ 17.

Xây dựng kế hoạch thực hiện cần gắn với tình hình thực tiễn theo hướng nâng cao tính chủ động, sáng tạo của đơn vị hành chính cấp xã, thôn; tránh tình trạng quản lý hành chính, quan liêu theo mô hình trên xuống như hiện nay.


72

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022