Đặc Điểm Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giai Đoạn Điều Tra Vụ Án Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn Hại Cho Sức Khoẻ Của Người Khác.


Vì vậy quyền công tố chỉ có trong lĩnh vực tố tụng hình sự với đối tượng tội phạm và người phạm tội.[29, tr40]

Pháp luật hình sự quy định, Viện kiểm sát là cơ quan được giao Thực hành quyền công tố và chỉ có Viện kiểm sát có quyền phát động quyền công tố mà không chịu sự can thiệp của cơ quan nhà nước nào.

Theo từ điển tiếng Việt “thực hành” nghĩa là “làm để áp dụng lý thuyết vào thực tiễn”, “thực hành” đồng nghĩa với “thực hiện” [31]. Như vậy để thực hiện đầy đủ quyền công tố thì Viện kiểm sát phải sử dụng các quyền năng pháp lý thuộc quyền công tố trong toàn bộ quá trình tiến hành tố tụng của vụ án, nhằm mục đích phát hiện kịp thời hình vi phạm tội, xử lý nghiêm minh người phạm tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.

Từ những vấn đề vừa phân tích trên tác giả nêu lên khái niệm: Thực hành quyền công tố là chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân được pháp luật quy định để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với chủ thể thực hiện hành vi phạm tội và Thực hành quyền công tố bắt đầu từ khi thụ lý giải quyết nguồn tin về tội phạm và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

- Khái niệm giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: “Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Dấu hiệu tội phạm được xác định trên cơ sở căn cứ Tố giác, tin báo tội phạm của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phương tiện thông tin đại chúng, kiến nghị khởi tố hoặc cơ quan tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc người phạm tội tự thú.

Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội phạm: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách


cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Như vậy dấu hiệu tội phạm là một sự việc có các dấu hiệu quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự, pháp luật hiện hành không quy định thế nào gọi là vụ án hình sự, nhưng từ quy định trên chúng ta có thể hiểu vụ án hình sự là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hình sự được phát hiện và cơ quan có thẩm quyền (Cơ quan điều tra, Cơ quan được được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân) khởi tố vụ án để giải quyết theo quy định pháp luật.

Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn quan trọng trong việc chứng minh tội phạm, được nối tiếp giai đoạn giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố, trong đó nhiệm vụ của cơ quan điều tra, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra căn cứ các quy định của pháp luật để tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để thu thập chứng cứ, nghiên cứu đánh giá các tình tiết của vụ án, với mục đích nhanh chóng xác định tội phạm và người phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự và xem xét bảo đảm việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra.

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai - 3

Giai đoạn điều tra là một giai đoạn độc lập có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để chứng minh tội phạm và người phạm tội, xác định nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Giai đoạn điều tra vụ án hình sự bắt đầu khi cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định khởi tố vụ án và kết thúc khi cơ quan điều tra, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra ra quyết định: Đình chỉ điều tra hoặc ra


Kết luận điều tra và chuyển toàn bộ tài liệu liên quan đến vụ án cho Viện kiểm sát và đề nghị truy tố bị can trước Tòa án.

Mục đích của hoạt động điều tra là chứng minh sự thật khách quan của vụ án: Có hành vi phạm tội hay không phạm tội?; thời gian, địa điểm và các tình tiết khác của hành vi đó; Người thực hiện hành vi phạm tội là ai?; có lỗi hay không có lỗi?, lỗi như thế nào? Lỗi cố ý hay vô ý?; Người thực hiện hành vi phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự không?; mục đích và động cơ phạm tội là gì?; Có bao nhiêu tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người có hành vi phạm tội?; Xác minh về nhân thân của người phạm tội ?; Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội gây ra như thế nào?; Nguyên nhân, điều kiện dẫn đến phạm tội; Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt."

Từ những lý luận trên có thể đưa ra khái niệm về điều tra vụ án hình sự: Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn của tố tụng hình sự của cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra áp dụng mọi biện pháp do luật định để xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khác làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án dưới sự kiểm sát của Viện kiểm sát.

- Khái niệm Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra.

Thực hành quyền công tố luôn gắn liền với các hoạt điều tra, được thực hiện từ khi phạm tội sẩy ra, trong suốt quá trình điều tra cho đến khi kết thúc việc buộc tội. Do đó, Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra được thực hiện từ khi tội phạm xảy ra và kết thúc khi có kết luận điều tra truy tố hoặc đình chỉ vụ án. Bất cứ ở đâu, khi nào cơ quan điều tra thực hiện các hoạt động điều tra như: Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, lấy lời khai người làm chứng, hỏi cung bị can, thì khi đó Viện kiểm sát có trách nhiệm Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động của cơ quan điều tra.


Từ những phân tích trên tác giả đồng tình với quan điểm của Tiến Sĩ Nguyễn Hải Phong chủ biên “Một số vấn đề về Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra” 2014. Khái niệm Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra là hoạt động nhân danh nhà nước thực hiện việc buộc tội với người phạm tội, bảo đảm việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội có căn cứ và hợp pháp, bảo đảm mọi hành vi phạm tội được phát hiện đều phải khởi tố, điều tra, xử lý theo pháp luật, không để lọt người, lọt tội, không làm oan người vô tội[22, tr13].

- Khái niệm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Về khái niệm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác có nhiều quan điểm khác nhau.

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại Điều 134 thì tội này gồm hành vi gây thương tích cho người khác và hành vi gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác ngoài ra tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 nêu lên khái niệm về tội phạm. Từ cơ sở trên tác giả xin đưa ra khái niệm theo quan điểm riêng về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau: “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm hại sức khỏe của người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn thương”

Những nội dung cần chứng minh trong vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.


Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi gây tổn hại đến sức khỏe của người khác do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Để chứng minh hành vi của một người hoặc một nhóm người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, trước hết phải xác định rò các dấu hiệu pháp lý đặc trưng thỏa mãn điều kiện cấu thành tội phạm. Những yếu tố cấu thành tội phạm phải được chứng minh.

Khách thể của tội phạm:

Tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hay nói cách khác là trực tiếp xâm hại hoặc gây tổn thương cho con người cụ thể, xâm hại về thân thể, sức khoẻ được pháp luật bảo vệ. Như vậy Khách thể của tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là quyền bất khả xâm phạm về thân thể con người được hiến pháp và pháp luật bảo vệ.

Mặt khách quan của tội phạm:

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phải có hành vi của người phạm tội tác động đến thân thể của người khác làm cho người bị tác động bị thương tích hoặc bị tổn hại về sức khoẻ. Đó là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động trực tiếp đến thân thể người khác gây thương tích như dùng tay, chân… đấm, đá; dùng các loại công cụ phương tiện: súng, lựu đạn hoặc các loại hung khí khác để gây thương tích. để xác


định có đủ các yếu tố mặt khách quan thì yếu tố về quan hệ nhân quả do hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác gây ra hậu quả mà người bị tác động phải gánh chịu là bắt buộc, Bộ luật hình sự 2015 còn quy định rò về mức độ thương tích của người bị tác động: Thương tích từ 11% trở lên là một trong những điều kiện cấu thành tội phạm. trường hợp tỷ lệ thương tích dưới 11% thì phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a đến điểm o khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự mới phạm tội này.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp, người phạm tội ý thức được hành vi của mình, biết được hậu quả gây ra.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể phải là con người cụ thể, người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi luật định theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015; khoản 1, 2 Điều 134 tuy là trường hợp ít nghiêm trọng và nghiêm trọng nhưng người phạm tội đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đặc biệt tại khoản 6 Điều 134 Bộ luật hình sự quy định về tội Cố ý gây thương tích quy định: “Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”. Đây là tình tiết định tội mới được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ dung năm 2017. Theo quy định, có thể xử lý hình sự trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội đối với người thực hiện các hành vi quy định tại khoản 6 của Điều 134 Bộ luật hình sự.


Hậu quả và mối quan hệ nhân quả

Hậu quả cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là gây ra hậu quả mà nạn nhân phải gánh chịu, theo đó Bộ luật hình sự quy định hậu quả của tội phạm này về mức độ thương tích, tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân có tỉ lệ nhất định được xác định thương tích từ 11% trở lên, dưới 11% thuộc các trường hợp quy định tại điểm a đến k khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì mới phạm tội. Thương tích phải được đánh giá thông qua cơ quan giám định pháp y, đây được xem là căn cứ quan trọng khi truy cứu trách nhiệm hành sự đối với tội này.

Thông thường, hành vi cố ý gây thương tích, hành vi cố ý gây tổn hại được thực hiện dưới dạng hành động phải gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

1.1.1.2. Đặc điểm thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Viện kiểm sát khi Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra gồm các đặc điểm sau:

Đặc điểm 1: Hoạt động này chỉ có Viện kiểm sát nhân dân thực hiện.

Viện kiểm sát Thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra theo quy định Điều 165 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; Điều 14 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; thể hiện các nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật quy định.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, việc khởi tố vụ án do Cơ quan điều tra thực hiện là chủ yếu. Viện kiểm sát trực tiếp khởi tố vụ án trong trường hợp Cơ quan điều tra không thực hiện yêu cầu khởi tố vụ án của Viện kiểm sát hoặc trường hợp huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra và trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án. Đối với khởi tố bị can chỉ trực tiếp khởi tố bị can khi cơ quan điều tra đã kết thúc điều tra,


chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát đề nghị truy tố tuy nhiên Viện kiểm sát xác định còn có đồng phạm khác nữa trong vụ án chưa bị khởi tố, còn lại Viện kiểm sát chỉ xem xét phê chuẩn quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra..

Trong quá trình Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, để hoạt động điều tra đạt kết quả thì Viện kiểm sát có quyền đề ra yêu cầu điều tra để cơ quan điều tra thực hiện, việc yêu cầu điều tra của Viện kiểm sát có thể được thực hiện từ khi khởi tố vụ án, trong suốt quá trình điều tra. Để thực hiện được điều này Kiểm sát viên được phân công phải bám sát việc điều tra, kịp thời ra các yêu cầu điều tra, điều tra toàn diện. Một số trường hợp cần thiết Viện kiểm sát trực tiếp điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự: Hỏi cung bị can; lấy lời khai người làm chứng; tiến hành đối chất; với mục đích củng cố chứng cứ, đánh giá khách quan vụ án, Viện kiểm sát có quyền quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật như: Bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh. Các biện pháp tố tụng, hành vi tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự buộc phải có phê chuẩn của Viện kiểm sát như: Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp; quyết định gia hạn tạm giữ; quyết định khởi tố bị can; lệnh bắt bị can để tạm giam lệnh tạm giam… Viện kiểm sát xem xét ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn.

Đặc điểm 2: Hoạt động của Viện kiểm sát nhất mực tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục do luật định.

Thực hành quyền công tố phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục tố tụng do luật định. Nhằm đảm bảo cho toàn bộ hoạt động của Viện kiểm sát được thực hiện độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, không có sự can thiệp, nhưng đồng thời cũng bị giám sát bởi nhiều chủ thể khác quy định trong và ngoài tố tụng.

Đặc điểm 3: Hoạt động Thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí