Ý Nghĩa Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giai Đoạn Điều Tra Tội Cố Ý Gây Thương Tích Hoặc Gây Tổn Hại Cho Sức Khoẻ Của Người Khác.


phải chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân mỗi cấp và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao. Viện kiểm sát cấp trên có quyền xem xét các quyết định Công tố để đánh giá tính có căn cứ và không có căn cứ hoặc trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới và yêu cầu ra quyết định đúng pháp luật.

Đặc điểm 4: Hoạt động Thực hành quyền công tố và hoạt động kiểm sát điều tra là hai hoạt động hoàn toàn khác nhau.

Tuy cùng một chủ thể tiến hành là Viện kiểm sát nhưng Thực hành quyền công tố có đối tượng là tội phạm và người phạm tội, Viện kiểm sát trực tiếp ra các Quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc buộc tội, ra quyết định tố tụng theo hình thức phê chuẩn hoặc không phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định của cơ quan điều tra. Các quyết định của Viện kiểm sát khi Thực hành quyền công tố có ý nghĩa quyết định đến vụ án và người phạm tội. Còn hoạt động kiểm sát điều tra hướng đến sự tuân thủ pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra.

Đặc điểm 5: Hoạt động Thực hành quyền công tố đối lập với hoạt động bào chữa trong việc truy tố người phạm tội. tuy nhiên đều có mục đích chung là tìm đến sự thật khách quan, công bằng, lẽ phải. Khi hoạt động Thực hành quyền công tố đảm bảo tính toàn diện, ngoài tập trung vào tìm kiếm, củng cố bằng chứng mà còn xem xét cả bằng chứng gỡ tội đảm bảo cho việc bội tội được khách quan, chính xác và đúng pháp luật còn hoạt động bào chữa chủ yếu hướng vào việc tìm kiếm những bằng chứng gỡ tội..

1.1.1.3. Ý nghĩa thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Theo quy định Điều 3 Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra xác định: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân nhằm bảo đảm. của Viện kiểm sát nhằm bảo đảm:


Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật; Việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện kịp thời; khắc phục và xử lý nghiêm minh; Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật.

Giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là một trong những giai đoạn đóng vai trò quan trọng để chứng minh tội phạm, người phạm tội, nhằm đảm bảo việc truy tố, xét xử vụ án được chính xác, đúng người đúng tội, đúng pháp luật. Chính vì vậy, Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án có ý nghĩa quan trọng góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hiến pháp và pháp luật; bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ danh dự, sức khỏe, tính mạng, tài sản, của công dân; bảo đảm mọi hành vi vi phạm phải được xử lý theo pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có ý nghĩa quan trọng nhằm hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật, xây dựng thói quen tuân thủ pháp luật.

1.1.2. Đối tượng, phạm vi, nội dung thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai - 4

- Với ý nghĩa là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý nhằm mục đích truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội, truy tố họ ra trước Tòa án để xét xử, đối tượng của hoạt động thực hành quyền công tố là tội phạm và người phạm tội. Đối tượng của công tác kiểm sát điều tra là việc tuân


theo pháp luật của cơ quan điều tra, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra, những người có thẩm quyền trong điều tra và những người tham gia tố tụng khác.

- Phạm vi thực hành quyền công hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên đối chiếu theo các quy định của Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, các văn bản liên quan cộng với thực tiễn cho thấy phạm vi Thực hành quyền công tố bắt đầu từ khi Viện kiểm sát nhận được tin báo, tố giác về tội phạm và kết thúc khi đình chỉ theo quy định của pháp luật hoặc bản án có hiệu lực pháp luật.

Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân Thực hành quyền công tố ở các giai đoạn sau: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố; Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra; Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố; Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử.

Thời điểm bắt đầu phát sinh Thực hành quyền công tố theo quy định pháp luật hiện hành Viện kiểm sát nhân dân Thực hành quyền công tố từ khi giải quyết nguồn tin về tội phạm, cụ thể tại Điều 159 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, khoản 3 Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tin báo như: phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ; phê chuẩn, không phê chuẩn các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; Đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm. Yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự. Trực tiếp giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị, khởi tố trong các trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định.


Pháp luật hiện hành chưa quy định về thời điểm kết thúc thực hành quyền công tố, theo quan điểm của tác giả Thực hành quyền công tố bắt đầu từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, kết quả giải quyết nguồn tin là không khởi tố vụ án, Viện kiểm sát nhân dân thống nhất với quyết định không khởi tố vụ án thì đương nhiên kết thúc Thực hành quyền công tố vì không có tội phạm, không có chủ thể thực hiện hành vi phạm tội thì không phát sinh quyền công tố mặc nhiên việc Thực hành quyền công tố kết thúc. Trong trường hợp khởi tố vụ án thì Viện kiểm sát nhân dân vẫn tiếp tục Thực hành quyền công tố mang nối tiếp giai đoạn tố tụng trước đó không phải thời điểm bắt đầu Thực hành quyền công tố.

Nội dung thực hành quyền công tố là việc Viện kiểm sát sử dụng tổng hợp các quyền năng để phát hiện tội phạm và truy tố người phạm tội nhằm đảm bảo thực hiện truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Theo đó, nội dung thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác bao gồm:

Hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Viện kiểm sát nhân dân ngoài trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà còn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố khi phát hiện Cơ quan điều tra vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát yêu cầu nhưng không khắc phục. Để Thực hành quyền công tố hoạt động tốt Kiểm sát viên phải nắm vững nghiệp vụ, tinh thông pháp luật. Theo đó, hoạt động Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải được tiến hành đồng thời cùng lúc. Trách nhiệm của Viện kiểm sát trong công tác này là Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm,


bảo đảm việc giải quyết của Cơ quan điều tra đúng pháp luật, đầy đủ; bảo đảm mọi tội phạm đều được phát hiện, khởi tố, điều tra và xử lý. Điều 145, 146, 147, 148, 150, 159 Bộ luật tố tụng hình sự quy định rò nội dung của Thực hành quyền công tố trong giai đoạn này như sau:

Quyền ra quyết định khởi tố vụ án

Quyết định khởi tố vụ án hình sự được coi là có căn cứ khi việc khởi tố vụ án không thuộc một trong các quy định tại Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể quyết định khởi tố vụ án khi có một trong các căn cứ cho rằng: Có việc phạm tội sẩy ra, hành vi phạm tội đã đủ điều kiện cấu thành tội phạm, người phạm tội đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, Bị hại hoặc người đại diện của bị hại có yêu cầu khởi tố.

Bộ luật tố tụng hình sự quy định việc khởi tố vụ án hình sự cơ bản do Cơ quan điều tra thực hiện. Theo Điều 14 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và Điều 153, 154 Bộ luật tố tụng hình sự, Viện kiểm sát chỉ trực tiếp khởi tố trong trường hợp Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra và Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án.

Thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự:

Theo quy định Điều 156 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Viện kiểm sát có quyền thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án khi có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội đã xảy ra hoặc căn cứ xác định có tội phạm khác chưa được khởi tố. Đây cũng là một quyền năng thuộc quyền công tố của Viện kiểm sát, bảo đảm việc khởi tố vụ án có căn cứ, phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án.

Hủy quyết định khởi tố vụ án hình sự:

Viện kiểm sát có căn cứ cho rằng quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra là trái quy định của pháp luật thì Viện trưởng Viện kiểm sát


ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định hủy bỏ. Nếu Cơ quan điều tra không ra quyết định hủy bỏ thì Viện kiểm sát căn cứ khoản 3 Điều 153 và khoản 1 Điều 161 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 ra quyết định hủy bỏ, đồng thời ra quyết định khởi tố vụ án.

