Xu Hướng Phát Triển Của Vận Tải Hàng Không Trong Khu Vực Và Trên Thế Giới:

Tính hiện đại, liên quốc gia, xuyên lục địa và tính tổng hợp liên ngành đòi hỏi ngành vận tải HK cần phải dựa trên nền tảng ứng dụng những thành tựu khoa học (như công nghệ thông tin, thương mại điện tử…), cũng như tạo điều kiện áp dụng khoa học trong hoạt động quản lý và quản trị kinh doanh của các hãng HK quốc gia và quốc tế.

Sự phát triển của mạng Intenet cũng là một yếu tố công nghệ rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành. Phương pháp kinh doanh mà các hãng HK luôn hướng tới hiện nay là phát triển mô hình bán vé qua mạng, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, hiệu quả hệ số sử dụng ghế/tải cung ứng, trên cơ sở quy hoạch mạng đường bay theo mô hình “trục-nan”. Bán vé qua mạng Internet là hình thức mới và đang nổi lên như một yếu tố được nhiều hãng HK trên thế giới quan tâm. Hành khách có thể dễ dàng tham khảo lịch bay, giá cước, tiện nghi, thời gian bay trên website của mỗi hãng, và họ có thể tự đặt chỗ, lực chọn số ghế ngồi, đặt đồ ăn, đồ uống trước trực tiếp ở nhà hoặc ở văn phòng làm việc, hay bất cứ nơi nào có kết nối Internet, thay vì phải liên hệ trực tiếp với hãng HK hay đại lý bán vé du lịch như trước đây. Việc giảm giá vé bán qua mạng là một yếu tố rất cần thiết cho quá trình thu lợi nhuận cho hãng, đặc biệt sự có mặt của Internet càng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hiện thực hóa những ý tưởng này. Tính toán của ICAO cách đây 10 năm, khi các hãng HK áp dụng hình thức bán vé qua mạng, có tới 600 triệu USD tiết kiệm được từ khoản tiền hoa hồng phải chi cho các đại lý mà các hãng HK có thể dành được thông qua việc sử dụng hệ thống bán vé trực tuyến trên mạng Internet, bởi một điều rất đơn giản là chi phí hoa hồng sẽ thấp hơn khi sử dụng mạng internet cho việc khách hàng đặt, giữ chỗ.

3.1.5. Môi trường cạnh tranh:

Môi trường cạnh tranh được xem là “dung môi” không thể thiếu đối với bất cứ một ngành nghề nào, bất cứ một lĩnh vực nào, và đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. Cạnh tranh trong ngành vận tải HK không chỉ đơn thuần là sự cạnh tranh giữa các hãng HK với nhau, mà còn có cả sự cạnh tranh với các hình thức vận tải khác thuộc ngành vận tải nói chung. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh quốc tế và khu vực, vận tải HK vẫn giữ vị trí cao hơn hẳn các ngành vận tải khác. Sự cạnh tranh nội bộ

ngành này có thể chưa phải vô cùng khắc nghiệt, nhưng cũng đủ rắc rối trước những bài toán cạnh tranh để phát triển công nghệ, để giảm thiểu tối đa chi phí và giá thành so với chi phí và giá thành của các loại hình vận tải khác.

Đối với các doanh nghiệp, bài toán nan giải luôn là định vị mình so với đối thủ, và làm thế nào để doanh nghiệp mình luôn đi trước một bước so với đối thủ ở mọi thị trường. Ngành vận tải HK có những đặc thù riêng, bởi việc định vị bản thân doanh nghiệp và chiến lược vượt qua đối thủ không chỉ phụ thuộc vào khả năng quản trị hay điều hành, mà còn phụ thuộc vào năng lực cung ứng của mỗi doanh nghiệp. Việc xuất hiện thêm các hãng HK mới sẽ làm tăng cung, và tất yếu sẽ kéo theo sự cạnh tranh khốc liệt hơn. Ngược lại, việc giảm số lượng hãng cung ứng sẽ làm giảm cung dịch vụ vận tải, sau đó là sự phát triển thuận lợi của một số hãng lớn mạnh nào đó, đồng thời cũng là thách thức tồn tại đối với những hãng nhỏ, tiềm lực còn yếu kém.

Bên cạnh yếu tố cạnh tranh, các doanh nghiệp kinh doanh và khai thác vận tải HK còn phải đối mặt với những yếu tố bên ngoài, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung ứng dịch vụ HK. Điều này khiến cho sự cạnh tranh càng thêm khốc liệt. Chẳng hạn như cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực năm 1997-1998, và hiện tại là cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 2007 cho đến nay, đã làm giảm sút đáng kể quy mô thị trường vận tải HK quốc tế trên thế giới. Đứng trước tình hình đó, một loạt các hãng HK châu Á đã buộc phải ngừng khai thác hoặc cắt giảm chuyến bay trên các đường bay quốc tế. Như một hệ quả của cuộc khủng hoảng, một môi trường cạnh tranh mới được hình thành, kéo theo rất nhiều sự điều chỉnh, thay đổi của các hãng HK, nhằm cứu vãn chính mình và khôi phục thị trường vận tải HK nói chung.

3.1.6. Xu hướng phát triển của vận tải hàng không trong khu vực và trên thế giới:

Năm 1978, thị trường HK lớn nhất thế giới, Mỹ, đã khởi đầu việc chuyển từ cơ chế nền kinh tế điều tiết theo kiểu truyền thống sang cơ chế thị trường phi điều tiết. Xu hướng này đã lan rộng trên khắp thế giới, qua châu Âu, châu Úc, châu Á, đã làm cho nhiều hãng nhỏ và thậm chí cả hãng lớn với cơ chế cứng nhắc của nền kinh tế thị trường có điều tiết đã bị phá sản. Xu hướng này cũng buộc nhiều hãng HK đã

phải hợp nhất với nhau, tạo thành những hãng khổng lồ, có tính cạnh tranh cao. Đồng thời, bối cảnh kinh tế thế giới cũng tạo ra xu hướng các hãng HK liên minh với nhau, khiến cho sản phẩm của các hãng này phong phú hơn, khách hàng được hưởng nhiều quyền lợi hơn, như tăng khả năng đặt chỗ/giữ chỗ, hưởng các chế độ giá cước ưu đãi, tham gia chương trình khách hàng thường xuyên. Sự chuyển dịch từ cơ chế thị trường điều tiết sang cơ chế thị trường phi điều tiết còn tạo ra xu hướng tư nhân hóa ở nhiều hãng HK thuộc sự quản lý của Nhà nước, giúp các hãng này tăng tính linh hoạt, chủ động trong kế hoạch kinh doanh và khả năng cạnh tranh cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Thế giới hiện nay đã và đang chứng kiến sự ra đời của một xu hướng vận tải HK mới - HK giá rẻ. Sự phát triển vượt bậc về công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật kéo theo sự bùng nổ mạnh mẽ của một hướng đi mới cho ngành vận tải HK. Các hãng HK giá rẻ ra đời, sự cạnh tranh trên thị trường càng trở nên khó khăn đối với các hãng HK truyền thống, bởi những tên tuổi mới này tận dụng tối đa lợi thế của những tiến bộ mới, những nghiên cứu mới. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng tốt hơn, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, dung lượng hành khách vận chuyển nhiều hơn, và do đó, qui mô của HK giá rẻ sẽ lớn mạnh hơn. Bài toán đặt ra cho các hãng HK truyền thống nói riêng, và các hãng HK nói chung hiện nay là làm sao tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo sự phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, uy tín nhất, tạo mối quan hệ bền vững với khách hàng và mở rộng thị trường một cách rộng rãi hơn.

HK Việt Nam trong xu thế phát triển chung đó đã thấy được một vài gương mặt mới. Các hãng HK giá rẻ JetStar Pacific, VietJet Air, Indochina Airlines, hay một số hãng HK tư nhân sẽ đi vào khai thác sắp tới đây, cùng với hãng HK quốc gia Việt Nam sẽ tạo ra một thị trường HK đa dạng, phong phú và cạnh tranh, trong đó, khách hàng với tư cách là hành khách sẽ là đối tượng được hưởng nhiều lợi ích từ việc cung ứng dịch vụ của các hãng đó.

Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế - 4

3.1.7. Quan hệ cung-cầu, chi phí, giá cả:

Quan hệ cung-cầu là quan hệ cơ bản trong nền kinh tế thị trường. Khi giá cả trên thị trường không đạt mức giá cân bằng chung, thì giá cả sẽ thấp hơn, hoặc cao

hơn mức giá cân bằng đó. Cạnh tranh vốn là thuộc tính của kinh tế thị trường. Sở dĩ luôn có sự cạnh tranh là bởi trên thị trường luôn tồn tại sự mất cân bằng giữa cung và cầu, đồng thời, khi xảy ra sự mất cân bằng đó, sự điều chỉnh sao cho chúng trở lại mức cân bằng rất khó khăn. Trong điều kiện hoạt động kinh tế ngày càng trở nên năng động và phức tạp, các yếu tố kinh tế luôn biến động, dẫn dến sự biến động không ngừng của cung và cầu, khiến cho sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Về mặt quản trị, một hãng HK muốn đứng vững trên thị trường khốc liệt đó chỉ có thể sử dụng các biện pháp cho phép trong khuôn khổ pháp luật như các Hiệp định song phương, đa phương, các thủ pháp marketing… nhằm cân bằng cung cầu, tác động lên các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bổ hành khách giữa các đối thủ cạnh tranh, để đạt tới mục tiêu có lợi cho mình.

Trong hoạt động kinh doanh vận tải HK, các nhà quản trị hãng HK hiện nay có xu hướng xem xét cung tại mức chi phí của các yếu tố cầu. Rất nhiều hãng HK đã đặt sự quan tâm vào việc khai thác an toàn và hiệu quả và giảm chi phí sản phẩm. Tuy nhiên, mục tiêu của quản trị hãng HK là làm cho cung và cầu HK có thể cân bằng. Để thành công được trong nhiệm vụ đó, một hãng HK có thể là một nhà khai thác vận chuyển với chi phí thấp, hoặc với chi phí cao. Song vấn đề quan trọng quyết định khả năng sinh lời của hãng chính là làm sao hãng có được thu nhập đơn vị cao hơn chi phí đơn vị của mình. Chi phí đơn vị thấp có thể không đảm bảo sinh lời nếu hãng HK đó không có khả năng làm phát sinh thu nhập đơn vị cần thiết đủ để trang trải những chi phí đó. Ngược lại, chi phí đơn vị cao không phải lúc nào cũng gây khó khăn cho việc sinh lời, nếu hãng HK đó có thể tìm kiếm và phát triển thị trường đảm bảo việc tạo ra thu nhập đơn vị cao hơn.

Để có thể đạt được sự cân bằng giữa cung và cầu sao cho đem lại nhiều lợi nhuận nhất, các hãng HK cần hiểu rõ nhu cầu của thị trường. Việc lựa chọn máy bay, phát triển đường bay, lập kế hoạch bay, lập kế hoạch sản phẩm và giá, kế hoạch quảng cáo… là một vài trong số rất nhiều lĩnh vực, mà cuối cùng, chúng cũng phụ thuộc vào việc phân tích nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa. Giữa khả năng cung ứng vận tải của hãng HK với nhu cầu của thị trường luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Chủng loại và tầm bay của máy bay, thời gian đi và đến, tần

suất bay, giá vé, chất lượng phục vụ trên máy bay, chất lượng phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất và các yếu tố khác của cung sẽ ảnh hưởng tới cầu của một hãng HK. Đồng thời, chính bản thân các yếu tố cầu lại tác động trở lại cung. Số lượng, nhu cầu khách hàng, mùa bay, mục đích hành trình, khoảng cách hành trình, bản chất của nhu cầu vận tải (đối với hàng hóa) và các phương diện nhu cầu khác sẽ ảnh hưởng tới cung, và tiếp đó là tác động tới giá. Bởi vậy, việc phân tích kỹ các yếu tố cung và cầu sẽ quyết định rất lớn đến hoạt động của hãng HK, đòi hỏi hãng đó luôn phải năng động, nhạy bén và thích ứng tốt với thị trường.

3.2. Nhóm các nhân tố chủ quan:

Nhóm các nhân tố chủ quan là những nhân tố thuộc về nội bộ doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể kiểm soát được chúng. Đó là cơ sở để mỗi doanh nghiệp chủ động điều chỉnh, thay đổi nhằm thích ứng với hoàn cảnh mới và sự cạnh tranh mới. Muốn hoạt động một cách hiệu quả, mỗi doanh nghiệp cần củng cố, nâng cao thế mạnh của mình, đồng thời, khắc phục những yếu kém và các yếu tố nội lực cản trở sự phát triển đi lên của doanh nghiệp. Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm:

3.2.1. Nguồn lực của doanh nghiệp:

3.2.1.1. Nguồn lực tài chính:

Tài chính là vấn đề đầu tiên mà bất cứ doanh nghiệp muốn khởi đầu hoạt động kinh doanh nào cũng cần cân nhắc tới. Nguồn lực tài chính khi khởi nghiệp là hành trang duy nhất giúp doanh nghiệp đi những bước đi đầu tiên trên chặng đường kinh doanh của mình. Đó cũng chính là sức mạnh vốn có của mỗi doanh nghiệp, thể hiện khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nếu một doanh nghiệp có nguồn lực tài chính mạnh mẽ thì việc duy trì, phát triển và mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, cũng như đầu tư, khai thác, hay kể cả việc huy động vốn từ bên ngoài cũng sẽ trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều so với những doanh nghiệp có nguồn tài chính yếu kém.

Là một ngành kinh doanh có tính đặc thù đòi hỏi nhiều vốn và sự đầu tư lớn như ngành vận tải HK, vai trò của nguồn lực tài chính càng được thể hiện rõ, và được xem như điều kiện cần để giúp doanh nghiệp kinh doanh và khai thác vận tải HK thành công trên thị trường. Hãng HK quốc gia Việt Nam tính đến hết năm 2008,

tổng số tiền trong tài khoản của hãng là 1.700 tỷ đồng [28]. Tuy hãng vẫn đang được hỗ trợ về vốn từ phía Nhà nước, nhưng trong thời gian tới, điều này sẽ dần được xóa bỏ và thay vào đó là sự tự chủ tài chính, để hãng có thể phát triển năng động trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn khi những tên tuổi mới trong ngành HK xuất hiện, và khi các hãng HK nước ngoài bắt đầu khai thác mạng bay tại Việt Nam. Kinh tế thị trường hậu WTO đặt ra rất nhiều thách thức cho VNA, mà trong đó, vấn đề tài chính cần được xét đến đầu tiên, như một yếu tố tối quan trọng để tồn tại, duy trì và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của hãng.

3.2.1.2. Cơ sở hạ tầng:

Đối với mỗi doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng luôn chiếm một tỷ lệ nhất định trong tổng tài sản. Đó là nền tảng phương tiện và vật chất để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Với ngành vận tải HK, hệ thống cơ sở hạ tầng càng quan trọng, đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn. Nếu không có yếu tố này, thì vận tải HK không thể thực hiện được chức năng của mình là chuyên chở. Các cảng hàng không, đội máy bay, kho bãi, kho hàng, hệ thống các xe chuyên chở người và hàng hóa dưới mặt đất…, tất cả tập hợp lại thành điều kiện, đủ cho một ngành vận tải HK phát triển.

Dưới đây là một vài yếu tố chủ yếu trong cơ sở hạ tầng của vận tải hành khách bằng đường HK:

- Cảng hàng không:

Theo luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, Cảng HK là một khu vực xác định, bao gồm: sân bay, nhà ga và các trang bị, thiết bị, công trình mặt đất cần thiết khác được sử dụng, phục vụ cho máy bay đi và đến, thực hiện dịch vụ vận chuyển HK.

Cảng HK được phân loại thành cảng HK quốc tế và cảng HK nội địa. Cảng HK quốc tế là cảng HK phục vụ cho nhu cầu vận chuyển quốc tế và vận chuyển nội địa; trong khi, cảng HK nội địa chỉ phục vụ cho nhu cầu vận chuyển nội địa.

Cảng HK bao gồm một số khu vực chính như: đường cất cánh/hạ cánh của máy bay, nơi đỗ và cất giữ máy bay, khu vực điều hành bay, khu vực đưa đón khách, khu vực giao nhận hàng hóa, khu vực quản lý hành chính…

- Máy bay:

Máy bay được sử dụng trong ngành vận tải HK với vai trò là phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hóa. Đây là cơ sở vật chất không thể thiếu trong ngành vận tải này, và chiếm một mức chi phí rất lớn trong tổng chi phí hoạt động của hãng kinh doanh và khai thác vận tải HK. Trên thế giới hiện nay, người ta phân chia thành nhiều loại máy bay, máy bay dùng cho mục đích quân sự, quốc phòng, hay cho mục đích dân dụng. Các loại máy bay khác nhau tùy thuộc vào tính năng kỹ thuật, mục đích sử dụng và kích cỡ. Sự khác nhau về kích cỡ thể hiện ở số lượng hành khách hay hàng hóa có thể vận chuyển, ở tốc độ, thời gian, quãng đường tối đa mà máy bay có thể bay thẳng liên tục.

Máy bay chuyên dụng chở hành khách có ưu điểm là chuyên chở một cách thường xuyên, tần suất bay cao và hiệu quả; tuy nhiên, nhược điểm của loại máy bay này là chỉ chở được rất ít hàng hóa trên một chuyến, thông thường chỉ là hành lý của hành khách trên máy bay. Máy bay chuyên dụng chở hàng hóa được thiết kế để chở hàng. Loại này có ưu điểm là chuyên chở được một khối lượng lớn hàng hóa, chủng loại và số lượng các mặt hàng cũng đa dạng và nhiều hơn so với máy bay chở khách; tuy nhiên, nhược điểm của loại này là chi phí hoạt động rất lớn, cước phí vận chuyển thường cao hơn so với máy bay chở khách, do tần suất bay ít hơn. Loại máy bay kết hợp là loại máy bay được thiết kế vừa để chuyên chở hành khách vừa để chở hàng hóa ở boong dưới. Ưu điểm của loại này là tính linh hoạt và cơ động cao, có thể dễ dàng điều chỉnh khả năng chuyên chở hàng hóa theo yêu cầu. Xu hướng phổ biến hiện nay của các hãng HK trên thế giới là sử dụng các loại máy bay kết hợp.

Người ta có thể dễ dàng nhận ra được đâu là một hãng HK tầm cỡ, qui mô lớn và đâu là một hãng HK qui mô nhỏ, thông qua hệ thống cơ sở hạ tầng của hãng đó. Hệ thống cảng HK, từ nhà ga, sân bay, hệ thống các máy bay chuyên chở… là những biểu hiện dễ nhận thấy nhất để đánh giá. Hãng HK quốc gia Việt Nam mới bắt đầu được bạn bè quốc tế biết đến trong vài ba thập niên trở lại đây, song qui mô của hãng vẫn còn hạn chế. Bởi vậy, chú trọng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cho

ngành HK là một điều rất quan trọng với ngành vận tải HK nước ta. Đó là bước tiến đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển vững chắc của ngành sau này.

- Nhân lực:

Yếu tố con người giữ một vai trò vô cùng quan trọng, quyết định thành công của một doanh nghiệp. Đội ngũ nguồn nhân lực như một lực lượng “cầm cân nảy mực” cho hoạt động của công ty, tổ chức. Yêu cầu đối với đội ngũ này không chỉ là người am hiểu lĩnh vực mà doanh nghiệp tham gia, mà còn là người thông thạo, có trình độ tay nghề và kỹ năng làm việc. Điều này đặc biệt quan trọng trong ngành vận tải HK, một ngành mang tính đặc thù, luôn gắn liền với khoa học kỹ thuật, luôn sử dụng những công nghệ tiên tiến, và hơn hết là không ngừng thay đổi. Bởi thế, không chỉ là đội ngũ quản lý – những người điều hành và đưa ra những ý tưởng kinh doanh cho hãng – mà cả đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên, tiếp viên… đều phải đạt đủ trình độ nghề nghiệp và kỹ năng cần thiết, để có thể vận hành cả hệ thống một cách tốt nhất.

Với đội ngũ quản lý, nhiệm vụ của họ là làm sao “chèo lái” hãng HK của mình tồn tại, duy trì và phát triển trên thị trường. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiệm vụ khó khăn đặt ra với đội ngũ này là làm sao để hãng của mình có thể thu hút ngày càng nhiều khách hàng mới, duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hãng cũ, và tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng. Sự cạnh tranh với đối thủ, sự đương đầu với những khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay đã mang đến cho họ rất nhiều thách thức cần giải quyết.

Một chiến lược tốt, hay một hướng đi khả quan đối với hãng HK sẽ không thể thành công nếu không được thực hiện một cách đúng đắn, phù hợp bởi đội ngũ nhân viên. Họ là những người trực tiếp đưa ý tưởng vào thực tiễn, là những người đảm bảo chất lượng phục vụ, an toàn và đảm bảo hiệu quả kinh doanh của hãng HK. Cho nên, vai trò của những phi công, đội ngũ tiếp viên, kỹ thuật viên, giám sát viên, hay nhân viên làm thủ tục dưới mặt đất, và còn nhiều người nữa… vô cùng quan trọng. Họ luôn phải tuân thủ một cách nghiêm khắc các qui định chung của hãng, không để xảy ra một sai sót nào, dù là nhỏ nhất, nhằm đảm bảo an toàn cho các chuyến bay. Đó cũng chính là yếu tố giúp xây dựng, duy trì hình ảnh và uy tín của hãng HK

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí