Thực hành điện thân xe - 1

LỜI NÓI ĐẦU


Trong những năm gần đây, công nghiệp ôtô ở Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều xe ôtô hiện đại, được ứng dụng công nghệ cao. Trước sự phát triển mạnh mẽ đó, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ kỹ thuật nắm vững kiến thức và kỹ năng về bảo dưỡng, sửa chữa và đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội.

“Thực hành điện thân xe” là học phần chuyên ngành “Công nghệ kỹ thuật Ôtô”. Đây là học phần quan trọng được nhiều trường Đại học kỹ thuật trong nước giảng dạy cho sinh viên ngành “Công nghệ ôtô”

Tập bài giảng “Thực hành điện thân xe”, được biên soạn theo chương trình học phần “Thực hành điện thân xe” của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định nhằm mục đích giúp sinh viên chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô có tài liệu học tập và thực hành kỹ năng nghề. Tài liệu này cũng có thể sử dụng cho các đối tượng khác có liên quan đến ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô.

Tập bài giảng “Thực hành điện thân xe” không đi sâu vào những nội dung lý thuyết mà chỉ ra những kiến thức cơ bản cần thiết nhất để ôn tập lại kiến thức để hỗ trợ cho việc thực hành, đồng thời hướng dẫn các kỹ năng thực hành trong công việc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện thân xe của ôtô giúp cho sinh viên có thể tự học và ứng dụng hiệu quả trong thực hành nghề.

Ban biên soạn đã mạnh dạn bỏ các nội dung quá cũ, lạc hậu không còn phù hợp với thực tiễn và đưa vào tập bài giảng những nội dung mới phù hợp với thực tế xã hội Việt Nam cũng như xu hướng phát triển của ngành Công nghệ ôtô trên thế giới.

Ban biên soạn chúng tôi xin chân thành cám ơn các thầy trong bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp chúng tôi hoàn thành tài liệu này. Tuy nhiên, đây là tài liệu biên soạn lần đầu, quá trình biên soạn không thể tránh được các thiếu sót nhất định, chúng tôi chân thành đón nhận những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để chỉnh sửa tài liệu ngày một hoàn thiện hơn.


Nhóm tác giả.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

MỤC LỤC 2

BÀI 1 QUY TRÌNH XỬ LÝ SỰ CỐ HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE 6

1. Mô tả chung 6

1.1. Mắc điện mắc nối tiếp 6

1.1.1. Sơ đồ mạch điện 6

1.1.2. Các phương pháp kiểm tra 7

1.2. Mạch điện mắc song song 10

1.2.1. Sơ đồ mạch điện 10

1.2.2. Các phương pháp kiểm tra 11

1.3. Mạch điện mắc hỗn hợp 12

1.3.1. Sơ đồ mạch điện 12

1.3.2. Phương pháp kiểm tra 12

2. Hướng dẫn sử dụng EWD 13

3. Quy trình xử lý sự cố cho hệ thống điện thân xe 19

3.1. Phân tích lời mô tả của khách hàng 19

3.2. Xác định triệu chứng liên quan 20

3.3. Phân tích hư hỏng 22

3.4. Cách ly khu vực hư hỏng và kiểm tra 22

3.5. Sửa chữa hư hỏng 22

3.6. Kiểm tra kết quả sửa chữa 23

4. Chẩn đoán hư hỏng điện thân xe 23

4.1. Hư hỏng do hở mạch 23

4.2. Hư hỏng do tổng trở cao 26

4.3. Hư hỏng do có tải ký sinh 27

4.4. Hư hỏng do chạm mát 29

4.5. Hư hỏng do có tín hiệu điện từ mạch khác 31

5. Câu hỏi tự học 32

BÀI 2 BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 33

1. Mô tả chung 33

2. Bảo dưỡng và sửa chữa 35

2.1. Đèn kích thước và đèn pha-cốt 35

2.1.1. Sơ đồ mạch điện 36

2.1.2. Triệu chứng và khu vực nghi ngờ 40

2.1.3. Trình tự kiểm tra và sửa chữa 41

2.1.4. Trình tự tháo lắp và điều chỉnh đèn pha 48

2.2. Đèn sương mù 53

2.2.1. Sơ đồ mạch điện 53

2.2.2. Triệu chứng và khu vực nghi ngờ 55

2.2.4. Trình tự tháo, lắp và điều chỉnh đèn sương mù 58

3. Câu hỏi tự học 62

BÀI 3 BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG TÍN HIỆU 63

1. Mô tả chung 63

2. Bảo dưỡng và sửa chữa 63

2.1. Đèn báo rẽ và báo nguy hiểm 63

2.1.1. Sơ đồ mạch điện 64

2.1.2. Triệu chứng và khu vực nghi ngờ 66

2.1.3. Trình tự kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa 66

2.2. Còi điện 70

2.2.1. Sơ đồ mạch điện 70

2.2.2. Triệu chứng và khu vực nghi ngờ 71

2.2.3. Trình tự kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa 71

2.3. Đèn phanh. 73

2.3.1. Sơ đồ mạch điện 73

2.3.2. Triệu chứng và khu vực nghi ngờ 74

2.3.3. Trình tự kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa 74

2.4. Đèn báo lùi 74

2.4.1. Sơ đồ mạch điện 74

2.4.2. Triệu chứng và khu vực nghi ngờ 75

2.4.3. Trình tự kiểm tra và sửa chữa 75

3. Câu hỏi tự học 76

BÀI 4 BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG THÔNG TIN 77

1. Mô tả chung 77

2. Bảo dưỡng và sửa chữa 78

2.1. Mạch báo nhiên liệu 78

2.1.1. Sơ đồ mạch điện 78

2.2.2. Triệu chứng và khu vực nghi ngờ 79

2.2.3. Trình tự tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa 79

2.2. Mạch báo nhiệt độ nước 82

2.2.1. Sơ đồ mạch điện 82

2.2.2. Triệu chứng và khu vực nghi ngờ 82

2.2.3. Trình tự tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa 82

2.3. Mạch báo áp suất dầu bôi trơn 83

2.3.1. Sơ đồ mạch điện 83

2.3.2. Triệu chứng và khu vực nghi ngờ 84

2.3.3. Trình tự tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa 84

2.4. Mạch báo tốc độ động cơ và tốc độ xe 84

2.4.1. Sơ đồ mạch điện 84

2.4.2. Triệu chứng và khu vực nghi ngờ 85

2.4.3. Trình tự tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa 85

2.5. Đồng hồ tích hợp 86

2.5.1. Sơ đồ mạch điện 86

2.5.2. Triệu chứng và khu vực nghi ngờ 87

3. Câu hỏi tự học. 90

BÀI 5: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG GẠT NƯỚC VÀ RỬA KÍNH 91

1. Mô tả chung 91

2. Sơ đồ mạch điện 92

2.1. Sơ đồ mạch điện điều khiển gạt nước sau 92

2.2. Sơ đồ mạch điện điều khiển gạt nước trước 93

3. Triệu chứng và khu vực nghi ngờ 94

4. Trình tự tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa 95

4.1.Mô tơ gạt nước và rửa kính 95

4.1.1. Kiểm tra trên xe 95

4.1.2. Trình tự tháo 95

4.1.3 Trình tự kiểm tra 97

4.1.4. Trình tự lắp 97

4.2. Cao su gạt nước phía trước 99

4.3.Công tắc gạt nước 100

4.3.1. Trình tự tháo 100

4.3.2. Trình tự kiểm tra 100

4.3.3.Trình tự lắp 101

4.4. Mô tơ rửa kính 102

4.4.1.Kiểm tra trên xe 102

4.4.2. Trình tự tháo 102

4.4.3.Trình tự lắp 103

4.5. Vòi phun nước 103

4.5.1. Kiểm tra trên xe 103

4.5.2. Điều chỉnh 104

5. Câu hỏi tự học 107

BÀI 6 BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH ĐIỆN 108

1. Mô tả chung 108

2. Sơ đồ mạch điện 111

2.1. Loại điều khiển bằng công tắc 111

2.2. Loại điều khiển bằng IC 112

3. Triệu chứng và khu vực nghi ngờ 112

4. Trình tự tháo, lắp, kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa 113

4.1. Kiểm tra sự làm việc của hệ thống 113

4.2. Công tắc chính cửa sổ điện 115

4.2.1.Trình tự tháo 115

4.2.2. Trình tự kiểm tra 116

4.2.3.Trình tự lắp 119

4.3.Công tắc CSĐ hành khách trước 119

4.4.Công tắc CSĐ hành khách sau 119

4.4.1.Trình tự tháo 119

4.4.2. Trình tự kiểm tra 120

4.4.3. Trình tự lắp 120

4.5. Mô tơ nâng hạ CSĐ phía trước 121

4.5.1. Trình tự tháo 121

4.5.2. Trình tự kiểm tra 123

4.5.3.Trình tự lắp 124

5. Câu hỏi tự học 132

BÀI 7 : BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG GƯƠNG ĐIỆN CHIẾU HẬU 133

1. Mô tả chung 133

2. Sơ đồ mạch điện 134

2.1. Loại có sử dụng rơ le 134

2.2. Loại công tắc đơn thuần 135

3. Triệu chứng và khu vực nghi ngờ 135

4. Trình tự tháo, lắp, kiểm tra và sửa chữa 136

4.1. Cụm gương chiếu hậu bên ngoài 136

4.1.1.Trình tự tháo 136

4.1.2. Trình tự kiểm tra 136

4.1.3.Trình tự lắp 137

4.2. Công tắc điều khiển gương chiếu hậu 138

4.2.1.Trình tự tháo 138

4.2.2. Trình tự kiểm tra 139

4.2.3. Trình tự lắp 140

5. Câu hỏi tự học 140

BÀI 8 : BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG KHÓA CỬA ĐIỆN 141

1. Mô tả chung 141

1.1. Loại không có điều khiển từ xa 141

1.2. Loại có điều khiển từ xa 143

2. Sơ đồ mạch điện 145

2.1. Loại không có điều khiển từ xa 145

2.2. Loại có chức năng điều khiển từ xa 145

3. Triệu chứng và khu vực nghi ngờ 146

4. Trình tự tháo, lắp, kiểm tra và sửa chữa 147

4.1. Công tắc điều khiển khóa cửa 147

4.1.1. Trình tự tháo 147

4.1.2. Trình tự kiểm tra 147

4.1.3. Trình tự lắp 147

4.2. Công tắc cảnh báo khóa điện động cơ đang trong ổ khóa 147

4.2.1. Trình tự tháo 147

4.2.2. Trình tự kiểm tra 148

4.2.3. Trình tự lắp 148

4.3. Cụm khóa cửa bên lái 149

4.3.1. Trình tự tháo 149

4.3.2. Trình tự kiểm tra khóa cửa bên lái 149

4.3.3. Trình tự kiểm tra khóa cửa hành khách trước 150

4.3.4. Trình tự lắp 151

4.4. Cụm khóa cửa hành khách sau 152

4.4.1. Trình tự tháo 152

4.4.2. Trình tự kiểm tra 153

4.4.3. Trình tự kiểm tra 153

4.4.4. Trình tự lắp 154

5. Câu hỏi tự học 155

BÀI 9 BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA ĐIỀU KHIỂN GHẾ ĐIỆN 156

1. Mô tả chung 156

2. Sơ đồ mạch điện 159

2.1. Loại chỉ điều khiển ghế lái 159

2.2. Loại điều khiển tất cả các ghế 159

3. Triệu chứng và khu vực nghi ngờ 160

4. Phương pháp kiểm tra sửa chữa 160

4.1. Kiểm tra công tắc điều khiển 160

4.2. Kiểm tra mô tơ điều khiển ghế 160

5. Câu hỏi tự học 161

TÀI LIỆU THAM KHẢO 162

BÀI 1 QUY TRÌNH XỬ LÝ SỰ CỐ HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Trình bày được các phương pháp đấu nối và kiểm tra mạch điện trong hệ thống điện thân xe.

- Trình bày được các nội dung có trong cẩm nang sửa chữa điện thân xe (EWD) của hãng Toyota

- Trình bày được quy trình xử lý sự cố, và chần đoán hư hỏng hệ thống điện thân xe

- Đảm bảo an toàn trong lao động và vệ sinh công nghiệp

II. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Mô tả chung

Mạch điện bao gồm các thành phần cơ bản sau :

- Nguồn điện, cầu chì, dây dẫn, phụ tải điện, công tắc điều khiển, mát thân xe.

Hình 1 1 Cấu tạo chung của một sơ đồ mạch điện thân xe 1 6 Dây dẫn 2 Ắc 1

Hình 1.1. Cấu tạo chung của một sơ đồ mạch điện thân xe 1,6. Dây dẫn; 2, Ắc qui; 3. Cầu chì;

4. Công tắc; 5. Phụ tải; 7. Mát thân xe

Phụ tải điện trong hệ thống điện thân xe có thể là đèn chiếu sáng, mô tơ gạt nước, mô tơ nâng hạ kính….

Thiết bị điều khiển: Thiết bị điều khiển đơn giản nhất là công tắc, nhiệm vụ là đóng hoặc ngắt dòng điện cấp đến phụ tải. Có một số thiết bị điều khiển có thể thay đổi được đặc tính làm việc của tải. Ví dụ: Công tắc điều chỉnh tốc độ gạt mưa gián đoạn...Ngoài ra thiết bị điều khiển có thể là Rơ le, Tranzitor, ECU....

Mát thân xe: Là phần kim loại của vỏ xe được tiếp xúc với cực âm của ắc qui. Khi được tiếp xúc như vậy thì phần kim loại của vỏ xe sẽ được mang điện âm của ắc qui.

Trong hệ thống điện thân xe có ba kiểu mạch điện là: mắc nối tiếp, mắc song song và mắc hỗn hợp

1.1. Mắc điện mắc nối tiếp

1.1.1. Sơ đồ mạch điện

Trong mạch mắc nối tiếp nếu một bộ phận trong mạch điện bị hư hỏng sẽ làm cho cả mạch điện không làm việc. Ví dụ : trong hình 1.2 nếu cầu chì, công tắc hoặc một bóng đèn bị hư hỏng sẽ đều làm cho đèn số 4 và đèn số 5 đều không sáng

Hình 1 2 Sơ đồ mạch điện có hai phụ tải mắc nối tiếp 1 Ắc qui 2 Cầu 2

Hình 1.2. Sơ đồ mạch điện có hai phụ tải mắc nối tiếp

1. Ắc qui ; 2. Cầu chì ; 3. Công tắc ; 4, 5. Phụ tải

1 1 2 Các phương pháp kiểm tra 1 Kiểm tra điện áp rơi Mọi thành phần trong 3

1.1.2. Các phương pháp kiểm tra 1.Kiểm tra điện áp rơi

Mọi thành phần trong mạch điện đều có

điện trở nên gây ra điện áp rơi. Phụ tải trong mạch (ví dụ đèn) gây ra điện áp rơi lớn nhất

Công tắc điều khiển độ sáng của đèn tạo ra một điện áp rơi nhỏ hơn, điện áp rơi này để thay đổi độ sáng của đèn.

Ngoài ra còn có các thành phần khác như :

Cầu chì và hộp cầu chì, dây dẫn, giắc cắm giữ cầu chì và phụ tải.Tổng các điện áp rơi trong mạch bằng chính nguồn cung cấp

2. Kiểm tra cường độ dòng điện

Tháo cầu chì tại mạch muốn đo cường độ dòng điện

Sử dụng am-pe kế để đo cường độ dòng điện, đầu dương tiếp xúc với phía mạch dương, dầu âm tiếp với phía mạch âm của mạch điện.

Chú ý : Sử dụng đồng hồ đo chịu được dòng lớn hơn so với dòng trong mạch điện hoặc sử dụng đầu dò có cầu chì.

Đối với các mạch điện có dòng lớn nên sử dụng kìm đo dòng gián tiếp

Hình 1.3. Sơ đồ kiểm tra điện áp rơi

1. Cầu chì; 2. Công tắc;

3. Biến trở; 4. Phụ tải


Hình 1 4 Sơ đồ kiểm tra dòng điện 1 Cầu chì 2 Công tắc 3 Biến trở 4 4

Hình 1.4. Sơ đồ kiểm tra dòng điện

1. Cầu chì; 2. Công tắc;

3. Biến trở; 4. Phụ tải

3. Kiểm tra điện trở trong mạch.

- Tháo nguồn điện ra khỏi mạch điện (tháo ắc qui hoặc rút cầu chì)

- Cách ly thành phần cần đo ra khỏi mạch điện và kiểm tra điện trở của thành phần cần đo. Ví dụ : Đo điện trở của công tắc điều khiển độ sáng của đèn ở chế độ „mờ‟ hoặc

„sáng‟ thì kết nối thiết bị như hình vẽ, sau đó xoay công tắc đến các vị trí giới hạn và đọc giá trị đo được.

4. Kiểm tra điểm bị hở mạch

Tìm một điểm hở mạch bằng cách kiểm tra điện áp trong mạch. Cho đầu dò âm tiếp xúc với mát thân xe, di chuyển đầu dò dương từ ắc qui lần lượt qua các phụ tải và công tắc… đến đầu âm ắc qui. Nếu không có hở mạch đồng hồ hiển thị điện áp ắc qui còn có hở mạch thì đồng hồ hiển thị giá trị điện áp bằng 0 V.

Như trên hình vẽ 1.6, lần lượt cho đầu dương kiểm tra thì tại vị trí giữa 3 và 4 thì điện áp sẽ là 0V


Một phương pháp khác cũng có thể kiểm tra hở mạch là kiểm tra điện áp rơi trong mạch

Cách tìm hư hỏng trong một mạch điện bằng cách kiểm tra sự liên tục như sau :

- Tháo nguồn ra khỏi mạch điện

- Phân đoạn các mạch điện dự định kiểm


Hình 1 5 Sơ đồ kiểm tra điện trở 1 Cầu chì 2 Công tắc 3 Biến trở 4 5

Hình 1.5. Sơ đồ kiểm tra điện trở

1. Cầu chì; 2. Công tắc; 3. Biến trở;

4. Phụ tải; 5. Ôm kế


Hình 1 6 Sơ đồ kiểm tra điểm hở mạch bằng cách kiểm tra điện áp trong 6

Hình 1.6. Sơ đồ kiểm tra điểm hở mạch bằng cách kiểm tra điện áp trong mạch

1. Cầu chì; 2. Công tắc;

3. Biến trở; 4. Phụ tải; 5. Vôn kế

tra Sử dụng đồng hồ để kiểm tra từng mạch Cách ly các thành phần trong 7

tra

- Sử dụng đồng hồ để kiểm tra từng mạch.

Cách ly các thành phần trong mạch điện nếu cần (bằng cách không kết nối hoặc tháo dây dẫn hoặc bộ phận)

- Tiếp tục thực hiện đến khi tìm thấy đoạn không thông mạch (điện trở vô cùng lớn). Đây chính là khu vực bị hở mạch


Hình 1.7. Sơ đồ kiểm tra điểm hở mạch bằng cách kiểm tra điện áp rơi

1. Cầu chì; 2. Công tắc;3. Biến trở;

4. Phụ tải; 5. Vôn kế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022