Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Nhà Văn Hóa


tiên tiến trong công tác phát triển nhà văn hóa; lợi ích mà phát triển nhà văn hóa mang lại,…

Hiện nay, biện pháp phổ biến và tuyên truyền về phát triển nhà văn hóa được công khai rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, truyền hình, loa phát thanh, mạng Internet,… Đây là cách đến với nhân dân nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Ở các địa phương, có thể sử dụng các hình thức tuyên truyền như băng rôn, khẩu hiệu, pa-nô, áp phích, phướn bên đường, hệ thống loa phát thanh cấp huyện, xã đến từng cán bộ, nhân dân nắm được, biết được các chương trình phát triển nhà văn hóa.

Để tăng hiệu quả phổ biến, tuyên truyền, phải thường xuyên đổi mới các phương thức, hình thức, nội dung tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển nhà văn hóa và đảm bảo phù hợp với từng thời điểm cụ thể.

1.2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách

Để việc thực hiện các chính sách phát triển nhà văn hóa có hiệu quả, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan, ban ngành có liên quan. Mỗi cá nhân, tổ chức sẽ đảm nhiệm những nhiệm vụ, công việc riêng. Do đó, để việc thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa được rò ràng, phải phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, tổ chức có liên quan; xác định tổ chức, cá nhân chủ trì, chịu trách nhiệm chính, các tổ chức cá nhân tham gia phối hợp trong quá trình thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa. Việc phân công rò ràng này cũng sẽ trao quyền tự chủ trong quá trình thực hiện cho các cá nhân, tổ chức, tăng trách nhiệm của họ và cũng dễ dàng xác định trách nhiệm khi có sai phạm xảy ra.

Đối với trách nhiệm của các tập thể, cá nhân đối với việc soạn thảo, ban hành và thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa, cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao, du lịch cần sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành có


liên quan như Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Nội vụ, Giáo dục và đào tạo, Thông tin và truyền thông, các cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các huyện, UBND cấp tỉnh để thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

1.2.2.4. Duy trì chính sách

Khi chính sách được đưa vào thực hiện, việc duy trì chính sách phát triển nhà văn hóa là việc làm cần thiết. Việc phát triển nhà văn hóa tại địa phương chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tài chính, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực nên việc duy trì chính sách phát triển nhà văn hóa cần phải có sự thống nhất trong quản lý của nhà nước về văn hóa cơ sở và sự phối hợp thực hiện giữa các cấp, các ngành có liên quan trong việc thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa để việc thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.

Thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 4

1.2.2.5. Điểu chỉnh chính sách

Trong quá trình triển khai, duy trì chính sách, nếu phát hiện ra chính sách phát triển nhà văn hóa không phù hợp với địa phương đó do nhiều yếu tố khách quan tác động, cần có biện pháp điều chỉnh để cho phù hợp. Việc điều chỉnh ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào tính hợp lý của chính sách và các vấn đề phát sinh cần điều chỉnh trong quá trình thực hiện chính sách này.

1.2.2.6. Theo dòi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách

Trên thực tế, khi thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa, cần tiến hành theo dòi, kiểm tra, đôn đốc để việc thực hiện kịp thời, có hiệu quả và tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc. Các cấp trên có thẩm quyền sẽ tiến hành theo dòi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách của cấp dưới. Chính phủ cần thường xuyên quan tâm kiểm tra tiến độ thực hiện của các Bộ, ngành; cán bộ có trách nhiệm kiểm tra các tỉnh, huyện; UBND cấp tỉnh, huyện sẽ kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn quản lý. Việc kiểm tra, đôn đốc thường xuyên việc thực hiện chính sách phát triển


nhà văn hóa sẽ đảm bảo các mục tiêu mà kế hoạch đã đặt ra hoàn thành đúng thời hạn.

1.2.2.7. Đánh giá tổng kết việc thực hiện chính sách

Trong công tác xây dựng và triển khai thực hiện chính sách, đánh giá chính sách là một việc làm không thể thiếu. Đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa là việc xem xét, kiểm định xem các mục tiêu của chính sách phát triển nhà văn hóa đã được triển khai trên thực tế có đạt được hay không như số lượng người dân tham gia các hoạt động tổ chức tại nhà văn hóa, mức hưởng thụ các giá trị văn hóa, người dân có hào hứng tham gia các hoạt động do nhà văn hóa tổ chức không, … Do đó, hàng tháng, hàng quý, hàng năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị tiến hành phải tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện để rút kinh nghiệm, phát huy những mặt đã làm tốt và khắc phục các tồn tại, hạn chế trong các giai đoạn triển khai tiếp theo của chính sách.

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa

1.2.3.1. Các yếu tố khách quan

Yếu tố kinh tế: Yếu tố kinh tế có tác động lớn đến việc phát triển nhà văn hóa bởi việc phát triển nhà văn hóa nếu xét theo nghĩa cạnh vật chất sẽ liên quan nhiều đến vấn đề tài chính. Kinh tế tăng trưởng cao, nhà nước thu được nhiều ngân sách nên việc thực hiện các chính sách công cũng thuận lợi hơn, trong đó có chính sách phát triển nhà văn hóa. Việc thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa sẽ cần có nguồn kinh phí nhất định.

Yếu tố chính trị: Những biến động trong bối cảnh chính trị sẽ tác động tiêu cực tới quá trình thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa bởi khi chính trị không ổn định, người dân không có đủ tinh thần thoải mái để tham gia vào các hoạt động văn hóa và phát triển nhà văn hóa.


Yếu tố quốc tế: Cùng với xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, các biến động về kinh tế, chính trị, xã hội trong khu vực cũng như trên thế giới ngày càng có tác động đáng kể đến việc thực hiện chính sách văn hóa chính trị của mỗi quốc gia. Với Việt Nam, kể từ khi hội nhập quốc tế, các chính sách về văn hóa đã cơ bản thay đổi để phù hợp với việc du nhập ngày càng nhiều các văn hóa phương Tây, văn hóa tiên tiến và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. Đây là những yếu tố vô cùng thuận lợi để các địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa.

1.2.3.2. Các yếu tố chủ quan

Yếu tố trình độ chuyên môn của các cán bộ đảm nhiệm việc thực hiện chính sách: Việc triển khai thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa do cán bộ các cấp, các ngành thực hiện nên các cán bộ này nếu có trình độ chuyên môn tốt, linh hoạt, sáng tạo, việc thực hiện các chính sách phát triển nhà văn hóa sẽ thuận lợi hơn, hiệu quả hơn và ngược lại.

Yếu tố thủ tục hành chính: Yếu tố này cũng tác động lớn đến hiệu quả của thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa. Các thủ tục này tạo môi trường thực hiện chính sách bởi mỗi cơ quan sẽ có những quy định riêng về thủ tục hành chính. Thủ tục này sẽ tạo điều kiện cho các chính sách này được thực hiện thuận lợi. Các thủ tục đơn giản, gọn nhẹ, ổn định sẽ không gây nhiều xáo trộn cho quá trình thực hiện chính sách. Tuy nhiên, nếu các thủ tục này phức tạp, lỗi thời, việc thực hiện sẽ bị kìm hãm.

Sự hưởng ứng, ủng hộ của người dân: Yếu tố này ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa bởi người dân là đối tượng tham gia, sử dụng trực tiếp các hoạt động do nhà văn hóa tổ chức nên nếu người dân ủng hộ, hưởng ứng, các hoạt động của nhà văn hóa sẽ có hiệu quả cao hơn và ngược lại.


1.2.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa của một số địa phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Krông Pắc

1.2.4.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa của huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận

Tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, việc thực hiện các chính sách phát triển nhà văn hóa ở cơ sở là việc làm ý nghĩa nhằm tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, đối với địa phương miền núi đặc thù như huyện Bác Ái, công tác này còn giúp người dân bản địa phát triển và lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa sẵn có gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, những năm qua, huyện Bác Ái đã đầu tư xây dựng thêm một số công trình văn hóa, thể thao, chăm lo cho đời sống văn hóa của Nhân dân khá đồng bộ. Theo thống kê của Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bác Ái, đến nay, toàn huyện có 24/38 nhà văn hóa thể thao thôn; 9/9 xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao được thành lập trên cơ sở sát nhập Trung tâm học tập cộng đồng với Nhà văn hóa xã; 7/9 xã có Bưu điện văn hóa xã; 2 xã có sân khấu ngoài trời; 37/38 thôn có đội văn nghệ dân gian… Đặc biệt, hiện có 22/38 thôn đã được cấp bộ nhạc cụ Mã La, trong đó có 11 bộ của Chương trình mục tiêu quốc gia cấp, được bảo quản và sử dụng hiệu quả trong các ngày lễ, kỷ niệm hằng năm của địa phương. Nhìn chung, hệ thống thiết chế văn hóa hiện có của Bác Ái đã được duy trì và phát huy hiệu quả, phục vụ tốt các nhiệm vụ tuyên truyền chính trị tại địa phương, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân; tạo môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, góp phần giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào Raglai.


Huyện cũng xây dựng kế hoạch triển khai hỗ trợ thực hiện các chính sách phát triển nhà văn hóa cụ thể theo từng giai đoạn. Trong đó, công tác tuyên truyền được tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa gắn với phương châm “Lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, “Lấy cái tích cực, đẩy lùi cái tiêu cực” để cán bộ và nhân dân nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của văn hóa trong đời sống. Huyện lồng ghép nguồn kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia với chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững bố trí vốn kịp thời để đầu tư sửa chữa, xây dựng các nhà văn hóa - khu thể thao thôn cho các địa phương còn thiếu; nâng cấp, sửa chữa các hệ thống trạm truyền thanh nhằm phục tốt công tác tuyên truyền. Đồng thời, kết hợp đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đi vào chiều sâu, chú trọng công tác bình chọn, bình xét gia đình văn hóa, thôn văn hóa và cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa hằng năm.

1.2.4.2. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa của huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

Huyện Kon Plông có 9 xã, 89 thôn, số dân toàn huyện là 18.829 người, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 98%, chủ yếu là các dân tộc Mơ Hrê, Xơ đăng. Trong thời quan qua, huyện đã tập trung thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa với nhiều biện pháp đồng bộ. Thực hiện chỉ thị số 21/2019/CT- UB, ngày 25/11/2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc duy trì khôi phục nhà rông truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Thường trực Huyện uỷ Kon Plông ra Nghị quyết 06/NQ-HU, ngày 15/1/2020 về việc đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và phát triển văn hoá thông tin – thể dục thể thao. Huyện đã khảo sát và xây dựng đề án xây dựng và phát triển nhà rông văn hoá, nhà dài văn hoá tại các thôn, làng, giai đoạn 2019-2020. Sau khi Đề án “Xây dựng và phát triển nhà văn hoá cộng đồng thôn, làng giai đoạn 2019 - 2020” thông qua tại kỳ họp thứ XII Hội đồng nhân


23


dân huyện khoá XVI, đã được thống nhất và triển khai xuống các xã trong toàn huyện. Đây là chủ trương đúng đắn và thiết thực nên tất cả các cấp uỷ đảng, chính quyền các xã đều nhanh chóng triển khai, phổ biến nội dung của đề án này đến các thôn, làng. Nhiều biện pháp tuyên truyền, phổ biến nội dung đề án được thực hiện. Từ việc phổ biến, quán triệt trong các tổ chức cơ sở Đảng đến tuyên truyền của Ban chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, các cơ quan đoàn thể như Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, cùng các phương tiện thông tin đại chúng như Đài truyền thanh truyền hình huyện, các cuộc giao ban của huyện, xã đã góp phần nâng cao nhận thức, lòng tự hào về bản sắc văn hoá của nhân dân các dân tộc trong huyện, khơi dậy được ý thức tự giác, tự lực của quần chúng. Ngoài việc tuyên truyền, vận động nhân dân làm nhà văn hoá cộng đồng, huyện còn hỗ trợ về vật chất cụ thể cho mỗi nhà văn hoá cộng đồng 7.000.000đ/nhà và trang bị toàn bộ trang thiết bị bên trong trị giá 3.700.000đ/bộ/nhà.

1.2.4.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Krông Pắc

Qua phân tích các kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa của huyện Bác Ái và Kon Plông, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho huyện Krông Pắc, đó là:

Thứ nhất, các cấp uỷ đảng, chính quyền cần tổ chức, quán triệt sâu rộng đề án từ huyện đến từng thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc mình. Từ đó kích thích ý thức tự giác, tự lực, tự cường của đồng bào trong việc khôi phục và xây dựng nhà văn hoá cộng đồng, không trông chờ ỷ lại vào Nhà nước. Cần làm rò và gắn liền trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể và mỗi gia đình trong xây dựng nhà văn hoá cộng đồng.

Thứ hai, cần có hướng dẫn và tạo điều kiện cho nhân dân khai thác vật liệu đủ để đáp ứng nhu cầu xây dựng cụ thể của từng làng. Các cơ quan, đơn vị


24


giúp đỡ các xã theo Nghị quyết 01/TU hết sức quan tâm hỗ trợ cho các làng làm nhà văn hoá cộng đồng trong điều kiện cho phép, hỗ trợ bằng vật chất, trang thiết bị bên trong nhà văn hoá cộng đồng.

Thứ ba, về tiến độ xây dựng nhà văn hoá cộng đồng: Trong thời gian vừa qua một số thôn xây dựng còn chạy theo thành tích nên nhà không đúng qui cách như gầm sàn mỏng, thiếu trụ phụ, thấp… Mục tiêu trong thời gian tới là xây dựng mỗi thôn một nhà văn hoá cộng đồng, quyết tâm trong thời gian còn lại đẩy nhanh tiến độ nhưng không chạy theo số lượng.

Thứ tư, tăng cường tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện đề án để đạt được sự hưởng ứng mạnh mẽ, tích cực của nhân dân các thôn. Lòng tự tôn dân tộc, tự hào về bản sắc văn hoá Tây Nguyên đã được khơi đúng mạch nguồn, đã bừng lên sinh khí mới. Đây là bài học quí báu của ý đảng lòng dân, phù hợp với tinh thần Nghị quyết TW 5 (khoá VIII) của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Từ khi có nhà văn hoá cộng đồng nhân dân các thôn rất phấn khởi đã khai thác được vốn văn hoá của địa phương.

Tiểu kết chương 1

Thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa là một việc làm hết sức cần thiết, phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động thiết chế văn hóa và nâng cao đời sống văn hóa của người dân. Chương 1 của luận văn đã tập trung giải quyết câu hỏi về lý luận liên quan đến thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa bằng cách làm rò các khái niệm về nhà văn hóa, chính sách phát triển nhà văn hóa.

Bên cạnh đó, chương 1 cũng chỉ ra các nội dung của thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa. Bằng việc trình bày 07 bước phổ biến trong thực hiện chính sách công, đề tài làm rò quá trình tổ chức thực hiện chính sách và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách và kinh nghiệm phát triển nhà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022