Khó Khăn Của Tỉnh Nghệ An Đối Với Việc Thu Hút Đầu Tư Của Doanh Nghiệp Vào Phát Triển Du Lịch

cơ sở đào tạo này hàng năm. Hệ thống các cơ sở đào tạo nghề về du lịch có cơ sở vật chất và chất lượng đội ngũ giảng viên được đầu tư, nâng cấp theo tiêu chuẩn quy định [49].

- Môi trường pháp lý, môi trường kinh tế- xã hội: Hệ thống cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh ngày càng được quan tâm, hoàn thiện. Các cơ quan chức năng như Trung tâm xúc tiến hỗ trợ đầu tư, sở Kế hoạch và đầu tư, sở Du lịch… ngày càng tích cực vào cuộc để đẩy mạnh thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch. Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, năm 2019 đạt 47 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 – 2019 đạt 8,12%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp xây dựng, giảm tỷ trọng nông nghiệp: Năm 2015 tỷ trọng nông nghiệp đạt 24,2%, công nghiệp và xây dựng 32,5%, dịch vụ 43,3% [68]. Đến năm 2019, nông nghiệp giảm còn 21%, công nghiệp và xây dựng tăng lên 35%, dịch vụ tăng lên 44% [80]. Nhờ những thành tựu nhất định về phát triển kinh tế, thị trường du lịch ngày càng phát triển. Đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch.

3.1.2. Khó khăn của tỉnh Nghệ An đối với việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch

- Điểm bất lợi của Nghệ An là một trong những tỉnh có khí hậu khắc nghiệt vào bậc nhất cả nước, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam (gió Lào) khô và nóng từ tháng 4 đến tháng 8 và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nơi đây, mùa hè quá nóng, nhiệt độ thường xuyên ở mức 38, 39 độ

C. Bên cạnh nắng và nóng gay gắt lại có thêm gió Lào khiến không khí mùa hè Nghệ An càng thêm khó chịu. Nếu mùa hè quá nóng thì mùa đông lại quá lạnh, nhiệt độ có thể giảm sâu dưới 10 độ. Không chỉ lạnh mà còn mưa phùn, gió bấc khiến cái rét càng đậm thêm. Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa hai mùa là một trở ngại không nhỏ vì điều đó khiến du khách rất dễ mỏi mệt và rất khó thích nghi khi du lịch xứ Nghệ. Thời tiết, khí hậu Nghệ An cũng thất thường, kém ổn định hơn nhiều so với các địa phương và vùng, miền khác. Mùa hè quá nóng, mùa đông quá lạnh, mùa thu lại thường xuyên có bão, lụt lội. Những cơn mưa lớn, kéo dài vài ngày liên tục có thể khiến du khách chán nản, thất vọng vì không thể ra khỏi khách sạn hoặc bị mắc kẹt tại các điểm du lịch ở miền núi hoặc vùng sâu, vùng xa. Sự thất thường của thời tiết

khiến số ngày thuận lợi để phát triển du lịch trong một năm ở Nghệ An khá ngắn. Ngay cả bãi biển Cửa Lò đẹp nổi tiếng nhưng cũng chỉ thu hút du khách không quá ba tháng mùa hè. Đây cũng là những lý do, trở ngại lớn khiến bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải suy nghĩ, tính toán khi đầu tư vào du lịch Nghệ An.

- Nghệ An có địa hình hiểm trở và bị chia cắt khá rõ nét. Nghệ An có diện tích rộng lớn, có đủ núi, sông, biển cả, đồng bằng, tạo ra nhiều danh lam thắng cảnh nhưng những danh lam đó thường không quần tụ thành những tụ điểm gần nhau để du khách có thể thuận lợi tới tham quan. Trong khi đó, điều kiện giao thông chưa thật sự thuận lợi. Các tuyến đường bộ nối liền các huyện, thị, các địa phương trong tỉnh nhiều nơi đã xuống cấp, khó đi lại. Các phương tiện vận tải hành khách công cộng chưa phát triển. Năng lực vận tải vận chuyển đường sắt qua tỉnh Nghệ An vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành du lịch. Giao thông đường biển phục vụ du lịch chưa phát triển, chưa có sự đầu tư lớn vào hạ tầng phục vụ du lịch như du thuyền, tham quan các đảo…

- Mạng lưới điện trung áp và hạ áp tới các hộ gia đình, cụm dân cư và các khu vực phát triển du lịch vẫn còn khó khăn, chưa ổn định nhất là tại các khu vực miền núi.

- Nghệ An vẫn đang là tỉnh nghèo, trình độ phát triển kinh tế xã hội còn thấp, thu ngân sách chưa đủ bù chi nên đầu tư từ ngân sách cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cho phát triển du lịch nói riêng còn hạn chế [91].

- Nguồn nhân lực du lịch Nghệ An còn nhiều mặt bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong xu thế hội nhập. Đội ngũ lao động ngành du lịch phần lớn không đúng chuyên môn, đa số là lao động phổ thông, lao động thời vụ nên thiếu tính chuyên nghiệp. Nhân lực ngành du lịch của tỉnh được các doanh nghiệp đánh giá vừa yếu về chất lượng và thiếu về số lượng [49]. Nhân lực du lịch Nghệ An mới chỉ đáp ứng 0,6 - 0,7 lao động/phòng ngủ ở những khách sạn nhỏ, nhà nghỉ (trong khi quy định của Tổng cục Du lịch, cứ 1,1 lao động/phòng ngủ ở các khách sạn nhỏ, nhà nghỉ; 2,2 - 2,6 lao động/phòng ngủ ở những khách sạn 3 sao trở lên). Tỷ lệ lao động có chất lượng, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp chủ yếu vẫn tập trung ở những khách sạn đã được xếp hạng sao [25]. Điểm yếu của nguồn nhân lực tỉnh Nghệ An đó là người Nghệ An chất phác, thẳn thắn nhưng nhiều khi cứng nhắc, cục bộ. Đông đảo lao động chưa có trình độ đào tạo nghề nghiệp, chưa có kỹ năng và văn hóa nghề nghiệp của lao động công nghiệp, chưa được rèn dũa về ý thức kỷ luật trong công việc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

và ý thức chấp hành pháp luật trong đời sống, khi gặp những sự cố trong quan hệ xã hội thì không biết cách xử lý mềm mỏng, linh hoạt mà thường cố chấp… Vì vậy, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút đầu tư phát triển du lịch [90].

3.2. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN

Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An - 10

3.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch

Thời gian qua, tỉnh Nghệ An chưa xây dựng được chiến lược phát triển du lịch. Tỉnh mới chỉ dựa vào Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 đã được Thủ tưởng chính phủ phê duyệt điều chỉnh tại quyết định sô 620/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2015 để tỉnh xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2020. Bản quy hoạch này đã xác định các yếu tố, nguồn lực phát triển du lịch của tỉnh Nghệ An, trong đó, xác định vị trí du lịch của tỉnh Nghệ An trong chiến lược phát triển du lịch của đất nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Quy hoạch đã đánh giá toàn diện tài nguyên du lịch, các nguồn lực kinh tế - xã hội tác động đến ngành du lịch tỉnh Nghệ An, phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển du lịch Nghệ An, trong đó nêu rõ những kết quả đạt được về phát triển du lịch, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân, trong đó, chú trọng nguyên nhân về công tác thu hút đầu tư.

Trong quy hoạch, tỉnh Nghệ An đã chỉ ra những lĩnh vực cần đầu tư để phát triển du lịch, những dự án nhà nước ưu tiên đầu tư, những khu, điểm du lịch cần phải khai thác. Hoàn thiện văn bản pháp lý của địa phương về quản lý du lịch đặc biệt các văn bản có liên quan đến Luật du lịch, các Nghị định mới được ban hành nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho quản lý và thu hút đầu tư của doanh nghiêp vào phát triển du lịch. Đây là những căn cứ quan trọng để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vào du lịch tỉnh Nghệ An.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2020, mục tiêu thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch mà quy hoạch đã đưa ra như sau:

+ Thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch, tạo điều

kiện thúc đẩy các ngành kinh tế, xã hội phát triển, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từng vùng, miền đặc biệt là khu vực miền Tây, tạo được nhiều việc làm, nâng

cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng.

+ Ban hành nhiều chính sách, biện pháp để thu hút nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia hoạt động kinh doanh du lịch.

+ Huy động được các nguồn vốn cho phát triển du lịch gồm: Vốn tích luỹ của các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch, vốn đầu tư tư nhân, vốn liên doanh liên kết trong và ngoài nước, nguồn Ngân sách Nhà nước và hỗ trợ từ Trung ương và các Bộ, ngành; vốn vay ngân hàng và các nguồn khác. Ngoài ra cần có sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng thông qua vốn vay ưu đãi từ các nguồn vốn ODA, FDI ưu đãi để phục vụ đầu tư cơ sở hạ tầng hoặc một số hạng mục quan trọng cần số lượng vốn lớn [81].

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2020 đã định hướng thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào các lĩnh vực đầu tư và dự án đầu tư để phát triển du lịch Nghệ An bao gồm đầu tư phát triển các khu du lịch, cơ sở vật chất phục vụ du lịch như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi, giải trí, dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển khách du lịch...

Hàng năm, tỉnh Nghệ An đã xây dựng kế hoạch phát triển du lịch nhằm cụ thể hóa và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch. Trong kế hoạch này đã nêu rõ các nội dung để thực hiện gồm: Mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu về đón và phục vụ khách du lịch, trong đó đặt ra chỉ tiêu về tổng thu từ khách du lịch, doanh thu từ dịch vụ du lịch; Đề ra các nhiệm vụ và giải pháp để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có giải pháp về tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư vào du lịch, liên kết, hợp tác phát triển du lịch, thúc đẩy quảng bá du lịch, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; Trong kế hoạch còn có các nội dung và công việc cụ thể trong năm; Cuối cùng là tổ chức thực hiện. Trong nội này, kế hoạch chỉ ra nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan cấp tỉnh và đề nghị các đơn vị liên quan phối hợp với sở du lịch để triển khai thực hiện.

Thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch, tỉnh Nghệ An đã thu hút đầu tư của doanh nghiệp tiếp tục đầu tư phát triển các dự án du lịch đối với khu du lịch, điểm du lịch trọng điểm quốc gia như: Kim Liên - Nam Đàn; Bãi biển Cửa Lò; thành phố Vinh và phụ cận. Các khu du lịch, điểm du lịch nêu trong quy hoạch được tỉnh Nghệ An quan tâm, tích cực khuyến khích thu hút đầu tư của doanh nghiệp (xem

Phụ lục 12).

Xét về tổng thể, các văn bản này có nội dung khá hợp lý, hướng đến khai thác có hiệu quả các tiềm năng của tỉnh nhưng mức độ thực hiện các văn bản này thời gian qua vẫn chưa cao, nhiều tiềm năng đã nêu rõ trong quy hoạch đến nay vẫn chưa được khai thác.

Cho đến năm 2019, một số khu du lịch trong quy hoạch phát triển du lịch đã được xây dựng và đi vào hoạt động như Khu du lịch biển Bãi Lữ - Mũi Rồng, Khu du lịch biển Nghi Thiết - Nghi Lộc, Khu du lịch Cửa Hội… còn phần lớn vẫn đang là các điểm du lịch nhỏ, chưa có đầu tư lớn. Các điểm du lịch theo quy hoạch được phê duyệt đã bước đầu có sự đầu tư của các doanh nghiệp như: Điểm du lịch biển Cửa Lò, Điểm du lịch thác Khe Kèm - Vườn quốc gia Pù Mát, Điểm du lịch cộng đồng bản Nưa gắn với nông nghiệp, nông thôn tại Con Cuông; chùa Đại Tuệ, Đền Hoàng Mười, Đền Cờn, Đền Cuông, chùa Cổ Am, Đảo chè Thanh Chương, Khu du lịch sinh thái Mường Thanh - Diễn Lâm, Khu du lịch sinh thái Phà Lài - Con Cuông, cánh đồng hoa Hướng Dương, hoa Tam Giác Mạch – Nghĩa Đàn, đảo Ngư, Cửa Hội, Điểm du lịch bãi biển Cửa Hiền - Nghi Thiết và điểm du lịch Bãi Lữ - Mũi Rồng (Nghi Lộc), biển Quỳnh Phương - Quỳnh Lập (Quỳnh Lưu)… còn lại là các điểm du lịch còn rất hoang sơ chưa có đầu tư nên chưa có du khách.

Theo khảo sát ý kiến của 50 cán bộ lãnh đạo, quản lý thực hiện công tác thu hút đầu tư của doanh nghiệp, có 35 ý kiến (74%) cho rằng công tác quy hoạch đã thực hiện tốt, có 15 ý kiến (26%) cho rằng quy hoạch ở mức bình thường vì nhiều khu, điểm du lịch trong quy hoạch vẫn chưa được doanh nghiệp và tỉnh quan tâm đầu tư.

Khảo sát 168 doanh nghiệp kinh doanh du lịch, có 120 doanh nghiệp (71%) đã đề xuất: để tăng cường thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở Nghệ An cần phải quan tâm đến nhân tố quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch. Trong 120 doanh nghiệp được hỏi, đều đề xuất tỉnh cần quan tâm nội dung này.

3.2.2. Xây dựng và thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch

Ngoài các chính sách thu hút chung của trung ương, tỉnh Nghệ An đã không ngừng cụ thể hóa và ban hành các chính sách phù hợp với đặc điểm riêng của tỉnh theo nguyên tắc là nhà đầu tư được hưởng quyền lợi ở mức cao nhất và thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp nhất theo quy định của pháp luật.

Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư. Tuy nhiên, các dự án đầu tư phát triển du lịch chưa có

chính sách ưu đãi riêng mà nằm trong cơ chế chính sách ưu đãi chung đối với các doanh nghiệp đầu tư các ngành, lĩnh vực kinh tế khác trong tỉnh [27], [28], [29]. Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đã áp dụng trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian qua thể hiện trong nhiều văn bản, gần đây nhất là Nghị quyết số 262/2009/NQ-HĐND ngày 23/7/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 182/2007/NQ-HĐND của hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND ngày 4/8/2016 về một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

3.2.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi thuế

Để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch, tỉnh Nghệ An chưa xây dựng chính sách ưu đãi riêng về thuế mà thực hiện theo quy định chung của Nhà nước và quy định của tỉnh Nghệ An đối với các doanh nghiệp đầu tư vào Nghệ An theo Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND ngày 4/8/2016 về một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Chính sách ưu đãi về thuế của Trung ương đã được tỉnh Nghệ An thực hiện theo quy định, ngoài ra tỉnh còn có chính sách ưu đãi riêng để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp. Điều 3, Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND ngày 4/8/2016 về một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An nêu rõ: các nhà đầu tư khi thực hiện các dự án đầu tư vào Nghệ An được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước và được hưởng thêm các chính sách hỗ trợ đầu tư của tỉnh theo quy định tại nghị quyết này. Trong đó tỉnh Nghệ An ưu tiên, miễn giảm thuế, không thu thuế có giới hạn đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án du lịch mới. Ưu tiên giảm thuế, cho chậm trả tiền thuế đất, cho vay ưu đãi đối với các dự án phát triển du lịch tại các khu du lịch. Ưu tiên miễn, giảm thuế nhập khẩu đối với các thiết bị xử lý môi trường tại các khu du lịch. Ưu tiên miễn, giảm thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các loại hình vui chơi giải trí, công trình phục vụ công cộng, các vùng sâu, vùng xa và khu tuyến điểm phát triển du lịch nhưng gắn liền với giải quyết công ăn việc làm cho cộng đồng dân tộc.

Căn cứ Điều 15, Điều 16, Nghị định 218/2013/NĐ-CP, ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Đối với dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, quy định này cũng áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch thì tỉnh Nghệ An thực hiện thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, được tính liên tục từ năm đầu

tiên có doanh thu; và miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo, được tính liên tục từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế. Trường hợp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu thì thời gian miễn, giảm thuế được tính từ năm thứ tư. Đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn có mức ưu đãi thấp hơn, tỉnh Nghệ An thực hiện thuế suất ưu đãi 17% trong 10 năm đầu, miễn thuế 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50 % số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo, được tính liên tục từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế [8].

Theo báo cáo của Cục thuế Nghệ An, trong 5 năm từ 2015-2019, tỉnh Nghệ An đã áp dụng thuế suất 0% đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch quốc tế, kinh doanh lữ hành quốc tế. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch khác chưa có ưu đãi, miễn giảm thuế vì các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian 2015 - 2019 không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiêp. Theo quy định, các doanh nghiệp được miễn, giảm và hưởng thuế suất ưu đãi phải là: dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng, dự án đầu tư vào vùng địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao, dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường… nhưng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Nghệ An không đáp ứng được các điều kiện này. Trường hợp các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đầu tư các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn mới có chính sách miễn giảm và hưởng thuế suất ưu đãi nhưng hiện nay chưa có doanh nghiệp nào đầu tư vào địa bàn này. Cục thuế Nghệ An cho biết: trong 5 năm từ 2015 - 2019, tỉnh Nghệ An đã miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với số kinh phí là 818.567.665.000 đồng nhưng trong đó không có doanh nghiệp kinh doanh du lịch nào được hưởng ưu đãi. Gần đây nhất, năm 2019 tỉnh Nghệ An đã miễn, giảm thuế cho 190 doanh nghiệp với tổng số tiền 318.154.712.000 đồng nhưng cũng không có doanh nghiệp kinh doanh du lịch nào nằm trong danh sách này [19].

Kết quả khảo sát 50 cán bộ lãnh đạo,quản lý cho thấy, 100% ý kiến cho rằng tỉnh Nghệ An đã thực hiện triển khai chính sách ưu đãi về thuế để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch theo quy định của Trung ương và của tỉnh Nghệ An. 100% ý kiến cho rằng thứ tự ảnh hưởng của chính sách ưu đãi thuế đối với thu

hút đầu tư của doanh nghiệp được xếp thứ 10 về mức độ ảnh hưởng của thang 10 bậc mức độ ảnh hưởng theo hướng thứ bậc càng cao ảnh hưởng càng lớn.

Khảo sát 168 doanh nghiệp kinh doanh du lịch, có 140 doanh nghiệp (83,3%) cho rằng, doanh nghiệp đã được hỗ trợ, ưu đãi về thuế theo quy định của Trung ương, tuy nhiên 28 doanh nghiệp (29,7%) cho rằng việc tiếp cận được các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào du lịch về chính sách ưu đãi thuế gặp khó khăn.

3.2.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch được áp dụng chính sách hỗ trợ về đất đai chung với các loại hình doanh nghiệp khác theo quy định của chính phủ.

Về ưu đãi giảm tiền thuê đất, tỉnh Nghệ An cũng cam kết thực hiện đúng quy định của trung ương tại Điều 20, Nghị định 46/2014/NĐ-CP. Cụ thể là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thuê đất, thuê mặt nước để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh thì được giảm 50% tiền thuê đất, mặt nước trong thời gian ngừng sản xuất kinh doanh. Giai đoạn 2015-2019, các doanh nghiệp thuê đất 50 năm để kinh doanh du lịch chưa có trường hợp nào tạm ngừng kinh doanh để được hỗ trợ theo nội dung này.

Cục thuế tỉnh Nghệ An cho biết, các chính sách miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch thì miễn tiền thuê đất chưa thực hiện được trên địa bàn tỉnh Nghệ An vì hiện tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Nghệ An chưa đáp ứng được các điều kiện nêu ra trong chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của tỉnh. Việc giảm tiền thuê đất được thực hiện đúng quy định đối với các dự án thuê đất kinh doanh du lịch [7].

Theo báo cáo của Sở tài chính Nghệ An việc hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt bằng cũng chỉ thực hiện được với một vài dự án có quy mô lớn như Dự án đường du lịch sinh thái núi Đại Huệ, huyện Nam Đàn với số vốn là 1,488 tỷ đồng, Dự án đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí Cửa Hội, thị xã Cửa Lò của tập đoàn Vingroup. Còn lại các dự án khác quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được các điều kiện để hỗ trợ. Trường hợp xây dựng cơ sở lưu trú với diện tích không lớn, tỉnh Nghệ An khuyến khích doanh nghiệp mua quyền sử dụng đất lâu dài thông qua đấu giá đất, mua trên thị trường tự do [61].

vốn đầu tư từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong

Cụ thể, đối với dự án đầu tư đáp ứng cả ba điều kiện: (1) Dự án đầu tư có quy mô

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 04/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí