Kinh Nghiệm Thu Hút Đầu Tư Của Doanh Nghiệp Vào Phát Triển Du Lịch Của Tỉnh Quảng Nam

nhân lực nhằm mở rộng quy mô, đa dạng hóa hình thức đào tạo; quan tâm công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng, công tác đào tạo lại nguồn nhân lực; khuyến khích xã hội hóa trong hoạt động đào tạo. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về công tác quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và lao động nghề du lịch. Chú trọng nâng cao kỹ năng nghề cho lực lượng lao động ngành du lịch.

Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ cấp tỉnh đến các huyện, thành phố theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý du lịch; phát huy tốt vai trò của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh; tăng cường hiệu quả hoạt động của Hiệp hội du lịch tỉnh Ninh Bình đảm bảo cầu nối giữa doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các cơ quan quản lý nhà nước, xử lý nghiêm vi phạm quy định của nhà nước đảm bảo tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng dân cư phát triển du lịch [86].

2.3.3. Kinh nghiệm thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch của tỉnh Quảng Nam

Những năm gần đây, tỉnh Quảng Nam luôn quan tâm đến đầu tư hạ tầng cho phát triển du lịch. Ngoài việc dùng nguồn thu từ du lịch để đầu tư cho du lịch, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Nhờ đó, đến nay, đã có hàng chục doanh nghiệp bỏ vốn xây dựng các khu du lịch, nghỉ dưỡng, khách sạn có quy mô lớn tại Hội An và các điểm du lịch của tỉnh đáp ứng nhu cầu ăn ở, đi lại và sinh hoạt của du khách trong nước và quốc tế. Ngoài việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch, nâng cấp tuyến đường huyết mạch từ Đô thị cổ Hội An lên di tích Mỹ Sơn và các điểm du lịch của tỉnh, Quảng Nam đã không ngừng đổi mới các hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch, nhằm thu hút khách tham quan. Các sự kiện như: “Đêm phố cổ”, “Phố đi bộ”, "Sông xưa thuyền cổ”, “Đêm Cù Lao Chàm” cùng các hoạt động biểu diễn nghệ thuật cổ truyền... đã trở thành thương hiệu thu hút và giữ chân khách đến với Hội An và các điểm du lịch lân cận ở địa phương.

Quảng Nam đã huy động các nguồn lực, tập trung ba mũi đột phá trong phát triển du lịch. Tỉnh ưu tiên nguồn vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng du lịch nhằm tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra những sản phẩm du lịch chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Quảng Nam tiếp tục đẩy

mạnh cải cách thủ tục hành chính, đổi mới công tác xúc tiến du lịch; tăng cường tuyên truyền, quảng bá du lịch. Đồng thời chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ, chuyên môn cũng như ngoại ngữ cho đội ngũ làm du lịch và cả người dân khi tham gia các dự án du lịch.

Mặt khác, tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra về môi trường du lịch, văn hóa ứng xử trong phát triển du lịch; xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị hoạt động du lịch không lành mạnh, chèo kéo, gây mất an toàn cho du khách. UBND tỉnh Quảng Nam đã thông qua đề án hỗ trợ đầu tư cấp thiết hạ tầng du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, với tổng nguồn vốn hơn 160 tỷ đồng. Theo đó, sẽ có khoảng 40 điểm, khu du lịch được hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình hạ tầng du lịch như: nhà đón tiếp, bãi đỗ xe, cầu tàu, nhà vệ sinh công cộng... [36].

Quảng Nam đã đầu tư nhiều tuyến đường mới tới các khu, điểm du lịch từ nguồn hỗ trợ vốn hạ tầng du lịch của Chính phủ, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn địa phương. Nhờ đó, có nhiều dự án đầu tư du lịch của doanh nghiệp trong và ngoài nước có quy mô lớn và chất lượng cao đưa vào hoạt động [21].

Song song với việc chú trọng triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhằm kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư, Quảng Nam cũng tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư hoạt động kinh doanh có hiệu quả tiếp tục nghiên cứu, tái đầu tư và mở rộng đầu tư nhưng cũng kiên quyết rà soát, thu hồi các dự án đầu tư những dự án kéo dài không hiệu quả, không có khả năng thực hiện hoặc thiếu năng lực tài chính... Cùng với đó, tỉnh đã ban hành qui định cam kết tiến độ và ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh để từ đó có cơ sở, điều kiện để sàng lọc nhà đầu tư, lựa chọn những nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm, quyết tâm thực hiện dự án, tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh, minh bạch, bình đẳng cho cộng đồng nhà đầu tư, doanh nghiệp khi đến Quảng Nam.

Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính phục vụ doanh nghiệp bằng việc chuyển đổi tư duy từ “nền hành chính quản lý” sang “nền hành chính phục vụ”. Bằng hành động cụ thể và trên tinh thần cầu thị, đầu năm 2017 tỉnh đã ban hành Quy chế “Xử lý phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp gắn với trách nhiệm người đứng đầu” tại Quyết định số 353/QĐ-UBND ngày 24/01/2017 nhằm quy định rõ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong thực

hiện công tác xử lý phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp đồng thời chỉ đạo các địa phương định kỳ tổ chức các buổi tiếp doanh nghiệp để kịp thời chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Quảng Nam. Để góp phần giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, UBND tỉnh đã thành lập Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam vào năm 2017 và trong năm 2018 thành lập 3 Trung tâm Hành chính công cấp huyện tại thành phố Tam Kỳ, Hội An và thị xã Điện Bàn; thành lập Ban Chỉ đạo cải cách hành chính và Tổ giúp việc của Ban chỉ đạo cải cách hành chính để theo dõi, chỉ đạo sát sao về nhiệm vụ cải cách hành chính trên toàn tỉnh.

Thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch ở tỉnh Nghệ An - 9

Hằng năm lãnh đạo tỉnh thường xuyên tổ chức gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp kinh doanh du lịch thông qua các buổi tiếp doanh nghiệp định kỳ vào ngày 5 hằng tháng; Tỉnh có chương trình cà phê doanh nhân theo nhóm ngành, lĩnh vực, địa phương; giải quyết nhanh chóng các câu hỏi của doanh nghiệp, nhà đầu tư thông qua Cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp để tháo gỡ vướng mắc, kiến nghị từ phía doanh nghiệp khi hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại địa phương, tạo sự tin tưởng và đánh giá cao trong cộng động doanh nghiệp [93].

Như vậy, để có được thành quả đó, Quảng Nam rất chú trọng thực hiện 3 nhiệm vụ đột phá, gồm: xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển nguồn nhân lực và cải thiện môi trường đầu tư [1].

2.3.4. Bài học cho Nghệ An về thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch

Thứ nhất, để thu hút nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch, cần có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên phạm vi toàn tỉnh. Có thể mời tư vấn của các nước có kinh nghiệm lập quy hoạch để đảm bảo tính khách quan và phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, các khu du lịch, điểm du lịch cần phải được quy hoạch chi tiết, bài bản, khoa học, hợp lý, tận dụng được không gian để triển khai những công trình thực sự ấn tượng nhằm thu hút khách du lịch.

Thứ hai, tỉnh cần có các nghị quyết, chương trình, kế hoạch để thu hút đầu tư phát triển du lịch, tích cực cải thiện môi trường đầu tư, thực sự xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần lớn vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại như cảng hàng không, đường bộ, đường sắt, hạ tầng viễn thông… đầy đủ, đồng bộ và thuận lợi cho thu hút đầu tư. Đối với hạ tầng du lịch như: các công trình trọng điểm phục vụ hoạt động thu hút khách du lịch cần phải được nhà nước quan tâm, ưu tiên

xây dựng với tiến độ nhanh, nhất là các công trình trọng điểm như di tích lịch sử, quảng trường, sân lễ hội, bãi đậu xe…

Thứ tư, ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào phát triển du lịch. Trong đó, tập trung vào việc miễn giảm thuế đối với nhà đầu tư theo từng thời kỳ. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư cần được quan tâm cả trước, trong và sau khi thực hiện các hoạt động đầu tư, thực hiện tốt chủ trương chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp nhưng phải có cơ chế ràng buộc, kiểm soát hoạt động đầu tư tránh những doanh nghiệp thiếu năng lực đầu tư, đăng ký đầu tư du lịch để mục đích lấy đất làm mục đích khác…

Thứ năm, đẩy mạnh cải cách hành chính và hoạt động xúc tiến đầu tư để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư vào phát triển du lịch theo cơ chế một cửa liên thông. Xây dựng Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch thành một đơn vị thực hiện hiệu quả công tác hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm định, giải quyết hồ sơ và trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của doanh nghiệp; phát huy tốt vai trò của Ban chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh, tăng cường hiệu quả hoạt động của Hiệp hội du lịch tỉnh; thực hiện quảng bá tiềm năng, thế mạnh và nhu cầu đầu tư phát triển du lịch của tỉnh.

Thứ sáu, quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch như hướng dẫn viên du lịch, nhân viên khách sạn, nhà hàng, nhân viên các khu du lịch, điểm du lịch… theo hướng chuyên nghiệp, có kiến thức và trình độ chuyên môn cao, có lòng yêu nghề và nghiêm túc, tận tụy trong công việc.

Thứ bảy, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội cho hoạt động du lịch. Đảm bảo về an toàn giao thông, không có khủng bố, trộm cắp, móc túi, quan tâm đến vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm… sẽ tạo niềm tin cho du khách, từ đó thu hút được các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn ra để đầu tư kinh doanh du lịch.

Chương 3

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NGHỆ AN

3.1. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA TỈNH NGHỆ AN ĐỐI VỚI THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH

3.1.1. Thuận lợi của tỉnh Nghệ An đối với thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào phát triển du lịch

- Vị trí địa lý của tỉnh: Nghệ An nằm ở vĩ độ 180o 33' đến 20o 00' vĩ độ Bắc,

103o 52' đến 105o 48' kinh độ Đông, ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam. Phía Đông giáp biển, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa. Tỉnh nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền Myanmar - Thái Lan - Lào - Việt Nam theo Quốc lộ 7 đến cảng Cửa Lò. Nghệ An có 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện, trong đó, Thành phố Vinh là đô thị loại 1, là trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh và của cả khu vực Bắc Trung bộ. Tỉnh Nghệ An cách thủ đô Hà Nội 300 km ở phía Bắc, thành phố Đà Nẵng 470 km và thành phố Hồ Chí Minh 1400 km ở phía Nam. Với diện tích 16.499 km2 (là tỉnh lớn

nhất cả nước), đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên, Nghệ An có địa hình đa dạng: có biển, đồng bằng, trung du và miền núi.

Nghệ An có bờ biển dài 82 km dọc theo 3 huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò. Bờ biển Nghệ An dài, phẳng với nhiều bãi tắm đẹp, cát trắng, nước trong, có độ mặn vừa phải, môi trường trong lành, nhiệt độ bình quân nước biển cả năm là 200C, số lượng giờ nắng nhiều, thuận tiện cho sự phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, chữa bệnh (Cửa Lò, Bãi Lữ, Quỳnh Phương, Quỳnh Lập, Diễn Thành, Nghi Thiết). Do khoảng cách gần nên biển Nghệ An là nơi đang và sẽ thu hút khách du lịch của toàn bộ vùng miền Bắc Việt Nam, du khách từ nước Lào, Đông Bắc Thái Lan sang và có thể là điểm đến hấp dẫn khách từ vùng Viễn Đông nước Nga và miền Nam Trung Quốc - nơi có dân số đông hàng trăm triệu người và

có nhu cầu du lịch, nghỉ mát, nghỉ dưỡng rất lớn. Đặc biệt, sự chênh lệch về khí hậu ở nước ở nước Nga, Trung Quốc với Việt Nam là yếu tố làm cho du lịch biển có khả năng phát triển không chỉ mấy tháng mùa hè, mà còn kéo dài cả mùa thu và mùa xuân. Hiện tại, do chỉ khai thác du lịch tắm biển nên mỗi năm chỉ đón du khách vào mùa hè với thời gian 3- 4 tháng. Nếu được chú trọng đầu tư thêm, đa dạng hóa các

sản phẩm du lịch để hấp dẫn khách và kéo dài thời gian hoạt động, biết tổ chức tốt thì ngành du lịch có thể trở thành một ngành kinh tế chính của tỉnh.

Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng rộng lớn, độ che phủ tương đối cao (53,4%), tài nguyên đa dạng sinh học phong phú. Rừng Nghệ An có hệ sinh thái đa dạng với 241 loài động vật và 1.513 loài thực vật bậc cao trong đó có nhiều động vật và thực vật phong phú, quý hiếm. Vườn quốc gia Pù Mát diện tích 93.523 ha cùng với hai khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống 41.127 ha, Pù Hoạt 34.723 ha, là khu dự trữ sinh quyển lớn nhất Đông Nam Á. Diện tích vườn quốc gia và khu bảo tồn lớn, cần bảo vệ và có thể sử dụng như tài nguyên du lịch nghiên cứu, du lịch nghỉ dưỡng và mạo hiểm.

Gắn với rừng núi là hệ thống hang động. Nghệ An có nhiều núi đá vôi với nhiều hang động nổi tiếng được thiên nhiên kiến tạo độc đáo, gắn với các phát hiện về di tích khảo cổ như hang Thẩm Ồm, hang Bua, hang Thẩm Chạng, hang Cỏ Ngùn (Quỳ Châu), hang Poòng (Quỳ Hợp). Nghệ An còn có nhiều khe suối, thác nước đẹp và hùng vĩ như Thác Khe Kèm (Yên Khê – Con Cuông), Thác Mưa (Ngọc Lâm – Thanh Chương), Thác Cây Đơn (Tam Hợp – Tương Dương), Thác Sao Va, Thác 7 tầng, thác Quả Xẳng (Quế Phong)… đây là những điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển du lịch.

- Kết cấu hạ tầng: Nghệ An có hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng khá đồng bộ, cụ thể:

+ Đường bộ: tương đối thuận tiện với 8 tuyến quốc lộ trong đó có quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh với tổng chiều dài trên địa bàn tỉnh là 1.042 km, 23 tuyến đường tỉnh tổng chiều dài 758,5 km. 543 tuyến đường đô thị, tổng chiều dài 1.193 km. Một số tuyến đường quan trọng, xây dựng mới như đường từ quốc lộ 1A vào khu du lịch Bãi Lữ, đường 72m nối Vinh – Thị xã Cửa Lò…Giao thông Nghệ An đảm bảo 100% số xã có đường ô tô tới trung tâm xã. Tỷ lệ nhựa hóa hoặc bê tông hóa đường huyện ở các huyện vùng núi cao đạt 35%. Về hệ thống các tuyến xe từ Nghệ An đi các tỉnh có 49 tuyến các loại. Từ Nghệ An cũng có thể đi sang nước CHDCND Lào bằng đường bộ với 04 tuyến xe khách. Tuyến nội tỉnh từ TP Vinh hiện có nhiều hãng xe buýt kinh doanh vận tải hành khách đã đi vào hoạt động như Đông Bắc, Thạch Thành, Phương Thảo với khoảng 60 tuyến từ thành phố Vinh đến các huyện, thị xã trong tỉnh. Như vậy, về hạ tầng đường bộ của Nghệ An hiện nay cơ bản đáp ứng được các hoạt động du lịch tập trung tại các điểm quan trọng TP Vinh, huyện Nam Đàn, Thị xã Cửa Lò.

+ Đường sắt: Đường sắt Bắc - Nam chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh dài 96 km. Ga Vinh là một trong những ga hành khách và hàng hóa lớn của cả nước. Với sự đầu tư nâng cấp cả hạ tầng, toa xe và chất lượng dịch vụ thì trong tương lai đây sẽ là một phương tiện giao thông phục vụ du lịch hiệu quả và hấp dẫn.

+ Đường hàng không: Nghệ An có sân bay quốc tế Vinh. Trong những năm qua, cảng hàng không Vinh có tốc độ phát triển khá nhanh. Nhà ga hành khách có tổng diện tích sàn 11.706 m2 với bốn cửa ra máy bay có thể đáp ứng được 1.000 hành khách giờ cao điểm, công suất khai thác 3 triệu hành khách/năm. Cảng hàng không quốc tế Vinh hiện đang khai thác 7 tuyến bay nội địa bao gồm TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nhà Trang, Buôn Ma Thuột, Liên Khương (Lâm Đồng), Pleiku (Gia Lai), Cần Thơ và Phú Quốc với tần suất bình thường 35 chuyến/ngày, 01 tuyến bay đi

Băng Cốc (Thái Lan) và đang được mở rộng trong thời gian tới. Do đó, sân bay quốc tế Vinh có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong nước và quốc tế.

+ Đường thủy: Các tuyến giao thông đường thủy phù hợp để phục vụ các tuyến tham quan ngắn như tuyến Cửa Hội - Sông Lam, Đập Phà Lài - sông Giăng.

+ Cửa khẩu: Nghệ An hiện có 2 cửa khẩu đi sang nước CHDCND Lào là Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn và Cửa khẩu Quốc gia Thanh Thủy. Bộ Giao thông Vận tải đã có kế hoạch đầu tư mở thêm tuyến đường tới cửa khẩu Thông Thụ giúp thuận lợi cho việc giao lưu với các nước khu vực phía Tây, do đó thuận lợi cho phát triển du lịch.

+ Bưu chính viễn thông: Tỉnh Nghệ An đã có có tương đối đầy đủ chi nhánh của tất cả các nhà cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông của cả nước. Hiện nay hầu hết các xã trên địa bàn tỉnh đã được phủ sóng. Công nghệ thông tin cũng đã được triển khai ứng dụng trong sản xuất kinh doanh và văn hóa xã hội với mức độ khác nhau tùy thuộc vào đặc thù và điều kiện riêng của từng địa bàn cũng như từng lĩnh vực.

+ Hệ thống điện: Trên địa bàn tỉnh, 21/21 huyện thành thị trong tỉnh đã có điện lưới quốc gia. Có nhiều dự án nhà máy điện quy mô lớn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và du lịch.

- Về các giá trị văn hóa phục vụ phát triển du lịch: Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều danh nhân, trí thức có tiếng và nhiều địa danh ghi dấu ấn trong lịch sử Việt Nam. Tài nguyên văn hóa không chỉ là tài sản tinh thần quý báu của địa phương và của cả nước mà còn có thể sử dụng cho phát triển du lịch.

Tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú như di chỉ khảo cổ Làng Vạc, kinh đô của vua Mai Hắc Đế, Phượng Hoàng Trung Đô của Quang Trung, phong trào Xô viết

Nghệ Tĩnh, các công trình văn hóa cổ, có văn hóa đa dạng của đồng bào các dân tộc, kết hợp với nhiều bãi biển đẹp, khu dự trữ sinh quyển phía Tây Nghệ An với nhiều khu rừng nguyên sinh, hang động đẹp.

Hiện nay Nghệ An có 1.395 di tích đã được kiểm kê, phân cấp quản lý, trong đó có 375 di tích, danh thắng được xếp hạng, gồm 3 di tích Quốc gia đặc biệt, 137 di tích Quốc gia và 235 di tích cấp tỉnh. Đây là tài nguyên sẵn có để Nghệ An có thể khai thác phát triển du lịch [11]. Nghệ An còn có 24 lễ hội đặc trưng gắn liền với sinh hoạt cộng đồng. Một số lễ hội thu hút đông đảo khách thập phương như Lễ hội Đền Cờn, Lễ hội đền Cuông, Lễ hội vua Mai, Lễ hội đền Hoàng Mười, Lễ hội Hang Bua…

Tỉnh có nhiều sản phẩm và làng nghề thủ công truyền thống lâu đời: Làng đan nứa trúc Xuân Nha (Hưng Nguyên), lang rèn Nho Lâm, làng đục, chạm trổ đá Diễn Bình (Diễn Châu), dệt thổ cẩm, thêu đan của các đồng bào dân tộc Thái, Mông, làng nghề mây tre đan ở Nghi Lộc,v.v..

Nghệ An có nhiều di sản văn hóa phi vật thể có giá trị như văn học dân gian, âm nhạc dân gian, múa dân gian, văn hóa ẩm thực,v.v. Đặc biệt, dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2012 và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong phiên họp ngày 27/11/2014.

- Dân cư và nguồn lao động: Dân số tỉnh Nghệ An 3,1 triệu người. Có 7 dân tộc cùng sinh sống lâu đời trên đất Nghệ An: Dân tộc Kinh chiếm 86,25%; Thái chiếm 9,59%; Khơ Mú chiếm 1,07%, còn lại là dân tộc Mông, Thổ, Ơ Đu, Đan Lai. Tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động cao gấp đôi trong độ tuổi phụ thuộc. Đây là một lợi thế lớn để tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có ngành du lịch.

Trong số lao động có trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật, trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ thấp 3,79%, đào tạo cao đẳng đạt tỷ lệ là 1,93%, trình độ trung cấp là 6,16% và sơ cấp là 2,1%. Cơ cấu lao động của Nghệ An đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong nhóm ngành nông, lâm và thủy sản [90].

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay có 07 cơ sở đào tạo về du lịch, trong đó có

03 trường Đại học, 03 trường cao đẳng, 01 trường trung cấp nghề với khoảng 100 giảng viên tham gia giảng dạy ngành du lịch. Có hàng trăm sinh viên ra trường từ các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/03/2023