Thực hiện chính sách phát triển du lịch cộng đồng tại Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam - 11


Do vậy cần tập trung khôi phục và phát triển làng mộc Kim Bồng gắn với việc phát huy lợi thế về thiên nhiên, cảnh quan tự nhiên, giá trị văn hóa truyền thống và nghề truyền thống. Phát triển du lịch, dịch vụ nhằm xây dựng làng mộc Kim Bồng trở thành một điểm tham quan hấp dẫn với giá trị văn hóa lâu đời, không gian làng quê sinh thái cùng các sản phẩm thủ công làng nghề độc đáo.Lấy ưu thế nghề làm đòn bẩy cho phát triển du lịch, tạo ra sản phẩm du lịch và ngược lại lấy du lịch để thúc đẩy làm đà cho bảo tồn phát triển nghề bền vững.Trước mắt, trong giai đoạn 2021 - 2025, tập trung đầu tư phát triển du lịch tại trung tâm làng nghề tạo vùng lõi và nền tảng góp phần phát triển nghề mộc, phát triển xã Cẩm Kin, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo động lực mở rộng không gian, quy mô làng nghề Kim Bồng.

Mục tiêu đặt ra là: Khôi phục và bảo tồn làng nghề truyền thống, góp phần giữ gìn nét văn hóa đặc sắc của làng mộc Kim Bồng.Tổ chức các loại hình du lịch cộng đồng trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh về thiên nhiên, văn hóa, truyền thống của làng mộc Kim Bồng. Đa dạng hóa các sản phẩm của nghề mộc tạo việc làm, thu hút người dân địa phương quay về với nghề truyền thống, góp phần ổn định đời sống cho người dân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

a) Phương án thực hiện

-Giai đoạn 1: Tập trung đầu tư, cải tạo không gian làng quê sinh thái, làng nghề truyền thống dựa trên cơ sở tận dụng, phát huy cơ sở vật chất sẵn có và từng bước đầu tư phát triển thêm trong thời gian đến mà vẫn giữ được cảnh quan, sinh thái của làng quê làng nghề.

* Khu vực cầu tàu, cổng chào, tiểu công viên: Nạo vét lòng sông, cải tạo trang trí và đưa vào sử dụng hai cầu tàu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đậu, đỗ của tàu thuyền; trong đó, 01 cầu tàu dân sinh cơ bản đáp ứng được việc cập bến của tàu thuyền; tập trung cải tạo 01 cầu tàu (bến lên cổng chào, phía đông), sử dụng chất liệu xi măng giả vân gỗ. Trang trí lại cổng chào phù hợp với không gian làng quê, làng nghề tạo được ấn tượng tốt cho du khách khi đặt chân đến làng nghề. Trang trí thêm các ghe thuyền gỗ nhỏ cạnh cổng chào gần bờ sông để tạo điểm nhấn cho du khách chụp hình lưu niệm. Xây dựng cầu tre bắc ngang qua bãi bồi đối diện. Khai thác khu vực bãi bồi để tạo cảnh quan (trông cây lát…), về lâu dài nghiên cứu làm nơi tổ chức các trò chơi dân gian.Trang trí mô hình rớ chồ, rớ vó, ghe chài (rớ ngao)… dọc theo bờ sông (giáp tiểu công viên), tái hiện một phần cuộc sống sông


nước để du khách chụp hình tìm hiểu về đời sống của người dân địa phương.Cải tạo hệ thống cây xanh tại tiểu công viên, trông các loại cây cổ thụ có bóng mát như cây đa, sộp… ; vận động các hộ dân xung quan trông cây leo hoặc hàng rào chè tau tạo không gian xanh mát của làng quê sinh thái. Tổ chức các hoạt động tại khu vực tiểu công viên: Dịch vụ ẩm thực các món ăn dân giã truyền thống của Cẩm Kim (các hộ kinh doanh theo quy chế quản lý chặt chẽ, khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu hữu cơ để chế biến món ăn và các vật dụng thân thiện môi trường như lá chuối, ống hút tre…); Tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ em như mô hình cầu trượt bằng gỗ (hoặc tre), bập bênh, khu vực chơi trên cát. Trong thời gian đến, cần tính toán phương án tổ chức định kỳ hoạt động vui chơi giải trí như: thả diều, hát dân ca, trò chơi bài chòi…; Tổ chức các hoạt động lễ hội, giỗ tổ nghề mộc thu hút các địa phương có các công mà thợ mộc Kim Bồng đã từng xây dựng, trùng tu như Huế, Minh An, Cẩm Phô cùng tham gia.Bố trí ghế gỗ, xích đu gỗ, sản phẩm gỗ, mô hình gỗ lũa… dọc các con đường trong khu vực trung tâm làng nghề tạo điểm dừng chân du khách.

* Khu vực sản xuất, trình nghề (gồm nhà trưng bày, 12 hộ sản xuất và các kiot buôn bán hàng lưu niệm): Trang trí, cải tạo nhà trưng bày, đón tiếp. Hiện nay, nhà trưng bày được xây dựng hiện đại, không phù hợp với không gian làng quê và không phù hợp để tổ chức các hoạt động trưng bày, trình diễn văn hóa làng nghề truyền thống. Do đó, cần tiến hành cải tạo nhà trưng bay, chú trọng sử dụng kỹ năng chạm, khắc gỗ trong thiết kế. Cải tạo mặt tiền, mái che theo hướng giả cổ (kéo dài tầm 2,5m từ chân tường), tường áp gỗ, trang trí hoành phi, liễn gỗ. Đối với tầng trệt: dỡ bỏ tường ở ba phía, giữ lại tường nhà vệ sinh. Áp gỗ (hoặc tre) đối với các trụ nhà để tạo không gian mở cho du khách dễ tiếp cận với nhà đón tiếp.(1) Không gian tầng trệt: được sử dụng để làm điểm đón tiếp, dừng chân cho du khách; giới thiệu về lịch sử, truyền thống địa phương, các chương trình tham quan làng mộc Kim Bồng. Trang trí các sản phẩm mộc của nghệ nhân Kim Bồng, bố trí bình lọc cung cấp nước uốn miễn phí cho khách tham quan.(2) Không gian tầng 1: dùng làm nơi trưng bày và tái hiện một phần nghề mộc Kim Bồng, thông qua các mô hình, sản phẩm nghề.Phục dựng các mô hình sản phẩm được thực hiện bởi nghệ nhân Kim Bồng: nhà rường Quan Nam có 03 gian, mô hình ghe bầu, ghe đua, mô hình nghề làm guốc, các sản phầm gia dụng (tủ, giường, kệ…), trưng bày công cụ hành nghề gắn liền với nghệ nhân, sản phẩm nghề độc đáo của làng mộc Kim Bồng (thủ quyển,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

phù điêu…) và tranh ảnh của làng mộc Kim Bồng xưa nay.Sử dụng không gian ngoài trời để trưng bày những hiện vật, mô hình có diện tích lớn như mô hình cưa đợi, cưa líu…; mô hình xẻ gỗ bằng tay… (để thực hiện hiệu quả cần phối hợp TTQLBTDSVH trong việc bố trí, phục dựng, tư liệu, đồng thời vận động nhân dân, nghệ nhân hiến tặng, thu mua… những hiện vật liên quan, thực hiện đầy đủ hồ sơ hiến tặng, thu mua hiện vật và chú thích rõ ràng tư liệu liên quan).(3) Khu vực hành lang, khu vườn nhỏ của nhà trưng bày:Giữ lại và cắt tỉa gọn hàng rào chè tàu phía trước nhà trưng bày. Cải tạo lại khu vực hành lang xung quan (cắt tỉa cây xanh, lót gạch, trang trí các bồn hoa nhỏ, tranh trí mô hình cưa đợi,…).(4) Cải tạo nhà vệ sinh tại 2 tầng nhà trưng bày đảm bảo phục vụ du khách, quan tâm thực hiện đảm bảo công tác vệ sinh.Trang trí lại các gian hàng (kiot) đang kinh doanh, sản xuất tại khu vực làng nghề theo hướng hạn chế các yếu tố hiện đại, thay thế bằng các vật liệu thân thiện môi trường như gỗ, tre; khuyến khích sử dụng các sản phẩm của làng mộc Kim Bồng để trang trí. Thay các mái che hiên nhà bằng cây xanh, dàn hoa (giấy, sử quân tử…), mái lá dừa, tre. Bố trí các vật dụng là sản phẩm của làng mộc Kim Bồng (tủ, kệ gỗ,…) trong các kiot. Từng bước thực hiện cắt giảm, tiến đến không buôn bán các sản phẩm hàng lưu niệm không phải là sản phẩm của làng mộc Kim Bồng. Trước mắt cho phép bán các sản phẩm mộc, tre từ các địa phương khác, không bán các sảnphẩm không phải làm từ mộc, tre. Các hộ, cơ sở sản xuất được đưa vào chương trình tham quan – trải nghiệm cần đầu tư, trang trí lại cơ sở của mình, yêu cầu phải có bảng giới thiệu về lịch sử làng nghề của gia đình, bản thân, hình ảnh hoạt động của cơ sở, ảnh sản phẩm, quy trình chế tác sản phẩm bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

* Khu vực đóng, sửa chữa tàu thuyền (kể cả miếu, nhà để ghe đua): Khu vực này chủ yếu giữ nguyên hiện trạng, tập trung chỉnh trang: (1) Sắp xếp, chỉnh trang lại mặt sân, cây cối khu vực sân miếu gần cổng chào vào làng mộc theo phong cách làng quê, thay mái tôn bằng mái dừa nhà để ghe đua. Xây dựng bài thuyết minh về lịch sử truyền thống đua ghe của người dân Kim Bồng.(2) Sắp xếp tinh gọn, đảm bảo an toàn, chỉnh trang khu vực đóng, sửa chữa tàu thuyền khu vực phía Đông và phía Tây; cắt tỉa gọn gàng các cây lớn, tận dụng gỗ phế liệu trong quá trình gia công đóng, sửa tàu thuyền hoặc những mảnh gỗ ghe cũ để làm cổng, hàng rào.Cải tạo các gian hàng bán vật liệu, thiết bị của tàu thuyền phía trước cơ sở đóng, sửa chữa tàu thuyền phía Tây thành các gian hàng nhỏ, sử dụng vật liệu tre, dừa để trang trí, vừa

Thực hiện chính sách phát triển du lịch cộng đồng tại Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam - 11


mang tính thẩm mỹ,vừa tạo không gian làng quê. Dỡ bỏ các kiot buôn bán hàng lưu niệm tại khu vực này để trả lại cảnh quan làng nghề. (3) Có phương án thu hồi hoặc vận động các hộ có kiot nhỏ đang đóng cửa tiến hành chỉnh trang và đi vào hoạt động kinh doanh, buôn bán. (4) Nâng cấp, chỉnh trang, trồng thêm cây có bòng mát tại con đường ven sông từ cầu tàu phía Đông đến khu vực các hộ đóng sửa tàu thuyền, cưa, xẻ gỗ ở phía Đông làng nghề để tạo cảnh quan sạch đẹp.

* Khu vực nhà dân và vùng lân cận, liền kề (chợ, khu vực thuộc các tuyến đường dẫn lối vào trung tâm làng nghề): Sắp xếp lại khu chợ Cẩm Kim sạch, đẹp, đậm nét chợ quê truyền thống. Sử dụng khu vực của công trình thanh niên (đoạn đầu đập Trung Hải) để làm nơi đậu đỗ xe. Quy định giờ “cấm xe có động cơ tại trung tâm làng nghề” khi bắt đầu đi vào hoạt động. Vận động các hộ xung quan làng mộc xây dựng hàng rào cây xanh. Cải tạo, nâng cấp các con đường ven sông, đường dẫn vào làng mộc. Sắp xếp hệ thống cây xanh tại tuyến đường dẫn ra bến tàu, trồng các loại hoa, cây cỏ hoa bụi nhỏ dọc tuyến đường ven sông. Đặt tên đường gắn liền với lịch sử, văn hóa nghề truyền thống và các hoạt động thường xuyên tại làng nghề. Làm mới trang trí hệ thống pano các bảng chí dẫn tại trung tâm làng nghề và các tuyến đường kể cả từ cầu Cẩm Kim.

Giai đoạn 2:Nghiên cứu các hình thức để vận động các hộ sản xuất nghề thủ công khác ở rải rác trên địa bàn xã Cẩm Kim tập trung về khu vực trung tâm làng nghề để sản xuất, trình diễn nghề. Cải tạo các tuyến đường nội bộ tại khu vực trung tâm làng nghề tạo không gian, cảnh quan làng nghề truyền thống.Đầu tư xây dựng nhà gỗ 3 gian thể hiện đầy đủ văn hóa truyền thống, tái hiện không gian xưa, (thờ tự, ăn ở, sinh hoạt…), tạo thêm điểm đến cho du khách tham quan, tìm hiểu về văn hóa, đời sống sinh hoạt của người dân làng mộc Kim Bồng. Trong những năm tiếp theo sẽ tiếp tục đầu tư hoặc kêu gọi người dân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng thêm các căn nhà gỗ trên cơ sở phù hợp quy hoạch khu vực và không gian làng mộc, góp phần khôi phục làng nghề truyền thống đặc trưng.

b) Nguồn lực con người

- Thực hiện các chính sách tạo điều kiện hỗ trợ các nghệ nhân tham gia đóng góp theo hình thức hỗ trợ thu nhập bằng tháng trước trích từ quỹ vé tham quan hoặc dựa trên việc biểu diễn, trình diễn nghề. Đề nghị cấp trên công nhận, khen tặng các danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi; tổ chức các cuộc thi thợ giỏi khen tặng các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong quá trình khôi phục và phát triển làng nghề. Kêu


gọi, vận động, tạo điều kiện cho những người thợ bỏ nghề trước đây quay về với nghề mộc và từng bước thu hút người trẻ “học nghề và giữ nghề” góp phần khôi phục, giữ gìn truyền thống làng mộc Kim Bồng.

Công tác đào tạo, truyền nghề cần được quan tâm chú trọng. Tổ chức các lớp dạy, bồi dưỡng nghề mộc như chạm trổ, điêu khắc… cho thế hệ thanh niên, trong đó khuyến khích mời những người có tay nghề, kinh nghiệm, nhiệt tình truyền nghề cho thế hệ trẻ. Hỗ trợ, tạo điều kiện về vốn ban đầu để mua sắm trang thiết bị cần thiết cho thanh niên, những người quay về nghề làng mộc của Kim Bồng. Hàng năm cần có kế hoạch hỗ trợ đưa 2 đến 3 thanh niên có tâm huyết với nghề đi học tại các trường dạy nghề chuyên nghiệp về mộc, mỹ thuật, điêu khắc…; đồng thời tạo điều kiện những người sau này khi hoàn thành khóa học trở về dùng những kiến thức đã học, tham gia vào hoạt động sản xuất nhằm bảo tồn và phát triển làng mộc Kim Bồng.

c) Khôi phục và phát triển sản phẩm làng mộc Kim Bồng

- Sản phẩm làng nghề không những phát huy giá trị văn hóa mà còn tạo ra công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập cho người dân.Vì vậy, cần nghiên cứu đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm mang tính thực tiễn, phù hợp với nhu cầu thị trường (sản phẩm mang tính đặc trưng của Hội An, có thể thay thế hoặc sử dụng làm quà tặng trúng thưởng trong các hoạt động trò chơi dân gian; hoạt động trang trí trong khu phố cổ nhằm quảng bá và tạo đầu ra cho sản phẩm làng mộc Kim Bồng).

Nghiên cứu ứng khoa học công nghệ, các thiết bị máy móc hiện đại kết hợp sản xuất thủ công truyền thống để giảm chi phí giảm thời gian sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng đa dạng về kiểu dáng, phong phú về chủng loại phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Có thể kết hợp với một số doanh nghiệp để sản xuất các sản phảm chuyên dụng, sản phẩm nội thất cho các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu lưu niệm của du khách khi đến làng mộc Kim Bồng, các nghệ nhân, thợ giỏi có thể đưa vào sản xuất các sản phẩm vừa và nhỏ, độc đáo,lạ mắt, có giá trị nghệ thuật. tính toán mẫu mã, bao bì sản phẩm vừa phù hợp với nhu cầu khách hàng vừa mang đặc trưng của hội an, của làng quê, làng nghề.


- Tập trung xây dựng sản phẩm du lịch; tập trung phát triển hoạt động trình diễn nghề mộc truyền thống. tổ chức các lớp trình diễn nghề tại các hộ sản xuất và trung tâm làng nghề để bổ trợ phát triển du lịch là hoạt động vừa phản ánh bản sắc văn hóa truyền thống, đặc trưng làng mộc Kim Bồng vừa là điểm nhấn, thu hút sự quan tâm của du khách. Bên cạnh đó, tổ chức chương trình trổ tài làm thợ mộc, hay chương trình tuor du lịch khám phá làng nghề vùng quê Cẩm Kim; định kỳ tổ chức hoạt động trò chơi dân gian…

Thành lập hợp tác xã hoặc nhóm liên kết nghề để hỗ trợ, giúp đỡ nhau, cùng nhau học hỏi và tìm hiểu các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu du khách như các sản phẩm từ mây, cói (rỗ, mẹt, giỏ ,dép, miếng lót…), các sản phẩm gỗ phục vụ du lịch như khắc dấu, đóng guốc… hay các sản phẩm từ nông sản hữu cơ ( dầu phông hữu cơ…); đồng thời tạo cầu nối giữa làng nghề với các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện tốt nhất để giải quyết đầu ra, giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định cho các hộ sản xuất.

Tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất thủ công tại nhà được phát triển ( không nằm tại trung tâm làng nghề). Một số hộ mộc dân dụng, gia dụng, mỹ nghệ còn rãi rác trên địa bàn xã Cẩm Kim. Tranh thủ các dự án, nguồn hỗ trợ trong nước và quốc tế để giúp đỡ các hộ nghề mộc được duy trì và phát triển.

d) Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu

Sản phẩm làng mộc Kim Bồng đã có tên tuổi và thương hiệu và nổi tiếng từ thế kỷ 17,18. Tuy nhiên hiện nay đang có dấu hiệu đứt quảng, phai nhạt dần. Do đó cần có chương trình quảng bá, quảng cáo cụ thể nhằm từng bước khôi phục và phát triển làng mộc Kim Bồng. Công tác này phải được thực hiện phù hợp với từng thời điểm, từng giai đoạn: Tích cực đẩy mạnh thông tin, giới thiệu quảng bá hình ảnh làng mộc Kim Bồng qua các bài phóng sự, bản tin, chuyên mục trên các báo, đài,internet; xây dựng clip, thông điệp về làng mộc Kim Bồng; thường xuyên cập nhật thông tin qua trang web, nhất là mạng xã hội. Sản xuất và xuất hành các sản phẩm tuyên truyền và giới thiệu về làng mộc Kim Bồng (tập gấp, pano…). Tổ chức các chương trình sự kiện quảng bá về làng mộc Kim Bồng. Định kỳ vào cuối tuần của tuần cuối cùng trong tháng về sự kiện liên quan đến nghề truyền thống như chương trình “chuyện nhà mộc”, “bếp gia đình”… nhằm quảng bá, trưng bày các sản phẩm mộc Kim Bồng tổ chức các cuộc thi tìm thợ giỏi nhằm vinh danh những nghệ nhân và khuyến khích những nghệ nhân tại làng mộc tham gia hoạt động du


lịch. Tham gia các hoạt động hội chợ, triển lãm nghề nhằm quảng bá nghề của làng mộc và giao lưu học hỏi của các nghệ nhân.Hợp tác để hình thành các tuyến du lịch mới, thu hút khách du lịch, hỗ trợ cho nghành nghề và làng nghề phát triển. liên kết xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các công ty du lịch trên địa bàn thành phốvà các địa phương khác để xây dựng sản phẩm, triển khai lồng ghép các tuor, tuyến du lịch gây ấn tượng. chủ động làm việc với các chủ tuor để đẩy mạng việc quảng bá, giới thiệu, rao bán sản phẩm tuor để tạo nguồn khách ổn định cho làng Mộc Kim Bồng.

g) Tổ chức các tour tham quan

Kết quả điều tra thực tếvà nguồn khách từ những năm trước cho thất khách đến và quan tâm nhiều hoạt động của làng mộc Kim Bồng chủ yếu là khách châu Âu, châu Mỹ. Đây là dòng khách sẵn sàng chi trả dịch vụ cao cho những sản phẩm có giá trị và rất thích quan sát, tìm hiểu đời sống văn hóa người dân bản địa. Do đó, thị trường khách mục tiêu cần hướng đến là thị trường châu Âu, châu Mỹ, Úc, ngoài ra, cần nghiên cứu thu hút thêm thị trường khách du lịch từ châu Á.

Tiểu kết Chương 3


Bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế- xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng và an ninh,an toàn xã hội…, nhằm tiếp tục đẩy mạnh xây dựng thành phố thân thiện, an toàn, phát triển bền vững theo định hướng sinh thái- văn hóa- du lịch là mục tiêu Thành phố Hội An hướng đến. Để hiện thực hóa mục tiêu nói trên, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch cộng đồng Thành phố Hội An:Giải pháp về xây dựng cơ chế, chính sách, tổ chức hoàn thiện bộ máy hoạt động quản lý; Giải pháp về nâng cao nhận thức, tuyên truyền, giáo dục ý thức cho cộng đồng địa phương; Giải pháp về quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và hỗ trợ thông tin phục vụ phát triển du lịch cộng đồng; Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên du lịch cộng đồng; Giải pháp về nghiên cứu thị trường, tiếp thị và quảng bá hình ảnh các mô hình du lịch cộng đồng; Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm và nguồn nhân lực phục vụ du lịch cộng đồng; Giải pháp về nâng cao chất lượng, hiệu quả các mô hình du lịch cộng đồng (Tiếp tục phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại Làng rau Trà Quế và Mô hình khôi phục và tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng tại Làng mộc Kim Bồng, xã Cẩm Kim)


KẾT LUẬN


Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch do chính cộng đồng dân cư địa phương đóng vai trò chủ thể và chính quyền địa phương đóng vai trò hỗ trợ trong giới thiệu, tổ chức, quản lý và khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch nhằm đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung.Phát triển du lịch cộng đồng là phương thức phát triển du lịch theo hướng bền vững, cộng đồng địa phương là chủ thể chính tổ chức các hoạt động du lịch và cung cấp các sản phẩm du lịch, đáp ứng các nhu cầu của du khách.

Du lịch cộng đồng tại Quảng Nam bắt đầu hình thành từ năm 2009 và phát triển mạnh từ năm 2013, tập trung chủ yếu ở các huyện, thị xã, thành phố: Hội An, Tam Kỳ, Điện Bàn, Duy Xuyên, Đông Giang, Nam Giang. Trên cơ sở các nghị quyết, quyết định của Đảng bộ, UBND tỉnh Quảng Nam; Thành phố Hội An đã ban hành các Nghị quyết, Đề án, Kế hoạch về phát triển du lịch cộng đồng. Nhìn chung, du lịch cộng đồng trên địa bàn thành phố Hội An đang dần phát triển theo đúng định hướng và quy hoạch của tỉnh, bước đầu có hiệu quả. Công tác đầu tư, phát triển, kinh doanh du lịch được chú trọng, cơ sở hạ tầng, giao thông được đầu tư, nâng cấp thường xuyên, vừa phục vụ dân sinh vừa phục vụ cho phát triển du lịch; công tác xã hội hóa được quan tâm, thu hút bằng nhiều nguồn lực, có nhiều thành phần kinh tế tham gia; vai trò chủ thể của người dân ngày càng được thể hiện; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Một số điểm hoạt động bước đầu đã tạo được thêm công ăn việc làm, góp phần tăng thu nhập cho người dân, góp phần tạo được diện mạo mới và nâng cao nhận thức về công tác phát triển du lịch tại địa phương: làng du lịch sinh thái cộng đồng Cẩm Kim; làng du lịch cộng đồng làng rau Trà Quế, xã Cẩm Hà; làng du lịch cộng đồng Cẩm Châu; làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà (thành phố Hội An). Bên cạnh kết quả đạt được, du lịch cộng đồng ở Thành phố Hội An vẫn còn những hạn chế, bất cập: Người dân chưa mạnh dạn đầu tư, khai thác các dịch vụ phục vụ du khách, chưa chủ động tìm giải pháp thích hợp phát triển du lịch tại địa phương. Lao động tham gia các hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ nên chưa phát huy hết được tiềm năng sẵn có để khai thác phục vụ khách du lịch, một bộ phận

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/11/2023