MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh CNH - HĐH, hội nhập quốc tế sâu rộng và phát triển mạnh mẽ. Để phát triển KT - XH nhanh và bền vững, một trong những vấn đề cần tập trung thực hiện đó là vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT - XH, phúc lợi xã hội, phục vụ nhân dân ... Đây được xem là vấn đề rất quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, KT - XH của quốc gia, của một địa phương. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, qua quá trình tác động của con người đất đai là yếu tố quan trọng, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nông nghiệp, làm mặt bằng xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, xây dựng các công trình SXKD, xây dựng đô thị và các dự án… Cùng với sự phát triển của xã hội, đất đai được sử dụng vào nhiều mục đích và nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao.
Luật đất đai số 45/2013/QH13 đã quy định toàn diện, cụ thể về chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án, công trình và trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực góp phần phát triển KT - XH. Tuy nhiên, vấn đề bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB để thực hiện dự án là vấn đề phức tạp và nhạy cảm đã trở thành vấn đề bức xúc cả về phương diện lý luận và thực tiễn ở cấp vĩ mô và vi mô, các quy định về bồi thường, hỗ trợ TĐC thường xuyên thay đổi dẫn đến tình trạng so bì, mặt khác chất lượng các khu TĐC được xây dựng chưa đáp ứng nhu cầu “Có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”, chưa trú trọng vấn đề sinh kế cho người có đất bị thu hồi, việc lập và tổ chức thực hiện các phương án GPMB tại một số dự án còn thiếu kiên quyết, thiếu dân chủ, công khai, minh bạch, chưa phát huy vai trò của tổ chức, quần chúng tham gia thực hiện lập phương án cũng như công tác GPMB, một số địa phương thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền, vận động giải thích để nhân dân được rõ quy định của pháp luật, thậm chí còn né tránh. Đây là nguyên nhân chính của tình trạng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện đông người đối với công tác bồi thường, GPMB hiện nay.
Trong quá trình phát triển và hội nhập, Tp. HCM luôn là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại dịch vụ của cả nước, là hạt nhân kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của cả nước. Và để tiếp tục phát triển và hội nhập, thời gian qua, Thành phố đã và đang tập trung giải quyết nhiều vấn đề, trong đó đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đô thị với những công trình trọng điểm được xác định là ưu tiên hàng đầu, đồng thời tập trung nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, triển khai thực hiện nhiều dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy tốc độ thu hồi đất để xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng KT-XH, công trình công cộng … diễn ra rất nhanh.
Những năm qua, Gò Vấp đang là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa, tốc độ tăng dân số cao của Tp. HCM, do đó, cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, hàng loạt các công trình, cơ sở hạ tầng, các dự án nhà ở, chung cư … được xây dựng, tăng về quy mô, số lượng và chất lượng. Để các công trình, dự án hoàn thành đúng tiến độ thì phải thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC và GPMB. Trong những năm qua, công tác triển khai dự án bồi thường để GPMB xây dựng cơ sở hạ tầng của Quận có bước phát triển đáng khích lệ cả về số lượng, chất lượng và quy mô, đã có hàng chục dự án lớn do UBND quận trực tiếp đầu tư và quản lý, trong đó có những dự án quy mô thu hồi đất lớn, ảnh hưởng nhiều hộ dân, điển hình như các dự án:
Xây dựng tuyến đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài trên địa bàn quận Gò Vấp;
Nâng cấp và mở rộng đường Phạm Văn Bạch, quận Gò Vấp;
Cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên trên địa bàn quận Gò Vấp;
Xây dựng mới Cầu Hang Ngoài;
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Giá Đất Để Tính Tiền Bồi Thường Khi Đất Bị Nhà Nước Thu Hồi:
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Bồi Thường, Hỗ Trợ, Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
- Tổ Chức Thực Hiện Chính Sách Bồi Thường, Hỗ Trợ Tđc Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.
Nâng cấp mở rộng đường Dương Quảng Hàm (đoạn từ quận Bình Thạnh đến Công viên Văn hóa) …
Tuy nhiên công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ TĐC cho người dân đang là những thách thức không chỉ cho cấp chính quyền Quận Gò Vấp. Việc thu
hồi đất, bồi thường GPMB thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực về mặt chính sách. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hạn chế ví dụ như các văn bản hướng dẫn không rõ ràng, đồng nhất, phù hợp với tình hình thực tế hiện tại. Vì thế cần phải nhanh chống thay đổi, hoàn thiện và nâng cao các chính sách, quyền lợi hợp pháp cho người dân bị thu hồi đất.
Với lý do trên, Tôi nhận thức được tầm quan trọng, tính thiết thực, thời sự của vấn đề thực hiện chính sách bồi thường GPMB.
Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TĐC KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP, TP. HCM” nhằm tìm hiểu thực trạng, tìm ra nguyên nhân vướng mắc và đề xuất một số giải pháp, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC nhằm đẩy nhanh tiến độ của công tác bồi thường GPMB góp phần hạn chế, giảm tỷ lệ khiếu kiện của người dân bị thu hồi đất, làm cho người dân tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận văn
Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất là một vấn đề phức tạp, liên quan đến quyền lợi của người dân bị thu hồi đất. Sự thay đổi về địa bàn cư trú sẽ dẫn đến những thay đổi lớn trong cuộc sống của người dân về cả vật chất và đời sống tinh thần. Chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC làm thế nào để cân bằng lợi ích giữa Nhà nước, nhân dân và xã hội luôn là một câu hỏi lớn đòi hỏi Nhà nước cần có những điều chỉnh chính sách GPMB cho phù hợp, sao cho lợi ích người bị thu hồi đất có công việc mới phù hợp với trình độ, nhận thức cũng như khả năng của mọi người là vấn đề lớn của xã hội. Điều này cho thấy chúng ta tiếp tục nghiên cứu, tìm cách giải pháp bảo đảm thực hiện chính sách GPMB vào thực tiễn.
Bên cạnh đó, theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp. HCM, từ năm 2011 đến tháng 6/2018, trên địa bàn thành phố còn lại 133 dự án chưa hoàn thành việc chi trả bồi thường, hỗ trợ, TĐC hoặc chưa hoàn thành việc thu hồi đất với gần 24.500 trường hợp chưa chi trả bồi thường, hỗ trợ, TĐC
và hơn 27,7 triệu m2 chưa thu hồi Điều này càng cho thấy tính chất phức tạp, nhạy cảm và nóng bỏng của công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC.
Thời gian qua, tuy công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC là vấn đề phức tạp, nhạy cảm nhưng đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố; trong đó bao gồm: các công trình nghiên cứu đã in thành sách; các báo cáo nghiên cứu, kỷ yếu hội thảo, bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học; các Luận án Tiến sĩ, Luận án Thạc sĩ. Điển hình như là:
“Chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC trong thu hồi đất: Vấn đề và giải pháp” của TS. Đỗ Phú Hải đăng trên Tạp chí Cộng sản số 89, tr.38-43;
“Chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất” của tác giả Trần Quang Huy đăng trên Tạp chí Luật học, số 10/2010.
“Về khái niệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trong Luật đất đai năm 2003” của tác giả Nguyễn Quang Tuyến (2008) đăng trên Tạp chí Luật học, số 7/2008
“Nguyễn Văn Phấn (2007) Hoàn thiện chính sách bồi thường, GPMB trên địa bàn thị xã Bảo Lộc”, Luận án thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM.
“Hoàng Thị Nga (2010) Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và giải pháp”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội.
“Lê Minh Hiếu (2013) Nghiên cứu tác động của việc thu hồi đất đến đời sống của người dân tại một số dự án trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM.
“Nguyễn Thành Thơ (2014) Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án thu hồi đất trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng”, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM.
“Nguyễn Thị Hạnh (2015) Chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiển thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam.
“Đỗ Hồng Phúc (2015) Đánh giá chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội”, Luận án thạc sĩ, Học viện nông nghiệp Việt Nam...
Ngoài ra còn rất nhiều công trình, luận án, bài báo nghiên cứu khoa học khác có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Và các công trình, luận án trên đã nghiên cứu trên nhiều các chiều cạnh và sát thực tế về những tồn tại bất cập trong công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất hiện nay; tuy nhiên, ở góc độ quản lý công, hiện chưa có công trình nào nghiên cứu “Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Gò Vấp, Tp. HCM”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất tại Quận Gò Vấp, Tp. HCM, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Quận Gò Vấp, Tp. HCM.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung các nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, hệ thống hóa, luận giải và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất.
- Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất tại Quận Gò Vấp, Tp. HCM.
- Thứ ba, đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Quận Gò Vấp, Tp. HCM.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là nghiên cứu thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất. Luận văn tập trung nghiên cứu sâu về thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất trên thực tiễn Quận Gò Vấp, Tp. HCM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên thực tiễn quận Gò Vấp, Tp. HCM từ năm 2005 đến nay. Từ những nội dung nghiên cứu thực tế thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất tại Quận Gò Vấp, Tp. HCM luận văn có những kiến nghị, đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Quận Gò Vấp, Tp. HCM.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu: được sử dụng để điều tra, thu thập thông tin, các số liệu về công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB các công trình, dự án có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Nguồn số liệu được thu thập tại Ban Bồi thường, GPMB và Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Gò Vấp.
Phương pháp thống kê: sử dụng để thống kê các thông tin, số liệu về hệ số điều chỉnh giá đất, đơn giá bồi thường đất, nhà và tài sản trên đất; số liệu về đơn giá, chính sách hỗ trợ và đơn giá TĐC của các dự án.
Phương pháp xử lý số liệu: xử lý số liệu bằng Excel.
Phương pháp minh họa sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh.
Phương pháp so sánh: so sánh đơn giá đất chuyển nhượng trên thị trường với đơn giá đất bồi thường của các dự án; đơn giá vật kiến trúc của dự án với thị trường; so sánh chính sách, phương án bồi thường giữa các dự án đang thực hiện để tìm ra mặt tích cực, hạn chế trong công tác, chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất.
Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến Lãnh đạo và CBCC Phòng Tài nguyên và môi trường và Ban Bồi thường-GPMB quận Gò Vấp.
Phương pháp điều tra khảo sát: Điều tra xã hội học để trực tiếp thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu có liên quan đến thực hiện công tác, chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB, làm cơ sở cho việc nghiên cứu.
Phương pháp phân tích và đánh giá tổng hợp: được sử dụng sau khi đã thu thập được toàn bộ tài liệu, số liệu, thông tin cần thiết từ các phương pháp
được tiến hành trước đó nhằm tổng hợp, phân tích các số liệu, tài liệu thu thập được, đánh giá độ tin cậy của tài liệu; xử lý tính toán để đánh giá và rút ra các luận cứ lý luận khoa học và thực tiễn thực trạng công tác, bồi thường, hỗ trợ; đề xuất các giải pháp có tính khoa học và phù hợp với thực tiễn, góp phần hoàn thiện việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ nâng cao đời sống của người dân có đất bị thu hồi đất.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài sau khi nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.
Thông qua đánh giá thực tiễn, đề xuất phương hướng, các giải pháp nâng cao hiệu quả các chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp những vấn đề có tính thực tiễn trong việc vận dụng lý thuyết về chính sách công để xem xét, đánh giá giữa lý thuyết và thực tiễn về thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn Quận Gò Vấp, Tp. HCM.
Việc hoàn thành đề tài nghiên cứu sẽ có góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH, thuận lợi trong việc thu hút các nhà đầu tư; đặc biệt là nâng cao hơn nữa niềm tin của người dân đối với Nhà nước.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Đề tài gồm ba chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi GPMB.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Gò Vấp, Tp. HCM.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại quận Gò Vấp, Tp. HCM.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI
GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
1.1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong công tác giải phóng mặt bằng
1.1.1. Khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Giải phóng mặt bằng
a) Khái niệm
GPMB là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới.
Thực tiễn hiện nay, khái niệm “GPMB” được dùng phổ biến là khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển KT - XH.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung vào các trường hợp thu hồi đất trong quy hoạch phát triển KT - XH, mà trực tiếp là để triển khai các dự án đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị cũng như các dự án đầu tư xây dựng khác, tức là việc thu hồi đất không phải do người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai mới bị thu hồi.
b) Tầm quan trọng và sự cần thiết GPMB trong phát triển KT - XH
Tầm quan trọng của GPMB
Đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng: mỗi giai đoạn phát triển KT - XH có một sự phát triển thích ứng của hạ tầng KT - XH. Với tư cách là phương tiện vật chất kỹ thuật, hạ tầng KT - XH là lực lượng sản xuất quyết định sự phát triển của nền KT - XH. Trong đó, vấn đề cần lưu ý là, GPMB là điều kiện tiên quyết để dự án có được triển khai hay không. Nói cách khác, GPMB là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của cơ sở hạ tầng.