Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai - 2


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trong thời gian nghiên cứu đề tài này, tác giả đã tiếp cận, tham khảo được một số bài viết, công trình nghiên cứu của các nhà tác giả khác trên các tạp chí, diễn đàn khoa học về quyền công tố như: “Những giải pháp nâng cao chất lượng Thực hành quyền công tốcủa Viện kiểm sát nhân dân tối cao; "Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra” do tác giả Lê Hữu Thể làm chủ biên, nghiên cứu cơ sở lý luận của quyền công tố, Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát; "Áp dụng pháp luật trong Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự về trật tự xã hội" của Trần Mai Lâm; "Một số kinh nghiệm trong công tác Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án giết người" của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; “Về thực hiện quyền công tố của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự, thực tiễn và kiến nghị” của Vũ Mộc; “Một số vấn đề lý luận cơ bản về quyền công tố” của Lê Cảm; Bài viết Kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Lê Thị Thùy Hương, Nguyễn Thu Quý, Tạp chí Kiểm sát - 2021 – Số 13 - tr.3-8; Bài Viết Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án về ma túy của Cẩm Thi, Tạp chí Kiểm sát - 2021 – Số.10 - tr.23-26, 43; Bài viết Kinh nghiệm thực hiện quyền yêu cầu của Viện kiểm sát trong thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của Lê Xuân Quang, Tạp chí Kiểm sát - 2021 – Số 11 - tr.16-18, 44; Bài viết Kết quả và bài học kinh nghiệm trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát quân sự của Nguyễn Trọng Nghĩa, Tạp chí Kiểm sát - 2021 – Số 9 - tr.36-42; Bài viết Nâng cao hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án tham nhũng của Lại Sơn Tùng, Tạp chí Nghề luật - 2021 – Số 3 - tr.49-52; Bài viết Vướng mắc khi thực hành quyền công tố trong giải quyết nguồn tin về tội phạm lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông của Nguyễn Quốc Hân, Tạp chí Kiểm sát -


2021 – Số 4 - tr.30-35; Bài viết Kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em của Duy Tân, Kiểm sát - 2021 – Số 5 - tr.32-37; Bài viết Hoàn thiện chế định thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam (kỳ 1) của Vũ Đức Hạnh, Tạp chí Khoa học Kiểm sát - 2020 – Số 38 - tr.16-24, kỳ 2 Khoa học Kiểm sát - 2020 – Số 40 - tr.15-22; Bài viết Thực hành quyền công tố và kiểm sát trong giai đoạn truy tố các vụ án về mua bán người của Nguyễn Đức Hạnh, Tạp chí Khoa học Kiểm sát - 2020 – Số 39 - tr.84-90; Bài viết Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án mua bán người của Lê Minh Long, Tạp chí Khoa học Kiểm sát - 2020 – Số 39 - tr.96-100.

Các luận văn thạc sĩ như: "Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai" của tác giả Đặng Xuân Lộc (năm 2019) ; “Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra tội giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước” tác giả Nguyễn Quốc Hân (2015); Thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Khánh Hòa, Học viện Khoa học xã hội bảo vệ năm 2020; Luận văn cao học đề tài: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai của Nguyễn Nam Thắng, Học viện Khoa học xã hội bảo vệ năm 2020; Luận văn cao học đề tài: Thực hành quyền công tố trong điều tra các vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh của: Nguyễn Khánh Toàn, Học viện Khoa học xã hội bảo vệ năm 2020; Luận văn cao học đề tài: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội ma túy từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh của: Lê Huy Lệ, Học viện Khoa học xã hội bảo vệ


năm 2020; Luận văn cao học đề tài: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án ma túy từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh của: Đoàn Đình Thắng, Học viện Khoa học xã hội bảo vệ năm 2020; Luận văn cao học đề tài: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh của: Nguyễn Thế Thành, Học viện Khoa học xã hội bảo vệ năm 2020; Luận văn cao học đề tài: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh của: Lương Đức Huyên, Học viện Khoa học xã hội bảo vệ năm 2020; Luận văn cao học đề tài: Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao ở nước ta hiện nay của: Nguyễn Hoài Nam, Học viện Khoa học xã hội bảo vệ năm 2020.… những luận văn trên đã nghiên cứu về lý luận, chức năng Thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân một cách chuyên sâu và có những giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, một số nội dung và giải pháp trong các luận văn này không còn phù hợp với thực tiễn do Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực và còn một số khó khăn, bất cập từ thực tiễn trong việc áp dụng pháp luật đối với các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và chức năng Thực hành quyền công tốcủa Viện kiểm sát nhân dân nói riêng nhưng các tác giả chưa đề cập đến nên chưa có giải pháp phù hợp. Do đó, việc nghiên cứu lý luận, vận dụng kinh nghiệm thực tiễn để đưa ra các đề xuất, giải pháp giải quyết các bất cập, tháo gỡ khó khăn vướng mắc tồn tại mang tính cần thiết và cấp bách.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật về công tác Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của Viện kiểm sát nhân dân, đánh giá thực trạng công tác thực hành quyền công tố trong giai


Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai - 2

đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng công tác này.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

+ Làm rò những vấn đề lý luận, thực trạng về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua;

+ Tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót, vướng mắc về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom;

+ Đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn có đối tượng nghiên cứu là quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội Cố cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, những vấn đề lý luận quy định của pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam về Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với tội danh này dựa trên cơ sở lý luận pháp lý và thực tiễn Thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom.


4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác Thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên cơ sở của Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật hình sự và thực tiễn áp dụng pháp luật

- Về thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2019.

- Về địa bàn: Huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

- Về chủ thể: Viện kiểm sát nhân dân huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng

Nai.


5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về đấu tranh phòng, chống tội phạm, vấn đề cải cách tư pháp, nhà nước pháp quyền và vấn đề quyền con người; các luận điểm chung của khoa học pháp lý tố tụng hình sự về khởi tố vụ án hình sự.

Phương pháp nghiên cứu:

Tác giả sử dụng tổng thể nhiều phương pháp đặc thù của Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự như: Diễn giải, quy nạp, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, tổng kết rút kinh nghiệm, thực tiễn công tác trong giai đoạn nhất định liên quan đến đề tài. Tùy thuộc vào yêu cầu, nghiên cứu của từng mục,từng chương tác giả lựa chọn các phương pháp tiếp cận phù hợp để đạt được mục đích và nhiệm vụ đề ra.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu, Luận văn có ý nghĩa về lý luận cũng như thực tiễn.

- Về lý luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ những lý luận về Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với Tội cố ý gây thương tích


hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như khái niệm, các đặc trưng pháp lý của tội này, cũng như chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân.

- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ công chức ngành kiểm sát nghiên cứu, vận dụng trong thực tiễn công tác để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác Thực hành quyền công tố nói chung và Thực hành quyền công tố đối với tội phạm Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác nói riêng.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về thực hành quyền công tố đối với vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Chương 2: Thực tiễn thi hành của bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về thực hành quyền công tố đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ ĐỐI VỚI TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC


1.1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về thực hành quyền công tố đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1.1.1.1. Khái niệm Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

- Khái niệm về thực hành quyền công tố:

Hiến pháp năm 1980 là văn bản pháp lý đầu tiên về mặt hiến định của Nhà nước ta đưa thuật ngữ “Thực hành quyền công tố” được đề cập tại Điều 138 quy định chức năng của Viện kiểm sát nhân dân. Tại Điều 1 và Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1980 cũng đề cập đến thuật ngữ “Thực hành quyền công tố”. Quy định này cũng được thể hiện trong Hiến pháp năm 1992 và năm 2013; Điều 20 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; khoản 1 Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, luật chuyên ngành thì các văn bản tố tụng khác cũng có quy định. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản nào quy định, giải thích rò “Thực hành quyền công tố” là gì?. Chính vì thế việc nhận thức, thực hiện công tác Thực hành quyền công tố chưa thống nhất, có lúc, có nơi chưa đầy đủ, chính xác. Để nhận thức, thực hiện được thống nhất, đầy đủ, chính xác cần phải làm rò nội hàm của “Quyền công tố” và “Thực hành”.


Công tố là từ ghép được ghép hai từ “công” và “tố”. "tố" có nghĩa là "nói công khai cho mọi người biết việc làm sai trái, phạm pháp của người phạm tội khác", còn "công" có nghĩa là "thuộc về Nhà nước ". "Công tố" là "điều tra, truy tố, buộc tội kẻ phạm tội và trình bày quan điểm trước tòa án". Như vậy "công tố" theo từ điển Tiếng Việt là khái niệm bao gồm: điều tra, truy tố, buộc tội kẻ phạm pháp, trình bày quan điểm trước tòa án [42,tr 200, 204, 973].

Hiện nay, phạm vi và chủ thể thực hiện quyền công tố vẫn còn nhiều ý kiến, nổi bật là các quan điểm sau:

Quan điểm thứ nhất: Quyền công tố không phải là chức năng độc lập của Viện kiểm sát mà chỉ là hình thức để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật [7, tr.140]. Quan điểm này nhầm lẫn giữa hai chức năng của Viện kiểm sát.

Quan điểm thứ hai: Quyền công tố là quyền của Nhà nước giao cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự người phạm tội [42, tr.204].. Quan điểm này cho rằng chủ thể Quyền công tố được nhà nước giao cho cả Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, Tòa án, Cơ quan thi hành án hình sự.

Gần đây, những công trình nghiên cứu về quyền công tố, quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ngày một rò ràng hơn về quyền công tố. Tác giả đồng quan điểm với quan điểm của Tiến sĩ Lê Hữu Thể: Quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Quyền công tố được thực hiện bởi một cơ quan nhất định (ở nước ta là Viện kiểm sát), có trách nhiệm đảm bảo việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội trên cơ sở đó quyết định việc truy tố bị can ra trước Tòa án để xét xử bằng bản cáo trạng và thực hiện việc buộc tội tại phiên tòa.

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí