Thực hành điện thân xe - 4

phần mạch cần kiểm tra. Đối với mạch có dòng lớn (môtơ đề hay tải tiêu thụ trên 4A) thì điện trở rất nhỏ ( cỡ 1/10Ω ) nên rất khó phát hiện. Trong trường hợp này nên đo sụt áp

Hình1 5 Sử dụng ôm kế để đo thông mạch của cụm công tắc tổ hợp 1 Ôm 1

Hình1.5 Sử dụng ôm kế để đo thông mạch của cụm công tắc tổ hợp

1. Ôm kế; 2. Vị trí phân đoạn; 3. Cụm công tắc tổ hợp

Sử dụng dây nối tắt

Đây là công việc dùng để cung cấp nguồn dương hoặc âm ắc qui đến các vị 2

Đây là công việc dùng để cung cấp nguồn dương hoặc âm ắc qui đến các vị trí cần kiểm tra. Sử dụng sơ đồ mạch điện để xác cố định trí các phần cần nối tắt.

Ví dụ trong hình 1.3 là sơ đồ mạch điện điều khiển chiếu sáng đèn pha tự động. Giả sử che cảm biến số 4 mà đèn không tự sáng. Ta dùng dây nối tắt để có thể xác định được các vấn đề sau:

Khi sử dụng dây nối tắt số 1, đèn pha mà làm việc chứng tỏ mạch điện dương cấp cho rơ le điều khiển đèn pha là tốt.

Khi sử dụng dây nối tắt số 2, che cảm biến 4 mà đèn pha làm việc chứng tỏ cảm biến và mạch điện cấp cho rơ le đèn pha là tốt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.


Hình 1.6 Sử dụng dây nối tắt để kiểm tra mạch điện

1,2,3. Các dây nối tắt

- Ưu, nhược điểm của dây nối tắt

+Ưu điểm: Một thiết bị đơn giản, nhanh chóng để loại ra các bộ phận của mạch.

+ Nhược điểm: Rất khó sử dụng tùy thuộc vào vị trí của giắc hay bộ phận và nó có khả năng làm hỏng mạch nếu không biết cách sử dụng.

Chú ý:

- Vì sử dụng dây nối tắt dễ bị chạm mát nên chắc rằng phải xem sơ đồ mạch điện và cẩn thận xem cần nối chỗ nào. Không bao giờ được nối tắt qua tải. Tốt nhất là sử dụng dây nối tắt bằng chì.

- Không bao giờ nối tắt qua một điện trở trong mạch. Các bộ phận như là kim phun có thể có một điện trở phụ để hạn dòng qua kim phun. Nối tắt qua điện trở này có thể làm hỏng mạch nghiêm trọng.

4.2. Hư hỏng do tổng trở cao

Tổng trở cao tương tự như hở mạch nhưng thay vì hoàn toàn không cho dòng điện đi qua thì trạng thái tổng trở cao nối tiếp nhiều điện trở làm hạn chế dòng. Điều này làm tải:

- Hoạt động lúc được lúc không

- Hoạt động một phần (như sáng mờ)

- Không hoạt động (không đủ dòng/áp) Nguyên nhân

Mặc dù tiếp xúc tốt nhưng luôn luôn có điện trở tiếp xúc. Điện trở tiếp xúc là nhân tố chủ yếu gây ra tổng trở cao. Các nhân tố ảnh hưởng đến điện trở tiếp xúc:

- Sự ăn mòn. Ảnh hưởng của thời tiết, hóa chất có thể ăn mòn cực hay dây. Cho nên mặc dù cực có tiếp xúc tốt nhưng vẫn có ăn mòn.

- Đứt dây. Bất kỳ sự giảm đường kính nào của dây cũng làm tăng điện trở. Khi một sợi nào đó của dây bị đứt cũng làm điện trở tăng.

- Tiếp mát kém. Hầu hết mạch điện trên xe nối mát sườn, dây được nối chặt với tấm kim loại nào đó trên xe. Những điểm nối mát này chịu ảnh hưởng của thời tiết. Một số điểm nối mát gắn trên vùng có sơn bao phủ nên dễ dẫn đến là tiếp xúc không tốt.

Để xác định được sự hư hỏng này ta làm như sau

Bước 1: Xác định xem có dòng điện trong mạch không bằng cách xem có bộ phận nào hoạt động không (đèn mờ, môtơ quay chậm, nhảy rơle…). Tuy nhiên vẫn có trường hợp dòng điện có trong mạch ngay cả khi không thấy bộ phận nào hoạt động.

- Đo sụt áp có thể xác định có dòng hay không vì sụt áp chỉ xảy ra khi có dòng điện chạy qua. Đo sụt áp bằng cách mắc song song vôn kế với tải khi mạch có điện.

- Đo sụt áp bằng cách kết nối vôn kế song song tại đầu dương và âm của tải trong trường hợp mạch làm việc

Bước 2. Cách ly mạch hư hỏng ra khỏi hệ thống

Vị trí chính xác của nơi gây ra tổng trở cao có thể dễ dàng được tìm thấy. Bất kỳ điện trở nào trong mạch nối tiếp cũng gây ra điện áp rơi. Để cách ly được mạch điện hư hỏng cần phải biết được điện áp rơi

1. Mắc vôn kế sông song, một đầu dò tại âm của phụ tải, đầu còn lại tới nơi chắc chắn được tiếp âm tốt

2. Khi mạch hoạt động đo sụt áp nếu sụt áp quá 0.5V (khoảng 0.2V mỗi giắc nối) thì tồng trở cao nằm ở phía mát của mạch. Nếu sụt áp nằm trong giá trị cho phép thì tổng trở cao nằm ở phía dương của tải.

Khi thợ sửa chữa biết là phía nào của mạch có vấn đề, sử dụng sơ đồ mạch điện để xác cố định trí cần kiểm tra trên mạch, tiếp tục đo sụt áp.

Chú ý: Khi sụt áp gần giá trị 0V là bình thường nếu giắc nối và dây dẫn tiếp xúc tốt.Sự sụt áp chỉ xảy ra khi có điện trở.

Hình 1 7 Sơ đồ mô tả phương pháp kiểm tra hư hỏng do tổng trở cao 1 4 Đồng 3

Hình 1.7 Sơ đồ mô tả phương pháp kiểm tra hư hỏng do tổng trở cao 1,4. Đồng hồ đo; 2. Công tắc; 3. Các phụ tải.

Theo hình 1.7 đồng hồ đo số 1 đo sự sụt áp trước và sau công tắc, do điện trở lúc này vô cùng nhỏ nên sự sụt áp là 0V. Tại các tải điện số 3 đèn sáng mờ, đồng hồ số 4 xác định có sự sụt áp tới 4,2 V.

4.3. Hư hỏng do có tải ký sinh

- Tải ký sinh luôn luôn tiêu thụ dòng của bình ắc quy ngay cả khi tắt chìa khóa điện động cơ. Đối với loại xe có ECU, mất dòng nhỏ dưới 50mA là bình thường. Đối với xe không có ECU thì bình thường mất khoảng 20mA hay ít hơn (tùy thuộc vào từng loại xe).

- Nếu khách hàng mô tả rằng bình ắc-qui hết khi để xe đỗ trong một hoặc hai ngày (hệ thống nạp vẫn tốt) thì có thể nguyên nhân mất dòng là do tải ký sinh. Sự tiêu thụ dòng quá mức này thường là do ngắn mạch ví dụ như là công tắc luôn đóng nên tải luôn tiêu thụ dòng.

Trình tự chẩn đoán tải ký sinh được thực hiện theo hai bước sau Bước 1: Xác định hư hỏng và cách ly cầu chì bị tải ký sinh

- Tắt tất cả các đèn và các phụ tải sử dụng điện (đây là bước quan trọng).

- Nối Ampe kế với cực âm của bình và đo dòng. Nếu trên 50mA chứng tỏ có rò điện.

- Tháo cầu chì từng cái một cho đến khi dòng sụt đến vị trí bình thường thì cầu chì đó có tải ký sinh

Chú ý:

Một số hệ thống như là còi cảnh báo sẽ hoạt động khi nối bình lại. Dòng điện cao này có thể làm chảy cầu chì trong Ampe kế. Để tránh điều này:

- Nối dây nối tắt giữa cực âm của bình và cực âm của tải để cho dòng điện đi qua.

- Sau khi nối dây nối tắt một vài giây, nối Ampe kế.

- Tháo dây nối tắt ra và đo tải ký sinh: Nếu hệ thống có còi báo động lúc bật khóa điện động cơ thì nối dây nối tắt giữa cực âm của bình và cực âm của tải. Sau đó, mắc đồng hồ song song với dây nối tắt. Tiếp theo là tháo dây nối tắt ra và đo tải ký sinh



Hình 1.8. Phương pháp đo tải ký sinh

1. Đồng hồ đo; 2. Kẹp dương ắc qui

Bước 2: Xác cố định trí có tải ký sinh

Xem sơ đồ mạch điện phần mạch cấp nguồn dương để tìm các bộ phận được cầu chì có tải ký sinh cấp nguồn và tháo lần lượt từng cái một cho đến khi không còn dòng ký sinh. Phương pháp này có ưu điểm là nếu trong mạch điện có ít các bộ phận và các bộ phận đó dễ tháo thì tiết kiệm được thời gian

Chú ý:

- Khi tháo nên tháo bộ phận dễ tháo hoặc các bộ phận đã từng có hư hỏng

- Kiểm tra mạch điện tại mạch chiếu sáng và các phụ kiện được lắp thêm như đèn

chiếu sáng thùng xe, khoang hành lý, còi.....

Nếu có nhiều bộ phận sử dụng cầu chì có tải ký sinh, thợ sửa chữa nên cách ly hộp nối liên quan đến mạch có hư hỏng. Bằng cách tìm hộp nối, thợ sửa chữa chỉ cần tháo rất ít giắc bộ phận. Phương pháp theo dòng điện qua hộp nối được chỉ ra bên dưới.

Chú ý đây là phương pháp mất nhiều thời gian và chỉ được dùng khi có quá nhiều bộ phần cần phải tháo hoặc khó tháo.

Phương pháp dòng qua hộp nối

1. Xác định xe hộp nối nào được cấp điện bởi cầu chì bằng cách tham khảo cẩm nang hướng dẫn sửa chữa mạch điện

2. Tháo từng giắc nối trong hộp nối cho đến khi dòng ký sinh không còn. Bằng cách này có thể nhận ra giắc nào cung cấp nguồn cho mạch hư hỏng

3. Nếu một giắc nối có 2 hay nhiều cực cung cấp cho các mạch khác, cách ly từng mạch riêng lẻ bằng cách tháo cẩn thận lần lượt tháo các cực từ cái một.

4. Nhìn vào danh sách các hộp nối và ký hiệu các cực đã ghi ra cần kiểm tra

5. Cách ly từng bộ phận riêng lẻ trong mạch điện bằng cách tháo các giắc tại các phụ tải hoặc dây dẫn. Quan sát xem phụ tải nào được tháo làm số chỉ trên Ampe kế trở về bình thường thì giắc đó có dòng cung cấp cho tải ký sinh

6. Nối và tháo các giắc cho đến khi không còn tải ký sinh

7. Khi tìm ra hết vị trí của tải ký sinh, hãy tiến hành sửa chữa.

4.4. Hư hỏng do chạm mát

Chạm mát xảy ra khi mạch bị nối với mát trước khi đến tải. Dòng không qua tải nữa nên sẽ có dòng cực lớn làm chảy cầu chì hay nhảy cầu chì bảo vệ mạch CB để tránh hư hỏng cho mạch điện.

Chẩn đoán này tương tự như chẩn đoán tải ký sinh. Chỉ có một số khác biệt như:

- Phải biết chính xác mạch nào bị hư hỏng

- Cần kết nối nối một tải ( như đèn kiểm tra, dùng dụng tìm chập mạch hoặc đèn pha) khi cách ly vị trí hư hỏng.

- Vị trí gây chập mạch có thể nằm ngay trong tải hay nằm trước tải. Không thể có nằm sau tải.

Để chẩn đoán mạch bị chạm mát, phải sử dụng một thiết bị thử nào đó thay cho cầu chì. Thường là sử dụng đèn thử 12V. Thường thì mạch đang thử có nhiều nhánh song song cho nên đèn thử luôn sáng thậm chí khi không còn chạm mát.

Nói chung, nên dùng đèn thử tiêu thụ nhiều Ampe như là đèn pha chẳng hạn. Với đèn pha thì khi chỗ chạm mát mất đi nó sẽ chuyển từ sáng mạnh sang sáng yếu.

Thiết bị tốt nhất để tìm điểm chạm mát là dùng đèn pha hay tải tiêu thụ nhiều Ampe (3A-8A). Có thể dùng đèn thử, cầu chì bảo vệ mạch CB nhưng cẩn thận để tránh chẩn đoán sai hay làm hỏng mạch.

Hình 1 9 Thiết bị kiểm tra chạm mát Trình tự xác định hư hỏng Bước 1 Xác 4

Hình 1.9 Thiết bị kiểm tra chạm mát

Trình tự xác định hư hỏng

Bước 1 Xác định cầu chì bị chạm mát và kiểm tra tình trạng của cầu chì 5

Bước 1: Xác định cầu chì bị chạm mát và kiểm tra tình trạng của cầu chì Nếu cầu chì bị đứt hòan toàn thì chắc

chắn rằng có chạm mát trực tiếp. Nếu cầu chì bị chảy là do có dòng lớn chạy qua trong một khoảng thời gian dài. Kiểm tra tình trạng quá tải. Điều này có thể do lắp thêm tải hay do nhiệt gần cầu chì. Nếu cầu chì có vẻ hơi rạn

nứt, có thể là cầu chì kém chất lượng. Thay

thế và kiểm tra lại hệ thống. Hình 1.10 Các dạng hư hỏng của cầu chì

1. Đứt hoàn toàn do chạm mát; 2. Rạn nứt do

cầu chì kém chất lượng; 3. Chảy do quá nhiệt hay tải nhiệt quá lớn


Bước 2:. Xác định xem chạm mát là thường xuyên hay gián đoạn

Nếu không xác định rò là cầu chì hư là gián đoạn hay liên tục, thay thế bằng một cái mới và kiểm tra lại mạch.

Nếu cầu chì bị chảy là gián đoạn. Hãy tìm tình trạng mà làm cầu chì bị chảy, đây có thể là nguyên nhân gây ra hư hỏng trong mạch

3. Thay thế thiết bị thử thích hợp ở vị trí cầu chì bị hỏng. Nếu tải có hiện tượng chập mạch thì tải sẽ làm việc

- Tháo giắc bộ phận

Xem sơ đồ mạch điện để xác định bộ phận nối với cầu chì hỏng. Nếu không có nhiều bộ phận và các bộ phận dễ tiếp cận thì đây là phương pháp nhanh để loại trừ một số nguyên nhân. Nhưng nếu là do dây điện bị chạm mát thì phải sử dụng phương pháp theo dòng qua hộp nối.

- Theo dòng qua hộp nối

Phương pháp này tương tự phương pháp sử dụng trong phần chẩn đoán tải ký sinh ngoại trừ là thợ sửa chữa xem đèn thử tắt thay vì nhìn Ampe kế. Trình tự làm như sau:

+ Xác định giắc nào trong hộp nối liên quan đến cầu chì đó, hãy xem cầu chì đó (nằm đầu trang) ở từng sơ đồ mạch điện. Chú ý tất cả các hộp nối và giắc nối trong hộp nối (liên quan đến cầu chì đó) và viết ra tất cả tên giắc nối và số chân.

+ Tháo từng giắc nối trong hộp nối cho đến khi đèn thử tắt. Khi đèn thử tắt, ta xác định được giắc nối (trong hộp nối) của mạch nối mát. Nối lại giắc nối đó.

+ Trong một số mạch một giắc nối trong hộp nối có thể cung cấp nguồn cho nhiều mạch khác nhau cho nên chúng ta có thể cách ly cực mà nối với mạch chạm mát bằng cách tháo từng cực cho đến khi đèn thử tắt.

+ Nhìn bảng liệt kê hộp nối và số cực mà chúng ta đã viết. Xem xem mạch nào sử dụng hộp nối và chân đó.

+ Xem phần sơ đồ mạch từng hệ thống. Tháo từng giắc nối trong mạch bị chạm mát, xem giắc nào làm tắt đèn thử. Điều này sẽ cố định trí chỗ chạm mát nhưng cần xác định cực nào bị chạm mát. Để làm điều này ta cần tháo từng cực cho đến khi đèn thử tắt.

+ Tiến hành sửa chữa

Chú ý: chỗ chạm mát luôn nằm ở phía cực dương của mạch hay nằm ngay trong tải.


Hình 1 11 Mạch điện mô tả phương pháp kiểm tra chạm mát 1 Đèn thử 2 4 6

Hình 1.11. Mạch điện mô tả phương pháp kiểm tra chạm mát

1. Đèn thử; 2, 4. Các vị trí rút giắc; 3. Điểm nối mát; 5. Tải điện

Hình 1,6 cho thấy rằng tại vị trí 2 nếu tháo giắc sẽ làm cho đèn 1 tắt; nếu tháo giắc tại vị trí 4 sẽ không làm cho đèn thử tắt

4.5. Hư hỏng do có tín hiệu điện từ mạch khác

Đây là một trong những hư hỏng rất khó tìm vì khi kích hoạt tải điện này hoạt động thì tải điện khác cũng hoạt động theo. Ví dụ:

- Bật báo rẽ bên phải nhưng đèn kích thước nháy

- Bật sấy kính sau nhưng đài tắt

- Bật còi nhưng đèn báo pha trên táplô sáng

Những mạch này liên quan với nhau vì chúng mắc song song chung dương hay chung

mát. Hở mạch sẽ làm cho dòng điện đi theo đường khác. Đường này đi qua tải hay điện trở nào đó mà mắc song song với mạch bị hở.

Rất khó để theo đường đi của dòng điện trong trường hợp này. Vì hư hỏng dạng này không xảy ra thường xuyên cho nên rất khó để hình dung được dòng điện đi theo hướng nào. Có một vài phương pháp kiểm tra nhanh.:

Một trong những khu vực thường xuyên xảy ra hư hỏng này là ở đèn ngoài xe. Hãy kiểm tra:

- Đèn hở mạch (đứt tim)

- Lắp loại bóng đèn sai hay không đúng công suất

- Có hở mạch, không nối mát được

Để xác định hư hỏng loại này cần làm như sau:

1. Kiểm tra cầu chì.

Tìm cầu chì hư hỏng. Thiếu áp trong mạch này có thể làm áp trong mạch khác cao hơn và xuất hiện dòng điện.

2. Kiểm tra dây nối mát của phụ tải nghi ngời hư hỏng

3. Kiểm tra diode: Nếu trong mạch có sử dụng diode để ngăn dòng ngược hãy cho mạch đó hoạt động rồi kiểm tra.

Nếu kiểm tra nhanh không tìm ra nguyên nhân: hãy kiểm tra từng mạch và bảo đảm rằng dòng điện đi chính xác đến nơi cần đến. Kiểm tra từng chỗ nối và từng phần của dây bằng ôm kế, bảo đảm rằng có thông mạch như trong sơ đồ mạch điện . Dùng phương pháp này cho phía dương và phía mát của mạch.

5. Câu hỏi tự học

1. Phân tích các mạch điện trong tài liệu hướng dẫn sửa chữa của Toyota

2. Lập trình tự xác đinh hư hỏng của hệ thống điện thân xe khi xe đấu nối mạch điện không còn nguyên bản.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022