Phương Pháp Phỏng Vấn Sâu Chuyên Gia


263. UNCTAD, 2003. New FDI pattern emerging, says UNCTAD. Xem tại: https://unctad.org/press-material/new-FDI-pattern-emerging-says-unctad_ truy cập ngày 03/02/2021.

264. UNCTAD, 2003. New FDI pattern emerging, says UNCTAD. Xem tại: https://unctad.org/press-material/new-FDI-pattern-emerging-says-unctad_truy cập ngày 03/02/2021.

265. UNCTAD, 2012. World Investment Report 2012: Towards a new generation of investment policies. Xem tại: https://unctad.org/system/files/official- document/wir2012_embargoed_en.pdf_ truy cập ngày 08/09/2020.

266. VCCI, 2015a. Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS). Xem tại: http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/7178-hiep-dinh-khung-ASEAN-ve- dich-vu-afas_truy cập ngày 12/09/2019.

267. VCCI, 2015b. Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA). Xem tại: https://trungtamwto.vn/chuyen-de/7172-hiep-dinh-dau-tu-toan-dien-ASEAN- acia_truy cập ngày 12/09/2019.

268. VCCI, 2016a. Doanh nghiệp & Tự do hoá thương mại. Xem tại: http://www.trungtamwto.vn/download/16529/Tom%20luoc%20-AEC.pdf_ truy cập ngày 02/03/2020.

269. VCCI, 2016b. Tóm lược Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Xem tại: http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/7658-tom-luoc-cong-dong-kinh-te- ASEAN-aec_ truy cập ngày 22/11/2019.

270. VCCI, 2016c. Văn kiện Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) & tóm tắt. Xem tại: https://aecvcci.vn/tin-tuc-n1638/van-kien-hiep-dinh-dau-tu-toan- dien-ASEAN-acia-va-tom-tat.htm_ truy cập ngày 02/03/2020.

271. VCCI, 2017. Báo cáo PCI 2016. Xem tại: https://pcivietnam.vn/an-pham/bao- cao-pci-2016-ct170_truy cập ngày 06/07/2021.

272. VCCI, 2019. Văn kiện Hiệp định CPTPP và các Tóm tắt. Xem tại: https://trungtamwto.vn/chuyen-de/10835-van-kien-hiep-dinh-cptpp_truy cập 03/02/2021.

273. VCCI, 2020. Việt nam – EU. Xem tại: https://trungtamwto.vn/fta/199-viet-nam-

-eu/1_truy cập ngày 04/02/2021.

274. VCCI, 2021. Báo cáo PCI 2020. Xem tại: https://pcivietnam.vn/an-pham/bao- cao-pci-2020-ct185_truy cập ngày 06/07/2021.

275. World Bank, 2021. Tổng quan về Việt Nam. Xem tại: https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview_truy cập ngày 10/11//2021.


276. World Development Indicators Database

277. WTO, 2019a. Index Scores for GATS commitments & PTA commitments, by PTA. Xem tại: www.wto.org/english/tratop_e/serv_e/dataset_e/dataset_e.htm_ truy cập ngày 03/01/2021.

278. WTO, 2019b. The General Agreement on Trade in Services (GATS): Objectives, Coverage & Disciplines. Xem tại: https://www.wto.org/english/docs_e/legal_e/26-gats.pdf_ truy cập ngày 19/10/2020.

279. WTO, 2020. The General Agreement on Trade in Services (GATS): objectives, coverage & disciplines. Xem tại: https://www.wto.org/english/tratop_e/serv_e/gatsqa_e.htm_ truy cập ngày 15/03/2020.


PHỤ LỤC 1: PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA


Phụ lục 1.1. Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia

Mục đích của phỏng vấn chuyên gia nhằm đánh giá các nội dung bao gồm: các cam kết trong AEC liên quan đến đầu tư vào ngành dịch vụ, thực tiên chính sách của Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh AEC để bổ sung và làm rõ cho các kết quả nghiên cứu định tính và mô hình định lượng.

Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn bán cấu trúc.

Chọn mẫu nghiên cứu phỏng vấn chuyên gia: luận án dùng các tiêu chí sau để chọn đối tượng tham gia phỏng vấn:

(1) Người có kinh nghiệm và hiểu biết đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế;

(2) Có bằng Thạc sỹ trở lên hoặc có kinh nghiệm ít nhất 5 năm trong lĩnh vực chuyên môn;

(3) Là công dân Việt Nam hoặc nước ngoài;

(4) Có thể giao tiếp bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

Quy trình mời người tham gia nghiên cứu: NCS tìm và mời người tham gia phỏng vấn thông qua các nguồn và cách thức như sau:

(i) Gửi thư mời trực tiếp để mời chuyên gia đáp ứng được các tiêu chí trên tham gia phỏng vấn.

(ii) Nhờ các đồng nghiệp/người quen chuyển thư mời tham gia nghiên cứu tới các chuyên gia có thể đáp ứng các yêu cầu trên

Kết quả mẫu chọn lựa: đối tượng phỏng vấn trong luận án là các chuyên gia có kiến thức thực tế và sâu rộng về đầu tư trực tiếp nước ngoài đến từ khối hàn lâm (trường Đại học Kinh tế quốc dân, trường Đại học Ngoại Thương, Học viện Chính sách và Phát triển), khối hoạch định chính sách (Hội đồng Lý luận Trung ương, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương – Bộ Công thương, Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương). Người tham gia phỏng vấn cho đề tài nghiên cứu này hoàn toàn tự nguyện và mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp không ảnh hưởng tới việc họ tự nguyện tham gia nghiên cứu. Để lựa chọn người tham gia nghiên cứu phù hợp với mẫu nghiên cứu, tác giả đề nghị người tham gia trả lời một số câu hỏi sàng lọc ban đầu, bao gồm các thông tin liên quan tới các tiêu chí của người tham gia nghiên cứu, quá trình phỏng vấn (ví dụ: khoảng cách địa lý thời gian có thể phỏng vấn trực tiếp, đồng ý cho ghi âm cuộc


phỏng vấn). Do một số phỏng vấn diễn ra trong thời gian dịch bệnh, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tuyến thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin.

Bảng hỏi phỏng vấn: Bảng hỏi gồm 14 câu hỏi, trong đó ngoài các câu hỏi về thông tin người trả lời thì nội dung chính của bảng hỏi được chia làm 4 phần tương ứng với các nội dung: (1) Các cam kết trong AEC liên quan đến đầu tư vào ngành dịch vụ, (2) Thực tiễn chính sách đầu tư của Việt Nam, (3) Thực trạng thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam và (4) Các yếu tố tác động đến thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh AEC.

Kết quả phỏng vấn chuyên gia: Kết quả phỏng vấn thu được đó là:

Đa số các chuyên gia cho rằng Hiệp định Khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) là hiệp định có tác động đến hoạt động đầu tư vào ngành dịch vụ trong khuôn khổ AEC. Ngoài ra, Hiệp định Đầu tư toàn diện (ACIA) cũng có những quy định ảnh hưởng đến một số phân ngành dịch vụ.

Đa số các chuyên gia đánh giá mức độ cam kết liên quan đến đầu tư vào ngành dịch vụ của AEC là Yếu so với các hiệp định thương mại và đầu tư khác (8/12 chuyên gia đánh giá ở mức Yếu, 4 chuyên gia đánh giá ở mức Tương đương). Mức độ thực hiện các cam kết của Việt Nam cũng chủ yếu được đánh giá mở mức độ Thấp (7/12 chuyên gia) và Tương đương (5/12 chuyên gia). Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ các nước phát triển không đồng đều, thị trường dịch vụ của nhóm các nước CLMV còn thấp so với nhóm 6 nước phát triển khác của ASEAN)

83% (10/12) các chuyên gia đánh giá các chính sách đầu tư của Việt Nam còn hạn chế do hiệu lực chưa cao, mức hấp dẫn còn thấp so với các nước, năng lực cạnh tranh thấp và các địa phương áp dụng thiếu thống nhất – nguyên nhân là do chưa chú ý đến thị trường đầu tư ASEAN, các đối tác ASEAN không có tiềm lực mạnh, ngành dịch vụ chưa phát triển, độ minh bạch chưa cao, xúc tiến đầu tư dịch vụ hạn chế…

91% (11/12) các chuyên gia cho rằng về thực trạng đầu tư đã đạt được những thành tựu nhất định, đã có sự tham gia từng bước của ASEAN nhất là trong phân ngành bán lẻ và kinh doanh bất động sản, đầu tư theo hình thức hiện diện thương mại, các nhà đầu tư cũng quan tâm hơn đến các lĩnh vực tiềm năng như ngân hàng, giáo dục…Tuy nhiên, mức độ thu hút chưa mạnh, khả năng có chính sách thu hút tổng thể chưa cao, chưa gắn đặc thù ASEAN, các địa phương chưa quan tâm nhiều đến đối tác ASEAN. Cần có chính sách phù hợp với đối tác ASEAN, phát triển mạnh dịch vụ và đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các ngành dịch vụ với từng đối tác cụ thể theo thế mạnh dịch vụ của nước đó. Tuy nhiên, do các câu hỏi nghiên cứu về thực trạng và


chính sách đầu tư liên quan đến ASEAN tương đối chuyên sâu, một số chuyên gia không có câu trả lời liên quan đến các vấn đề này.

Đa số các nhân tố ảnh hưởng đều được các chuyên gia ủng hộ, trong đó ba nhân tố được các chuyên gia cho rằng có mức độ ảnh hưởng quan trọng nhất đó là: Ổn định kinh tế vĩ mô - Lạm phát (11/12 chuyên gia đồng ý); Chính sách tỷ giá hối đoái (11/12 chuyên gia đồng ý); Phát triển tài chính (11/12 chuyên gia đồng ý); Tiềm năng thị trường (11/12 chuyên gia đồng ý); Nguồn nhân lực (12/12 chuyên gia đồng ý); Hội nhập AEC (10/12 chuyên gia đồng ý); và Chất lượng thể chế - chính trị (11/12 chuyên gia đồng ý). Một số yếu tố nhận được sự đồng tình của số lượng các chuyên gia ít hơn, đó là yếu tố về Cơ sở hạ tầng (08/12 chuyên gia đồng ý), Độ mở thương mại (06/12 chuyên gia đồng ý). Kết quả này được sử dụng để bổ sung lý giải cho phần phân tích các yếu tố tác động của NCS ở Chương 4.

Phụ lục 1.2. Câu hỏi phỏng vấn


CÂU HỎI PHỎNG VẤN

THU HÚT FDI TỪ ASEAN VÀO CÁC NGÀNH DỊCH VỤ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TRIỂN KHAI CAM KẾT HỘI NHẬP AEC


Kính thưa Ông/Bà!

Nhóm nghiên cứu muốn cảm ơn ông/bà đã dành thời gian trả lời phỏng vấn. Nhóm nghiên cứu đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập AEC”. Vì vậy, nhóm nghiên cứu mong muốn hỏi ý kiến ông/bà về các nội dung liên quan nội dung này. Những ý kiến của ông/bà sẽ là những thông tin quý báu giúp nhóm nghiên cứu hoàn thành đề tài trên.

Tất cả các câu trả lời sẽ được đảm bảo bí mật thông tin. Các câu trả lời phỏng vấn sẽ chỉ được chia sẻ phục vụ mục đích nghiên cứu và nhóm nghiên cứu sẽ đảm bảo các thông tin nào đưa vào sản phẩm sẽ không tiết lộ thông tin về người đã cung cấp thông tin đó. Mọi thắc mắc ông/bà xin liên hệ: Nguyễn Hồng Hạnh – Trường Đại học Ngoại Thương, số điện thoại: 0988.168.291, email: hanhnh@ftu.edu.vn.


Phần 1: Các cam kết trong AEC liên quan đến đầu tư vào ngành dịch vụ

1. a. Những cam kết chính nào trong AEC tác động đến hoạt động thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam?


b. Tác động của các cam kết đó như thế nào?

2. Mức độ các cam kết liên quan đến đầu tư vào ngành dịch vụ của AEC so với các hiệp định tự do thương mại và đầu tư khác như thế nào? Vui lòng giải thích sự lựa chọn của ông/bà.


Rất thấp


Thấp


Tương đương


Cao

Rất cao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - 24


3. Mức độ thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AEC của Việt Nam nhằm hướng tới tự do hoá đầu tư vào ngành dịch vụ? Vui lòng giải thích sự lựa chọn của ông/bà.


Rất thấp


Thấp


Tương đương


Cao


Rất cao


Phần 2: Thực tiễn chính sách của Việt Nam

1. Thực tiễn chính sách của Việt Nam đã thực hiện những thay đổi như thế nào để hướng tới tự do hoá đầu tư vào ngành dịch vụ trong bối cảnh AEC?

a. Chính sách về đầu tư (luật và quy định, nguyên tắc đối xử, danh mục và hình thức đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu, thuế và ưu đãi tài chính...);

b. Chính sách về tự do hoá thương mại dịch vụ (các chính sách chung và trong những lĩnh vực cụ thể);

c. Các chính sách khác (nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, xúc tiến đầu tư...)

2. a. Thực tiễn chính sách của Việt Nam còn có những hạn chế nào (đặc biệt so với chính sách của các quốc gia khác trong khu vực)?

b. Nguyên nhân của những hạn chế đó?

Phần 3: Các yếu tố tác động đến thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC

1. Theo ông/bà, những yếu tố nào về mặt vĩ mô sau đây tác động đến thu hút FDI từ ASEAN vào Việt Nam nói chung và vào các ngành dịch vụ nói riêng? Vui lòng giải thích sự lựa chọn của ông/bà.

Tiềm năng thị trường

Tỷ giá

Nguồn nhân lực

Độ mở thương mại

Lạm phát - Ổn định vĩ mô

Cơ sở hạ tầng

Sự phát triển thị trường tài chính

Chất lượng thể chế

AEC

2. Ngoài các yếu tố trên, theo ông/bà còn có yếu tố tác động nào khác?

3. Yếu tố tác động nào ông/bà cho là yếu tố chính yếu?

4. Những yếu tố tác động nào ông/bà cho rằng nên cần được chú trọng hơn nữa? Vì sao?


Phần 4: Thực trạng thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam

1. Những nét nổi bật trong việc thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam (về số lượng dự án, quy mô vốn đăng ký, quy mô dự án, cơ cấu đầu tư, đối tác đầu tư, cơ cấu theo lãnh thổ)?

2. Việt Nam đã đạt được những thành tựu nào trong việc thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ?

3. Kết quả thu hút còn những hạn chế nào?

4. Những giải pháp nào giúp Việt Nam cải thiện những hạn chế và đẩy mạnh thu hút FDI trong tương lai?


Ông/bà có muốn bổ sung thêm gì không?


Nhóm nghiên cứu sẽ phân tích các thông tin mà ông/bà cung cấp và trình bày trong sản phẩm nghiên cứu. Chúng tôi rất vui lòng gửi ông/bà xem qua sản phẩm nếu ông/bà quan tâm.


Cảm ơn ông/bà đã dành thời gian trả lời phỏng vấn!


Phụ lục 1.3. Danh sách chuyên gia phỏng vấn


STT

Nhóm đối tượng

Đơn vị công tác

Học hàm học vị/Vị trí

1


Khối Hàn lâm

Học viện Khoa học Xã hội

Việt Nam

PGS,TS. Viện trưởng


2


PGS, TS. Giảng viên Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế


3


PGS,TS. PGĐ Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo xã

hội

4

Học viện Chính sách và Phát triển

TS. Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế

5


Đại học Ngoại thương

PGS, TS. Viện trưởng


6

TS. Giảng viên bộ môn Kinh tế và quản lý (Bộ môn Đầu tư và chuyển giao công nghệ cũ)

7


Khối quản lý hoạch định chính sách

Hội đồng Lý luận Trung

ương

PGS, TS. Nguyên Phó chủ tịch

hội đồng


8


Bộ Công Thương

TS. Trưởng phòng - Viện nghiên cứu chiến lược, chính

sách công thương

9


Bộ Kế hoạch và Đầu tư

ThS. Phòng Xúc tiến Đầu tư – Cục Đầu tư nước ngoài

10

ThS/Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân

11

Sở Kế hoạch và Đầu tư6

TS/Giám đốc Sở

12

Sở Công Thương7

Giám đốc Sở

DANH SÁCH CHUYÊN GIA PHỎNG VẤN


Đại học Kinh tế quốc dân


6 Do yêu cầu bảo mật thông tin, NCS không ghi cụ thể đơn vị công tác của người phỏng vấn.

7 Do yêu cầu bảo mật thông tin, NCS không ghi cụ thể đơn vị công tác của người phỏng vấn.

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 15/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí