Kết Quả Thí Nghiệm Trên Một Số Loại Rau Ở Đà Lạt



Từ bảng 3.24 ta thấy, các mẫu chè xanh đều đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và xếp loại đạt, các mẫu chè đều có ngoại hình xanh xoăn, chắc cánh và vẫn có màu xanh của chè non, vị trà chát dịu. Sự sai khác nhau về chất lượng chè của mẫu đối chứng và mẫu có xử lý bằng phức chất của đất hiếm với axit lactic là không rõ rệt.

3.7 1 6 Kết quả phân tích sinh hóa mẫu chè

Tiến hành lấy mẫu để phân tích các kết quả sinh hóa theo tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng cho chè, kết quả phân tích sinh hóa mẫu chè cành tươi được trình bày ở bảng 3.25.

ảng 5. Kết quả phân tích về sinh hóa và dư lượng đất hiếm


Chỉ tiêu


NT

Hàm lượng cafein,

%

Hàm lượng chất hòa

tan, %

Hàm lượng tanin,

%

Hàm lượng đạm tổng

số, %

Hàm lượng asen, mg/kg

Hàm lượng thủy ngân,

mg/kg

Hàm lượng chì, mg/kg

Hàm lượng cadimi, mg/g

Hàm lượng NTĐH,

mg/kg

CH1

0,12

5,8

2,1

0,9

0,05

0,04

KPH

KPH

Vết

CH2

0,12

5,9

2,1

0,9

0,05

0,04

KPH

KPH

Vết

CH3

0,12

6,5

2,3

0,9

0,05

0,03

KPH

KPH

Vết

CH4

0,12

6,5

2,3

0,9

0,05

0,04

KPH

KPH

Vết

CH5

0,13

6,7

2,7

0,9

0,07

0,04

KPH

KPH

Vết

CH6

0,12

6,1

2,5

0,9

0,07

0,04

KPH

KPH

Vết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Thu hồi đất hiếm từ bã thải tuyển quặng đồng sin quyền ứng dụng làm phân bón cho cây chè và một số loại rau tại Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng - 14

Nguyên liệu chè có hàm lượng chất hòa tan càng cao thì những biến đổi sâu sắc các thành phần hóa học càng mạnh, hàm lượng các chất không tan càng tăng. Tanin là một trong những thành phần chủ yếu quyết định đến phẩm chất chè. Tanin góp phần quyết định màu, mùi, vị của nước chè sản phẩm. Cafein trong chè có tác dụng kích thích hệ thần kinh, trợ tim làm cho thần kinh tỉnh táo minh mẫn. Trong quá trình lên men, sấy xảy ra quá trình thủy phân protein bởi enzym proteaza tạo thành các peptit, pepton và các amino axit. Các amino axit tham gia phản ứng melanoidin kết quả tạo cho chè có mùi vị, màu mới hấp dẫn hơn. Protein là tác nhân điều chỉnh hàm lượng tanin trong chè.

Từ bảng kết quả bảng 3.25 ta thấy các chỉ tiêu đánh giá chất lượng chè: hàm lượng cafein, hàm lượng chất hòa tan và hàm lượng đạm tổng số ở mẫu xử lý bằng phức chất của hỗn hợp các NTĐH với axit lactic có tăng hơn so với các mẫu so sánh và đối chứng. Hàm lượng các kim loại nặng: thủy ngân, chì đều thấp hơn rất nhiều so với hàm lượng tối đa cho phép. Dư lượng đất hiếm trong mẫu chè phân tích được chỉ có ở dạng vết, mẫu chè không có chứa các nguyên tố phóng xạ. Các mẫu chè đều đạt tiêu chuẩn về chất lượng chè [120].

Phức chất lactat đất hiếm(III) làm tăng sản lượng và chất lượng cây chè cành ở Lâm Đồng. Phức chất lactat hỗn hợp đất hiếm(III) có tác dụng tốt hơn phức của từng NTĐH riêng rẽ. Năng suất cây chè tăng từ 21% đến 24% so với đối chứng phun phân bón lá Nutragen. Hàm lượng cafein, chất hòa tan, tanin đều cao hơn khi dùng Nutragen. Về ngoại hình, màu nước và mùi vị được đánh giá cảm quan đều xếp loại đạt.

3.7.2. Kết quả thí nghiệm trên một số loại rau ở Đà lạt

3.7.2.1. Kết quả thí nghiệm trên cây cải bắp trồng ngoài trời

Tiến hành đếm số lá và đo đường kính bắp của 100 cây trong mỗi ô thí nghiệm được chọn một cách ngẫu nhiên trước khi sử dụng dung dịch phức chất lactat đất hiếm và phân bón lá và sau khi xử lý 25 ngày. Kết quả theo dõi số lá trên cây và đường kính bắp được cho ở bảng 3.26.

Bảng 6. Số lá trên cây và đường kính bắp tại các nghiệm thức xử lý



NT

Trước xử lý

Sau xử lý 25 ngày

Số lá/cây, lá

Đường kính bắp, cm

Số lá/cây, lá

Đường kính bắp, cm

BC1

8,32

41,27

12,48

42,99

BC2

8,35

40,25

13,00

44,08

BC3

8,27

39,79

12,96

43,60

BC4

8,28

40,88

13,41

44,44

BC5

8,29

40,91

13,03

43,41

BC6

8,29

40,56

12,84

43,37

CV

1,89

2,64

4,83

2,2

Kết quả theo dõi ở bảng 3.26 cho thấy:

- Trước khi xử lý các chỉ tiêu về số lá/cây và đường kính bắp giữa các nghiệm thức tương đối đồng đều.

- Sau khi xử lý 25 ngày, giai đoạn cải bắp chuẩn bị cuốn, số lá/cây và đường kính bắp tại các nghiệm thức có xử lý đất hiếm đều cao hơn đối chứng. Đánh giá cảm quan, tại các nghiệm thức có xử lý đất hiếm lá cải bắp phát triển xanh tốt hơn so với nhóm đối chứng, phiến lá dày và cứng hơn, đường kính bắp cao hơn.

Ngay khi thu hoạch, tiến hành cân trọng lượng bắp cải được chọn ngẫu nhiên trong mỗi ô thí nghiệm sau đó tính toán trọng lượng bắp trung bình, năng suất của mỗi ô thí nghiệm. Xử lý số liệu bằng phần mềm SAS ta có kết quả theo dõi trọng lượng bắp và năng suất bắp cải ở các nghiệm thức được cho ở bảng 3.27.

ảng 7. Trọng lượng bắp và năng suất cải bắp tại các nghiệm thức xử lý



NT

Trọng lượng bắp, kg


Năng suất/ô, kg/ô

Năng suất/ha, tấn/ha

% So với đối chứng không phun phân bón

% So với đối chứng phun phân bón lá

BC1

1,67

218,33

80,86

100,00

-

BC2

1,98

257,33

95,31

117,87

111,72

BC3

2,00

255,67

94,69

117,54

109,38

BC4

2,05

265,67

98,39

121,68

113,08

BC5

1,65

219,33

80,82

-

-

BC6

1,75

230,33

85,31

105,50

100,00

CV

5,25

4,17

4,64



Kết quả từ bảng 3.27 cho thấy sử dụng các chế phẩm đất hiếm trọng lượng bắp cao hơn, bắp cuộn chặt hơn so với đối chứng (phân bón lá Seaweed).

So với đối chứng không xử lý chế phẩm bón lá, nghiệm thức BC6 năng suất thực thu tăng 5,5%, nghiệm thức 4 có năng suất thực thu tăng cao nhất đạt 21,68%, nghiệm thức 2 có năng suất thực thu tăng thứ hai đạt 17,86%. Nếu so sánh với nghiệm thức đối chứng có sử dụng phân bón lá, các nghiệm thức phun lactat đất hiếm đều làm tăng năng suất cao hơn từ 9,38% đến 13,08%. Axit lactic không ảnh hưởng tới năng suất cây cải bắp.

3.7.2.2. Kết quả thí nghiệm trên cây xà lách Corol trồng ngoài trời

Đối với cây xà lách Corol, ngay khi thu hoạch tiến hành lấy mẫu cân ngẫu nhiên 10 cây trên một ô thí nghiệm. Kết quả theo dõi trọng lượng cây và năng suất mỗi ô, năng suất thực thu tính trên mỗi hecta được cho ở bảng 3.28.

ảng 28. Trọng lượng cây và năng suất xà lách Corol tại các nghiệm thức



Nghiệm thức


Trọng lượng cây, kg/cây

Năng suất/ô, kg/ô

Năng suất/ha, tấn/ha

% so với đối chứng không phun phân bón

% so với đối chứng phun phân

bón lá

CR1

0,51

37,35

41,50

100,00

-

CR2

0,54

41,26

45,85

110,48

103,57

CR3

0,55

42,58

47,31

114,00

106,87

CR4

0,57

43,58

48,42

116,67

109,37

CR5

0,51

37,43

41,63

-

-

CR6

0,52

39,84

44,27

106,67

100,00

CV

6,41

6,45

6,44



Phân tích kết quả ở bảng 3.28 ta thấy:

- Năng suất cây tại các nghiệm thức xử lý chế phẩm đất hiếm đều cao hơn đối chứng, trong đó nghiệm thức xử lý bằng phức chất của hỗn hợp đất hiếm đạt 48,42 tấn/ha ở nghiệm thức CR4.

- Ở nghiệm thức CR4 sản lượng tăng cao nhất so với đối chứng không xử lý là 16,67%, sản lượng tăng so với nhóm đối chứng có xử lý bằng phân bón lá là 9,37%. Kết quả thí nghiệm cho thấy axit lactic không làm tăng sản lượng ở cây xà lách Corol.

3.7.2.3. Kết quả thí nghiệm trên cây xà lách Rumani trồng trong nhà lưới

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của phức lactat đất hiếm, phân bón lá đến năng suất của cây xà lách Rumani trong nhà lưới, kết quả theo dõi trọng lượng và năng suất cây xà lách tại các nghiệm thức được trình bày ở bảng 3.29.

ảng 29. Trọng lượng cây và năng suất xà lách Rumani tại các nghiệm thức



NT

Trọng lượng cây,

kg/cây

Năng suất/ô,

kg/ô

Năng suất/ha,

tấn/ha

% So với đối chứng không phun

phân bón lá

% So với đối chứng phun

phân bón lá

RM1

0,18

18,49

20,55

100,00

-

RM2

0,19

20,76

23,06

112,21

101,14

RM3

0,20

21,60

24,00

116,79

105,26

RM4

0,23

24,68

27,42

133,43

120,26

RM5

0,18

18,67

20,56

-

-

RM6

0,19

20,52

22,80

110,95

100,00

CV

5,71

4,47

4,17



Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy:

- Tại các lô có xử lý chế phẩm đất hiếm RM2, RM3, RM4 thời gian cho thu hoạch sớm hơn so với các nghiệm thức RM1, RM5 và RM6 từ 3- 4 ngày.

- Trọng lượng cây tại các nghiệm thức xử lý đều cao hơn đối chứng, kết quả này tăng dần từ 12,21% ở RM2 đến 33,43% ở RM4. So với đối chứng có xử lý bằng phân bón lá, kết quả tăng từ 1,14% ở RM2 đến 20,26% ở RM4. Ở thí nghiệm này, kết quả năng suất chênh lệch nhau là rất lớn điều này cho thấy khi xử lý chế phẩm chứa hỗn hợp các NTĐH có khả năng làm tăng chất diệp lục giúp quá trình quang hợp trong nhà lưới tốt hơn đẩy mạnh các quá trình trao đổi chất, làm tăng sinh khối, cải thiện đáng kể năng suất.

Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu rau xà lách Rumani nghiên cứu được chỉ ra ở bảng 3.30.

Bảng 3.30. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng và dư lượng đất hiếm trong mẫu xà lách Rumani


NT

Hàm lượng

asen, mg/kg

Hàm lượng

thủy ngân, mg/kg

Hàm lượng chì, mg/kg

Hàm lượng

cadimi, mg/kg

Hàm lượng NTĐH,

mg/kg

RM1

0,08

0,06

KPH

KPH

Vết

RM2

0,07

0,05

KPH

KPH

Vết

RM3

0,08

0,05

KPH

KPH

Vết

RM4

0,08

0,05

KPH

KPH

Vết

RM5

0,08

0,05

KPH

KPH

Vết

RM6

0,07

0,05

KPH

KPH

Vết

Theo kết quả phân tích cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu rau nghiên cứu thấp hơn so với giới hạn tối đa cho phép theo TCVN. Các NTĐH và phóng xạ chỉ phát hiện ở dạng vết bằng phương pháp ICP-MS.

Phức lactat hỗn hợp đất hiếm có tác dụng làm tăng năng suất trên cây chè lên đến 24%, cây cải bắp lên đến 21%, xà lách Corol lên đến 16% và xà lách Rumani lên đến 33%. Ngoài khả năng làm tăng năng suất, khi xử lý phun phức chất lactat hỗn hợp đất hiếm cho các loại cây này còn làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, hệ lá xanh mướt hơn. Các kết quả này phù hợp với các khảo sát sử dụng chế phẩm phun lá chứa đất hiếm ĐH93 [112, 113].

Dư lượng các NTĐH trong mẫu sản phẩm thu hoạch chỉ ở dạng vết tương đương với mẫu đối chứng không ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng sản phẩm và sức khỏe con người khi sử dụng [101, 113].

KẾT LUẬN‌

Lần đầu tiên đã khảo sát khả năng thu hồi đất hiếm từ bã thải tuyển quặng đồng Sin Quyền với các quá trình tuyển khoáng, thủy luyện, chiết đất hiếm và áp dụng phức chất lactat đất hiếm cho cây chè và một số loại rau phổ biến ở Đà lạt, Lâm Đồng:

1. Đã nghiên cứu qui trình tuyển từ kết hợp tuyển nổi thu nhận phân đoạn giàu đất hiếm hàm lượng 3,8% từ bã thải tuyển quặng đồng Sin Quyền chứa 0,63% đất hiếm. Tỷ lệ thực thu 84,3%.

2. Đã nghiên cứu thu hồi đất hiếm từ phân đoạn giàu đất hiếm của bã thải tuyển quặng đồng Sin Quyền bằng phương pháp axit và phương pháp kiềm. Kết quả cho thấy:

+ Trong phương pháp axit, điều kiện thích hợp để thu hồi tổng đất hiếm với hiệu suất 86,76% là H2SO4 15 M, tỷ lệ khối lượng quặng/H2SO4 1/4, nhiệt độ phân hủy quặng 1800C và thời gian 4 giờ. Phương pháp thủy luyện bằng

H2SO4 được áp dụng để thu hồi đất hiếm.

+ Trong phương pháp kiềm, điều kiện thích hợp để thu hồi tổng oxit đất hiếm với hiệu suất 85,41% là dung dịch NaOH 8 M, tỷ lệ khối lượng quặng/NaOH 1/5, nhiệt độ thủy luyện 3000C trong thời gian 2 giờ.

3. Đã nghiên cứu chiết thu nhận xeri và NTĐH(III) sạch từ tổng oxit đất hiếm Sin Quyền bằng quá trình chiết có muối đẩy Al(NO3)3 và quá trình rửa giải chiết. Đã thu được xeri sạch 99,9% và các NTĐH(III) không chứa U, Th.

4. Đã nghiên cứu tổng hợp phức chất đất hiếm với axit lactic. Các phức chất lactat đất hiếm có thành phần và cấu tạo tương tự nhau có dạng chung là

Ln(CH3CH(OH)COO)3.3H2O. Độ tan trong nước của các phức chất giảm dần theo chiều giảm bán kính ion Ln3+.

5. Đã khảo sát ảnh hưởng của các phức chất lactat đất hiếm đến năng suất chè và ba loại rau phổ biến ở Đà Lạt (cải bắp, xà lách Corol và xà lách Rumani). Phức chất lactat đất hiếm tăng năng suất chè 24%, năng suất bắp cải 21%, năng suất xà lách Corol 16% và năng suất xà lách Rumani 33%.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022