Thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 2


ứng nhu cầu của người dân về hưởng thụ, sáng tạo và bảo tồn bản sắc các dân tộc Việt Nam. Trong đó, nhà văn hóa là thiết chế quan trọng, luôn hiện hữu tại bất cứ đơn vị cơ sở tại địa phương nào, đồng hành cùng với đời sống nhân dân và là một phần không thể thiếu được của xã hội.

Tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, nhà văn hóa là một thiết chế văn hóa đang nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư của nhiều cấp chính quyền, ban ngành. Xác định vai trò quan trọng của các thiết chế văn hóa, trong đó có nhà văn hóa thôn, trong thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận cùng các tầng lớp nhân dân các xã trên địa bàn huyện Krông Pắc đã quan tâm xây dựng các công trình này, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Với mục đích phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các xã, thị trấn triển khai thực hiện. Từ khi có cuộc vận động, đời sống tinh thần của nhân dân các địa phương được nâng lên rò rệt. Đặc biệt, từ sau khi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai thực hiện, được sự quan tâm, hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tự nguyện đóng góp tiền của, công sức để xây dựng nhà văn hóa thôn làm nơi sinh hoạt, giao lưu văn hóa. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2010-2019, toàn huyện đã đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây mới 132 nhà văn hóa, nâng tổng số nhà văn hóa làng trên địa bàn huyện là 254 nhà văn hóa, đạt 90,71%. Đồng thời, huyện tiếp tục triển khai xã hội hóa một số hạng mục trong dự án Trung tâm văn hóa thể thao huyện. Hiện tại, nhà văn hóa của huyện được đầu tư mới khang trang, rộng rãi với sức chứa lên đến 850 người. Trong những năm qua, nhờ được quan tâm, đầu tư nên cơ sở vật chất của nhà văn hóa huyện Krông Pắc ngày càng đầy đủ, đồng bộ. Phong trào xây dựng nhà văn hóa, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa thể thao cơ sở cũng ngày càng được tiến hành rộng khắp. Tuy nhiên, chính sách phát


2


triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc cũng còn nhiều hạn chế cần được quan tâm điều chỉnh như hiệu quả sử dụng nhà văn hóa huyện Krông Pắc còn thấp, tần suất sử dụng ít, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Huyện cũng còn thiếu kinh phí, thiếu đội ngũ cán bộ để xây dựng hệ thống nhà văn hóa chất lượng cao.

Trước yêu cầu cấp thiết này, tác giả đã quan tâm, nghiên cứu về “Thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk” để làm rò hơn thực trạng nêu trên, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nhà văn hóa là một trong các thiết chế văn hóa. Hiện nay, những đề tài nghiên cứu về thiết chế văn hóa đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhưng các nghiên cứu về nhà văn hóa nói chung và thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa tại Việt Nam chưa có nhiều. Trong thời gian qua, tác giả nhận thấy có một số nghiên cứu được thực hiện liên quan đến thiết chế văn hóa trong đó có trình bày một số nội dung về nhà văn hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Cuốn sách “Thiết chế văn hóa cơ sở ở Thanh Hóa trong thời kỳ mới” của Nguyễn Thị Thục (chủ biên), Vũ Văn Bình, Hoàng Bá Khải [33]. Cuốn sách trình bày lý thuyết về thiết chế xã hội và thiết chế văn hoá; hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở ở Thanh Hoá hiện nay; kinh nghiệm xây dựng mô hình thiết chế văn hoá cơ sở theo hướng xã hội hoá và đặc thù khu vực.

- Luận án “Quản lý nhà nước đối với các thiết chế văn hóa cơ sở ở Việt Nam hiện nay (từ thực tiễn Hậu Giang)” của Nguyễn Văn Phụng [24]. Luận án trình bày cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các thiết chế văn hoá cơ sở. Khảo sát, phân tích thực trạng, từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp, mô hình để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các thiết chế văn hoá cơ sở ở Việt Nam.

Thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk - 2


3


- Bùi Tiến Quý (1989) với Luận án “Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nhà văn hóa” [26]. Luận án đã cung cấp cơ sở lý luận về quản lý nhà văn hóa với nhiều khái niệm như quản lý, nhà văn hóa, hoạt động nhà văn hóa. Đây là các cơ sở lý luận quan trọng cho tác giả học tập, kế thừa để hoàn thiện cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trong nghiên cứu của mình.

- Bài viết “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Huy Phòng (2018) [23]. Bài viết làm rò vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa; phân tích thực trạng hệ thống thiết chế văn hóa với các thành tựu cũng như hạn chế, bất cập trong xây dựng và hoàn thiện thiết chế văn hóa; trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của hệ thống thiết chế văn hóa, trong đó có nhà văn hóa.

- Bài viết “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn thành phố Lạng Sơn” của Hoàng Minh Thảo [29]. Bài viết phân tích các nội dung như thực trạng thiết chế văn hóa - thể thao, trong đó có nhà văn hóa trên địa bàn thành phố gồm thiết chế văn hóa

- thể thao thành phố và phường, xã; thiết chế văn hóa - thể thao khối, thôn; các thiết chế do các tổ chức, cá nhân đầu tư và sử dụng. Từ đó, bài viết rút ra những khó khăn, hạn chế; nguyên nhân khó khăn, hạn chế và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở, nhà văn hóa trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.

Ngoài ra, còn một số nghiên cứu như “Văn chương nghệ thuật và thiết chế văn hóa: Những tiếp cận liên ngành” [22]; “Thiết chế văn hoá ở cơ sở với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá tín ngưỡng của đồng bào dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc” của Phạm Thanh Hằng [14]; “Nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Hữu Luận [18]; Hà Nội xây dựng và hoàn thiện thiết chế văn hoá cơ sở” của Mạc Thúy


4


Quỳnh [27]. Những công trình này đề cập đến thực trạng quản lý, sử dụng nhà văn hóa tại một số địa phương cụ thể của Việt Nam; từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa, trong đó có nhà văn hóa.

Ngoài những công trình đề gián tiếp đến nội dung liên quan nhà văn hóa (qua thiết chế văn hóa) còn có một số công trình đề cập cụ thể đến vấn đề này.

- Nguyễn Thanh Bình với bài viết “Nhà văn hóa, một thiết chế văn hóa có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở” [4]. Bài viết phân tích sâu tầm quan trọng của thiết chế nhà văn hóa trong việc xây dựng đời sống văn hóa cho người dân với 07 vai trò cụ thể. Bài viết cũng phân tích các kết quả đạt được, hạn chế trong quá trình sử dụng nhà văn hóa tại một số nhà văn hóa tại khu vực nông thôn và đề xuất các giải pháp hoàn thiện.

- Bình Trung với bài viết “Đắk Lắk: Nâng cao hiệu quả tổ chức, hoạt động nhà văn hóa cộng đồng” [34]. Bài viết cung cấp thực trạng phát triển, nâng cao hiệu quả nhà văn hóa cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

- Hoài Thu với bài viết “Phát huy giá trị của nhà văn hóa thôn trên địa bàn huyện” [26]. Bài viết nêu cụ thể trường hợp nhà văn hóa tại huyện Thường Tín. Xác định vai trò quan trọng của các thiết chế nhà văn hóa, trong đó có nhà văn hoá thôn, trong thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận cùng các tầng lớp nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thường Tín đã quan tâm xây dựng các công trình này, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Đến nay 29/29, xã, thị trấn đã triển khai xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp nhà văn hóa làng, hoàn thành và đưa vào sử dụng có hiệu quả.

- Hoàng Giang với bài viết “Phát huy công năng của nhà văn hóa thôn, khu” [9]. Bài viết tập trung làm rò công năng của nhà văn hóa thôn Hải Sơn (xã Quảng Thành, huyện Hải Hà) và đưa ra kết luận rằng nhà văn hóa thôn, khu phố là một thiết chế văn hóa hết sức cần thiết tại cơ sở. Để phát huy tốt công năng của nhà văn hóa tại mỗi thôn, khu phố, giải pháp của nhiều địa phương


trong tỉnh là chủ động, linh hoạt trong việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, bổ sung trang thiết bị cho công trình này. Sau đầu tư tập trung triển khai tốt các hoạt động thường xuyên, gắn với nâng cao vai trò, trách nhiệm cùng tham gia quản lý, vận hành, bảo trì... của cộng đồng dân cư.

- Giang Nam với bài viết “Phát huy giá trị các thiết chế văn hóa” [20]. Theo bài viết, với sự sáng tạo trong cách thức tổ chức, vận hành, nhiều huyện ngoại thành Hà Nội đang khiến những nhà văn hóa thôn, làng chuyển mình, trở thành không gian hấp dẫn, nuôi dưỡng tình yêu văn hóa, nghệ thuật, thể thao; đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Từ thành công này, thành phố Hà Nội đang nỗ lực “phủ sóng” toàn bộ nhà văn hóa đến các thôn, làng.

Ngoài ra, còn một số bài viết trên các báo, tạp chí điện tử cũng đề cập tới các khía cạnh về chính sách phát triển nhà văn hóa. Các bài viết này đã đề cập hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến vấn đề nhà văn hóa do tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mục tiêu xây dựng nông thôn mới; từ đó người đọc được cung cấp một bức tranh đa chiều về thực trạng nhà văn hóa tại Việt Nam hiện nay.

Như vậy, việc nghiên cứu về thực trạng nhà văn hóa, chính sách phát triển nhà văn hóa đã được nghiên cứu, tuy nhiên, vấn đề thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk chưa được bàn đến một cách toàn diện và hệ thống; những bất cập trong việc thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa chưa được đề cập và bàn luận thấu đáo. Tuy vậy, các đề tài, công trình, bài viết trên đã cung cấp cho tác giả luận văn những gợi ý khi thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu


Luận văn nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc và đề xuất các giải pháp để đem lại hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa của huyện Krông Pắc.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để có thể thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn này cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

1) Nghiên cứu và hệ thống hóa các tài liệu lý thuyết về thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa;

2) Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk;

3) Đề xuất các kiến nghị, giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk trong bối cảnh hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

- Phạm vi thời gian: Các dữ liệu trong đề tài chủ yếu được thu thập và phân tích trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2019.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Đề tài được thực hiện dưới góc độ tiếp cận chính sách công và tiếp cận liên ngành. Đặc biệt, đề tài căn cứ trên nền tảng chủ trương, đường lối, chính


sách của Đảng, hệ thống pháp luật của Nhà nước về vấn đề phát triển nhà văn hóa, một trong những mục tiêu của Chương trình số 04 về phát triển văn hóa, xã hội và các Luật, Thông tư, Quyết định khác. Cụ thể là Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/06/2015; Quyết định số 22/QĐ- TTg ngày 05 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”; Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 08/03/2011; Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định 2563/QĐ-BVHTTDL 2015 về nâng cao hiệu quả hoạt động thiết chế văn hóa thể thao ở nông thôn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 03/08/2015.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài như thông tin, tài liệu qua sách, báo, giáo trình, mạng Internet, luận văn, luận án, các chủ trương, chính sách, chiến lược của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương liên quan đến đề tài.

Sử dụng phương pháp phân tích chính sách công để tiếp cận, tìm hiểu một chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách.

Để thu thập thông tin toàn diện, đa chiều, luận văn cũng sử dụng phương pháp khảo sát 200 người dân huyện Krông Pắc về các nội dung thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc. Qua đó, cung cấp cái nhìn toàn cảnh về ý kiến đánh giá của họ về tình hình phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.


Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng được áp dụng bao gồm tổng hợp, thống kê, so sánh.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Đề tài hệ thống và bổ sung thêm cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn cung cấp cho Ban lãnh đạo của huyện Krông Pắc về thực trạng thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện; từ đó biết được những điểm mạnh, hạn chế trong việc thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện để kịp thời phát huy những mặt tốt, khắc phục các hạn chế còn tồn tại. Luận văn cũng cung cấp các giải pháp để các cơ quan, ban ngành huyện Krông Pắc vận dụng trong việc hoạch định, thực thi chính sách phát triển nhà văn hóa một cách hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

Luận văn khi hoàn thành sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các học viên chuyên ngành chính sách công quan tâm đến vấn đề thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Tài liệu tham khảo, luận văn được kết cầu thành ba chương. Cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa.

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

Chương 3: Mục tiêu, quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nhà văn hóa trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí