Tổ Chức Thực Hiện Chính Sách Bồi Thường, Hỗ Trợ Tđc Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất

- Quyết định số 23/2015/QĐ-UBND ngày 15/5/2015 của UBND Tp. HCM ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Tp. HCM;

- Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 09/8/2018 của UBND Tp. HCM ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Tp. HCM;

Hiện nay, quy định cụ thể về chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại Tp. HCM được áp dụng theo Quyết định số 28/2018/QĐ- UBND ngày 09/8/2018. Ngoài ra, còn các văn bản chỉ đạo khác như:

- Quyết định số 35/2017/QĐ-UBND ngày 04/08/2017 của UBND Thành phố ban hành quy định về điều chỉnh, bổ sung Bảng giá đất ở ban hành kèm theo Quyết định số 51/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014;

- Quyết định số 36/2017/QĐ-UBND ngày 17/08/2017 của UBND Tp. HCM ban hành phối hợp giải quyết thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn Tp. HCM;

- Quyết định số 4712/QĐ-UBND ngày 20/10/2018 của UBND Thành phố quy định về ủy quyền cho các Sở - ngành, UBND các quận - huyện thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Thành phố;

- Quyết định số 07/2020/QĐ-UBND ngày 18/3/2020 về sửa đổi bổ sung quyết định số 28/2018/QĐ-UBND của UBND Tp. HCM ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố do Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Tp. HCM;

- Quyết định số 10/2020/QĐ-UBND ngày 10/04/2020 của UBND Tp. HCM ban hành về mức hỗ trợ chi phí thuê nhà ở tạm cư cho hộ gia đình, cá nhân trong thời gian chờ bố trí nhà ở, đất ở TĐC trên địa bàn Tp. HCM…

Từ những nội dung trên cho thấy, những năm qua Thành phố luôn quan tâm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản hướng dẫn công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC phục vụ GPMB khi Nhà nước thu hồi đất nhằm góp

phần đẩy nhanh công tác GPMB. Tuy nhiên các chính sách UBND Thành phố đã ban hành khi áp dụng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, thời gian tới, UBND Thành phố cần có những giải pháp, chính sách cụ thể để khắc phục và cải tiến những khó khăn trong vấn đề bồi thường, hỗ trợ, TĐC nhằm giúp quyền lợi của người dân được bảo đảm và các cơ quan thực hiện cũng không còn thiếu sót khi tổ chức triển khai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

1.3.1.5. Tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC khi Nhà nước thu hồi đất

a) Bộ máy tổ chức thực hiện

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở - ngành có liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. UBND các quận, huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện đúng trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công thương, Giao thông vận tải, Tư pháp; Trưởng Ban Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Tỉnh; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thành phố; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và thủ trưởng cơ quan có liên quan.

b) Sự cam kết và năng lực của Lãnh đạo và đội ngũ cán bộ thực hiện

Năng lực của CBCC, viên chức làm công tác bồi thường, GPMB; sự chủ động của các nhà đầu tư ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ và hiệu quả của công tác này; cụ thể là một số chủ đầu tư chưa năng động, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, xem công tác GPMB là trách nhiệm của chính quyền địa phương đã làm chậm tiến độ công tác bồi thường, GPMB của dự án.

Năng lực tổ chức thực hiện của cơ quan thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ, chất lượng của việc thực hiện công tác bồi thường, GPMB.

Vai trò của CBCC và cơ quan thẩm định, phê duyệt đơn giá đất có vị trí đặc biệt quan trọng, tác động trực tiếp đến tiến độ, chất lượng của việc thực hiện công tác bồi thường, GPMB. Trong đó, việc xác định giá đền bù phù hợp giá thực tế trên thị trường là rất cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích cho người bị thu hồi và cho tiến độ công tác bồi thường, GPMB để thi công của dự án.

Ý thức trách nhiệm của người dân tốt thì công tác GPMB sẽ nhanh chóng. Còn ý thức kém, không chủ động thực hiện những quy định của Nhà nước, cố ý kéo dài thời gian, cố tình khởi kiện thì công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC sẽ khó có thể thực hiện.

c) Nguồn lực

Đất đai phục vụ nhu cầu phát triển KT - XH của địa phương. Kinh tế muốn phát triển thì nhu cầu cần quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp càng lớn. Đặc biệt là với tốc độ đô thị hóa, nhu cầu mở rộng đô thị để đáp ứng yêu cầu đất ở cũng như công trình phúc lợi phục vụ đời sống người dân. Vì vậy, khi kinh tế phát triển nhanh thì giá đất tăng, nhu cầu thu hồi đất cũng tăng.

Bên cạnh đó, muốn thu hồi đất, GPMB thì cần có nguồn vốn để chi trả bồi thường cho người bị thu hồi đất. Thực tiễn hiện nay, tỷ lệ vốn bồi thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn của dự án nên nhiều dự án phải thay đổi chủ trương không thể thực hiện hoặc buộc phải kéo dài vì vượt quá khả năng, năng lực tài chính của NSNN và của chủ đầu tư.

Qua đó cho thấy nguồn vốn thực hiện công tác bồi thường, GPMB là một trong những nhân tố quyết định đến tiến độ thực hiện của dự án, nó bao gồm NSNN và vốn xã hội hóa. Thực tiễn hiện nay, rất nhiều dự án do thiếu vốn hoặc bố trí vốn không kịp thời nên khi thực hiện, phát sinh nhiều vướng mắc; cụ thể là theo quy định, nguyên tắc là ngay sau khi phương án bồi thường được phê duyệt thì phải chi trả tiền bồi thường cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nhưng do không có vốn hoặc thiếu vốn nên không chi trả kịp thời; đến khi có tiền chi trả thì giá đất, giá vật liệu xây dựng lên cao, người dân không nhận tiền và đề nghị phải tính trượt giá làm phát sinh thêm nhiều khó khăn mới.

1.3.2. Kinh nghiệm thực tiễn và một số bài học về thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sau khi giải phóng mặt bằng

1.3.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn về bồi thường, hỗ trợ TĐC sau GPMB tại một số địa phương

a) Thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I, là một trong những trung tâm KT - XH của cả nước, có những lợi thế, thế mạnh về vị trí địa lý, giao thông, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực ... Với những thế mạnh của mình cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ Thành phố đã đề ra những chính sách đột phá, hiện nay Đà Nẵng đã đạt được những thành tựu vượt bậc và ngày càng khẳng định vị thế của mình, trong đó có công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC đạt kết quả tốt và tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, được các địa phương khác trên cả nước quan tâm và học tập kinh nghiệm.

Muốn vậy, Đảng bộ, chính quyền Thành phố đã có những giải pháp hiệu quả trong công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, như:

Một là, chú trọng đến công tác dân vận; tăng cường thực hiện tốt công tác đối thoại, gặp gỡ, vận động và công khai đối với người bị thu hồi đất nên được nhiều người tự nguyện hiến đất để mở đường, tiết kiệm được chi phí đầu tư.

Hai là, chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng tại khu vực TĐC và nhà ở TĐC; cụ thể là các khu TĐC được chuẩn bị sẵn và đầu tư xây dựng trước với đầy đủ cơ sở hạ tầng, có nhiều vị trí TĐC khác nhau trên cùng địa bàn để người được TĐC có sự lựa chọn trước khi quyết định.

b) Tỉnh Quảng Nam

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức thực hiện nhiều dự án bồi thường, hỗ trợ, TĐC với đặc thù của các dự án là triển khai trên địa bàn nhiều huyện, nhiều xã, trải rộng trên khắp các vùng địa hình, ảnh hưởng đến rất nhiều hộ dân.

Chính quyền đã giao Ban quản lý dự án chủ động ký hợp đồng với Trung tâm phát triển quỹ đất các huyện để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB; và ký kết với Văn phòng đăng ký QSDĐ các huyện để thực hiện công tác thu hồi đất. Các đơn vị sẽ thực hiện phải có sự hỗ trợ của các UBND xã mà trực tiếp là cán bộ địa chính - xây dựng của UBND xã.

1.3.2.2. Một số bài học kinh nghiệm cho quận Gò Vấp, Tp. HCM

Thứ nhất, quy định cụ thể về bồi thường phải nhất quán. Phải tuân thủ đúng các nguyên tắc của Nhà nước, từ đó vận dụng một số chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; phải quy định chặt chẽ thẩm quyền thu hồi đất, mục đích thu hồi đất theo hướng tăng cường kiểm soát quyền lực các CQNN có thẩm quyền trong lĩnh vực này. Đồng thời, có sự tham vấn ý kiến của các cơ quan chức năng, của các đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp về mục đích thu hồi đất trước khi quyết định thu hồi đất.

Thứ hai, việc xác định giá đất để tính bồi thường cho người bị thu hồi đất phải dựa trên cơ sở giá thị trường trong điều kiện bình thường, phù hợp với mục đích của từng loại đất. Giá đất phải do đơn vị tư vấn độc lập xác định, được cơ quan chức năng thẩm định trước khi phê duyệt để tính bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất.

Thứ ba, đảm bảo sự công bằng trong thu hồi đất. Việc thu hồi đất đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người bị thu hồi đất và nhà đầu tư. Không để xảy ra tình trạng trong một khu vực bị thu hồi đất nhưng có người hưởng lợi, giàu nhanh nhờ Nhà nước thu hồi đất của người khác, trong khi có người bị thu hồi đất lại nghèo đi.

Thứ tư, hoàn thiện mô hình các tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn và ứng dụng công nghệ trong công tác lập phương án bồi thường.

Thứ năm, công khai, minh bạch chính sách bồi thường, có sự tham gia của người dân và cán bộ lãnh đạo các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất.


Tiểu kết chương 1

Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất là cơ sở quan trọng để hoạch định các bước tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất. Chương 1 của luận văn đã hệ thống được các cơ sở lý luận về bồi thường, hỗ trợ, TĐC; các bước tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi

đất. Đồng thời, các chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC của Trung ương, của Tp. HCM đã được đề tài hệ thống và phân tích, qua đó cái nhìn tổng thể và thống nhất về hệ thống các chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Ngoài ra, tại Chương 1 cũng tổng hợp kinh nghiệm của một số địa phương trên đất nước về thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất, từ đó rút ra những kinh nghiệm có thể áp dụng khi thực hiện thu hồi đất và thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC trên địa bàn quận Gò Vấp, Tp. HCM.

Chính vì vậy, các nội dung nghiên cứu tại Chương 1 là cơ sở lý luận cho tác giả thực hiện việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC trên địa bàn quận Gò Vấp, Tp. HCM tại Chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN

ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, KT - XH và văn hóa của Quận Gò Vấp và nhu cầu thu hồi đất phục vụ các dự án tại Quận Gò Vấp

2.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hóa - xã hội của Quận Gò Vấp

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Về vị trí địa lý

Gò Vấp là một trong những Quận nội thành của Tp. HCM, nằm ở phía Bắc và Tây Bắc Thành phố. Phía Bắc giáp Quận 12; phía nam giáp quận Phú Nhuận; phía Tây giáp Quận 12 và quận Tân Bình; phía Đông giáp quận Bình Thạnh. Quận được xem là cửa ngõ ra vào quan trọng của Thành phố, điểm giao nhau giữa các tuyến quốc lộ, hương lộ và gần quốc lộ 22.

Hình 2.1. Bản đồ địa chính Quận Gò Vấp


Nguồn ảnh danhkhoireal vn năm 2020 Tổng diện tích mặt đất tự nhiên là 1

Nguồn ảnh: danhkhoireal.vn, năm 2020

Tổng diện tích mặt đất tự nhiên là 1.975,85 ha. Dân số ước tính là 676.889 người (theo thống kê vào tháng 4/2017 của Cục Thống kê TP.HCM). Quận Gò Vấp có tốc độ phát triển kinh tế cao với cư dân đông đúc đứng thứ 2

trong tổng số 21 quận, huyện, Thành phố trên địa bàn thành phố. Diện tích đất đai tương đối lớn, đất đai quân sự-quốc phòng chiếm một tỉ trọng khá lớn (khoảng 329,3 ha). Ngoài ra, vốn là một quận ven nội thành nên diện tích đất nông nghiệp cũng chiếm một tỉ trọng không nhỏ.

Về địa hình

Là cửa ngõ nối liền trung tâm thành phố với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh... qua trục lộ Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh, Xa lộ Đại Hàn, tiếp cận phi trường Tân Sơn Nhất và đường xe lửa Bắc - Nam.

Địa hình Gò Vấp từ lâu luôn được xem là nơi rất thuận lợi cho công việc xây dựng các công trình lớn nhờ nền đất cứng, cũng như ít chịu nhiều ảnh hưởng do mưa lớn và triều cường so với các quận khác tại TP.HCM.

Về cơ sở hạ tầng

Gò Vấp hiện nay được xem là quận có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng; cụ thể, đi vào hoạt động từ đầu năm 2016, Đại lộ Phạm Văn Đồng đã trở thành một trong những tuyến đường rộng và đẹp nhất thành phố hiện nay kết nối với khu vực Bắc Sài Gòn, các quận nội đô và sân bay Tân Sơn Nhất. Bên cạnh đó, tuyến Quốc lộ 1A cũng đang được nâng cấp xây dựng kết nối với 2 tuyến Metro lớn của thành phố; đặc biệt, việc mở rộng tuyến Quốc lộ 13 - Xô Viết Nghệ Tĩnh lên 60m đã được phê duyệt chủ trương sẽ giúp việc di chuyển vào trung tâm thành phố một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đây chính là động lực quan trọng thúc đẩy thị trường BĐS khu vực Bắc Sài Gòn phát triển.

Ngoài ra, Quận đã đầu tư nhiều kinh phí cho các công trình phúc lợi công cộng, giải tỏa nhà chật hẹp, sửa chữa nhà làm việc (Câu lạc bộ Hưu trí, Câu lạc bộ Thiếu nhi, Nhà Truyền thống, Đài liệt sĩ, UBND các Phường; 148 căn hộ giải tỏa nhà chật hẹp; sửa chữa 33.700m2 nhà cơ quan, trung tâm thương nghiệp Ngã Năm; xây dựng 42 phòng học Phổ thông và 1.400m2 nhà trẻ, mẫu giáo...). Các cơ sở tập thể đã được quan tâm đầu tư để mở rộng mặt bằng SXKD (như cửa hàng trung tâm chợ Xóm Mới, chợ Gò Vấp, cửa hàng vật liệu xây dựng, cửa hàng ký gởi Liên hiệp xã - tiểu thủ công nghiệp...).

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội

Phát triển kinh tế:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/02/2023