Phê chuẩn, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can hoặc trực tiếp ra các quyết định trên:

Theo quy định Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, quyết định khởi tố là có căn cứ thì Viện kiểm sát ra quyết định phê chuẩn; nếu chưa đủ căn cứ thì Viện kiểm sát yêu cầu bổ sung thêm chứng cứ. Ngược lại Viện kiểm sát xác định quyết định khởi tố bị can không có căn cứ và trái pháp luật thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can. Ngoài ra trong quá trình điều tra Viện kiểm sát xác định có người chưa bị khởi tố thì yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố, nếu cơ quan điều tra không khởi tố thì Viện kiểm sát trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can theo quy định Điều 137 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Phê chuẩn, không phê chuẩn hoặc huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp ngăn

chặn.

Các biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự

2015 được quy định từ Điều 110, 111, 112, 113, 503; Điều 117; Điều 119;

Điều 121; Điều 122; Điều 123; Điều 124, Điều 125 Viện kiểm sát có quyền xem xét phê chuẩn quyết định áp dụng một số biện pháp ngăn chặn của Cơ quan điều tra như: bắt người để tạm giam, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giam, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm … xem xét hủy bỏ quyết định tạm giữ của Cơ quan điều tra nếu thấy không có căn cứ, trái quy định của pháp luật

* Hoạt động Thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong việc đề ra yêu cầu điều tra; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều


tra


Quyền đề ra yêu cầu điều tra:

Khoản 6 Điều 165 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và khoản 7 Điều 14

Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định: Khi Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có quyền hạn đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra làm rò tội phạm, người phạm tội, yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt;

Kiểm sát viên đề ra yêu cầu điều tra bằng hình thức văn bản hay bằng lời nói để nêu ra yêu cầu cần phải làm rò khi điều tra, bảo đảm xử lý vụ án được khách quan, toàn diện, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

Quyền trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra:

Theo quy định tại khoản 7 Điều 165 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: Viện kiểm sát có quyền trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục hoặc trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết định việc truy tố.

Theo quy định tại các Điều 183, 186, 188, 189 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, trong một số trường hợp cần thiết, khi thực Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có thể trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra như: Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người làm chứng; tiến hành đối chất; thực nghiệm điều tra… để củng cố chứng cứ và các tình tiết khác nhằm đánh giá một cách khách quan, toàn diện vụ án. Để


bảo đảm việc giải quyết vụ án được khách quan, chính xác, bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, khi trực tiếp thực hiện một số hoạt động điều tra, kiểm sát phải thông báo trước cho cơ quan điều tra về thời gian, địa điểm tiến hành.

1.1.3. Phân biệt thực hành quyền công tố với kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Hoạt động Thực hành quyền công tố có đặc điểm khác với hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra. Tuy cùng một chủ thể tiến hành là Viện kiểm sát nhưng Thực hành quyền công tố có đối tượng là tội phạm và người phạm tội, Viện kiểm sát trực tiếp ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc buộc tội. Qúa trình Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát có quyền hạn và trách nhiệm trong việc ra các quyết định tố tụng như: Phê chuẩn, không phê chuẩn, hủy bỏ các quyết định của Cơ quan điều tra hoặc tự mình ban hành các quyết định. Các quyết định này có ý nghĩa quyết định đến việc giải quyết vụ án. Hoạt động kiểm sát điều tra hướng đến sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra, nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị yêu cầu các chủ thể chấm dứt vi phạm, khôi phục lại trật tự pháp luật bị vi phạm.

Nhiệm vụ Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra được quy định tại Điều 165 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, nhiệm vụ kiểm sát điều tra được quy định tại Điều 166 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Mục đích của hoạt động Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra là nhằm chứng minh tội phạm và người phạm tội, mọi hành vi phạm tội đều được phát hiện và xử lý, không bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội. Mục đích của kiểm sát điều tra là phát hiện vi phạm pháp luật của các chủ thể trong hoạt động điều tra, kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm, bảo đảm việc điều tra tuân thủ các

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí