KẾT LUẬN
1.Trần Nhuận Minh là một trong số ít các nhà thơ tạo dựng được “một vệt riêng” cho thơ trữ tình cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI. Là nhà thơ có mặt ở hai giai đoạn trước và sau thời kì đổi mới 1986, với sức lao động dẻo dai, bền bỉ, Trần Nhuận Minh có một “gia tài” tác phẩm thơ với số lượng khá lớn. Thơ ông có sự biến chuyển rõi rệt qua từng thời kì lịch sử của đất nước, từ cảm hứng ngợi ca theo xu hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa sang cảm hứng thế sự đời tư. Đặc biệt ở giai đoạn sau năm 1975, cảm hứng thế sự đã trở thành cảm hứng chủ đạo, và đã khẳng định một phong cách sáng tạo riêng của Trần Nhuận Minh. Nếu xét trong dòng chảy liên tục của nền văn học Việt Nam nói chung, thơ Trần Nhuận Minh có một giá trị xác định riêng biệt, như bất kì một sự nghiệp văn học đích thực nào khác. Sở dĩ có điều này là bởi: Trần Nhuận Minh có tấm lòng thành thực, trong sáng, có cảm quan hiện thực, nhìn cuộc đời bằng con mắt khách quan, và quan sát hiện tượng bằng con mắt đa chiều. Là người nghệ sĩ luôn nhiệt huyết với đời, với con người, trong quá trình lao động nghệ thuật, Trần Nhuận Minh luôn có ý thức rất cao về vai trò sứ mệnh của thơ ca, của nhà thơ, là phải dõi theo, bám sát vào hiện thực của đất nước. Từ sau Đại hội Đảng VI (1986), với quan điểm đổi mới tư duy, “nhìn thẳng vào sự thật”, “nói rõ sự thật”, Trần Nhuận Minh còn phát huy được cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ, ngòi bút của ông ngày một chiếm lĩnh sâu sắc hơn về hiện thực đời sống trong quá trình vận động và đi lên của nó. Đó là sự sáng tạo đúng hướng với lịch sử phát triển của thi ca. Vì thế, Trần Nhuận Minh có một chỗ đứng vững chắc trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
2. Đi sâu vào tìm hiểu hình tượng con người, một hình tượng trung tâm trong thơ Trần Nhuận Minh, ta thấy những biểu hiện đa dạng, phong phú, sự vận động mau chóng, phức tạp và mạnh mẽ của con người trước sự tác động của hiện thực khách quan. Hình tượng người công nhân lao động đi vào thơ Trần
Nhuận Minh ở mọi khía cạnh, từ nghề nghiệp chung đến cuộc sống riêng, từ nỗi
chung đến niềm riêng. Cuộc sống của họ không chỉ nẩy nở trên cái khía hồng hào, tươi tắn mà còn hiện hữu trên cả những mặt còn lam lũ, vất vả trong đời thường. Viết về hình tượng người nông dân, Trần Nhuận Minh xoáy sâu vào những cảnh đời bất hạnh, những nỗi đau khổ của kiếp người nhỏ bé, những phận “thảo dân” để sẻ chia, thương cảm. Viết về hình tượng người lính, Trần Nhuận Minh thiên về cảm hứng ngợi ca những người lính anh hùng trong trong chiến tranh, đồng thời hướng cảm hứng thế sự vào người lính trong thời bình khi họ phải đối mặt với hiện thực nghiệt ngã và đầy thử thách của cuộc sống. Viết về những người lao động nghệ thuật, nhà thơ cho người đọc thấy được những số phận, bi kịch của các bậc tiền nhân thiên cổ trước mọi biến thiên của cuộc đời dâu bể, và bùi ngùi thương cảm cho những người đồng nghiệp cùng thời khi phải đối mặt với cuộc sống đầy phồn tạp, với hiện thực: “Cơm áo không đùa với khách thơ”. Viết về hình tượng người mẹ, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống bằng tình cảm về tình mẫu tử thiêng liêng, mãi mãi tồn tại trong kí ức con người, và đúng với truyền thống đạo lí ngàn đời của nhân dân Việt Nam. Viết về hình tượng Em, Trần Nhuận Minh luôn ám ảnh bởi mối tình trong sáng, lãng mạn, đã trở thành hoài niệm, đôi khi bất chợt ùa về trong tâm thức của mình.
Tuy nhiên, những biểu hiện cụ thể trong việc xây dựng chân dung con người, đặc biệt là chân dung con người lao động, Trần Nhuận Minh đôi khi phát triển theo khuynh hướng tiêu cực, quá nhạy cảm với thực trạng khiếm khuyết, hoặc nhìn vào cuộc sống toàn thấy màu ảm đạm, mà không cảm nhận thấy bên cạnh đó còn rất nhiều phương diện đời sống tốt đẹp, và số phận con người thực sự cũng đã được đổi đời cùng với xu hướng phát triển chung của đất nước. Đó chính là những hạn chế trong thơ Trần Nhuận Minh khi phản ánh hiện thực thông qua góc nhìn về số phận nhân dân trong thời kì đổi mới.
3. Đặc trưng ngôn ngữ thơ Trần Nhuận Minh vừa dung dị, vừa đậm chất triết lí. Ngôn ngữ dung dị được thể hiện trong việc vận dụng linh hoạt các thành
Có thể bạn quan tâm!
- Sử Dụng Các Kết Từ Lạ, Độc Đáo
- Thơ Trần Nhuận Minh - 14
- Giọng Hài Hước, Mỉa Mai, Châm Biếm
- Thơ Trần Nhuận Minh - 17
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
ngữ, tục ngữ, ca dao kết hợp với lớp ngôn ngữ đời thường bằng những từ ngữ “đường phố”, “tiếng lóng”, nhằm tạo được hiệu quả cao trong lối diễn đạt cho dòng thơ thế sự. Ngôn ngữ thơ Trần Nhuận Minh còn mang tính triết lí sâu sắc. Triết lí lặn sâu vào trong ngôn từ, có ở trong câu chữ, để chiêm nghiệm về cõi người, cõi đời. Bên cạnh đó, ngôn ngữ thơ của ông còn thể hiện cách phối hợp sóng đôi các cặp từ trái nghĩa làm tăng sức mở, và sử dụng các kết hợp từ lạ, độc đáo đi liền với phương thức tổ chức so sánh, nhân hóa, ẩn dụ làm lạ hóa hình ảnh trong thơ.
Giọng điệu, yếu tố then chốt khẳng định sự tồn tại của một cá tính sáng tạo, một bản lĩnh nghệ thuật, và là phương thức thể hiện rõ nhất của nhà thơ. Thơ Trần Nhuận Minh có sự đa dạng về giọng điệu, trong đó chủ đạo là giọng ngợi ca, khẳng định; giọng điệu day dứt, hoài nghi; giọng điệu xót xa, thương cảm; giọng điệu hài hước, mỉa mai, châm biếm. Người đọc nhận ra chất giọng chủ đạo qua từng cấp độ khác nhau của từng tập thơ. Có khi nó thấm sâu vào từng câu chữ, lan tỏa khắp bài thơ, có lúc lại ngân vang qua những lời đề từ, cũng có khi lại toát lên từ những âm hưởng chung của những cuộc đời, những số phận cụ thể được phản ánh trong tác phẩm của Trần Nhuận Minh.
4. Nhìn lại chặng đường sáng tạo thơ của Trần Nhuận Minh, ta thấy sự cố gắng lỗ lực vượt thoát chính mình bằng những tìm tòi và thể nghiệm độc đáo, thú vị, rất đáng trân trọng trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Qua khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp một số phương diện đắc sắc trong thơ Trần Nhuận Minh, chúng tôi thấy Trần Nhuận Minh luôn khẳng định cá tính sáng tạo trong sáng tác nghệ thuật của mình. Cá tính sáng tạo đó được xuất hiện ổn định trong nhiều giai đoạn, trên nhiều thể loại và hiện diện qua nhiều phương diện: từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự đến triết lí về cõi đời, cõi người; hình tượng nhân vật đa dạng, được biểu hiện ở mọi góc độ, mọi khía cạnh, trong “muôn mặt của đời thường”; một tiếng thơ đa giọng điệu, đến ngôn ngữ bình
dân, đậm chất triêt lí. Thơ Trần Nhuận Minh đã làm lên một hương sắc riêng
độc đáo, không thể lẫn nhòa. Qua đó, có thể khẳng định Trần Nhuận Minh là một trong số những gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn cung cấp cho độc giả có thêm một cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn, hệ thống hơn về thơ Trần Nhuận Minh. Tuy nhiên việc nghiên cứu thơ Trần Nhuận Minh vẫn còn là đề tài mở để cho những người yêu quý và quan tâm đến tài năng và cái duyên của “Nhà thơ và Hoa cỏ” này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh (1997), Nửa thế kỉ thơ Việt Nam 1945-1985, NXB KHXH, Hà Nội.
2. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại nhận thức và thẩm định, NXB KHXH, Hà Nội.
3. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, NXB Tác phẩm mới.
4. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG, Hà Nội.
5. Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, trường Viết văn Nguyễn Du.
6. Nguyễn Phan Cảnh (1984), Ngôn ngữ thơ, NXBĐH và GDCN.
7. Mai Ngọc Chừ (2005), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, NXB Văn hóa - Thông tin.
8. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học lí luận và ứng dụng, NXBGD, Hà Nội.
9. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam hiện đại, NXBGD, Hà Nội. 10.Hữu Đạt (1999), Nhà văn sự sáng tạo nghệ thuật, NXB Hội nhà văn. 11.Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, NXB Văn học. 12.Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Văn Tùng (2010), Thi pháp học ở Việt Nam,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
13.Hà Minh Đức (1993) (Chủ biên), Lí luận văn học, NXB Giáo dục. 14.Hà Minh Đức (1994), Nhà văn nói về tác phẩm, NXB Giáo dục.
15.Hà Minh Đức (1997), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.
16.Hà Minh Đức (1971), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể lọai, NXB KHXH.
17.Trinh Đường (Chủ biên) (1999), Thơ Việt thế kỉ XX chọn lọc và lời bình,
NXB Thanh niên.
18.Heghen- Mĩ học, (tập 2) (1999), Phan Ngọc dịch, (TL Viện văn học).
19.Trần Minh Hà, Trần Nhuận Vinh ( Biên soạn) (2009), Trần Nhuận Minh và ba lần định vị cho thơ, NXB Văn học.
20.Lê Thị Hải Hà (2008), Chủ thể trữ tình trong thơ Trần Nhuận Minh, Luận văn thạc sĩ Ngữ vănm, ĐHSP Hà Nội.
21.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004)- Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
22.Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1998), Lí luận văn học vấn đề và suy nghĩ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
23.Hoàng Ngọc Hiến (2003), Văn học gần và xa, NXB Giáo dục, Hà Nội. 24.Thái Doãn Hiểu (2008), Thơ phải lay động mọi người về số phận nhân
dân, Tạp chí văn nghệ Quân đội- tháng 3.
25.Bùi Công Hùng (1983), Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca, NXB KHXH.
26.Bùi Công Hùng (1985), Những đặc trưng cơ bản của thơ Việt Nam hiện đại 1945 – 1975, Tạp chí Văn học số 1.
27.Bùi Công Hùng (2000), Quá trình sáng tạo thơ ca, NXB Văn hóa – Thông tin.
28.Hoàng Hưng (1995) , Thơ Mới và thơ hiện nay, Tạp chí VH số 2. 29.Lê Đình Kị (1969), Đường vào thơ, NXB Văn học.
30.Đinh Trọng Lạc (1998), 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
31.Mã Giang Lân (1987), Tìm hiểu thơ, NXB Văn hóa- Thông tin.
32.Phong Lê (Chủ biên) (tập 1) (1985), Văn học về đề tài công nhân, NXB Lao động.
33.Phong Lê (Chủ biên) (tập 2) (1985), Văn học về đề tài công nhân, NXB Lao động.
34.Phong Lê (Chủ biên) (1990), Văn học và hiện thực, NXB KHXH. 35.Phong Lê, Vũ Văn Sĩ, Bích Thu, Lưu Khánh Thơ (2000), Thơ Việt Nam
hiện đại, NXB Lao động.
36.Phong Lê (2009), Đến với tiến trình văn học Việt Nam hiện đại, NXB Hội nhà văn.
37.Phong Lê (2005), Về văn học Việt Nam hiện đại nghĩ tiếp, NXB ĐHQG Hà Nội.
38.Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.
39.Nguyễn văn Long, Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục, Hà Nội.
40.Phương Lựu (Chủ biên) (2003), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 41.Phương Lựu (Chủ biên) (2002), Văn học, nhà văn, bạn đọc, NXB ĐHSP
Hà Nội.
42.Nguyễn Đăng Mạnh (1999), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
43.Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn tư tưởng và phong cách, NXB ĐHQG, Hà Nội.
44.Trần Nhuận Minh (2004), Nhà thơ và hoa cỏ, NXB Văn học và TT Nghiên cứu Quốc học.
45.Trần Nhuận Minh (2007), Tuyển tập 1960-2003, NXB Văn học.
46.Trần Nhuận Minh (2008), Bốn lăm khúc đàn bầu của kẻ vô danh, NXB Văn học.
47.Trần Nhuận Minh (2009), Bốn mùa (Tuyển 1960 – 2008), NXB Văn học. 48.Trần Nhuận Minh (2011), Thơ đến từ đâu, NXB Văn học.
49.Nam Mộc (1978), Luyện thêm chất thép cho ngòi bút, NXB Văn học.
50.Nguyễn Xuân Nam (1985), Thơ, tìm hiểu và thưởng thức, NXB Tác phẩm mới.
51.Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (2003), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, NXB ĐHQG, Hà Nội.
52.Nhiều tác giả (1996), 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, NXB ĐHQG, Hà Nội.
53.Nhiều tác giả (1997), Việt Nam nửa thế kỉ văn học, NXB Hội nhà văn. 54.Nhiều tác giả (2002), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, NXB Văn hóa dân tộc. 55.Nhiều tác giả (2002), Thơ Việt Nam hiện đại, NXB Lao động.
56.Nhiều tác giả (2002), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 57.Nhiều tác giả (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
58.Lê Lưu Oanh (2006), Thơ Trữ tình Việt Nam (1975-1990), NXB ĐHQG, Hà Nội.
59.Vũ Quần Phương (1993), Vài ý nghĩ về thơ hiện nay, Tác phẩm mới, số 3. 60.Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ , NXB Giáo dục.
61.Nguyễn Ngọc Thiện (2010), Lí luận phê bình đời sống văn chương, NXB Hội nhà văn.
62.Hà Công Tài (1997), Cấu trúc ẩn dụ hóa trong thơ, Tạp chí Văn học số 5. 63.Nguyễn Trọng Tạo (1998), Văn chương cảm và luận, NXB Văn hóa-
Thông tin.
64.Chung Thị Thúy (2010), Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Trần Nhuận Minh, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, ĐHSP Vinh.
65.Đỗ Lai Thúy (1992), Con mắt thơ, NXB Lao động.
66.Nguyễn Nghĩa Trọng (1984), Tìm hiểu ngôn ngữ thơ, TCVH số 6.
67.Trần Thị Việt Trung (2002), Lịch sử phê bình văn học Việt Nam hiện đại, NXB ĐHQG, Hà Nội.
68.Trần Thị Việt Trung (Chủ biên) (2008), Hình tượng nhân vật phụ nữ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, NXB ĐH Thái Nguyên.