Thơ Bùi Thị Tuyết Mai - 13

trước cuộc sống, đồng thời cũng thể hiện một cách dứt khoát tính cách mạnh mẽ tự tin, dám đam mê và dâng hiến. Chị viết về tuổi mình, về người đàn bà với những hình ảnh lạ lẫm mà nhiều ẩn ý: Những người đàn bà như những con ong/ Ru con ạ ời/ Nựng chồng lả lơi/ Yếm thắm nồng bầu rượu ngọt/ Và thời gian như con gấu choàng lên vầng trăng đỏ/ Trộm từng hớp mật (Những người đàn bà)...

Một chủ đề rất dễ nhận thấy trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai là những vần thơ dành cho gia đình. Chiếc nôi đầu tiên nâng đỡ ấy trở đi trở lại trong thơ chị, khi thì chị kể về một tình yêu mới chớm với mẹ, khi thì chị thương cha tuổi ngày một nhiều: Mỗi tết/ Cha tặng cho tôi một phong bao/ Và có một lần/ Chiếc phong bao buồn rầu kể cho tôi/ Về những sợi tóc bạc trên đầu cha/ Mảnh gương lâu nay vẫn trong veo cửa sổ mẹ/ Bỗng hiện lên nhiều nếp nhăn; Với mẹ: Con gái mẹ có lần đi thật khẽ/ Đến đằng sau ôm vai mẹ nói thầm/ Bí mật lắm đừng có ai hỏi nhé/ Chỉ được riêng mình mẹ biết thôi (Tâm tình thiếu nữ); và để răn dạy con, chị đã dùng những giáo lí bằng những vần thơ dễ hiểu, có sức truyền cảm, răn dạy rất hiệu quả: Nhà sàn đúc vàng/ Không bằng có đứa con ngoan/ Trong bồ sẵn tiền của/ hẳng bằng trong nhà ai cũng chăm làm

(Lời xóm lời làng).

Trong số các nhà thơ dân tộc thiểu số thời kì hiện đại, Bùi Thị Tuyết Mai là một trong những người có những đóng góp trong việc tìm tòi, đổi mới giọng điệu thơ. Chị đã gia tăng trí tuệ cho thơ mình. Trước cuộc sống đầy phức tạp, tác giả đã tự nhận thức, chiêm nghiệm và nhận ra nhiều điều về cuộc sống, nhân sinh quan: Đường người ta đi không trải thảm hoa hồng/ Mà nồng nồng cỏ đắng/ Mùa tiếp mùa lụi lầm gieo/ Nắng mưa gặt ngọt bùi chua chát/ Những mảnh lo toan réo rắt chiều vàng (Đường người ta đi); Em rất đỗi dịu dàng khiến tôi hoang mang/ Tôi mạnh mẽ bỗng trở nên cao thượng/ Thế gian bé nhỏ mong manh, như một cơn gió lành (Kiến lửa); có những câu thơ bắt đầu là kể, kể bằng giọng rất nhẹ, nỗi buồn thoáng qua hay mơ hồ nhưng ẩn đằng sau là những tan vỡ, mất mát vô bờ: Hình như nỗi buồn/ Được nhặt lên từ những mùa lá rụng/ Những mùa trăng đom đóm/

Tóc sao hôm lặng lẽ sáng đầy vườn; Ta yêu nhau từ bấy đến nay/ Muốn đến thăm nhau mà cách sông cách núi/ Muốn nhìn mặt nhau mà cách trở âm dương/ Mượn lời gió tâm tình cho bõ/ Mượn lời mây soi bóng nhau cho rõ/ Mượn lời tình lọ cọ cho quên nỗi đau xưa (Lời tình lọ cọ).

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Là một nhà thơ, một trí thức dân tộc thiểu số sống trong thời kì hiện đại, lại có nhiều trải nghiệm, lặn lội với đời sống, càng về sau thì giọng điệu triết lí của chị càng được thể hiện sâu sắc và thấm thía. Chính giọng thơ giàu chất trải nghiệm và suy tư trước những nỗi niềm nhân thế, trước những nỗi buồn vui đắng cay của cuộc đời đã thể hiện một cách rõ nét nhất, tập trung nhất tâm hồn trí tuệ của một người trí thức dân tộc miền núi. Nhịp điệu trong thơ chị được tạo nên chính là nhờ nhịp điệu của tiếng lòng chứ không phải nhịp điệu của câu chữ. Nó đã tạo ra sự khác biệt làm nên tính hiện đại cho thơ chị, góp phần thể hiện chân thực nhất bản sắc của cái Tôi nhiều trải nghiệm trong cuộc sống và trong tình yêu. Với giọng thơ chứa đựng chất suy tư, trí tuệ về cuộc đời sống, tình yêu và hạnh phúc, chị đã đóng góp những hương sắc mới làm phong phú thêm cung điệu và màu sắc của thơ ca nữ DTTS nói riêng, thơ nữ Việt Nam hiện đại nói chung.

KẾT LUẬN

1.Thơ ca các dân tộc thiểu số là một bộ phận quan trọng trong đời sống thơ ca Việt Nam hiện đại. Nó góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng, với những mảng màu sắc riêng biệt của nền thơ ca dân tộc. Trong bộ phận thơ ca quan trọng này không thể không kể đến công sức đóng góp của các cây bút nữ dân tộc thiểu số. Thơ của họ là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói của một trái tim thông minh, của người phụ nữ miền núi hồn nhiên, trong trẻo, nhưng cũng sôi nổi, mãnh liệt, như nước của thác, như xanh của rừng… Thơ của họ vừa có những nét chung như thơ của những nữ nhà thơ Việt Nam, nhưng lại có những điểm riêng biệt của cây bút miền núi. Do đó khi nghiên cứu về thơ nữ Việt Nam cũng cũng như khi

nghiên cứu thơ ca dân tộc thiểu số không thể không nghiên cứu thơ của họ với tư cách là một bộ phận, một phần không thể thiếu trong đời sống thơ ca các dân tộc.

Nhà thơ Bùi Thị Tuyết Mai là nhà thơ nữ dân tộc thiểu số khá tiêu biểu. Chị đã có một “gia tài” thơ đáng trân quý và tự hào với một nhà thơ nữ dân tộc thiểu số với 05 tập thơ. Chị đã nhận được nhiều giải thưởng về thơ. Thơ chị vừa mang đậm chất truyền thống, vừa có tính hiện đại. Đọc thơ chị, người ta hình dung ra hình ảnh một người phụ nữ trí thức dân tộc thiểu số yêu thơ đến độ đam mê và cũng cống hiến hết mình cho thơ.

2. Cũng như các nhà thơ dân tộc thiểu số khác, thơ Bùi Thị Tuyết Mai thấm đẫm một tình yêu quê hương miền núi với những cảnh vật, những con người miền núi chân thật hồn hậu, đáng yêu. Nhưng khác với họ, Bùi Thị Tuyết Mai viết về quê hương miền núi qua nỗi nhớ thương da diết của một con người xa quê, luôn ngóng trông về quê hương xa thẳm với những kỷ niệm không bao giờ quên. Là một nhà thơ, một nữ trí thức dân tộc thiểu số, Bùi Thị Tuyết Mai luôn nhìn về quê hương với cái nhìn đa chiều: vừa yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương với cảnh núi non hùng vĩ, của bản làng ấm cúng, của những con người thật thà, chất phác… nhưng cũng vừa xót xa, đau xót bởi những khó khăn, vất vả mà những con người nơi đây (trong đó có cả những người thân yêu của nhà thơ) vẫn hàng ngày đang sống và đối mặt với nó. Là một người trân trọng những nét đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc mình, nhà thơ luôn dành những vần thơ đẹp nhất để viết về các phong tục tập quán, viết về những con người, những hoạt động của cộng đồng các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc. Đọc thơ chị, người ta nhận thấy rất rõ tình cảm, tấm lòng sâu nặng của một người con dân tộc thiểu số khi xa quê, đồng thời người ta cũng hình dung rất rõ cái Tôi cá nhân của người phụ nữ trí thức dân tộc Mường này- thông qua những suy nghĩ, những tình cảm, cảm xúc của chị trong những vần thơ đầy khát khao về tình yêu và hạnh phúc của con người cá nhân thời kì hiện đại; cũng như những suy nghĩ, chiêm nghiệm của chị

về con người, về cuộc sống, về nhân tình thế thái trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

3. Trên phương diện nghệ thuật, thơ Bùi Thị Tuyết Mai có những nét đặc sắc riêng, sáng tạo riêng- đặc biệt ở cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu thơ. Ngôn ngữ thơ của chị giản dị, mộc mạc gần gũi với cách cảm, cách nghĩ của người dân tộc thiểu số. Đó là thứ ngôn ngữ giầu hình ảnh, giầu tính biểu cảm; thứ ngôn ngữ có vẻ đẹp của sự chắt lọc ngôn từ và của sự sáng tạo độc đáo; thứ ngôn ngữ vừa mang đậm chất văn học dân gian vừa mang hơi thở của hiện đại.

Với chất giọng trữ tình sâu lắng, lúc tâm tình thủ thỉ; khi tha thiết, cháy bỏng khát khao; lúc nhớ thương da diết… đầy vẻ nữ tính, thơ Bùi Thị Tuyết Mai thể hiện rất rõ, rất sinh động một cái Tôi cá nhân- cái Tôi của người phụ nữ trí thức dân tộc thiểu số thời kì hiện đại trong cuộc sống đầy thuận lợi, tốt đẹp nhưng cũng đầy chông gai, thách thức của thời đại hôm nay.

4. Tìm hiểu về thơ Bùi Thị Tuyết Mai- một cây bút nữ dân tộc miền núi thời kì hiện đại với những đặc điểm riêng (qua những cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật biểu hiện) trong các sáng tác của chị, chúng tôi hi vọng rằng sẽ góp thêm một tiếng nói khẳng định những nét đắc sắc, những đóng góp đáng trân trọng của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, thơ của các nhà thơ nữ dân tộc thiểu số nói riêng đối với sự vận động và phát triển mạnh mẽ, đa dạng và phong phú của nền thi ca Việt Nam hiện đại.

Cùng với các nhà thơ dân tộc thiểu số khác, Bùi Thị Tuyết Mai đã đem đến cho đời sống thi ca dân tộc một tiếng nói riêng được dệt nên từ tâm hồn và trái tim của người phụ nữ dân tộc thiểu số. Tiếng nói đó thật trong trẻo, thiết tha hồn nhiên, chân thật và cũng rất sôi nổi, nhiệt thành, bốc lửa như tâm hồn và tính cách của người phụ nữ vùng cao. Bùi Thị Tuyết Mai xứng đáng là một nhà thơ nữ dân tộc thiểu số Việt Nam tiêu biểu thời kì hiện đại.

PHỤ LỤC

(Hình ảnh người phụ nữ DTTS; Hình ảnh đôi mắt người phụ nữ trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai)


STT


Tên các bài thơ

Hình ảnh người phụ nữ dân tộc

miền núi


Hình ảnh đôi mắt người phụ nữ dân tộc miền núi

1

Hát mời

x

Hát nỗi mắt nai mắt hươu

2

Lời rượu

x

Mắt đẹp rượu biếc

3

Ơi chiêng

x

Nỗi đau con mắt thức

4

Tinh mơ em trở dậy

x

Bầy chim mở mắt đùa rí rích

5

Bên khung dệt

x

Con mắt thức

6

Lời tình lọ cọ

x

Dúi mở mắt to tròn nghe lòng ta than

7

Lời hát

x

Sợ khung dệt mở mắt

9

Bên kia tuổi


Mặt trăng bịt mắt bắt trời

10

Ở Bát Tràng

x

Những lò men chín nồng đôi mắt

11

Ngày mưa


Im ắng ô cửa mắt cáo

12

Mời rượu

x

Cất từ mắt lửa than

13

Tôi vẫn đến hồ

x

Mắt tôi

14

Nỗi nhớ

x

Cặp mắt đêm không ngủ

15

Chiều già


Mắt đỏ ngầu... Như mắt cha trũng xuống

16

Gọi

x

Thì con sẽ vùi một hạt nước mắt.

17

Ngày vỡ

x

Choàng lên những đôi mắt óng ánh

18

Soi gương

x

Không tin vào mắt mình/ Em soi vào

mắt anh

19

Bức tường ngoài trái

đất


Đôi mắt rừng già vằn đỏ

20

Lặng thầm

x

Mắt đêm, mắt đêm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Thơ Bùi Thị Tuyết Mai - 13

STT


Tên các bài thơ

Hình ảnh người phụ nữ dân tộc

miền núi


Hình ảnh đôi mắt người phụ nữ dân tộc miền núi

21

Kiến lửa

x

Đôi mắt em nóng và như một hàng rào

kiến lửa

22

Hơi ấm bàn tay

x

Đôi mắt sau cơn bão

23

Thao thức

x

Có đôi mắt như sao

24

Chuyến tàu

x

Đôi mắt lá răm không chớp

25

Mười bảy

x

Trái bứa mười bảy ứa nhựa trong mắt tôi

26

Con tàu trắng

x

Vẫn đôi mắt xanh

27

Chân dung tự họa

x

Mắt /Nhọn và nóng/ Bốc cao

28

Gọi


Những con mắt làng cạn nước

29

Mùa bông


Anh mượn đôi mắt tỏ nỗi lòng mình

30

Con gái

x

Theo cách của ta cứ mở mắt làm ngơ

31

Bình minh phố


Những đôi mắt hướng về đồng hồ công

cộng người lớn chỉ

32

Buổi sáng

x

Ai đánh rơi những giọt nước mắt

33

Tôi mơ giữa căn nhà

cha mẹ

x

Không phải để thấy giọt nước mắt mọc

từ kiếp trước của tôi

34

Cô bé ấy

x

Mắt tròn xoe như chú ếch

35

Lặng thầm


Mắt đêm. Mắt đêm

36

Chuyện tình trên núi

x

Bằng mắt lá


TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bùi Kim Anh- Trần Thị Thắng- Trần Thị Mỹ Hạnh- Phan Thị Thanh Nhàn (2001), Các nhà thơ nữ Việt Nam- Sáng tác và phê bình, NXB Giáo dục.

2. Lâm Tú Anh- Nguyễn Đức Hạnh (2016), Tuyển tập những tác phẩm lí luận phê bình văn học dân tộc thiểu số của nhà văn Lâm Tiến, NXB Đại học Thái Nguyên.

3. Lại Nguyên Ân- Ý Nhi- Ngô Thế Oanh- Mai Hương- Phạm Xuân Nguyên (tuyển chọn và biên soạn) (2000), Tuyển thơ nữ Việt Nam, NXB phụ nữ, H.

4. Nông Quốc Chấn (1982), Tổ quốc xã hội chủ nghĩa sự bùng nổ của nền văn học nhiều dân tộc, Báo văn nghệ.

5. Nông Quốc Chấn (1985), Chặng đường mới (tập tiểu luận), Nxb Văn hóa

6. Nông Quốc Chấn (1995), Văn học thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc.

7. Nông Quốc Chấn (1997), Một vườn hoa nhiều hương sắc (tập tiểu luận)

Nxb Văn hóa dân tộc.

8. Nông Quốc Chấn (1998), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, Nxb giáo dục.

9. Nông Quốc Chấn (2000), Hành trang sang thế kỷ XXI (Tập tiểu luận phê bình), Nxb Văn hóa dân tộc.

10. Nguyễn Khoa Điềm (1994), “Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam” trong văn hóa Việt Nam một chặng đường, Nxb thông tin H.

11. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu thơ trữ tình, NXB Văn hóa thông tin, H.

12. 12.Nguyễn Đăng Điệp (2006), Thơ Việt Nam từ sau 1975- Từ cái nhìn toàn cảnh, Nghiên cứu văn học, 11.

13. Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia, H.

14. Hội văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (2003), Nhà văn dân tộc thiểu số. Việt Nam Đời nhà văn, NXB Văn hóa dân tộc.

15. Hội văn học nghệ thuật các DTTS Việt Nam, Văn học nghệ thuật các DTTS thời kỳ đổi mới, NXB Văn hóa Dân tộc, H, 2007.

16. Hội văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (2007), Từ đại hội đến đại hội.

17. Đỗ Thị Thu Huyền (2011), Thơ dân tộc ít người thế kỉ XX, Đề tài NCKH cấp Viện.

18. Trần Hoàng Thiên Kim (2012), "Thơ nữ trẻ đương đại, quan niệm, thể nghiệm và xu hướng" Tạp chí Văn nghệ Quân đội, sô 745, tháng 3/ 2012.

19. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB G Giáo dục, H.

20. Bùi Tuyết Mai (1998), Mưa trong nhà (thơ), Nxb Văn hóa dân tộc, H.

21. Bùi Tuyết Mai (1999), Trầu đỏ môi ai (thơ) Nxb Văn hóa dân tộc, H.

22. Bùi Tuyết Mai (2003), Nơi cất rượu (thơ), Nxb Văn học, H.

23. Bùi Tuyết Mai (2005), Mường trong (thơ) Nxb Hội Nhà văn, H.

24. Bùi Tuyết Mai (2008), Binh boong (thơ), Nxb Lao động, H.

25. Bùi Tuyết Mai, (2008-2010), Thơ về Hà Nội 2008-2010, Nxb Văn học, H.

26. Bùi Tuyết Mai (năm 2016), Công trình lý luận, phê bình văn học nghệ thuật: Chùm 4 bài viết:”Dân ca ví, giặm trong âm nhạc Nguyễn Tài Tuệ”; “Mấy vấn đề về văn học nghệ thuật các dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế”; “Mấy vấn đề bồi dưỡng tác giả văn học nghệ thuật trẻ người dân tộc thiểu số”; “Dịch văn học bằng tiếng mẹ đẻ ra tiếng phổ thông”, Nxb Văn học, H.

27. Bùi Tuyết Mai (2016), Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ cuộc đời và tác phẩm, NXB hội nhà văn.H.

28. Vương Trí Nhàn (1996), "Phụ nữ và sáng tác văn chương", Tạp chí văn học số 6.

29. Vũ Nho (2009), 33 gương mặt thơ nữ, Nhà xuất bản Hội nhà văn, H.

Ngày đăng: 02/02/2023