Nguyên T Ắc Thống Nhất Giữa Mục Ti Êu - N Ội Dung - Phương Pháp - Phương Ti Ện Dạy Học


đim vcác phương pháp nghiên cứu di truyền người là m cơ scho việc chẩn đoán và chữa trị, chỉ ra một số nguyên nhân và cơ chế gây bệnh di truyền ở người cũng như giải quyết được một số vấn đề về xã hội và đạo đức liên quan đến di truyền người.

* Nhận xét chung

- Về ưu điểm: Việc thiết kế các kiến thức trong chương trình thể hiện rõ quan điểm phát triển [6],[29]. C thể:

+ Việc lựa chọn và sắp xếp các KN trong phần DTH của SH 12 đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, hiện đại. C hương trình đảm bảo những nội dung kiến thức cơ bản của môn học, đồng thời cập nhật những vấn đề mới, phản ánh những thành tựu nổi bật của công nghệ SH trong thời gian qua và vấn đề môi trường có tính toàn cầu.

+ Việc trình bày các KN phản ánh tương đối rõ quan điểm sinh thái và tiến hoá. Các đối tuợng tìm hiểu được đặt trong mối quan hệ mật thiết giữa cấu tạo và chức năng, giữa cơ thể và môi trường. Các đối tượng về cơ bản được trình bày theo hệ thống tiến hóa từ nhóm có tổ chức đơn giản đến nhóm có tổ chức phức tạp hơn.

+ Việc lựa chọn và sắp xếp các KN trong phần DTH thể hiện theo hướng tiếp cận hệ thống. Các cấp tổ chức sống được trình bày từ các hệ nhỏ đến các hệ lớn từ phân tử → tế bào → cơ thể → quần thể.

+ Việc trình bày các KN thể hiện theo mạch nội dung, theo hướng đồng tâm nâng cao và mở rộng. Mạch nội dung trong phần DTH được thể hiện khái quát từ nghiên cứu cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị đến tính quy luật của hiện tượng di truyền, và đến những ứng dụng của DTH. Cụ thể mạch nội dung đi theo hướng vận động của vật chất di truyền đến ứng dụng trong thực tiễn. Về vật chất di truyền đi từ ADN (gen)→ nhiễm sắc thể → tế bào→ cơ th→ quần thể.


- Tuy nhiên, việc biên soạn SGK cần được tiếp tục đổi mới theo hướng tạo cơ sở cho việc phát huy năng lực tự học của HS hơn nữa. Vì vậy, có thể đưa phần giới thiệu tổng quan về vấn đề sẽ nghiên cứu trong phần và trong chương lên trang đầu của mỗi chương, phần. Tức là cho người học (người đọc) một cái nhìn tổng thể về kiến thức mà họ sẽ được học, được nghiên cứu. Khi HS hình dung được tổng thể các KN sẽ được nghiên cứu thì HS sẽ chủ động hơn trong quá trình lĩnh hội kiến thức cũng như nảy sinh nhu cầu giải quyết các vấn đề có trong tài liệu. Ngoài ra cũng cần đưa các KN then chốt để ở phần mở đầu của mỗi chương để giúp người học có một khung kiến thức cơ bản, trên cơ sở này người học học bằng cách cấu trúc kiến thức của mỗi chương xoay quanh một số KN then chốt đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 220 trang tài liệu này.

- Khi thực hiện chương trình phần DTH trong SH 12, chúng tôi thường gặp một số khó khăn; để giải quyết những khó khăn này cần tiếp tục đổi mới PPDH:

+ Phần DTH của SH 12 bao gồm các KN về DTH đã học ở SH 9 và SH 10, các KN này được phát triển và hoàn thiện ở SH 12. Phần lớn các KN đã biết lại đượ c tiếp tục phát triển và bổ sung những kiến thức mới không những chỉ trong một bài (ví dụ như cơ chế tự sao của ADN) mà có thể trong cả chương, hoặc xuyên suốt và hoàn thiện dần qua các chương của phần DTH của SH 12 như KN gen, sự vận động của nhiễm sắc thể … Do vậy với thời lượng cho 1 tiết học có hạn nên việc giúp HS nhớ lại cũng như phát triển liên tiếp các KN gặp nhiều khó khăn, nhiều khi GV chỉ kịp yêu cầu HS về nhà ôn lại kiến thức các lớp dưới đã học chứ ít khi kiểm tra được việc ôn bài của HS .

Thiết kế và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học phần “Di truyền học” góp phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học lớp 12 - 9

+ Phần DTH của SH 12 có rất nhiều KN mới và khó đối với HS. Ví dụ bài

1, chương 1 là bài “Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi của ADN” có khoảng 20 KN mới đó là: Cấu trúc gen (vùng điều hoà; vùng mã hoá; vùng kết thúc, gen không phân mảnh; gen phân mảnh; vùng mã hoá – Exon; vùng


không mã hoá – Intron), mã di truyền (mã bba; mã di truyền có tính đặc hiệu; mã di truyền có tính thoái hoá; mã di truyền có tính phổ biến; mã mở đầu; bộ ba kết thúc), cơ chế tự sao của ADN (enzim ADN Polimeaza; enzim Ligaza; đoạn mồi; đoạn Okazaki; mạch tổng hợp liên tục; mạch tổng hợp gián đoạn; đơn vị nhân đôi)… Hầu hết các KN mang tính khái quát và trừu tượng cao nên việc tổ chức HS học tập đạt hiệu quả còn gặp nhiều trở ngại.

Như vậy, trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm của phần DTH của SH 12 cho

phép xác định được phương pháp, biện pháp DH phù hợp. Trong đó, việc sử dụng BĐKN là một hướng góp phần nâng cao hiệu quả quá trình hình thành và phát triển các KN trong DH phần DTH (Sinh học 12).

2.2. Các nguyên tắc thiết kế BĐKN

2.2.1. Nguyên tắc tiếp cận cấu trúc hệ thống

Nguyên tắc tiếp cận hệ thống xuất phát trên cơ sở xem xét các đối tượng như một hệ toàn vẹn [1]. Các sự vật, hiện tượng đều có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau và tác động với môi trường, vì vậy các KN phản ánh chúng cũng liên quan với nhau. Lĩnh hội hệ thống KN là lĩnh hội những mối liên hệ và tương quan tồn tại khách quan giữa các sự vật và hiện tượng. Chính sự xác lập mối quan hệ logic và liên tục trong quá trình hình thành hệ thống KN là cơ sở của sự hình thành thế giới quan khoa học.

Khi xem xét nguyên tắc tiếp cận hệ thống chính là xem xét mối quan hệ giữa tổng thể với bộ phận (mối quan hệ giữa hệ lớn và hệ con), mối quan hệ giữa các bộ phận (hệ con) với nhau và xem xét mối quan hệ giữa hệ với môi trường. Trong đó hướng nghiên cứu vào việc khám phá tính chỉnh thể của đối tượng và các cơ chế đảm bảo tính chỉnh thể đó ; làm sáng tỏ các mối quan hệ đa dạng, phức tạp của hệ thống các đối tượng, hướng vào mô tả bức tranh lý thuyết thống nhất.

Thiết kế BĐKN trong DH phải được thực hiện theo nguyên tắc cơ bản


của lý thuyết hệ thống. Vận dụng tiếp cận hệ thống để phân tích đối tượng nghiên cứu thành các yếu tố cấu trúc (các KN), xác định các KN của bản đồ trong một hệ thống mang tính lôgic khoa học, qua đó thiết lập các mối quan hệ của các yếu tố cấu trúc trong một tổng thể.

Quán triệt tư tưởng tiếp cận hệ thống trong việc thiết kế BĐKN, cần ph ải

trả lời được các câu hỏi sau :

+ Thiết kế BĐKN cho hệ thống nào?

+ Có bao nhiêu yếu tố thuộc hệ thống? Đó là những yế u tố nào?

+ Các yếu tố trong hệ thống liên quan với nhau như thế nào, và có mối liên hệ gì với những tổ chức khá c trong cùng hệ thống và với hệ thống khác?

+ Quy luật nào chi phối mối quan hệ của các yếu tố trong hệ thống?

Để trả lời cho các câu hỏi trên, cần chú ý đến việc phân tích các KN. Khi phân tích các KN cần quan tâm đến hai quy tắc: thứ nhất là cần xem xét mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của KN ; thứ hai là cần quan tâm đến các mối quan hệ giữa các KN như quan hệ đồng nhất, quan hệ lệ thuộc, quan hệ ngang hàng, quan hệ trái ngược... Sự phân chia các KN không được chồng chéo và không được vượt cấp [2 4]. Các quy tắc này giúp chúng ta lập một sơ đồ logic nghĩa là hệ thống hóa nội dung kiến thức theo một quan điểm nhất định.

Ví dụ, theo nguyên tắc cấu trúc hệ thống, khi thiết kế BĐKN về “Các quy luật di truyền trong nhân” (xem phlục 1.10) chính là xác định được các vấn đchính sau:

+ Thiết kế BĐKN cho hệ thống: Các quy luật di truyền qua nhân.

+ Hệ thống “Các quy luật di truyền qua nhân” gồm các yếu tố như: “Quan hệ giữa các gen alen” và “Quan hệ giữa các gen không alen”; trong “Quan hệ giữa các gen không alen” lại có các yếu tố cấu thành đó là “Các gen tác động riêng rẽ” và “ Các gen tương tác”; “Các gen tương tác” lại được cấu thành bởi “Tác động bsung” và “Tác động át chế”; “Các gen tác động riêng


rẽ” lại có các yếu tố đó là “Phân li độc lập” và “Liên kết gen”

+ Các yếu tố trong hệ thống liên hệ mật thiết với nhau như tương tác gen alen và tương tác gen không alen đều là tác động qua lại giữa các gen hay tác động giữa các sản phẩm (Prôtêin) của gen đó tạo thành…

2.2.2. Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện dạy học

Quá trình DH gồm 6 thành tố cơ bản: Mục tiêu - nội dung - phương pháp

- phương tiện - hình thức tổ chức - đánh giá, xét trong mối quan hệ giữa thầy và trò. Nhiệm vụ của các nhà lý luận DH là nghiên cứu tìm ra những quy luật của sự tương tác giữa các thành tố này để điều khiển hợp lý quá trình DH nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Việc thiết kế và sử dụng BĐKN trong DH Sinh học nói chung và DH phần DTH nói riêng, cần phải thống nhất được 4 thành tố cơ bản của quá trình DH là mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện. Bốn thành tố đó tác động qua lại với nhau một cách hữu cơ, giải quyết tốt mối quan hệ này thì quá trình DH sẽ đạt kết quả cao.

Logic của mối quan hệ giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp - phương tiện là: Dựa vào quy định chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD & ĐT để xác định mục tiêu của việc thiết kế BĐKN. Mục tiêu là những tiêu chí về kiế n thức mà HS phải đạt được khi thực hiện một hoạt động DH, có thể là cho một bài hoặc một chương. Để đạt được mục tiêu cần phải tập trung vào nội dung cơ bản nào, sử dụng phương pháp, phương tiện DH nào đđạt hiệu quả cao nhất. Như vậy, căn cứ vào mục tiêu bài học để lựa chọn nội dung bài học, mục tiêu và nội dung kiến thức là cơ sở để xác định phương pháp - phương tiện phù hợp, theo hướng phát huy cao độ tư duy tìm tòi khám phá của HS để đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Thống nhất giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp – phương tiện trong

việc thiết kế BĐKN trong DH, phải trả lời các câu hỏi sau :


Câu hỏi 1. Thiết kế BĐKN đạt mục tiêu dạy học gì?

- HS phải đạt những gì sau khi kết thúc một bài hoặc một chương ?

- Cần đặt các tình huống học tập nào để đ ạt được các mục tiêu đề ra?

Câu hỏi 2. BĐKN được thiết kế gồm những nội dung nào?

- Nội dung cần lập BĐKN thuộc loại kiến thức nào?

- Xác định các yếu tố cấu trúc trong một tổng thể nhất định?

- Các đơn vị cấu trúc trong nội dung đó liên hệ với nhau như th ế nào?

Câu hỏi 3. Việc thiết kế liên quan với việc sử dụng BĐKN như thế nào?

- BĐKN đã thiết kế để sử dụng cho nghiên cứu tài liệu mới , hoàn thiện tri thức, kiểm tra đánh giá, hay rèn luyện cho HS phương pháp tự học.

- BĐKN thiết kế được sử dụng cho những đối tượng HS nào (HS đại trà , học sinh giỏi…)

Câu hỏi 4. Cần lựa chọn phối hợp những phương pháp, phương tiện DH nào để tổ chức quá trình DH bằng BĐKN?

Thống nhất giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp – phương tiện trong quá trình thiết kế BĐKN là đặt ra và trả lời được các câu hỏi trên. Làm như vậy chúng ta sẽ thiết kế được những BĐKN đạt yêu cầu của nội dung một bài học về logic khoa học và đảm bảo mục đích cũng như cách sử dụng các BĐKN đó.

Ví d: theo nguyên tắc này, khi thiết kế và sử dụng BĐKN trong DH bài 1 “Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi của ADN” (Sinh học 12), cần xác định được:

* Mục tiêu: HS cần đạt được mục tiêu về kiến thức như: nêu được KN của gen, cấu trúc chung của gen và phân biệt được hai loại gen chính là gen điều hòa và gen cấu trúc; phân biệt được cấu trúc gen của sinh vật nhân sơ với gen ở sinh vật nhân thực; nêu được KN về mã di truyền và các đặc điểm chung của mã di truyền; trình bày được cơ chế nhân đôi của ADN với các thành phần


tham gia, vai trò của các thành phần tham gia, các sự kiện chính và các nguyên tắc chi phối… Do vậy, BĐKN được thiết kế cần thể hiện được các nội dung kiến thức cơ bản trên .

* PPDH: Có thể vận dụng một cách đa dạng các phương pháp, trong đó cần phát triển các phương pháp tích cực như phương pháp trực quan, phương pháp đặt và giải quyết vấn đề… Trong PPDH cần chú ý đến dạy HS phương pháp học, đặc biệt là tự học.

* Phương tiện: Phương tiện được sử dụng cũng rất đa dạng như tranh (hình 1.2 SGK), hình ảnh động... Để hấp dẫn HS học tập, GV cần bổ sung thêm hình ảnh động hoặc phim về các giai đoạn của cơ chế nhân đôi ADN và tranh mô tả sự khác biệt giữa nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ với nhân đôi ADN ở SV nhân thực.

Dựa vào mục tiêu, nội dung trong SGK; sử dụng phần mềm Cmap Tools để thiết kế BĐKN phù hợp với các đối tượng HS, tích hợp được với các hình ảnh và phim về nhân đôi ADN tạo ra BĐKN về nhân đôi ADN như một công cụ đa năng trong tự học. Có thể tổ chức HS từng bước thiết kế được BĐKN nhân đôi ADN thông qua việc giải quyết các câu hỏi của GV trong giờ lên lớp. Với các yêu cầu trên, trong bài 1 có thể thiết kế ba BĐKN , đó là: BĐKN về “gen”, BĐKN về “mã di truyền”, BĐKN về “nhân đôi ADN”. Việc sử dụng ba bản đồ này sẽ rất thuận lợi cho việc đạt được các mục tiêu đã đề ra.

2.2.3. Nguyên tắc phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh

Để đảm bảo nguyên tắc này, khi thiết kế BĐKN trong DH cần phải giải quyết một mâu thuẫn đó là: một bên kiến thức mang tính lý thuyết cao, các kiến thức hiện đại luôn được bổ sung và một bên là trình độ của HS. Chỉ có thể giải quyết mâu thuẫn này bằng cách lựa chọn nội dung và hình thức bản đồ sao cho đẹp, dễ quan sát, không quá phức tạp nhưng cũng không hình thức, đơn giản.


Nguyên tắc này rất quan trọng, nó phải được quán triệt ctrước khi thiết kế và khi thiết kế BĐKN. Việc thiết kế BĐKN phải phù hợp với các đối tượng khác nhau, nếu dễ quá thì HS khá và giỏi không hứng thú , còn nếu quá khó hoặc quá phức tạp sẽ gây tâm lý ngại cho các HS trung bình và HS yếu. Do vậy, việc thiết kế và sử dụng BĐKN sao cho phù hợp với các đối tượng là nguyên tắc cần được trú trọng.

Đđảm bảo được nguyên tắc này, một BĐKN phải đảm bảo được các

yêu cầu sau:

+ Trước hết phải phù hợp cho các đối tượng HS (đặc biệt là HS trung bình và HS yếu), lúc này BĐKN là sơ đồ để hệ thống hóa các kiến thức phổ thông. Do vậy, BĐKN đảm bảo các kiến thức phổ thông trong giới hạn chương trình, BĐKN đơn giản, đẹp mắt và dễ quan sát.

+ Tiếp theo, BĐKN được thiết kế ở dạng nâng cao để dành cho các HS muốn khai thác và mở rộng kiến thức (đặc biệt là HS khá và HS giỏi). Việc thiết kế BĐKN nên theo hướng mở, với đối tượng HS chuyên hoặc HS giỏi thì có thể bổ sung thêm các KN mới và khó. Ngoài ra, khi thiết kế BĐKN bằng phần mềm Cmap Tools thì mỗi một KN trong bản đồ có thể được liên kết với các nguồn dữ liệu khác nhau. Nguồn dữ liệu có thể là tranh, video, hoặc các BĐKN khác. Ngoài ra để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người sử dụng thì cần có thêm : hướng dẫn sử dụng bản đồ, hệ thống các câu hỏi kiến thức để người học khai thác bản đồ, các kiến thức được nhắc lại, các kiến thức nâng cao mà HS giỏi có thể khai thác; các câu hỏi và bài tập vận dụng để người học thử sức…

Ngoài các nguyên tắc cơ bản trên, khi thiết kế và sử dụng BĐKN cần

tuân thủ theo các nguyên tắc khác như: Nguyên tắc đảm bảo tính chính xác, khoa học, nguyên tắc phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS, nguyên tắc đảm bảo việc đánh giá và tự đánh giá của HS…

Xem tất cả 220 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí