Thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI - 2

- Phương pháp xã hội học

Phương pháp xã hội học có nhiệm vụ tìm hiểu các mối quan hệ giữa văn học với xã hội, giúp hiểu được những khía cạnh ngoại văn học có liên quan mật thiết đến bản chất của hiện tượng văn học, từ đó hiểu rò bản chất của hiện tượng văn học hơn. Việc nghiên cứu diện mạo, đặc điểm thơ đầu thế kỷ XXI phải được đặt trong bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong nước cũng như thế giới thời kỳ này để lý giải các khuynh hướng vận động của các trào lưu thơ.

- Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thi pháp thể loại

Để đưa ra được những đặc điểm của thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, không thể không phân tích tác phẩm theo đặc trưng thi pháp thể loại.

- Phương pháp hệ thống

Mỗi một tác phẩm, mỗi một thể loại hay mỗi một giai đoạn văn học đều là một tiểu hệ thống cấu trúc thẩm mĩ có những logic sáng tạo riêng. Phương pháp hệ thống sử dụng trong luận án này nhằm nghiên cứu hệ thống đề tài, chủ đề, hệ thống nghệ thuật biểu hiện trong thơ Việt Nam đầu thế kỉ XXI, mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống, cũng như mối quan hệ giữa các hệ thống ấy.

Ngoài ra chúng tôi sử dụng các thao tác bổ trợ sau:

- Thao tác thống kê

Thao tác thống kê cần thiết khi khảo sát các tuyển tập, các tập thơ trên những tiêu chí nhất định để làm căn cứ khách quan khi đưa ra những kết luận về diện mạo, đặc điểm của giai đoạn thơ.

- Thao tác so sánh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 199 trang tài liệu này.

Diện mạo, đặc điểm của thơ đầu thế kỷ XXI chỉ có thể được làm rò trong sự so sánh với diện mạo và đặc điểm của các giai đoạn thơ trước đó để thấy được đâu là những đặc điểm có tính kế thừa, tiếp nối, đâu là những đặc điểm riêng có của thơ giai đoạn này.

- Thao tác phân tích, tổng hợp

Thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI - 2

Để đưa ra được những kết luận về diện mạo, đặc điểm của thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, không thể không phân tích các trào lưu, khuynh hướng

tiêu biểu, những vấn đề về nội dung cũng như hình thức biểu hiện của thơ giai đoạn này, từ đó tổng hợp, rút ra những nhận định khái quát.

5. Đóng góp của luận án

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu khái quát tổng thể giai đoạn thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI, dựng lại tương đối đầy đủ diện mạo và quá trình vận động của giai đoạn thơ này.

Tìm ra đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI, từ đó làm rò thêm nhiều thành tựu của thơ giai đoạn mà cho đến nay vẫn chưa được đánh giá đúng mức

Những nhận định về diện mạo và đặc điểm của thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI là tài liệu có tính chất tham khảo để những người quan tâm, nghiên cứu sâu hơn về các tác giả, các trào lưu thơ hiện nay.

6. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận án được triển khai qua bốn chương:

- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

- Chương 2: Khái quát thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI

- Chương 3. Những chuyển động của nội dung thơ Việt Nam đầu thế kỷ

XXI.

- Chương 4. Đa dạng hóa nghệ thuật biểu hiện

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


Thơ đầu thế kỷ XXI đang vận động, do đó hầu như chưa có công trình khảo cứu chuyên sâu về nó. Có chăng, nó chỉ xuất hiện thoáng qua trong các công trình nghiên cứu về thơ sau 1975 hoặc thơ sau đổi mới 1986. Tuy nhiên các tiểu luận, các bài viết nhỏ bàn về thơ đầu thế kỷ XXI đăng trên tạp chí chuyên ngành, diễn đàn văn nghệ, blog, website văn học lại vô cùng phong phú. Qua nghiên cứu tư liệu chúng tôi thấy có 3 xu hướng nghiên cứu: thứ nhất là những đánh giá chung về thơ giai đoạn này; thứ hai là những nhận định về một số đặc điểm nội dung, nghệ thuật của giai đoạn thơ, và thứ ba là những nghiên cứu về tác giả hoặc tác phẩm cụ thể.

1.1. Những đánh giá chung về thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI

Đánh giá thơ đầu thế kỷ XXI cho đến nay còn có nhiều ý kiến trái chiều. Trong kỷ yếu hội thảo Thơ Việt hiện đại nhìn từ miền Trung [124], nhiều ý kiến tỏ ra bi quan “thơ đang có vấn đề và cần đổi mới nó” (Hữu Thỉnh), “tình trạng vè hóa thơ, cũ hóa, văn xuôi hóa thơ” (Nguyễn Trọng Tạo), “thơ của chúng ta èo uột, làng nhàng, thiếu bứt phá, thiếu thăng hoa” (Nguyễn Hoàng Đức), “Cái khó mà thơ lâm phải hiện nay là thời kỳ giáp hạt tư tưởng, sự khủng hoảng của nó cũng do đó mà ra.” (Vũ Quần Phương), “thơ đang mất chỗ đứng trong ồ ạt của cạnh tranh thị trường… Nhiều bài thơ nhợt nhạt, quanh quẩn, ngô nghê, được viết với một trạng thái vô cảm… thơ Việt đang trong cơn bĩ cực trên cả hai phương diện chủ quan và khách quan” (Lê Thành Nghị), “Sự kiện thơ mất giá như thế diễn tiến qua nhiều năm” (Nguyễn Chí Hoan). Nghĩa là diện mạo thơ nhợt nhạt, cũ kỹ, không có gì đáng để bàn.

Nhưng ở chiều ngược lại, Đông Hà lại cho rằng thơ nói riêng và văn chương đầu thế kỷ XXI nói chung có diện mạo đa màu sắc: “nhìn một cách khái quát, văn chương Việt đang mang một diện mạo đa màu sắc. Có thứ văn chương giải trí, văn chương giãi bày, văn chương dưỡng già, văn chương phô diễn và văn chương nghề nghiệp” [dẫn theo Lê Minh Phong, 150]. Đồng quan điểm, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Inrasara còn cho rằng thơ đương đại đang vận động và phát triển không

ngừng, nhưng phê bình hiện đại thì không theo kịp sự phát triển của thơ để làm nhiệm vụ cầu nối giữa thơ và công chúng: “Các nhà thơ đương đại không viết khi đã xác định con đường, hay nói theo giọng thời thượng - khi đã "tìm thấy mình", mà vừa viết vừa tự khám phá chính mình… Họ viết - thế thôi. Liên tục chuyển động và thay đổi. Không nhiều nhà phê bình nhận ra điều đó. Rất ít nhà phê bình theo kịp sự chuyển động của họ. Không theo kịp, nhà phê bình mãi ở lại căn chòi mĩ học cũ để nhìn về thơ đương đại, nhận định và phán xét nó. Tiếc thay!” [71].

Về xu hướng phát triển thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI, nhiều người cho rằng, thơ đang vận động với nhiều xu hướng, khuynh hướng với nhiều trào lưu và trường phái. Trong bài viết Ba khuynh hướng vận động của thơ Việt Nam đương đại, Nguyễn Thanh Tâm căn cứ trên những biểu hiện về mặt quan niệm thơ, cách kiến tạo thi ảnh, các phương tiện cấu trúc thi giới, những ứng xử với ngôn ngữ, những động hình của tư duy và mỹ cảm... nhận định thơ Việt Nam sau 1975 vận hành theo ba khuynh hướng lớn: Khuynh hướng bảo tồn những giá trị thơ truyền thống/ Khuynh hướng cách tân/ Khuynh hướng cách tân trên cơ sở kế thừa truyền thống. Khuynh hướng cách tân lại có thể chia ra hai hướng chuyển động - cách tân về nội dung thể tài, thi hứng và cách tân về hình thức ngôn ngữ thi ca. Nhưng đồng thời Nguyễn Thanh Tâm cũng nhận thấy việc chia thành ba khuynh hướng như vậy chỉ có tính chất tương đối vì “tác giả của khuynh hướng này có lúc, có chỗ lại giao thoa, thâm nhập vào khuynh hướng khác, không phải là những khuôn hình cố định, bất biến”. Ngoài cách chia này, theo tác giả còn có thể chia khuynh hướng phát triển của thơ theo nhiều tiêu chí khác nữa. Từ góc độ thể loại, có thể thấy thơ Việt sau 1975 rẽ làm hai nhánh: phát huy thế mạnh của các thể loại đã có/ sáng tạo hình thức thể loại mới. Từ phương pháp sáng tác, thi pháp có thể thấy sự hiện diện của thơ cổ điển, lãng mạn, tượng trưng, siêu thực, tân cổ điển,... Từ góc độ người tiếp nhận lại có thể nhận thấy hai hiện trạng: thơ dành cho đại chúng (văn học phổ thông) và thơ chỉ dành cho những tầng lớp tinh tuyển - thơ khó. Từ lý thuyết hệ hình lại có thể nhận ra dấu vết của kiểu thơ thuộc hệ hình Tiền hiện đại/ Hiện đại/ Hậu hiện đại [174].

Inrasara nhìn ở góc độ các trào lưu văn học thì chia thơ Việt đầu thế kỷ XXI ra 5 trào lưu chính: Thơ “cổ truyền”, thơ tân hình thức (new formalism poetry, thơ

nữ quyền luận, thơ thị giác (visual poetry) trong đó thơ trình diễn (poetry performance) là một nhánh nổi bật, trào lưu thơ hậu hiện đại” [70].

Trong các trào lưu thơ đó, trào lưu hậu hiện đại nhận được sự quan tâm của đông đảo giới phê bình cũng như bản thân các nhà thơ. Sự xuất hiện của thơ hậu hiện đại vào cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI khiến cho phê bình văn học sôi động hẳn lên. Cuộc trao đổi - đối thoại về chủ nghĩa hậu hiện đại trên phương diện lý thuyết và biểu hiện thực tế của nó trong văn học Việt Nam tạo thành một sự kiện đáng chú ý trên một số diễn đàn, gồm cả báo mạng internet và báo viết. Báo điện tử Tổ quốc có các bài viết: “Câu chuyện về một kiểu cắt nghĩa xã hội” (Lã Nguyên), “Văn chương Hậu hiện đại, nhìn từ góc độ sáng tác” (Lê Anh Hoài), “Đối thoại về con đường đi vào văn chương hậu hiện đại Việt Nam” (Inrasara), “Một cái nhìn về thực tiễn văn chương hậu hiện đại” (Phùng Gia Thế). Tạp chí Hồng Lĩnh cũng đăng loạt bài: “Tiếp nhận những cách tân của chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại” (Hoàng Ngọc Hiến), “Về lối viết hậu hiện đại trong văn học ta” (Hà Quảng). Bản tin Lý luận phê bình văn học nghệ thuật số 10/2009 có bài: “Nhận biết về chủ nghĩa hậu hiện đại trong nghệ thuật” (Hồ Sĩ Vịnh)... Đến cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, nhận diện phê bình văn học hậu hiện đại (trong đó có nhận diện, phê bình thơ hậu hiện đại) ở nước ta tạo thành một vệt đậm và gây chú ý cả các tác giả ở hải ngoại. Nhìn chung các ý kiến đánh giá về thơ hậu hiện đại có thể quy về ba nhóm. Nhóm thứ nhất kịch liệt phản đối loại thơ này. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoà thì cho rằng: “hậu hiện đại là một cái áo quá rộng cho một cơ thể còm” và đề xuất “hãy đi hết hiện đại đã rồi hãy nghĩ đến hậu hiện đại” [58]. Nhà phê bình Đỗ Ngọc Yên thì cho thơ cách tân (hiện đại, hậu hiện đại) chỉ là một mớ hỗn độn “nhân danh cách tân nhiều người đã cho ra đời một thứ chẳng biết gọi là gì: văn nói, ghi chép, nhật ký,... chỉ biết rằng nó giống như món “óc sống” khiến công chúng không thể nào tiêu hóa nổi” [216]. Ở phía bên kia, Inrasara là người nhiệt thành ca ngợi thơ hậu hiện đại: “Thơ hậu hiện đại là trò chơi địa phương của những kẻ tự nguyện sáng tác ngoài lề trong thời đại toàn cầu hóa. Với tinh thần phá chấp triệt để qua tầm nhìn rộng mở và thái độ dân chủ tuyệt đối, thế hệ nhà thơ hậu hiện đại hôm nay là kẻ sáng tạo tiền vệ đang đổi mới thơ Việt, đổi mới cách viết và cách đọc, qua đó thúc đẩy công cuộc

giải lãnh thổ hoá deterritorialize, giải quốc gia hoá denationalize và giải địa phương hóa delocalize văn học. Họ đang có đó, như một hiện tượng” [71]. Thậm chí Inrasara còn kỳ vọng thơ hậu hiện đại có thể “làm một cuộc cách mạng cho thơ Việt” [71]. Một số nhà nghiên cứu thì có cái nhìn toàn diện hơn, một mặt họ thừa nhận những sáng tạo thơ theo lối hiện đại và hậu hiện đại là những nỗ lực đáng được trân trọng trong hành trình cách tân thơ Việt, có những tác phẩm thực sự giá trị; mặt khác họ phê phán những sáng tạo cực đoan đang phá hoại giá trị thẩm mĩ của thơ ca. Nguyễn Thanh Tâm trong bài viết Bắt mạch thơ hiện nay một mặt “quả quyết rằng thơ hiện nay có nhiều sự cách tân, và sự thật có nhiều cách tân có giá trị, có không ít bài thơ, tập thơ hay được công chúng đánh giá cao” nhưng mặt khác tác giả cũng chỉ ra hiện trạng cũng còn nhiều người nhân danh sáng tạo, cách tân đẩy thơ đến cực đoan, bế tắc “Có bài thơ như là tiếng chửi, tục tĩu không chịu được. Có bài thơ ù lì, tăm tối như hũ nút, tịnh không một tín hiệu dẫn đường nào đến ánh sáng nghệ thuật. Nhân danh vô thức, tiềm thức, nhân danh sự tạo nghĩa của ngôn từ trong những ngẫu hợp bất định, những tác giả này cho ra đời những văn bản “vô nghĩa lý”, siêu hình hết mức. Lại có những bài thơ đầy tính hận thù, hậm hực với tư tưởng chính trị, văng đủ thứ trong thơ, lôi tuột tất cả ra vỉa hè, xuống lòng đường để tung hô thứ triết lý sống hết sức tầm thường” [172].

Về lực lượng sáng tác, nhiều nhà nghiên cứu ghi nhận vai trò của các nhà thơ trẻ. Trong bài viết Cách tân nghệ thuật và thơ trẻ đương đại, Lưu Khánh Thơ nhận thấy nỗ lực làm mới của thơ trẻ: “Có thể thấy rằng thơ trẻ đang cố gắng để khác các thế hệ đi trước. Cái mạnh của lớp trẻ hôm nay là họ đang tạo ra một không khí dân chủ trên thi đàn với nhiều giọng điệu, nhiều khuynh hướng. Họ được tự do trong cảm xúc, trong các cách thể hiện. Hầu như đối với họ không có điều gì là cấm kỵ, không có điều gì phải né tránh. Dễ nhận thấy một điều rằng, những người làm thơ trẻ hôm nay hướng sự chú ý của mình vào việc khai thác tâm trạng cá nhân. Họ tinh tế, nhạy bén với những cảm xúc riêng tư, đơn lẻ nhưng ít khi mở ra, vươn tới những vấn đề xã hội rộng lớn. Những vấn đề quan thiết của đời sống cộng đồng ít có tác động đến những bài thơ của họ. Nhìn vào những người làm thơ trẻ hôm nay,

thấy rò một điều là họ đang cố gắng tìm cách phô diễn những xúc cảm của mình bằng những hình thức nghệ thuật có nhiều tìm tòi đổi mới.” [191]

Đồng quan điểm ấy, Yến Nhi trong bài viết Mỹ cảm nghệ thuật mới trong thơ trẻ cũng khẳng định vai trò đổi mới thơ của các nhà thơ trẻ: “Thơ đương đại có nhiều thay đổi để tiến gần đời sống, cập nhật đời thường với tâm lý con người bây giờ. Trong không khí bộn bề của sự tìm tòi đổi mới, nhiều tác phẩm của tác giả trẻ tạo những nét riêng khó nhầm lẫn, gây được nhiều ấn tượng sâu sắc với công chúng yêu thơ, tạo một vẻ đẹp mới về cách xây dựng hình tượng.” [122]

1.2. Những nhận định về đặc điểm thơ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI

Nghiên cứu về thơ sau 1975 (trong đó bao gồm cả giai đoạn thơ đầu thế kỷ XXI), một trong những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm là chỉ ra những đặc điểm nổi bật về nội dung cũng như nghệ thuật của thơ giai đoạn này. Tác giả Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết Thơ Việt Nam sau 1975 - một cái nhìn toàn cảnh chỉ ra các khuynh hướng nổi bật về nội dung, chủ đề của thơ Việt Nam sau 1975 như: Xu hướng viết về chiến tranh qua những khúc ca bi tráng về số phận của dân tộc/ Xu hướng trở về với cái tôi cá nhân, những lo âu của đời sống thường nhật/ Xu hướng đi sâu vào những vùng mờ tâm linh, đậm chất tượng trưng, siêu thực/ Xu hướng hiện đại (và hậu hiện đại). Về nghệ thuật, Nguyễn Đăng Điệp cũng chỉ ra sự biến đổi về thể loại và ngôn ngữ trong thơ sau 1975. Thể loại biến đổi theo ba khuynh hướng: Sự nới lỏng cấu trúc các thể thơ truyền thống; Thơ tự do và thơ văn xuôi; Sự nở rộ của trường ca. Về ngôn ngữ, tác giả khẳng định đã có những động hình ngôn ngữ mới với một số loại hình ngôn ngữ nổi bật như: Ngôn ngữ đậm chất đời thường; Ngôn ngữ giàu chất tượng trưng; Những trò chơi ngữ nghĩa trong thơ; Ngôn ngữ thân thể trong thơ [35, tr.56 - 82].

Đặng Thu Thủy trong chuyên khảo Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỷ 80 đến nay những đổi mới cơ bản đã chỉ ra những đổi mới thơ trên những phương diện cơ bản. Về quan niệm thơ, tác giả cho rằng các nhà thơ sau đổi mới đã nhận thức lại về những giới hạn và tiềm năng của thơ ca. Thơ không còn những khả năng kì diệu, những sứ mệnh cao cả, mà với các thi sĩ thời nay làm thơ như một cách để giải tỏa tâm trạng, để phiêu lưu trong cuộc chơi thú vị với ngôn từ hoặc thơ chỉ là

một trò chơi. Tác giả cũng chỉ ra sự đổi mới về cảm hứng thơ, đó là xu hướng nhận thức lại về lịch sử xã hội từ góc nhìn phi sử thi, phản lãng mạn; nhận thức về những giới hạn của xã hội nhìn từ “bề sau, bề sâu”; xu hướng trở về của cái tôi cá nhân, cá thể với khát vọng hướng đến một tình yêu trần thế và xu hướng đi sâu khai thác thế giới tâm linh, vô thức. Tác giả cũng chỉ ra những đổi mới về nghệ thuật như sự mở rộng biên độ thể loại, kết cấu linh hoạt và hiện đại, ngôn ngữ dụng công và thả phóng; hình ảnh cực thực, siêu thực, ẩn dụ và biểu tượng; tạo giọng và xóa giọng[195].

Lê Thành Nghị trong Thơ và công chúng thơ hôm nay thì cho rằng những thay đổi của thơ hôm nay có thể gom lại trên ba hướng chính. Một là những tìm tòi thay đổi nghiêng về mặt hình thức, cụ thể là nghiêng về ngôn ngữ biểu hiện, đó là những trò chơi ngôn ngữ, không quan tâm đến ngữ nghĩa hoặc là sáng tạo những ngữ nghĩa mới cho ngôn từ. Hai là những cố gắng đổi mới thơ về giọng điệu từ điệu ngâm, điệu hát sang điệu nói. Ba là, xu hướng đưa vào thơ những câunói thường[124].

Công trình nghiên cứu công phu nhất về thơ đầu thế kỷ XXI cho đến thời điểm này, theo chúng tôi, có lẽ là tiểu luận Thơ cách tân và thi pháp nghệ thuật mới của Nguyễn Vũ Tiềm đăng trên website của Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh. Trong tiểu luận, tác giả nhận định thơ cách tân Việt đầu thế kỷ XXI đã hình thành và từng bước định hình trong 4 dòng chảy chính: Hiện thực đa chiều & huyền ảo; Phản biện, dự báo & thức tỉnh; Chia sẻ nỗi đời & nỗi đau; Folklore – humor & ngoại biên. Bên cạnh đó theo tác giả, thơ cách tân Việt đầu thế kỷ XXI có 10 đặc điểm sau đây: Thơ cách tân tháo dỡ tất cả các khung hình cũ để chỉ còn khoảng trời mênh mông trên trang giấy; thơ cách tân thể hiện bản chất cuộc đời như nó vốn có theo cảm xúc và suy tưởng của nhà thơ. Bút pháp trước đây nghiêng về cảm xúc, tả chân giờ nghiêng về ý tưởng, suy tưởng; Thơ cách tân, trừ lục bát, còn phần lớn thơ tự do đã bỏ hết vần, chỉ còn nhịp điệu tiết tấu; Thơ cách tân dường như không đáp ứng yêu cầu dễ đọc, dễ thuộc và rất khó ngâm ngợi, chỉ dành cho nghĩ ngợi, nhiều va đập và “sinh sự” phá vỡ vỏ bọc khô cằn bảo thủ; Chất văn xuôi cùng với nhiều chi tiết đời sống tràn vào, ngôn ngữ đời thường tham gia vào thơ nhiều hơn; Thơ cách tân tạo nhiều khoảng trống, nhiều vụn vỡ tự nhiên; nhiều tình huống bất ngờ, xác lập tương quan mới trong kết cấu ngôn từ và kiến trúc hình ảnh, hình tượng,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022