Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa - 11


Người đi mang một câu hát cũ Người đi một bến trăng xưa

Dương Thuấn từng rong ruổi trong những đêm ngựa vàng ngay giữa phố phường Hà Nội để thương nhớ một bầy ngựa bay trong đêm trăng:

Những con ngựa vàng Bay trong đêm trăng

Muôn tiếng vó gõ lên trùng khơi Muôn tiếng vó gõ lên đỉnh núi…

Một sự liên tưởng đầy mỹ cảm. Những bóng ngựa từng “khua vó lên trăng” ấy động cả vào tâm thức. Trong cuộc hành trình mang tính chất duy linh, chúng phóng qua cả nỗi buồn cố hữu, qua những dãy núi già nua, qua mặt trời. Hình ảnh “ngựa khua vó đêm trăng” không chỉ đẹp mà còn lay động trái tim những người miền núi xa bản, xa núi rừng.

Hình ảnh trong thơ Dương Thuấn là những hình ảnh dung dị, mang hơi thở của cuộc sống miền núi. Những hình ảnh ấy không đơn thuần chỉ để tả, phô diễn mà có khả năng gợi mở, khái quát cao. Ðiều đặc trưng trong hình ảnh thơ Dương Thuấn là cái quen hóa lạ, giản dị mà độc đáo. Trên đây là năm hình ảnh quen thuộc mang tính biểu tượng văn hóa cao trong thơ Dương Thuấn, ngoài những biểu tượng trên, chúng ta có thể liệt kê thêm những biểu tượng khác như: mặt trời, lửa, đá, ngựa. Mỗi hình ảnh dù giản dị, mộc mạc đều mang những nét riêng của miền núi, ghi dấu được sự gắn bó của nhà thơ với quê hương bản làng và cuộc sống của những con nguời noi dây. Từng hình ảnh đều có ý nghĩa và sức gợi liên tưởng riêng tuy nhiên như đã đề cập từ đầu, năm hình ảnh chúng tôi chọn là những hình ảnh đều có điểm chung là: chứng kiến bước đường trưởng thành của nhà thơ. Chúng liên kết trong một trường ngữ nghĩa: nhân chứng cho hành trình từ quê hương ra đi và trở về quê hương của tác giả. Hành trình đó cũng chính là hành trình đi – tìm lại chính mình của Dương Thuấn, tìm lại những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương ông.


CHƯƠNG 4‌‌

MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG THƠ DƯƠNG THUẤN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Nội dung và nghệ thuật là hai mặt song hành của một tác phẩm nghệ thuật vì vậy đánh giá giá trị một tác phẩm văn chương nghệ thuật không thể khẳng định một khía cạnh: nội dung hay nghệ thuật. Ở chương 2, chương 3 chúng tôi đã nghiên cứu nội dung thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa đến chương 4 - chương cuối của luận văn, chúng tôi sẽ tiếp tục khảo sát một số phương thức nghệ thuật mà chúng tôi cho là quan trọng nhất đã làm nên giá trị văn hóa trong thơ Dương Thuấn.

4.1 Ngôn ngữ

Thơ Dương Thuấn dưới góc nhìn văn hóa - 11

Nếu như giai điệu, âm thanh là ngôn ngữ của âm nhạc; màu sắc, đường nét là ngôn ngữ của hội họa; mảng khối là ngôn ngữ của kiến trúc thì ngôn ngữ là chất liệu của tác phẩm văn chương. Là nghệ thuật “lấy ngôn ngữ làm cứu cánh” (Jakobson), ngôn ngữ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong thơ. Ngôn ngữ thơ là một phương tiện hình thức luôn được coi trọng, là một giá trị không thể phủ nhận trong thơ vì “thơ tức là phần tinh lọc nhất của ngôn ngữ”. Ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ biểu hiện tập trung nhất tính hàm súc phong phú của ngôn ngữ, vừa giàu hình ảnh, sắc màu (tính họa) vừa giàu nhạc điệu (tính nhạc). Các đặc điểm trên hòa quyện với nhau tạo nên hình tượng thơ lung linh, đa nghĩa.

4.1.1 Mối quan hệ ngôn ngữ - văn hóa

Định nghĩa “văn hóa” ở chương 1 ta cho ta hiểu văn hóa, trước hết, là một hệ thống biểu trưng và ý nghĩa mà một cộng đồng đã tạo ra. Đến lượt nó, văn hóa góp phần tạo ra cộng đồng, trong đó, mọi người tồn tại không phải như những cá nhân riêng lẻ mà là những thành viên của cộng đồng. Tất cả đều sử dụng một khung nhận thức và một bảng tiêu chí chung để diễn dịch và


đánh giá thực tại, để phán đoán quan hệ giữa người và người, từ đó, phân biệt thiện và ác, đạo đức và vô luân, đẹp và xấu, hay và dở, những điều thích và những điều không thích, v.v... Chính trên cơ sở hệ thống biểu tượng và ý nghĩa như vậy, người ta mới dần dần tạo dựng và củng cố các hệ thống niềm tin và giá trị; xây dựng các hệ thống thiết chế xã hội và chính trị, cách ứng xử, phong tục tập quán khác; cuối cùng, dần dần hình thành các sản phẩm văn hóa như văn học, âm nhạc, nghệ thuật, văn hóa dân gian, v.v...

Với cách hiểu văn hóa như một hệ thống biểu trưng và ý nghĩa như vậy, người ta dễ dàng nhận ra mối quan hệ hữu cơ mật thiết giữa văn hóa và ngôn ngữ. Mật thiết đến độ nhiều người cho ngôn ngữ, tự bản chất, là văn hóa. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa có thể được nhìn thấy từ mấy góc độ chính:

Một, ngôn ngữ là kho lưu trữ và gắn liền với những kinh nghiệm chung mà cả văn hóa cộng đồng đều chia sẻ. Chính vì vậy mà ngôn ngữ không chỉ có có tính nhận thức mà còn có cả sắc thái, tình cảm. Ví dụ, từ “con cò” không chỉ nhận thức về loài cò mà còn gợi liên tưởng thân phận người phụ nữ vất vả, cực khổ, chịu nhiều hy sinh. Hai, ngôn ngữ là một trong những phương tiện chính để lưu truyền văn hóa. Cái gọi là tính chất truyền khẩu trong văn hóa dân gian (folklore) chính là một minh chứng hùng hồn cho vai trò của ngôn ngữ trong việc duy trì và nuôi dưỡng văn hóa nói chung. Ba, sử dụng ngôn ngữ, dưới hình thức nói hoặc viết để chuyên chở điều mình muốn truyền đạt bao gồm cả ý muốn nói và tình cảm nói.

Tất cả những sự phân tích trên đều nhằm để chứng minh một luận điểm chính: ngôn ngữ thực chất là văn hóa. Từ những đặc điểm trên, ta thấy, trong một tác phẩm văn học, nhà văn, nhà thơ là người tái hiện ngôn ngữ của nhân dân. Như chúng ta đã biết, mỗi dân tộc có điều kiện sống khác nhau (ở phương diện hình ảnh, ngôn ngữ…) việc lựa chọn sử dụng ngôn ngữ trong tác


phẩm vừa thể hiện được tài năng của người nghệ sĩ vừa phản ánh được bản sắc văn hóa của tộc người đó.

4.1.2 Ngôn ngữ trong thơ Dương Thuấn

Một trong những điểm khác biệt quan trọng nhất của văn học dân tộc thiểu số với văn học miền xuôi đó là ngôn ngữ. Các tác giả không những sáng tác theo thể thơ truyền thống mà còn sáng tác theo thể thơ tự do để bắt nhịp được với hơi thở của cuộc sống. Việc sáng tác thơ bằng tiếng Tày, các tác giả đã góp phần bảo tồn, gìn giữ nét đặc sắc, độc đáo của ngôn ngữ Tày, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Các nhà văn nhà thơ dân tộc đều có ý thức rất rõ trong việc dùng tiếng mẹ đẻ để sáng tác văn chương trong đó đặc biệt (nếu không muốn nói là nhiều nhất) vẫn là Dương Thuấn mà tuyển tập thơ song ngữ Tày – Kinh của ông là một dẫn chứng. Dương Thuấn thực sự đã làm phục hưng ngôn ngữ Tày và văn học Tày. Trước đây có không ít người nói rằng ngôn ngữ của dân tộc thiểu số sẽ mất đi khi mà mọi vấn đề hiện nay đều bị quốc tế hóa nhưng Dương Thuấn đã chứng minh ngược lại bằng cách qua tác phẩm văn học của mình đem đến cho ngôn ngữ Tày sức sống bất tử, vượt qua mọi thời gian. Bộ tuyển tập thơ song ngữ dày hơn 2000 trang của Dương Thuấn không chỉ là trường hợp hiếm có đối với văn học trong nước mà cả văn học thế giới cũng rất hiếm. Tập thơ song ngữ này vừa nêu cao ý thức sáng tác văn học bằng tiếng mẹ đẻ đồng thời Dương Thuấn cũng thể hiện thái độ muốn giới thiệu văn hóa của một dân tộc thiểu số đến đông đảo độc giả sử dụng tiếng phổ thông.

Ấn tượng nổi bật trong ngôn ngữ thơ Dương Thuấn còn là ngôn ngữ mang chất dân gian đậm nét. Sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ chỉ là một khía cạnh thể hiện tình yêu đối với văn hóa dân gian của Dương Thuấn. Chất dân gian trong ngôn ngữ thơ Dương Thuấn còn thể hiện ở khát vọng vẽ chân dung cộng đồng dân tộc mình bằng thơ. Những bài thơ mang tính triết lý như: Ông


câu biển, Chuyện đời xưa, Bỏ ruộng làm rẫy, Những bà già, Người trẻ người già, Chuyện thằng đầu trọc, Đừng buồn lũ quét, Lời của pứt, Của quý, Bài học niềm tin, Cõng trâu, Bà mẹ xứ Mây, Cô gái núi Hoa, Đoàn người không bóng… đã tạo nên bức chân con người miền núi đẹp trong lao động và ý chí: “Bức chân dung ấy đẹp, nhiều màu sắc còn là kết quả của sự thống nhất giữa cái hư và thực, cái có lý và phi lý, tình cảm và trí tuệ trong việc thể hiện bút pháp” [52]. Chính trong lời tâm sự cùng bạn đọc báo Văn hóa – Văn nghệ ông có nói: “Tôi có bút pháp riêng cho từng bài nhưng bạn đọc cũng có thể nhận ra bút pháp chung cho tất cả các bài thơ của tôi. Đó là câu kết của các bài thơ bao giờ cũng gây sự ngạc nhiên cho người đọc khiến độc giả phải nghĩ và nhớ về bài thơ đó. Một cách nữa là tôi thường đẩy sự việc đi đến tận cùng sự phi lý nhưng sau khi đọc xong rồi người đọc lại thấy có lý”[50].

Đọc thơ Dương Thuấn người yêu thơ không bắt gặp tình trạng công thức, khuôn sáo mà trái lại thơ Dương Thuấn ngập tràn ngôn từ của đời sống tuôn chảy theo mạch cảm xúc chứ không theo quy phạm của thể loại. Vì không bị ràng buộc bởi những công thức nên thơ Dương Thuấn vừa chân thực, giản dị nhưng không kém phần bay bổng, hồn nhiên, trong sáng mà hóm hỉnh gợi nhiều suy ngẫm. Ngôn từ trong thơ ông là thứ ngôn ngữ chắt lọc từ lời ăn tiếng nói hàng ngày, đó là cách nói mang tính truyền thống của người vùng cao, là sự chân thành, thẳng thắn trước cuộc sống đời thường. Chính vì điều này Dương Thuấn trở thành thi sĩ “thật” nhất. Hãy nghe ông giãi bày tấm lòng hiếu khách của người miền núi để từ đó chúng ta sẽ yêu hơn những con người nồng nhiệt, chân thật nơi đây:

Khách đến nhà không vội hỏi tên Mà chỉ hỏi:

Con đường nào đã đưa anh đến Mà nói rằng


Hãy uống cạn vò rượu cùng ta Và khi khách đi chủ nhà chỉ nói

Đừng để cầu thang nhà tôi mọc cả gà

Một câu nói tưởng chừng chẳng ăn nhập gì với sự quyến luyến, bịn rịn chia tay khách trước lúc khách ra về nhưng ẩn sâu trong ấy là một sự mong mỏi, ngóng chờ: khách sẽ trở lại thăm nhà mình và khi đó cầu thang sẽ không có chỗ cho cỏ mọc. Cái thẳm sâu của lòng người miền núi được biểu hiện bởi một câu nói rất mộc mạc đơn sơ.

Cảm thức văn hóa về quê hương luôn khiến nhà thơ bật ra những lời thơ chân thực, tự nhiên nhất:

Quê hương không đủ chỗ đánh rơi đồng xu Ba bước chân gặp núi

Ra khỏi cửa là leo là lội

Bằng ngôn ngữ mộc mạc của lời ăn tiếng nói hằng ngày, Dương Thuấn đã trở thành họa sĩ vẽ bức tranh quê hương bằng ngôn từ sinh động, hiện thực nhất. Vì vậy mà hiếm có nhà thơ nào có được phong vị đậm đặc về quê hương bản quán trong sáng tác như Dương Thuấn. Bao trùm các trang thơ ông luôn là cảm hứng ngợi ca cuộc sống, ngợi ca quê hương đất nước. Mỗi nhà thơ đều có một vùng quê riêng, gắn với bao kỷ niệm yêu dấu của cuộc đời. Quê hương Dương Thuấn là vùng cao Việt Bắc hùng vĩ chính vì thế mà những vần thơ của ông về quê hương bao giờ cũng phóng khoáng, bay bổng như chính tâm hồn của người dân miền núi:

Quê tôi núi ngàn cao vời và lớn rộng Sáng sớm sương trời bay trắng lòng thung Chiều về từng đàn mây vờn nhau trên cỏ

Xuân đến hoa đào nở đỏ, hoa lê trắng ngần…

(Quê tôi núi ngàn)


Những vần thơ giản dị trên được viết bằng một tư duy thơ thuần phác miền núi đặc sắc, cách nói “đàn mây” đã biến mây trở thành những con vật gần gũi với đời sống lao động sinh hoạt của người dân. Đó cũng là một nét sáng tạo mang dấu ấn riêng của thơ miền núi hôm nay.

Lối quan sát gần, thực với những liên tưởng rất cụ thể, có thể tìm thấy trong khắp các tập thơ của Dương Thuấn. Lối quan sát này tương ứng với loại thơ nói – kể của người miền núi – đơn giản, rõ ràng không rối rắm phức tạp nhưng không vì thế mà nó thô sơ. Ngôn ngữ thơ Dương Thuấn không có cái điêu luyện như thơ Lương Định hay lối nói tưng tửng mà nghiêm túc, triết lí đơn giản mà sâu sắc cùa Lò Ngân Sủn. Thơ Dương Thuấn luôn giản dị, đôi khi nhà thơ đẩy giản dị lên đến tận cùng giới hạn:

Đi lâu lâu Về lâu lâu

Cái cầu thang có dấu chân của mẹ…

(Về bản)

Ngay cả khi Dương Thuấn triết lý thì cũng vẫn là kiểu ngôn ngữ chân chất, mộc mạc ấy: Người làm nương ăn theo lửa/ Người làm đồng ăn theo nước/ Sinh ra tắm nước thơm/ Mới là con của mẹ/ Lớn lên tắm nước sông/ Mới là người của làng/ Đóng con tàu vượt bể/ Tắm giữa đại dương/ Mới thành con của muôn nơi (Theo nước đi).

Thơ cần có độ nén, cô đọng, độ sâu, tính hàm súc, đa thanh, đa nghĩa. Đấy là lý tưởng ngôn ngữ thơ của các thi nhân xưa. Ngày nay về cơ bản, ngôn ngữ thơ vẫn cần phải có tính hàm súc nghệ thuật nhưng không có nghĩa quá dụng công sáng tạo nên những tầng nghĩa phức tạp, rối rắm sẽ làm thơ trở nên mơ hồ, khó hiểu, xa rời đời sống, quần chúng. Với cách nói đơn giản, mộc mạc, Dương Thuấn phần nào đã giải thoát thơ ra khỏi sự phức tạp không cần


thiết của lối suy luận, diễn giải học để đưa người đọc tiếp cận với sự vật sự việc trong thơ đúng như bản thể của chúng.

M.Gorki quan niệm: Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn chương. Điều đó đúng bởi vì muốn thành văn chương phải nhờ chất liệu sinh động của ngôn ngữ. Tuy nhiên giỏi ngôn ngữ chưa dễ làm được nhà văn, nhà thơ vì văn chương chỉ phát lộ ở trong trái tim, khối óc. Từ ngôn ngữ đời sống qua lăng kính của nhà thơ mang vẻ đẹp khỏe khoắn, trong sáng bởi Dương Thuấn sáng tác thơ với một tư duy độc lập, bất ngờ táo bạo chứ không đơn thuần chỉ là nhặt nhạnh, ghi chép máy móc:

Tiếng ếch đồng buồn lắm

Một tiếng kêu nghe ốm ba ngày Người già còn mài dao

Con trẻ đừng quên tập nỏ

Hãy cúi đầu trước từng ngọn cỏ Cây cong còn có kẻ rào vườn

(Với Bàn Tài Đoàn)

Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh nghệ thuật, cách nói phóng đại (tiếng ếch kêu ốm ba ngày) rồi nhún nhường (cúi đầu trước ngọn cỏ), hình ảnh tượng trưng (người già mài dao, trẻ con tập nỏ) – cách nói này phù hợp với lối nói và sinh hoạt của đồng bào Tày. Viết như vậy thoáng nghe có vẻ mộc mạc nhưng thực tế là lối nói ví von, hình ảnh dễ nghe dễ cảm; là lời nói thật thà vừa gần gũi vừa có tính khắc họa sâu. Tất cả điều đó hiện lên như kinh nghiệm sống như chắt lọc từ trái tim, tâm tưởng, là truyền thống của lớp cha anh đi trước truyền lại cho thế hệ sau.

Ở những bài thơ khác, chúng ta bắt gặp cách xây dựng ngôn ngữ giàu hình ảnh, từ ngữ chọn lọc, có tính khát quát cao nhiều tình, nhiều nghĩa, hàm

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 18/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí