Generalized Method of Moments | Mô hình Moments tổng quát | |
GDP | Gross Domestic Products | Tổng sản phẩm quốc nội |
IMF | Intenational Moneytary Fund | Quỹ Tiền tệ quốc tế |
ISEAS- Yusof Ishak | Institute of Southeast Asian Studies – Yusof Ishak | Viện nghiên cứu Đông Nam Á - Yusof Ishak |
MNEs | Multinational Enterprises | Các Công ty Đa quốc gia |
MRAs | Mutual Recognition Agreements | Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau |
ODA | Official Development Assistance | Hỗ trợ phát triển chính thức |
OECD | Organization for Economic Co- operation and Development | Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế |
OLS | Ordinary Least Squares | Phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường |
RE(M) | Random Effects (Model) | Mô hình tác động ngẫu nhiên |
TNDN | Thu nhập doanh nghiệp | |
UNCTAD | Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển | |
USD | United States Dollar | Đô la Mỹ |
VCCI | Vietnam Chamber of Commerce and Industry | Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam |
VND | Vietnam Dong | Đồng Việt Nam |
WB | World Bank | Ngân hàng Thế giới |
WDI | World Development Indicators | Chỉ số phát triển của Ngân hàng thế giới |
WTO | World Trade Organization | Tổ chức Thương mại thế giới |
Có thể bạn quan tâm!
- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN - 1
- Lý Luận Cơ Bản Về Thu Hút Fdi Vào Các Ngành Dịch Vụ Trong Bối Cảnh Hội Nhập Kinh Tế Khu Vực Và Tổng Quan Về Aec
- Tổng Quan Nghiên Cứu Liên Quan Đến Các Yếu Tố Thu Hút Fdi
- Tổng Quan Nghiên Cứu Liên Quan Đến Các Yếu Tố Thu Hút Fdi Vào Các Ngành Dịch Vụ
Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG
Bảng 1.1: Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu 27
Bảng 2.1: Cơ chế tác động của hội nhập kinh tế khu vực đến thu hút FDI 37
Bảng 2.3: Phân loại các ngành dịch vụ theo SNA 41
Bảng 3.1: Cơ cấu các phân ngành dịch vụ của Việt Nam 56
Bảng 3.2: Số doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế và quy mô vốn 57
Bảng 3.3: Số doanh nghiệp chia theo khu vực kinh tế và quy mô lao động 57
Bảng 3.4: FDI của Việt Nam theo phân ngành kinh tế 58
Bảng 3.5: FDI của ASEAN vào Việt Nam trong ngành dịch vụ theo phân ngành...63 Bảng 3.6: FDI của ASEAN từ ASEAN vào Việt Nam theo chủ đầu tư 65
Bảng 3.7: FDI của ASEAN từ ASEAN vào Việt Nam trong ngành dịch vụ theo chủ đầu tư 66
Bảng 3.8: FDI của ASEAN từ ASEAN vào Việt Nam trong các ngành dịch vụ theo hình thức đầu tư 67
Bảng 3.9: Các địa phương dẫn đầu về thu hút FDI từ ASEAN trong các ngành dịch vụ 68
Bảng 3.10: Số dự án FDI đăng ký mới từ ASEAN vào Việt Nam trong một số ngành dịch vụ giai đoạn 2015 – 2020 70
Bảng 3.11: Một số lĩnh vực dịch vụ không cho phép đầu tư theo ACIA của Việt Nam
...................................................................................................................................73
Bảng 3.12: Mức độ hội nhập dịch vụ của các quốc gia trong AFAS 7 và GATS 75
Bảng 3.13: Cam kết hội nhập dịch vụ theo AFAS so với cam kết trong WTO 75
Bảng 3.14: Chỉ số Hoekman theo các phương thức cung cấp dịch vụ của Việt Nam trong AFAS 9 77
Bảng 4.1: Mô tả biến độc lập và tác động kỳ vọng 88
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu 90
Bảng 4.3: Bảng mа trận tương quаn giữа các biến 91
Bảng 4.4: Kết quả hồi quу OLS, FEM và REM chо dữ liệu 92
Bảng 4.5: Kiểm định рhương sаi sаi số thау đổi và hiện tượng tự tương quаn 93
Bảng 4.6: Kiểm định Hаusmаn 93
Bảng 4.7: Kiểm định рhương sаi sаi số thау đổi quа các thực thể trоng REM 94
Bảng 4.8: Kiểm định tương quаn chuỗi trоng mô hình REM 95
Bảng 4.9: Kết quả hồi quу REM chо dữ liệu 95
Bảng 4.10: Lương thối thiểu và lương bình quân của một số quốc gia ASEAN năm 2016 102
Bảng 4.11: Năng suất lao động trung bình của các khu vực kinh tế năm 2016 104
Bảng 4.12: So sánh quy định về đầu tư trong Luật Đầu tư 2020 và ACIA 117
Bảng 4.13: Tổng hợp tác động của các yếu tố có ảnh hưởng đến thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam 123
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng các ngành trong tổng GDP của Việt Nam 54
Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng dịch vụ trong GDP của một số nước năm 2020 55
Biểu đồ 3.3: Dòng vốn đầu tư nội khối ASEAN giai đoạn 2016-2020 59
Biểu đồ 3.4: Đầu tư nội khối ASEAN tính theo nước nhận đầu tư 2019-2020 60
Biểu đồ 3.5: Số lượng dự án và tổng vốn FDI từ ASEAN vào Việt Nam giai đoạn 1988-2020 60
Biểu đồ 3.6: FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam giai đoạn 1988-2020
...................................................................................................................................61
Biểu đồ 3.7: Đầu tư nội khối ASEAN trong một số phân ngành chính năm 2019-2020
...................................................................................................................................63
Biểu đồ 4.1: Kết quả phỏng vấn chuyên gia liên quan đến các yếu tố tác động đến thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam 98
Biểu đồ 4.2: Chỉ số cơ sở hạ tầng tại Việt Nam giai đoạn 2008-2018 100
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ của lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên và trong độ tuổi lao động 103
Biểu đồ 4.4: Tổng kim ngạch XNK/GDP của một số quốc gia ASEAN 106
Biểu đồ 4.5: Trị giá xuất – nhập khẩu hàng hoá phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2019 106
Biểu đồ 4.6: Chỉ số tham nhũng của Việt Nam giai đoạn 2010-2020 108
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ lạm phát của các quốc gia ASEAN giai đoạn 2004-2020 110
Biểu đồ 4.8: So sánh tương quan biến động tỷ giá VND/USD và tổng vốn FDI từ ASEAN vào Việt Nam trong ngành dịch vụ 112
Biểu đồ 4.9: Cung tiền (M2/GDP) của các nước ASEAN 113
Biểu đồ 4.10: Tín dụng ngân hàng/GDP của các nước ASEAN 114
Biểu đồ 4.11: Vốn hoá thị trường các công ty niêm yết 115
Biểu đồ 4.12: Vòng quay cổ phiếu niêm yết 115
HÌNH
Hình 1: Khung phân tích nghiên cứu 6
Hình 1.1: Tổng quan nghiên cứu liên quan đến thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh AEC 27
Hình 2.1: Các nhóm yếu tố tác động đến thu hút FDI 36
Hình 2.2: Các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào ngành dịch vụ 46
Hình 2.3: Bốn mục tiêu của AEC 47
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua hơn 50 năm hợp tác và không ngừng phát triển, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã trở thành một liên minh chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội đóng vai trò quan trọng trong ổn định và phát triển khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như trên toàn thế giới. Bên cạnh những nỗ lực hợp tác về an ninh – chính trị và văn hoá – xã hội, tiến trình hội nhập kinh tế giữa các nước ASEAN những năm gần đây được đánh dấu bằng sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). AEC hướng tới mục tiêu tạo nền tảng để xây dựng một cơ sở sản xuất ASEAN thống nhất, một khu vực kinh tế cạnh tranh và phát triển bình đẳng, hội nhập thành công vào nền kinh tế toàn cầu. Với mục tiêu đó, các nước ASEAN cam kết từng bước dỡ bỏ hàng rào thương mại, đẩy mạnh lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ, các nguồn lực về đầu tư và thể nhân giữa các quốc gia thành viên cũng như trong khu vực (The ASEAN Secretariat, 2020).
Mở cửa ngành dịch vụ là một trong những yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu hội nhập kinh tế ASEAN và hiện thực hoá AEC. Các nỗ lực hội nhập ngành dịch vụ trong ASEAN chủ yếu được thực hiện trong khuôn khổ của Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (ASEAN Framework Agreement on Services - AFAS) ký kết năm 1995 và tiếp tục được đàm phán nhằm đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ tại ASEAN sẽ được hưởng những những ưu đãi trong quá trình tiếp cận thị trường dịch vụ mà không gặp phải các rào cản hay bị phân biệt đối xử (The ASEAN Secretariat, 2021). Một trong những mục tiêu quan trọng của hội nhập trong ngành dịch vụ của ASEAN là thúc đẩy luồng đầu tư dịch vụ nội khối. Nhiều quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam, đang định hướng phát triển dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do đây là ngành có giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường. Muốn vậy, việc thu hút FDI cho sự phát triển của các ngành dịch vụ là một yêu cầu cấp thiết.
Dịch vụ là ngành nhận FDI lớn nhất trong ASEAN với tỷ trọng trên tổng vốn FDI trong khu vực tăng từ dưới 50% vào giữa những năm 1990 lên hơn 66% trong giai đoạn 2014-2019 – tương đương với mức trung bình toàn cầu nhưng cao hơn nhiều so với tỷ trọng dịch vụ trong tổng GDP của khu vực (50%), chủ yếu là do đầu tư trong các lĩnh vực bất động sản, bán buôn – bán lẻ và dịch vụ tài chính ngày càng gia tăng (The ASEAN Secretariat & UNCTAD, 2019). Trước bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ về thu hút FDI của các quốc gia phát triển khác trên thế giới cũng như trong khu vực, AEC cũng đã nỗ lực thực thi Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) nhằm hướng tới xây dựng ASEAN thành một môi trường đầu tư thuận lợi và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như thúc đẩy hoạt động đầu tư nội khối nói
chung và vào các ngành dịch vụ nói riêng giữa các nước thành viên. Đáng chú ý, đầu tư nội khối vẫn là nguồn FDI lớn nhất trong ASEAN, trong đó Việt Nam là nước nhận đầu tư nội khối lớn thứ 2 trong khu vực (Cục Đầu tư nước ngoài, 2021). Trên thực tế, ASEAN là nguồn cung FDI quan trọng và là đối tác kinh tế trọng điểm của Việt Nam. FDI vào ngành dịch vụ của ASEAN là nguồn vốn quan trọng phát triển khu vực dịch vụ và đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại.
Việc AEC chính thức được thành lập và sự kiện hoàn thành ký kết 10 gói AFAS vào năm 2015 được kỳ vọng là cơ hội cho Việt Nam thu hút FDI nói chung và FDI từ ASEAN nói riêng vào các ngành dịch vụ. Thực hiện các cam kết trong AEC là động lực thúc đẩy Việt Nam hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư và đẩy mạnh thu hút FDI. Mặc dù đã có nhiều thành tựu trong quá trình thu hút đầu tư vào các ngành dịch vụ những năm vừa qua, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam và các thành viên ASEAN. Hoạt động này vẫn chưa khai khác được hết lợi thế của các quốc gia trong khu vực, cũng như lợi thế thông qua các hiệp định đầu tư, ưu đãi về thuế quan và những chính sách khuyến khích đầu tư khác. Do vậy, đề tài nghiên cứu của luận án với tiêu đề: “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN” sẽ góp phần bổ sung tổng quan về đặc trưng FDI của các doanh nghiệp tại ASEAN vào các ngành dịch vụ của Việt Nam, thực tiễn cam kết và thực thi các cam kết của Việt Nam và các nước ASEAN liên quan đến đầu tư vào ngành dịch vụ nhằm tận dụng các lợi thế từ AEC, nhấn mạnh các yếu tố tác động đến hoạt động thu hút FDI, từ đó đề xuất nhóm giải pháp tăng cường thu hút FDI vào ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực ngày càng sâu rộng.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất các giải pháp về mặt chính sách tăng cường thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực. Cụ thể, luận án tập trung trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Câu hỏi thứ nhất, thực tiễn tình hình thu hút từ FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập AEC như thế nào?
(2) Câu hỏi thứ hai, những yếu tố nào ảnh hưởng đến FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam?
(3) Câu hỏi thứ ba, những giải pháp nào cần thực hiện để tăng cường thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam?
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận án có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Phân tích tổng quan nghiên cứu liên quan đến thu hút FDI vào các ngành dịch vụ trong bối cảnh hội nhập AEC;
Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về thu hút FDI vào các ngành dịch vụ trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực;
Phân tích thực trạng đầu tư của các nước ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam và thực tiễn thực thi các cam kết trong AEC liên quan đến đầu tư vào ngành dịch vụ của Việt Nam;
Phân tích các yếu tố tác động đến thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam từ góc độ vĩ mô;
Đề xuất định hướng và một số nhóm giải pháp về chính sách nhằm thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết của AEC.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Luận án nghiên cứu cụ thể trong các ngành dịch vụ, tiếp cận từ góc độ các cơ quan quản lý của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách để tăng cường thu hút FDI. Theo đó, luận án tập trung phân tích thực trạng FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam, thực tiễn thực hiện các cam kết trong AEC liên quan đến đầu tư trong các ngành dịch vụ theo hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của Việt Nam và các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI, từ đó đề xuất các giải pháp về mặt chính sách để thúc đẩy thu hút dòng vốn FDI nội khối vào các ngành dịch vụ.
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng thu hút FDI từ 9 nước ASEAN vào các ngành dịch vụ của Việt Nam. Đối với phần phân tích định lượng, luận án sử dụng số liệu của 7 quốc gia ASEAN – đây là nhóm các quốc gia có số lượng các dự án đầu tư đáng kể vào các ngành dịch vụ của Việt Nam, đồng thời số liệu thống kê tương đối đầy đủ để sử dụng cho mô hình nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: Luận án nghiên cứu từ năm 1988- 2020, do năm 1988 là năm đánh dấu dự án FDI đầu tiên của ASEAN vào Việt Nam, tập trung so sánh đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam trong giai đoạn từ 2015 trở đi trong so sánh với FDI giai đoạn trước đó. Đối với phần phân tích định lượng, luận án sử dụng số liệu từ năm 2004 đến 2019 từ các nguồn thống kê chính thống. Đây là khoảng thời gian dài nhất từ các cơ sở dữ liệu mà luận án có thể thu thập được với các biến được lựa chọn phù hợp với mô hình kinh tế lượng. Các giải pháp được đề xuất đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính (bao gồm mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp) được sử dụng trong phân tích tổng quan nghiên cứu; hệ thống hoá cơ sở lý luận; phân tích, tổng hợp và so sánh thực tiễn thực hiện các cam kết liên quan đến đầu tư vào ngành dịch vụ trong khuôn khổ AEC của Việt Nam, phân tích tình hình thu hút và các yếu tố tác động đến thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ của Việt Nam trong bối cảnh liên kết kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, luận án cũng thu thập số liệu sơ cấp sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia nhằm lấy ý kiến đánh giá của chuyên gia về thực tiễn cam kết và tình hình thực hiện cam kết liên quan đến đầu tư vào ngành dịch vụ trong AEC, thực tiễn chính sách và kết quả thu hút FDI từ ASEAN trong ngành dịch vụ của Việt Nam (Phụ lục 1 trình bày chi tiết cách thức, kết quả phỏng vấn và danh sách chuyên gia phỏng vấn).
Số liệu sử dụng trong luận án là số liệu do Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp từ năm 1988 đến tháng 2/2021. Ngoài ra, NCS cập nhật các số liệu của Tổng cục Thống kê và các số liệu quốc tế có uy tín khác, chủ yếu được khai thác trên hệ thống cơ sở dữ liệu mở của Ngân hàng Thế giới (World Bank). Tài liệu sử dụng trong luận án chủ yếu là tài liệu thứ cấp bao gồm cơ sở lý thuyết liên quan, các nghiên cứu từ những nguồn có uy tín trong nước và quốc tế đưa ra các quan điểm có liên quan trực tiếp đến vấn đề di chuyển vốn FDI vào ngành dịch vụ; báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, môi trường đầu tư của Việt Nam, cũng như các báo cáo đánh giá về tác động của AEC đến nền kinh tế ASEAN và nền kinh tế các nước thành viên của các tổ chức có uy tín như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ban Thư ký ASEAN, Ngân hàng Phát triển Châu Á...
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam. Với mục đích lựa chọn phương pháp ước lượng không chệch, vững và hiệu quả, phương pháp