Sơ Đồ Quy Trình Dự Kiến Sản Xuất Sản Phẩm “Đậu Hủ Cá Rô Phi”


Nestle. Nó cũng có thể được sử dụng như là phụ gia bảo quản để duy trì độ chắc trong rau quả đóng hộp, làm đông tụ protein đậu nành trong sản xuất đậu hủ hoặc ở hàm lượng cao hơn trong các loại rau dưa muối để tạo ra vị mặn trong khi không làm tăng hàm lượng natri của thực phẩm (Nguồn http://vi.wikipedia.org/).

2.2. Các nghiên cứu có liên quan

Năm 2009, Trần Thị Nhung thực hiện đề tài nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm chả cá viên từ cá rô phi. Kết quả cho thấy khi bổ sung 0,4% sodium trypolyphosphate, 1,5% gelatin và chế độ hấp chín là 85-900C trong 10 phút cho sản phẩm có giá trị tối ưu.

Năm 2010, Lê Quang Vinh nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chế biến đến sự kết tủa protein đậu nành dưới tác dụng của hóa chất kết tủa CaSO4. Kết quả cho thấy sữa được gia nhiệt ở 90-950C, lượng CaSO4 là 3,5g cho 500ml sữa từ 100g đậu nành, thời gian tạo đông và ép được cố định lần lượt là 30 phút và 10 phút cho sản phẩm có chất lượng tối ưu.

Nguyễn Thị Thúy Liễu (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và nồng độ chất kết tủa CaCl2 đến hiệu suất thu hồi protein đậu nành. Kết quả cho thấy sữa được gia nhiệt ở 900C, lượng CaCl2 là 3g, thời gian tạo đông là 10 phút và thời gian ép được cố định 10 phút cho sản phẩm có khối lượng chất khô thu được cao nhất

Nguyễn Thị Phương Nhi (2010) nghiên cứu sử dụng chitosan bảo quản chả cá rô phi. Kết quả thu được là khi nồng độ phun chitosan 0,9%, thời gian phun 2 phút, nhiệt độ phun 0-50C, nhiệt độ bảo quản lạnh 0-50C sẽ bảo quản sản phẩm được lâu hơn mẫu không phun chitosan, và trong thời gian bảo quản là 3 tuần sản phẩm vẫn đạt được chất lượng về cảm quan và vi sinh.

2.3. Một số sản phẩm tương tự

- Sản phẩm đậu hủ cá thát lát: cá 30%, đậu nành 40%, gia vị (muối, tiêu, đường, bột ngọt) 15% (E 325, E 621), dầu thực vật 2%.

- Sản phẩm đậu hủ cá Basa của công ty Agifish: cá 30%, bột đậu nành 62,5%, gia vị (muối, tiêu, đường, bột ngọt) 7,5%, bột trứng, 451i, MSG (E 621).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

- Sản phẩm đậu hủ hải sản của Cty TNHH-TM Hải Lộc: đậu nành 60%, hải sản 25%, rau củ 5%, nước 5%, dầu thực vật 2%, bột năng 1%, gia vị 2%.


Thử nghiệm sản xuất sản phẩm đậu hủ cá rô phi (Oreochromis niloticus) - 3

2.4. Sơ đồ tham khảo quy trình sản xuất đậu hủ (Lê Quang Vinh, 2010)


Đậu nành đã loại sạch tạp chất



Ngâm


Bóc vỏ

Xay

Trích lọc


Dịch protein trích ly


Đun sôi


Giữ nhiệt


Bổ sung CaSO4 Ép nóng

Sản phẩm



Hình 2.4 Sơ đồ tham khảo quy trình sản xuất đậu hủ


CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Vật liệu nghiên cứu

3.1.1. Địa điểm và thời gian thí nghiệm

- Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm Bộ môn Dinh Dưỡng và Chế Biến Thủy Sản- Khoa Thủy Sản-Trường Đại Học Cần Thơ.

- Thời gian: thực hiện từ tháng 08/2011 đến tháng 11/2011.


3.1.2. Dụng cụ và hóa chất


3.1.2.1. Dụng cụ

- Tủ sấy

- Cân bàn, cân điện tử

- Bếp gas

- Máy xay sinh tố

- Khuôn ép

- Lò nung

- Hệ thống chưng cất đạm

- Bình hút ẩm

- Cốc sứ

- Hệ thống phân tích lipid

- Máy đo cấu trúc Stable micro systems.


3.1.2.2. Hóa chất

- CaCl2.

- Dung dịch H2SO4 đậm đặc, H2O2, acid Boric, NaOH 40%, dung dịch H2SO4 0,1N.

- Dung dịch Chloroform.


3.1.3. Nguyên liệu

- Cá rô phi, đậu nành, cà rốt.

- Gia vị: muối, đường, bột ngọt, tiêu, hành lá.


3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Sơ đồ quy trình dự kiến sản xuất sản phẩm “Đậu hủ cá rô phi”


Cá rô phi


Xử lý



Fillet



Xay nhỏ

Đậu nành Rửa 1

Ngâm nước Rửa 2

Xay nhuyễn Trích lọc

Dịch sữa đậu nành (2 lít)

Đun sôi

Dịch sữa sau khi đun sôi

Phối trộn gia vị


Tạo đông

Đỗ khuôn (15 phút) Tạo hình

Hấp


Nhiệt độ: 20-300C Thời gian: 6-7h


1,5% bột ngọt, 1% tiêu, 2% hành lá, 2% carot.

Bảo quản Bao gói chân không


Hình 3.1 Quy trình dự kiến sản xuất sản phẩm đậu hủ cá rô phi


3.2.2. Giải thích quy trình

Chuẩn bị nguyên liệu Cá rô phi

- Cá rô phi được mua ở chợ Xuân Khánh, chất lượng cá tươi tốt.

- Xử lý: loại bỏ phần không ăn được, rửa sạch.

- Fillet: lấy phần thịt cá, bỏ xương và da.

- Xay nhỏ: làm nhỏ cấu trúc cơ thịt để thuận lợi trong việc phối trộn. Nguyên liệu đậu nành

- Đậu nành nguyên hạt được mua tại Metro, chất lượng tốt.

- Rửa 1: loại tạp chất như đất, bụi.

- Ngâm: giúp hạt đậu trương nở, làm mềm cấu trúc hạt đậu, dễ dàng cho công đoạn xay đậu và trích lọc protein đậu nành.

+ Đậu nành được ngâm trong nước sạch: Thời gian ngâm: 6-7h

Nhiệt độ nước ngâm: 20-300C

(Phương pháp xay ướt của Ngạc Văn Dậu, 1983)

- Rửa 2: loại tạp chất đồng thời loại bỏ vỏ đậu.

- Xay nhuyễn: làm nhỏ cấu trúc hạt đậu để trích lọc protein đậu nành. Lượng nước dùng cho mỗi mẫu thí nghiệm là 2 lít.

- Đun sôi: tạo điều kiện tốt cho tác nhân tạo đông protein.

- Phối trộn gia vị: tạo vị hài hòa cho sản phẩm.

- Tạo đông: kết tủa protein.

- Đỗ khuôn : cho vào khuôn ép để loại nước, tạo khối cho sản phẩm. Thời gian ép là 15 phút, dùng vật nặng với khối lượng cố định để ép.

-Tạo hình: Cắt miếng để tạo hình cho sản phẩm, tiện sử dụng, dễ dàng trong bao gói.

- Hấp: làm chín, ổn định cấu trúc và tiêu diệt một phần vi sinh vật.

- Bao gói chân không: Sau khi hấp xong, để nguội, bao gói để bảo quản sản phẩm, tránh tiếp xúc với không khí và nhiễm bẩn, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật.

- Bảo quản : sản phẩm được bảo quản ở 0-50C.


3.2.3. Bố trí thí nghiệm


3.2.3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ CaCl2 và tỉ lệ cá:đậu nành đến chất lượng của sản phẩm.

Mục tiêu

Xác định tỷ lệ CaCl2 và tỷ lệ cá:đậu nành thích hợp để sản phẩm có cấu trúc và cảm quan tối ưu.


Bố trí thí nghiệm 1 được trình bày theo sơ đồ:


Thịt cá rô phi fillet / đậu nành (%)


20:80 30:70 40:60


Dịch sữa đậu nành (2 lít) Đun sôi

Xay nhỏ



3% đường, 4% muối, 1,5%

bột ngọt, 1% tiêu, 2% hành

lá, 2% carot.

Dịch sữa sau khi đun sôi Phối trộn gia vị

Tạo đông (CaCl2, %, w/v)


0,2 0,25 0,3


Đỗ khuôn (15phút) Tạo hình

Hấp (1000C, 10 phút)


Đánh giá cảm quan, đo cấu trúc


Hình 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1


Tiến hành thí nghiệm:

- Chuẩn bị mẫu: khối lượng mẫu cho mỗi thí nghiệm là 300g (100%) bao gồm đậu nành và thịt cá.

+ Khối lượng đậu nành được cân theo tỷ lệ thí nghiệm lần lượt là: 60%, 70%, 80% ( so với tổng khối lượng mẫu là 300g). Đậu nành được ngâm trong nước sạch, sau khi ngâm, vớt ra, loại vỏ, rửa sạch, xay nhuyễn. Đậu sau khi xay nhuyễn được trích lọc để lấy dịch sữa đậu nành. Lượng nước dùng cho mỗi thí nghiệm là 2 lít. Dịch này được đun sôi, sau đó tắt lửa.


+ Cá rô phi được xử lý sạch và fillet lấy thịt, cân khối lượng thịt cá theo tỷ lệ thí nghiệm lần lượt là: 40%, 30%, 20% ( so với tổng khối lượng mẫu là 300g), xay nhỏ, cho vào dịch sữa sau khi đun sôi.

+ Tiếp tục cho gia vị vào, khuấy đều với tỷ lệ gia vị được cố định là: 3% đường, 4% muối ăn, 1,5% bột ngọt, 1% tiêu, 2% hành lá, 2% carot.

+ Sau đó cho chất tạo đông CaCl2 vào, khuấy đều với tỷ lệ thí nghiệm lần lượt là: 0,2%; 0,25%; 3% (w/v). Tỷ lệ chất tạo đông được tính dựa trên tổng lượng nước dùng cho mỗi mẫu (2 lít).

+ Sau khi cho chất tạo đông CaCl2 thì để tĩnh 10 phút, tiến hành đỗ khuôn để ép loại nước (15 phút), sau đó cắt miếng tạo hình.

+ Thành phẩm được hấp ở nhiệt độ 90-1000C trong 10 phút để đo cấu trúc và

đánh giá cảm quan.

+ Mẫu cho kết quả tối ưu sẽ được giữ thông số kỹ thuật để tiến hành thí nghiệm tiếp theo.

Chỉ tiêu đánh giá

- Giá trị cảm quan và cấu trúc của sản phẩm Thí nghiệm gồm 2 nhân tố và 3 lần lặp lại

- Nhân tố A: tỷ lệ phối trộn thịt cá và đậu nành với 3 mức độ khác nhau

+ Tỷ lệ thịt cá:đậu nành là 20%:80%.

+ Tỷ lệ thịt cá:đậu nành là 30%:70%.

+ Tỷ lệ thịt cá:đậu nành là 40%:60%.

-Nhân tố B: CaCl2 với 3 tỷ lệ sử dụng khác nhau

+ 0,2%

+ 0,25%

+ 3%

- Số nghiệm thức: 3 x 3 = 9

- Số mẫu thí nghiệm: 9 x 3 = 27


3.2.3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn gia vị đường, muối đến cảm quan của sản phẩm.

Mục tiêu

Xác định tỷ lệ phối trộn gia vị đường và muối thích hợp để sản phẩm đạt giá trị cảm quan tối ưu.


Bố trí thí nghiệm 2 được trình bày theo sơ đồ:


Thịt cá rô phi fillet / đậu nành (%)



Xay nhỏ

Kết quả thí nghiệm 1


Dịch sữa đậu nành (2 lít) Đun sôi

Dịch sữa sau khi đun sôi


1,5% bột ngọt, 1% tiêu,

2% hành lá, 2% carot.

Phối trộn gia vị (%)


Đường Muối

2 3 4


Kết quả thí nghiệm 1

3 4 5



Tạo đông

Đỗ khuôn (15phút) Tạo hình

Hấp (1000C, 10 phút)


Đánh giá cảm quan



Hình 3.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2


Tiến hành thí nghiệm

- Chuẩn bị mẫu: khối lượng mẫu cho mỗi thí nghiệm là 300g (100%) bao gồm đậu nành và thịt cá.

+ Khối lượng đậu nành được cân theo tỷ lệ được chọn ở thí nghiệm 1. Đậu nành được ngâm trong nước sạch, sau khi ngâm, vớt ra, loại vỏ, rửa sạch, xay

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022