Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - 21


KẾT LUẬN


Hội nhập khu vực ASEAN đã và đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến nhiều mặt của hoạt động thu hút FDI nói chung và FDI vào ngành dịch vụ nói riêng. Việc AEC chính thức có hiệu lực vào năm 2015 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các quốc gia thành viên, trong đó có hoạt động thu hút FDI nội khối. Việc phân tích hoạt động thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam là một yêu cầu quan trọng, làm cơ sở đề xuất các giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn để tận dụng những cơ hội mà AEC mang lại. Đề tài nghiên cứu “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN” đã góp phần đưa ra những kết luận sau đây:

Thứ nhất, kết quả đầu tư của ASEAN vào Việt Nam trong ngành dịch vụ đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt sau khi AEC từng bước được hiện thực hoá, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của khu vực dịch vụ Việt Nam. Các chính sách thu hút FDI vào ngành dịch vụ của Việt Nam cũng đã từng bước cải thiện theo hướng thực thi các cam kết hội nhập kinh tế khu vực. Tuy nhiên thực trạng đầu tư vẫn tồn tại một vấn đề liên quan đến quy mô vốn và sự mất cân bằng trong cơ cấu các dự án, đối tác đầu tư và địa phương nhận đầu tư; cũng như thực tiễn cam kết và thực thi các cam kết trong AEC còn nhiều bất cập, gây cản trở cho hoạt động đầu tư.

Thứ hai, thông qua mô hình ước lượng OLS, RE và FE, xác định được các yếu tố tác động đến thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam. Theo đó, các yếu tố (tố (i) Lạm phát, (iii) Tỷ giá hối đoái, (iii) Sự phát triển tài chính, (iv) Nguồn nhân lực và (v) Hội nhập AEC được chỉ ra trong mô hình định lượng có tác động tích cực đến dòng vốn FDI này. Bên cạnh đó, kết quả phân tích định tính và phỏng vấn chuyên gia cũng cho thấy các yếu tố (i) Quy mô nền kinh tế và (ii) Chất lượng thể chế - chính trị, cùng với các chính sách liên quan đến đầu tư khác của Việt Nam cũng có tác động đến thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ. Tuy đã có nhiều cải thiện đối với các yếu tố thu hút đầu tư, vẫn còn tồn tại một số vấn đề đặt ra cần giải quyết để đẩy mạnh dòng vốn FDI nội khối vào các ngành dịch vụ Việt Nam.

Thứ ba, từ các hạn chế liên quan đến thực tiễn chính sách thu hút, tình hình đầu tư và các yếu tố thu hút FDI, luận án đề xuất định hướng và các giải pháp vĩ mô liên quan đến chính sách kinh tế và xã hội của Chính phủ nhằm đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI có chất lượng tốt, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trên cơ sở tận dụng các điều kiện thuận lợi từ AEC bao gồm: nhóm các giải


pháp liên quan đến cải thiện các yếu tố thu hút đầu tư; nhóm các giải pháp thu hút một số ngành dịch vụ ưu tiên từ ASEAN – bao gồm vận tải kho bãi – logistics, giáo dục-đào tạo và y tế; và nhóm các giải pháp liên quan đến hội nhập kinh tế nhằm đấy mạnh thu hút dòng vốn FDI nội khối từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam.

Bên cạnh những đóng góp về lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu, luận án vẫn còn tồn tại một số thiếu sót. Thứ nhất, dữ liệu phân tích còn hạn chế dẫn đến các kết quả tính toán và phân tích có độ chính xác chưa cao. Nghiên cứu gặp khó khăn trong việc cập nhật các số liệu trước năm 2004 cho đủ 10 nước thành viên ASEAN do nhiều dữ liệu của một số quốc gia chưa được cập nhật với World Bank cũng như các cơ sở dữ liệu khác. Thứ hai, mốc thời gian được sử dụng để so sánh trong nghiên cứu là năm 2015 – năm AEC chính thức hình thành, thời gian xem xét đánh giá tác động của AEC mới chỉ từ 2015-2019 còn tương đối ngắn, do vậy việc kết quả đánh giá còn hạn chế. Thứ ba, do nội dung của luận án là một hướng nghiên cứu chuyên sâu – vì vậy số lượng chuyên gia liên quan đến lĩnh vực có thể khai thác phỏng vấn còn hạn chế. Thứ tư, nghiên cứu chưa có điều kiện để thực hiện phân tích và so sánh chi tiết theo một số phân ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong tổng FDI từ ASEAN đầu tư vào ngành dịch vụ của Việt Nam. Thứ năm, các giải pháp gợi ý mới chỉ được đề xuất dựa trên lý luận logic mà chưa có điều kiện kiểm nghiệm trên thực tế. Và thứ sáu, luận án chỉ mới tiếp cận trên góc độ thu hút FDI, chưa có điều kiện xem xét đến nâng cao chất lượng của dòng vốn FDI này. Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo được tác giả đề xuất là tiếp tục xem xét tác động của AEC trong thời gian nghiên cứu dài hơn, đồng thời tập trung nghiên cứu sâu một số phân ngành dịch vụ thu hút được nhiều FDI từ ASEAN như giáo dục và đào tạo, bán buôn – bán lẻ, không dừng lại ở hoạt động thu hút mà còn nâng cao chất lượng của dòng vốn FDI này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sinh mong muốn nhận được những góp ý và phản biện của các học giả, các nhà nghiên cứu có quan tâm để tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện luận án và mở ra các hướng nghiên cứu mới trong tương lai./.


Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - 21

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


1. Nguyễn Hồng Hạnh (2019), “Tác động ròng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chất lượng môi trường tại Việt Nam?”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 19, tháng 7/2019, trang 37-39.

2. Trần Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Hồng Hạnh (2019), “A situational analysis on the topic of labor movement in the ASEAN Economic Community (AEC)”, Hội thảo quốc tế Innovation and Evolution in the Digital Era, tháng 11/2019, Hà Nội

3. Nguyễn Hồng Hạnh (2020), “Thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập AEC: Tổng quan nghiên cứu”, Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, Số 128, tháng 05/2020, trang 49-68.

4. Nguyễn Hồng Hạnh (2020), “FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam: Thực trạng và một số định hướng thu hút”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7, tháng 7/2020, trang 11-21

5. Trần Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Hồng Hạnh, Lê Thu Hường, Lê Mỹ Hương (2021), “Analyzing labor mobility policies in ASEAN: A Case study in Vietnam’s education sector”, International Research Journal of Finance and Economics, Issue 7, pp. 71-82.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bộ Kế hoạch & Đầu tư, 2013. Thông tư 01/2013/TT-BKHDT Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp, ban hành ngày 21/01/2013.

2. Bộ Tài Chính, 2010. Thông tư 131/2010/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, ban hành ngày 06/09/2010.

3. Bộ Tài chính, 2012. Thông tư 133/2012/TT-BTC Quy định chế độ thu, nộp & quản lý lệ phí cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, ban hành ngày 13/08/2012.

4. Bộ Thương mại, 2006. Thông tư 11/2006/TT-BTM Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ chi tiết Luật Thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, ban hành ngày 28/09/2006.

5. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hôi Chủ nghĩa Việt Nam, 2006. Nghị định 72/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, ban hành ngày 25/07/2006.

6. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hôi Chủ nghĩa Việt Nam, 2006. Nghị định 108/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết & hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, ban hành ngày 22/9/2006.

7. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hôi Chủ nghĩa Việt Nam, 2010a. Nghị định 43/2010/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp, ban ngày 15/4/2010.

8. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hôi Chủ nghĩa Việt Nam, 2010b. Nghị định số 121/2010/NĐ-CP Về sửa đổi bổ sung một số điều chỉnh của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước ban hành ngày 30/12/2010.

9. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hôi Chủ nghĩa Việt Nam, 2011. Nghị định 100/2011/NĐ-CP Quy định về thành lập & hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam, ban hành ngày 28/10/2011.

10. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hôi Chủ nghĩa Việt Nam, 2014. Nghị định 01/2014/NĐ-CP Về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam, ban hành ngày 03/01/2014.


11. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hôi Chủ nghĩa Việt Nam, 2014. Nghị định số 46/2014/NĐ-CP Quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, ban hành ngày 15/05/2014.

12. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hôi Chủ nghĩa Việt Nam, 2016. Nghị định số 07/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, ban hành ngày 25/01/2016.

13. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2017. Nghị định 35/2017/NĐ-CP QUy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, ban ngày 3/4/2017.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XIII. Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật.

15. Hoàng Chí Cương & cộng sự, 2013. Tự do hóa thương mại & đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Một cách tiếp cận thông qua mô hình Lực hấp dẫn & Phương pháp ước lượng Hausman – Taylor. Tạp chí Khoa học & Phát triển. 11(1), tr. 85-96


16. Hạ Thị Thiều Dao & Nguyễn Thị Mai, 2014. Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Khả năng & hiện thực. Tạp chí Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới. 11(2014), tr. 43-52.

17. Nguyễn Tiến Dũng, 2012. Hợp tác tiền tệ ASEAN & các vấn đề chính sách đối với Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế & Kinh doanh. 28, tr. 252- 260.

18. Phạm Thái Hà, 2017. Đầu tư trực tiếp nước ngoài &o Việt Nam theo khuôn khổ hợp tác đầu tư trong ASEAN. Tạp chí Tài Chính. 4(2017), tr. 6-8.

19. Nguyễn Văn Hà, 2013. Hiện thực hoá cộng đồng kinh tế ASEAN & tác động đến Việt Nam. NXB Khoa học Xã hội.

20. Nguyễn Văn Hà, 2017. Thực hiện kế hoạch tổng thể Cộng đồng kinh tế ASEAN 2016-2025: Kết quả & triển vọng. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á. 8(2017), tr.24-32.

21. Nguyễn Văn Hà & Nguyễn Xuân Tùng, 2015. Tự do hóa thương mại trong kế hoạch tổng thể Cộng đồng kinh tế ASEAN – Những thành tựu & thách thức. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á. 9/2015, tr. 21-27.

22. Nguyễn Hữu Hào và Nguyễn Thị Mỹ Diệu, 2016. Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn. 21(3), tr. 10-16.

23. Vũ Huy Hoàng, 2010. Cộng đồng kinh tế ASEAN – Ưu tiên hội nhập kinh tế ASEAN. Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương. 309(2010), tr. 12-14.


24. Hà Văn Hội, 2013. Tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN & những tác động đến thương mại quốc tế của Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHGQHN: Kinh tế & Kinh doanh. 29(2013). 4, tr. 44 - 53.

25. Phan Thị Quốc Hương, 2014. Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài &o Việt Nam. Luận án tiến sĩ Trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

26. Vũ Thanh Hương & Trần Việt Dung, 2015. Việt Nam với quá trình tự do hoá thương mại dịch vụ hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN. Tạp chí Khoa học & Phát triển 2015. 13(3), tr. 474 - 483.

27. Phùng Xuân Nhạ, 2013. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Lý luận & Thực tiễn. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

28. Hoàng Thị Thanh Nhàn & Võ Xuân Vinh, 2013. Hiện thực Cộng đồng kinh tế ASEAN: Thuận lợi & trở ngại. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế & Kinh doanh. 29(4).

29. Bùi Thị Lan Phương, 2018. Tác động của chính sách tỷ giá tới thu hút FDI: Kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán. Số 02(175) – 2018.

30. Nguyễn Thị Minh Phương, 2014. Tự do hoá đầu tư trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) & sự tham gia của Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo quốc tế AEC – lần 3 (tháng 10/2014), tr. 40-54.

31. Hồ Nhật Quang, 2010. Quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô & đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế - Luật.


32. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005.

33. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2014. Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014.

34. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2020. Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2020.

35. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2013. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ban hành ngày 29/11/2013.

36. Trần Thị Ngọc Quyên, 2015. Cam kết trong lĩnh vực dịch vụ và di chuyển lao động hướng đến Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam. Tạp chí Kinh tế đối ngoại. 77(11), tr. 65-77.

37. Trần Thị Ngọc Quyên và Nguyễn Hải Ninh, 2016. Chính sách liên quan đến lao động tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Tạp chí Kinh tế đối ngoại. 84(12).

38. Số liệu của Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.


39. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

40. Số liệu của Tổng cục Thống kê.

41. Nguyễn Hồng Sơn. 2009. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Nội dung & lộ trình, NXB Khoa học Xã hội.

42. Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Anh Thư, Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị Minh Phương, 2015a. Việt Nam hội nhập AEC: Cơ hội & thách thức cho phát triển. Tạp chí Kinh tế & Phát triển. 212(2015), tr. 13-24.

43. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thu Hằng, Itakura, K., Nguyễn Thị Linh Nga, Nguyễn Thanh Tùng, 2015. Tác động của TPP và AEC lên nền kinh tế Việt Nam: Các khía cạnh vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi, NXB Thế giới.

44. Nguyễn Đình Thọ, 2012. Đẩy mạnh cải cách kinh tế để phát triển ổn định, bền vững. Tạp chí Ngân hàng. Số 3 (2012), tr. 3-9.

45. Võ Minh Tập, 2013. “Việt Nam trong quá trình tham gia hiện thực hoá Cộng đồng kinh tế ASEAN: Thực trạng & đối sách”. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế AEC – lần 3 (tháng 10/2014), tr.113 - 123.

46. Cao Phương Thảo, 2020. Tác động của Cộng đồng kinh tế ASEAN đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Học viện Tài chính.

47. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2020. Quyết định 531/QĐ-TTg Phê duyệt chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành ngày 01/04/2021.

48. Phạm Hùng Tiến, 2014. Hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN – Góc nhìn từ ngành dịch vụ logistics Thái Lan & vận dụng kinh nghiệm phát triển logistics tại Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế AEC – lần 3 (10/2014), tr. 197-209.

49. Trang Thị Tuyết, 2017. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN &o Việt Nam trong bối cảnh Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Tạp chí Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. 8(2017), tr. 4-6.

50. Nguyễn Quốc Việt, Chu Thị Nhường, Trần Thị Giáng Quỳnh và Phạm Thị Hiền, 2014. Đánh giá tác động của chất lượng thể chế cấp tỉnh tới khả năng thu hút FDI vào các địa phương tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh. 30(1), tr.53-62.

II. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

51. Abdul, H.A.R., Zafar, S., Iqbal, T., Zafar, Z. & Hussain, H.I., 2018. Analyzing sectoral level determinants of inward foreign direct investment. Polish Journal of management studies. 17(2), pp. 7 - 17.


52. Addison, T. & Heshmati, A., 2003. The new global determinants of FDI flows to developing countries: The importance of ICT and democratization. WIDER Working Paper Series from World Institute for Development Economic Research (UNU-WIDER), DP2003-45.

53. Adi, A.A., Wunuji & Adimani, E., 2014. Effect of foreign direct investment on China economic growth: A Granger causality approach. Journal of Economics and Finance. 2(4).

54. Agbloyor, E., Abor, J. & Adjasi, C. (2013). Exploring the causality links between financial markets and foreign direct investment in Africa. Research in International Business and Finance. 28(C), pp. 118-234.

55. Aiken, B.J. & Harrison, A.E. 1999. Do Domestics Firms Benefit from Direct Foreign Investment? Evidence from Venezuela. American Economic Review. 89, pp. 605-618.

56. Ajmer, M. & Ahmed, U., 2011. Services sector reforms in Pakistan-impacts and implications. European Journal of Scientific Research. 65(3), pp. 329-341.

57. Aldaba, R., Yap, J.T., Petri, P.A., 2009. The AEC and Investment and Capital Flow. Trong ASEAN Secretariat (2009). Realizing the ASEAN Economic Community: A Comprehensize Assessment. ISEAS, pp. 83-115.

58. Ang, J.B., 2008. Determinants of Foreign Direct Investment in Malaysia.

Journal of Policy Modelling. 30(2008), pp. 185-189.

59. Anyanwu, J., 2012. Why Does Foreign Direct Investment Go Where It Goes?: New Evidence From African Countries. Annals of Economics and Finance. 13(2), pp. 425-462.

60. Artige, L. & Nicolini, R., 2005. Evidence on the Determinants of Foreign Direct Investment: The Case of Three European Regions. CREPP Working Papers.

61. Asiedu, E., 2002. On the determinants of foreign direct investment to developing countries: Is Africa Different?. World Development. 30(1), pp. 107- 119.

62. Barrell, R. & Holland, D. ,2000. Foreign Direct Investment and Enterprise Restructuring in Central Europe. Economics of Transition. 8, pp: 477-504.

63. Basile, R., Castellani, D. & Zanfei, A., 2003. Location choices of multinational firms in Europe: the role of national boundaries and EU policy. Working Paper Series on Economics, Mathematics and Statistics No. 78.

64. Basile, R., Castellani, D. and Zanfei, A., 2003. Location choices of multinational firms in Europe: the role of national boundaries and EU policy”. Working Paper Series on Economics, Mathematics and Statistics No. 78.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2023