Lĩnh Vực Xây Dựng Văn Phòng Căn Hộ


BritishVirginIslands

12

480,987,670

6.36%

Cayman Islands

1

15,232,400

0.20%

Channel Islands

2

15,018,000

0.20%

Hà Lan

2

42,124,000

0.56%

Hàn Quốc

12

1,178,992,641

15.59%

Hồng Kông

26

259,147,590

3.43%

Hoa Kỳ

1

9,900,000

0.13%

Indonesia

2

35,667,021

0.47%

Luxembourg

3

122,581,000

1.62%

Malaysia

9

1,016,506,000

13.44%

Nhật Bản

10

259,958,136

3.44%

Panama

2

25,600,400

0.34%

Pháp

3

94,250,000

1.25%

Phần Lan

1

81,000

0.00%

Philippines

2

70,000,000

0.93%

Singapore

24

3,347,892,083

44.27%

Thái Lan

4

297,594,467

3.94%

Thuỵ Điển

1

25,000,000

0.33%

Thuỵ Sỹ

1

2,000,000

0.03%

Trung Quốc

1

500,000

0.01%

Vương Quốc Anh

2

123,800,000

1.64%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư)

Trong số 24 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào lĩnh vực BĐS tại HN, Singapore dẫn đầu với 24 dự án có vốn đầu tư khoảng 3,347,892,083 tỷ USD chiếm gần ½ (44,27%) tổng số vốn FDI vào lĩnh vực BĐS Hà Nội, tiếp theo

là Hàn Quốc với 12 dự án và 1,178,992,641 USD (16% tổng số vốn đầu tư). Malaysia đứng thứ 3 đã đầu tư 1,016,506,000 USD vào 9 dự án, chiếm 13,44% tổng vốn đầu tư.

Tuy nhiên về lâu dài sẽ có nhiều đối tác từ Châu Âu và Mỹ sẽ đầu tư vào Việt Nam do Việt Nam sẽ mở cửa thị trường dịch vụ hơn nữa theo cam kết gia nhập WTO.

Có một vấn đề cần lưu ý là nhiều công ty nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam thông qua một nước thứ 3 để hưởng các ưu đãi về chi phí, thủ tục hành chính và thuế của các nước này. Vì vậy dẫn đến quốc tịch của chủ đầu tư trong giấy chứng nhận đầu tư không giống với quốc tịch thật của họ.

Các công ty Singapore là nhà đầu tư lớn nhất vào thị trường BĐS Hà Nội trong giai đoan 1988- 2008. Theo các số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong quý I năm 2008, Singapre vẫn tiếp tục đứng đầu danh sách các nhà đầu tư nước ngoài trên lĩnh vực BĐS tại Hà Nội khi là chủ đầu tư của dự án khách sạn Hoa Sen - dự án có số vốn đầu tư lớn nhất (250 triệu USD) trong 3 dự án được cấp phép thời gian này. Trong số các dự án có vốn đầu tư từ Singapore vào lĩnh vực BĐS Hà Nội cần nói đến dự án xây dựng khu đô thị mới Nam Thăng Long với tổng vốn đăng ký trên 2 tỷ USD, lớn nhất trong số các dự án được cấp phép từ trước đến nay. Một nhà đầu tư khác đến từ Singapore là Antara Koh Development Pte.Ltd lại gắn bó với dự án phát triển khu đô thị ven sông Hồng bằng kế hoạch xây dựng một quần thể bao gồm khu nhà ở, khu văn phòng thương mại, khách sạn và các công trình tiện ích công cộng để cho thuê. Dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 240 triệu USD này đã được phê duyệt thiết kế kiến trúc, hiện đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng.

Tuy không chiếm cơ cấu vốn đầu tư lớn bằng Singapore nhưng các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng tỏ ra khá quan tâm đến thị trường BĐS Hà Nội khi triển khai thi công hàng loạt dự án BĐS khá ấn tượng. Dự án quy hoạch thành phố bên sông Hồng được thành phố Hà Nội phối hợp cùng TP. Seoul của Hàn

Quốc để thực hiện. Dự án xây dựng tổ hợp dịch vụ cao cấp ở khu đô thị mới Cầu Giấy, trị giá 500 triệu USD của Tập đoàn Keangnam cũng nằm trong số các dự án lớn đang triển khai tại Hà Nội. Tại một vị trí đẹp khác cũng thuộc quận Cầu Giấy, Tập đoàn Charmvit đã đầu tư dự án xây dựng khách sạn 5 sao, với tổng vốn 80 triệu USD, trên diện tích 1,98 ha. Tập đoàn này cũng một lần nữa khẳng định Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư có sự đột phá về quy mô vốn cho mỗi dự án khi triển khai như xây dựng cụm tháp đôi khách sạn 5 sao Hà Nội Plaza và khu văn phòng cao cấp với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD. Hồ sơ dự án khu đô thị mới Tây Hồ Tây với tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới trên 300 triệu USD, do một tổ hợp 6 công ty xây dựng lớn của Hàn Quốc làm chủ đầu tư đã được Bộ Kế hoạch và đầu tư cấp phép đầu năm 2006.

Theo đánh giá của Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (Kotra), sở dĩ Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Hàn Quốc, là do những lợi thế về giá nhân công thấp, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao và nằm ở vị trí địa lý lý tưởng là trung tâm khối ASEAN. Hơn nữa, việc Việt Nam gia nhập WTO hồi đầu năm 2007 và Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc-ASEAN có hiệu lực từ tháng 6/2007 cũng đã góp phần đưa Việt Nam “trở thành một thị trường rất quan trọng” của các nhà đầu tư Hàn Quốc. Kết quả thăm dò ý kiến do Hiệp hội thương mại Hàn Quốc vừa tiến hành đối với 580 doanh nghiệp nước này cho thấy, trong tương lai, Việt Nam sẽ là địa chỉ đầu tư hấp dẫn thứ 2 đối với doanh nghiệp Hàn Quốc, chỉ sau Trung Quốc. Tại thời điểm này, nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Posco, Samsung, Lotte, Kumho Asiana cũng đã có mặt tại Việt Nam.

Không chỉ các nhà đầu tư Singapore, Hàn Quốc nhanh nhạy nắm bắt tiềm năng của thị trường BĐS Hà Nội trong tương lai, rất nhiều các nhà đầu

tư đến từ các quốc gia khác như Malaysia, Nhật Bản cũng đang bị thu hút bởi thị trường này. Tập đoàn Riviera (Nhật Bản) với số vốn đầu tư 500 triệu USD sẽ đầu tư vào vị trí X2 (4 ha) để xây dựng khách sạn 5 sao. Chủ đầu tư sẽ ủng hộ thành phố khoảng 5 triệu USD, cùng với đề xuất được giới thiệu xây dựng 2 địa điểm xây dựng tổ hợp sân golf, văn phòng, căn hộ với tổng vốn đầu tư 500 triệu USD.

Ngoài ra, Dự án cải tạo Công viên Yên Sở thành khu vui chơi giải trí hiện đại do Tập đoàn Gamuda Land (Maylaysia) làm chủ đầu tư cũng đang tiếp tục quy hoạch mở rộng, với số vốn đầu tư lên đến gần 2 tỷ USD, và đã được cấp phép trong quý I/2008.

Tại góc phố Liễu Giai, Đào Tấn, quận Ba Đình, Công ty Coralis Vietnam Co.LTD dự kiến đầu tư khoảng 114,6 triệu USD để xây dựng toà nhà "chọc trời" 65 tầng (100% vốn của Luxembua), bao gồm Khu văn phòng, căn hộ, trung tâm mua bán, siêu thị, rạp chiếu phim, phòng khám, bãi đỗ xe.

Tập đoàn Pacific Land, Anh, đã nộp hồ sơ đề xuất đầu tư xây dựng dự án Khu công nghệ sinh học Nam Thăng Long, tổng vốn đầu tư có thể đến 1 tỷ USD. Tập đoàn cũng đã nộp hồ sơ đề xuất đầu tư xây dựng Khu công nghệ cao Sài Đồng, với tổng vốn đầu tư có thể từ vài trăm triệu đến 1 tỷ USD.

2.2.2. Theo hình thức đầu tư

Hai hình thức đầu tư phổ biến nhất hiện nay của các dự án FDI vào lĩnh vực BĐS Hà Nội là liên doanh và thành lập tổ chức 100% vốn nước ngoài. Trong báo cáo tóm tắt tình hình đầu tư nước ngoài giai đoạn 1988-2007 của Bộ kế hoạch và đầu tư, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 77,6% về số dự án và 61,6% về tổng vốn đăng ký; Liên doanh chiếm 18,8% về số dự án và 28,8% về tổng vốn đăng ký. Số còn còn lại đầu tư theo hình thức Hợp doanh, BOT, công ty cổ phần và công ty quản lý vốn.

Trong đó có thể thấy hình thức liên doanh là hình thức đầu tư phổ biến vì một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, các nhà ĐTNN không thể tự có đất để làm dự án, họ phải tìm những khu đất có vị trí tốt, đặc biệt là đã giải phóng mặt bằng, nhưng việc này các nhà đầu tư nước ngoài chưa am hiểu thủ tục quy trình đầu tư sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy họ tìm đến những nhà đầu tư trong nước, những người nắm giữ những khu đất ở vị trí thuận lợi, trong các khu trung tâm, kinh tế, chính trị trên địa bàn Hà Nội hay các hay các nhà đầu tư có những dự án khu đô thị lớn đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, hoàn thiện các thủ tục đầu tư, hoặc đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Và như vậy, họ chỉ cần bỏ vốn nắm lấy quyền quản lý và tiến hành đầu tư ngay.

Thứ hai, khi gây quỹ thực hiện dự án, các NĐT nước ngoài phải chịu sức ép giải ngân từ các quỹ đầu tư rất lớn do cam kết giải ngân trong một thời gian nhất định. Và vì chưa có nhiều dự án đã hoạt động, nên các nhà đầu tư phải chọn cách liên doanh với các đối tác trong nước để cùng phát triển dự án ngay từ đầu.

Tuy nhiên, các tổ chức 100% vốn nước ngoài hiện nay cũng đang ráo riết tự vận động bắt đầu từ khâu xin giấy phép, giải phóng mặt bằng và thực hiện dự án một cách hoàn chỉnh dự án. Thực tế cũng chứng minh ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài chọn hình thức đầu tư này khi tham gia vào thị trường BĐS Việt Nam thời gian vừa qua.

2.2.3. Theo lĩnh vực đầu tư

Hiện nay các dự án đầu tư vào lĩnh vực BĐS nói chung được phân chia vào 4 nhóm lĩnh vực chính: xây dựng kinh doanh văn phòng cho thuê, lĩnh vực khách sạn, du lịch, lĩnh vực xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất và lĩnh vực xây dựng khu đô thị mới. Trong đó nguồn vốn phân bổ vào các dự án thuộc các lĩnh vực nói trên như sau:

Biểu 2.4: Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các dự án BĐS tại Hà Nội theo lĩnh vực đầu tư.

3%

39 22 36 Kh¸ch s¹n du lÞch XD v¨n phßng c¨n hé XD KCN KCX XD khu ®« thÞ míi 1

39%



22%


36%

Kh¸ch s¹n du lÞch

XD v¨n phßng, c¨n hé XD KCN - KCX

XD khu ®« thÞ míi


(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư)

Như vậy, chiếm ưu thế nhất trong số các lĩnh vực xây dựng BĐS hiện nay là đầu tư vào 2 nhóm xây dựng văn phòng, căn hộ (39%) và các khách sạn du lịch (36%). Nhóm lĩnh vực xây dựng văn phòng, căn hộ bao gồm: xây dựng văn phòng, căn hộ để bán hoặc cho thuê, xây dựng các khu trung tâm thương mại với tổng số 65 dự án và 2,937,184,852 USD vốn đầu tư. Các dự án xây dựng khu đô thị mới tuy không nhiều (4 dự án) nhưng lại thu hút được số vốn đầu tư rất lớn (2,710,799,000 USD). Bên cạnh đó là các dự án đầu tư vào khách sạn, du lịch chiếm 22% tổng số vốn đầu tư với 58 dự án và 1,666,981,599 USD. Các dự án xây dựng hạ tầng khu công nghiệp chiếm tỷ lệ vốn khá nhỏ (khoảng 3%) với vốn đầu tư là 247,178,000 USD tham gia vào 4 dự án.

2.2.3.1. Lĩnh vực xây dựng văn phòng căn hộ

Theo quan điểm của công ty quản lí và tiếp thị BĐS CB Richard Ellis Vietnam, một công ty chuyên nghiệp về quản lí và phát triển BĐS, các toà nhà thương mại ở Hà Nội được chia thành 3 hạng: hạng A, hạng B, hạng C (xem phụ lục).

Tuỳ vào đối tượng khách hàng mà nhà kinh doanh BĐS muốn cung cấp dịch vụ mà nhà đầu tư sẽ lựa chọn quy mô, vị trí đất đầu tư phù hợp với ngân sách và mục đích của mình.

Các dự án xây dựng văn phòng cho thuê

Thị trường văn phòng cho thuê của Hà Nội hiện nay đang hoạt động sôi động hơn bao giờ hết. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến giới kinh doanh tin rằng sẽ tiếp tục xảy ra cơn sốt giá với các văn phòng hạng A là dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày một lớn. Số công ty, văn phòng đặt trụ sở tại Hà Nội đang tăng lên mạnh mẽ cùng với sự góp mặt đông đảo của các doanh nhân nước ngoài và Việt kiều. Bản thân một số doanh nghiệp trong nước có năng lực về tài chính cũng muốn chuyển vào các văn phòng cao cấp để hưởng dịch vụ tốt hơn và nâng cao hình ảnh, thương hiệu của mình với các đối tác. Vì vậy đối tượng khách hàng mà các toà nhà hạng A hướng tới giờ đây không chỉ là các công ty, văn phòng nước ngoài mà còn là các công ty lớn hoặc kinh doanh thành công tại Việt Nam. Xu hướng của hầu hết các khách thuê văn phòng là muốn làm việc tại một toà nhà hiện đại, tiện nghi, có cách quản lí chuyên nghiệp. Trong khi số lượng các toà nhà hạng A và hạng B tại Hà Nội không đủ để đáp ứng nhu cầu đó. Theo thống kê của công ty CB Richard Ellis tổng cung mới của lĩnh vực xây dựng văn phòng cho thuê cao cấp trong năm 2007 là 46.000m².

Biểu 2.5: Diện tích cho thuê và lượng cung mới về văn phòng hạng A&B


Nguồn Công ty quản lý và tiếp thị BĐS CB Richard Ellis Vietnam Trong số đó văn 2


(Nguồn: Công ty quản lý và tiếp thị BĐS CB Richard Ellis Vietnam)

Trong số đó văn phòng hạng A nổi bật lên là 2 toà nhà Opera Business Centre và Pacific Place, văn phòng hạng B gồm có: Toà nhà Viglacera, toà nhà VIT, toà nhà Kinh Đô, toà nhà số 9 Đào Duy Anh. Tính đến cuối năm 2007, trên địa bàn Hà Nội sẽ xuất hiện 10 Toà nhà văn phòng hạng A, 23 Toà nhà văn phòng hạng B. Tổng cung tính đến thời điểm tháng 12/2007 xấp xỉ đạt 300.000m².

Biểu 2.6: Diện tích cho thuê và hiệu suất sử dụng tại các toà nhà văn phòng hạng A & B

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022