Những Hoạt Động Kinh Doanh Và Xúc Tiến Hợp Tác Kinh Tế Quốc Tế:

trong con mắt của người tiêu dùng – các hành khách và đối tượng muốn vận chuyển hàng hóa bằng đường HK.

3.2.1.3. Năng lực quản lý:

Nếu một doanh nghiệp sở hữu một nguồn vốn lớn, xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và qui mô, một đội ngũ nhân viên đông đảo, thì liệu doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ hoạt động một cách hiệu quả và thành công? Điều đó là chưa thể khẳng định. Bởi, nếu đội ngũ những người điều hành của doanh nghiệp không có năng lực quản lý tốt, chưa biết điều hành và sắp xếp công việc, không biết sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình thì tất cả những điều kiện nền tảng vững chắc trên sẽ khó trở thành một lợi thế của doanh nghiệp. Trước những tình trạng khó khăn của doanh nghiệp mình, hay của nền kinh tế nói chung, những người đứng đầu mỗi doanh nghiệp cần có những hoạch định, những chiến lược rõ ràng và sáng suốt, nhằm đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn ấy. Điều này là đúng với bất cứ doanh nghiệp nào, hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào. Với doanh nghiệp khai thác và kinh doanh vận tải HK thì điều này như một đòn bẩy để cứu vãn sự tồn tại. Sự cạnh tranh giữa các hãng HK trên thế giới hiện nay ngày càng rõ rệt và phức tạp hơn. Khó khăn mà mỗi hãng HK gặp phải không chỉ là vấn đề vượt qua đối thủ cạnh tranh, mà còn là vấn đề về nền kinh tế nói chung, về giá nhiên liệu, về cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế đang diễn ra. Tất cả các yếu tố đó khiến sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành vận tải HK càng khốc liệt, doanh nghiệp HK càng phải suy xét tính toán kỹ lưỡng hơn, cẩn thận hơn trong hoạt động của mình. Đó là cuộc đấu trí giữa những người lãnh đạo của các hãng trong cuộc chiến duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp mình.

3.2.1.4. Sản phẩm của ngành vận tải hàng không:

Sản phẩm là kết quả cuối cùng của một quá trình sản xuất, kinh doanh. Sản phẩm đó có thể là hữu hình, hay còn gọi là hàng hóa, nhưng cũng có thể là vô hình, không cảm nhận bằng xúc giác hay vị giác được, hay còn gọi là dịch vụ. Sản phẩm đến tay người tiêu dùng để thực hiện chức năng của nó, đó là đáp ứng nhu cầu của con người. Đối với ngành vận tải HK, sản phẩm cuối cùng mà ngành tạo ra là một loại hình dịch vụ đặc biệt. Hành khách có thể cảm nhận được bằng xúc giác, bằng vị

giác của mình, và tất nhiên, cảm nhận được bằng các giác quan khác. Sự cạnh tranh giữa các hãng HK trong sứ mệnh phục vụ hành khách thể hiện ở sự phục vụ tận tình chu đáo của hãng HK dành cho khách hàng. Những món ăn ngon, những trang thiết bị tiện nghi, thoải mái, những chuyến bay đúng lịch trình, an toàn và lịch sự… tất cả tạo nên một sản phẩm riêng cho mỗi hãng HK. Điều này có thể được tóm lược qua một vài tiêu chí sau đây:

- Chất lượng của sản phẩm: Chất lượng sản phẩm trong ngành vận tải HK thể hiện ở những giá trị gia tăng, những tiện nghi, sự phục vụ mà hãng HK đó đem đến cho khách hàng. Những chuyến bay luôn đạt tỷ lệ an toàn cao, cung cách phục vụ tận tình chu đáo, tiện nghi dưới mặt đất và trên máy bay hiện đại thoải mái là những gì mà khách hàng có thể đánh giá chất lượng của mỗi hãng HK. Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất, quyết định hình ảnh và thương hiệu của hãng và tạo ấn tượng cho khách hàng. Lấy ví dụ như hãng HK Singapore được biết đến là hãng HK phát triển dịch vụ phục vụ hành khách tiêu biểu nhất thế giới vào những năm cuối của thế kỷ XX khi đưa ra chương trình dịch vụ phục vụ khách hàng thuộc mỗi hạng ghế trị giá 500 triệu USD. Vào những năm 70, đây là một trong những hãng đầu tiên phục vụ hành khách hạng thương nhân (economy class) miễn phí các món ăn khai vị tùy chọn, nước uống có cồn và bộ tai nghe. Tuy nhiên, với chương trình mới trị giá 500 triệu USD cho mỗi hạng ghế của hãng HK Singapore, hành khách có thể thưởng thức miễn phí rượu sâm panh, ăn nhẹ giữa buổi, món chính và khai vị, trong khi các hãng khác chỉ có thể phục vụ kiểu này trên hạng nhất (first class). Hay như hãng HK NorthWest từng được biết đến là hãng HK phát triển công nghệ cao tiêu biểu nhất nhằm đảm bảo an toàn cho các chuyến bay của hãng mình, bằng việc thành lập một bộ phận chuyên trách về khí tượng và tự phát triển hệ thống xác định nhiễu thời tiết riêng (Turbulence Plot System) nhằm cung cấp thêm một lớp thông tin an toàn về thời tiết cho hành khách và tổ bay.

- Giá thành sản phẩm: Hiện nay, nhiều hãng HK giá rẻ đã ra đời và phát triển, gây cho các hãng HK truyền thống một khó khăn trong vấn đề cạnh tranh về giá của các sản phẩm. Mặc dù chi phí cho cơ sở hạ tầng của ngành HK rất lớn, song làm sao cho giá thành thấp nhất mà chất lượng phục vụ vẫn được đảm bảo, sự an toàn các

chuyến bay vẫn đạt tỷ lệ cao là bài toán mà các hãng HK hiện nay đang phải giải quyết. Chất lượng sản phẩm là một tiêu chí cho khách hàng lựa chọn, song, một tiêu chí họ luôn quan tâm đến, đó là chi phí phải bỏ ra để nhận được một dịch vụ bay tốt nhất. Điều này đòi hỏi năng lực quản lý, hoạch đinh chiến lược thật tốt của các nhà lãnh đạo mỗi hãng, để có thể giải quyết được bài toán muôn thuở của mỗi doanh nghiệp – bài toán chi phí và giá thành sản phẩm.

- Chủng loại sản phẩm: Đưa ra cho khách hàng nhiều sự lựa chọn về giá, tương ứng là các mức độ phục vụ khác nhau cũng là một tiêu chí nữa quyết định chất lượng sản phẩm HK của một hãng kinh doanh và khai thác vận tải HK. Có thể chất lượng phục vụ của hãng HK này tốt, song giá vé cao là một trở ngại cho hành khách khi quyết định, thì việc đưa ra một loạt các chủng loại dịch vụ, sản phẩm của hãng sẽ giúp níu kéo sự quan tâm của khách hàng. Điều này đòi hỏi sự thay đổi, làm mới và đa dạng hóa liên tục các sản phẩm của hãng, nhằm đem đến cho hành khách sự lựa chọn tốt nhất, phù hợp với khả năng kinh tế mà vẫn đáp ứng được nhu cầu đi lại được phục vụ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Như vậy, bên cạnh những yếu tố thuộc về nền tảng cơ sở, mỗi hãng HK cũng cần tập trung phát triển sản phẩm của mình, để có thể thu hút và giữ chân nhiều khách hàng tìm đến, đưa hãng HK phát triển và cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

3.2.2. Những hoạt động kinh doanh và xúc tiến hợp tác kinh tế quốc tế:

Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế - 5

3.2.2.1. Chiến lược kinh doanh:

Chiến lược kinh doanh sẽ quyết định thành công cho doanh nghiệp. Đó có thể là một chiến lược ngắn hạn hoặc dài hạn để giải quyết những khó khăn trước mắt hoặc phát triển trong một khoảng thời gian nhất định. Một doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược giảm giá, khuyến mại nhằm kích thích nhu cầu của người tiêu dùng, hay một chiến lược trích một phần doanh thu để dành cho các khoản chi phí chăm sóc khách hàng, nhằm nâng cao uy tín và hình ảnh với khách hàng hay đối tác. Mỗi doanh nghiệp đều có một cách đi riêng trên con đường hoạt động kinh doanh. Việc đưa ra những chiến lược đều có thể thực hiện với tất cả các lĩnh vực, các ngành nghề. Chiến lược kinh doanh sử dụng trong ngành vận tải HK ít nhiều cũng có

những điểm đặc trưng riêng, bởi bản thân ngành này đã mang những đặc điểm khác biệt.

Là một ngành đòi hỏi chi phí và vốn đầu tư lớn, việc đưa ra một chiến lược kinh doanh cho hãng HK hay cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải HK là một bài toán đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng và khéo léo của đội ngũ lãnh đạo. Các hãng HK không thể giảm giá vé một cách dễ dàng mà không hề tính toán đến các chi phí về nguyên liệu, hay những chi phí thiết yếu khác để duy trì hoạt động hiện có của hãng. Việc đưa ra một mức giá rẻ đối với ngành HK khá khó khăn, và mỗi doanh nghiệp luôn phải cố gắng cắt giảm tối đa những chi phí hay thủ tục không cần thiết để giảm bớt gánh nặng chi phí cho mình và cho khách hàng. Một chiến lược như khuyến mại một số dịch vụ trên máy bay, giảm giá vé khi đăng ký chuyến bay khứ hồi cho một nhóm người… cũng có thể là một cách để các hãng HK thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng đến với hãng của mình. Sự gia tăng liên tục của giá nhiên liệu trong hai năm 2007 và 2008 vừa qua là một bài học kinh nghiệm cho các hãng HK khi tính toán chi phí nhiên liệu. Trước việc giá xăng dầu leo thang không ngừng, một số hãng HK đã có động thái tích trữ nhiên liệu nhằm đối phó với tình hình trước mắt, và hậu quả là cho tới thời điểm quí 4 của năm 2008, giá nhiên liệu đột ngột giảm xuống hơn 50% so với mức giá đỉnh điểm, một số hãng đã bị thua lỗ rất nặng nề và không thể duy trì hoạt động kinh doanh của mình được nữa.

Như vậy, một chiến lược kinh doanh, dù ngắn hạn hay dài hạn, đều có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp kinh doanh và khai thác vận tải HK. Điều này đòi hỏi các hãng phải rất thận trọng trong từng bước đi của mình, để có thể tồn tại và duy trì hoạt động trong hoàn cảnh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và phức tạp hơn.

3.2.2.2. Chiến lược xúc tiến hợp tác kinh tế quốc tế:

Sự hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam đặt ra cho mỗi doanh nghiệp đòi hỏi cấp thiết về vấn đề hội nhập. Không có một doanh nghiệp nào có thể tồn tại và phát triển riêng biệt trong một nền kinh tế đang hòa mình vào dòng chảy của thế giới. Nhiệm vụ quan trọng và cũng là yêu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp là làm thế nào để có thể hợp tác với các đối tác trong nước và

quốc tế khác để cùng phát triển. Với ngành vận tải HK, yếu tố quốc tế chiếm một vị trí vô cùng quan trọng với sự phát triển của ngành. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh vận tải HK cần phải có những chiến lược xúc tiến hợp tác quốc tế với các hãng, các đối tác trong ngành và liên kết với các ngành khác, tạo nên một mạng lưới HK quốc tế phát triển.

Một hãng HK càng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với càng nhiều đối tác HK khác trên thế giới thì cơ hội phát triển và mở rộng hoạt động, cũng như khả năng gia tăng doanh thu cho hãng cũng nhiều hơn. Bởi khi đó, sự hoạt động của hãng không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước, mà còn cả nhu cầu của khách hàng quốc tế. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy hợp tác quốc tế của ngành HK sẽ tạo đà phát triển cho các ngành khác của nền kinh tế nước đó. Nhu cầu tìm hiểu cơ hội kinh doanh, sự hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực khác tăng lên, khiến cho nhu cầu vận tải HK giữa các nước cũng tăng lên, từ đó, cả nền kinh tế cùng phát triển.

Hãng HK quốc gia Việt Nam kể từ thời điểm đất nước đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đã có những bước đi mới trên chặng đường “hòa mạng bay quốc tế”. Sự tham gia các hiệp định song phương, đa phương ở cấp chính phủ, sự liên kết hợp tác với các hãng HK trong khu vực và trên thế giới ở cấp doanh nghiệp đã mở ra cho ngành vận tải HK Việt Nam nhiều cơ hội phát triển hơn nữa. Hiện nay, HK Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với 69 hãng HK tại 39 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Điều này hứa hẹn cho HK Việt Nam một tương lai rộng mở hơn khi chúng ta có thể khai thác đường bay một cách hiệu quả từ các quan hệ hợp tác này, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại giữa Việt Nam và thế giới.

4. Hoạt động vận tải hành khách bằng đường HK của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế:

4.1. Thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam:

Xuất phát điểm là một đất nước kém phát triển, nền kinh tế Việt Nam bước vào quá trình đổi mới, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đầu tư và chú trọng. Nền kinh tế thị trường mới còn đang ở giai đoạn phát triển sơ khai, các yếu tố cơ bản, đồng bộ của thị trường chưa phát triển một cách đầy đủ. Trước những khó

khăn của nền kinh tế nước ta nói riêng, và những vận hội, thách thức của nền kinh tế thế giới nói chung, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành nhu cầu nội sinh của đất nước. Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta mới tranh thủ được nguồn vốn, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta mới có thể mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, đồng thời, tạo cơ hội và mời gọi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và phát triển kinh doanh ở nước ta.

Vấn đề đặt ra cho chúng ta không phải là việc đất nước có hội nhập hay không, mà là làm thế nào để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, đảm bảo được lợi ích dân tộc, nâng cao được khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình hội nhập. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, đảm bảo tính độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ gìn an ninh quốc gia, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái là quan điểm của Đảng và Nhà nước ta.

Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã được đưa ra từ Đại hội VI năm 1986 trên cơ sở đường lối đổi mới và “mở cửa” nền kinh tế và trên cơ sở chính sách, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Đại hội VII năm 1991 đã thông qua Cương lĩnh của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm, đồng thời cũng nêu ra tư tưởng hội nhập kinh tế quốc tế là: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Đại hội VIII năm 1996 đã khẳng định chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, đó là xây dựng một nền kinh tế “mở” và đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đến Đại hội IX (năm 2001), tiếp tục khẳng định chủ trương Đại hội VIII nêu ra và đã đưa ra một khẩu hiệu: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.

Hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam đã lần lượt gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, khôi phục quan hệ bình thường với Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), trở thành thành viên của ASEAN, APEC, thực hiện Chương trình CEPT, đồng sáng lập ASEM, đàm phán ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ - một nội dung lớn, khẳng định sự bình thường hóa quan hệ thương mại vĩnh viễn với cường quốc kinh tế này, và trở thành thành viên của WTO. Trong đó, thành công đạt được trong quan hệ ngoại giao và thương mại với Hoa Kỳ, và việc tham gia WTO – tổ chức thao túng tới 95% kim ngạch buôn bán thế giới – sẽ mở ra cho Việt Nam rất nhiều cơ hội tiếp cận các nền kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới. Trong thời gian qua, mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, song nền kinh tế ở Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng như: tăng trưởng GDP ở nhịp độ cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp. Tỉ lệ huy động vốn cho đầu tư phát triển có xu hướng tăng, các nguồn lực trong xã hội được huy động tốt hơn, đặc biệt trong khu vực kinh tế tư nhân, đầu tư cho cơ sở hạ tầng có tiến bộ, năng lực sản xuất của nhiều ngành tăng lên.

Có thể nói, hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi tất yếu của đất nước ta trong bối cảnh mới của kinh tế thế giới. Để thực hiện nhiệm vụ mới mẻ đầy khó khăn và không ít thách thức này, việc xây dựng một chiến lược hội nhập với những kế hoạch cụ thể, với hệ thống tổ chức chặt chẽ và những chính sách thông thoáng cởi mở, cùng một đội ngũ cán bộ, lao động giỏi, thành thạo công việc là những điều kiện cần thiết để chúng ta đủ sức hội nhập.

4.2. Sự hội nhập của ngành vận tải hàng không Việt Nam:

Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế, ngành vận tải HK đã từng bước hòa mình vào thị trường HK quốc tế. Bước đi đầu tiên và cũng là điều kiện cần để cho HK Việt Nam có thể tham gia mạng bay của thế giới là đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho ngành, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng công trình HK. Trong những năm đổi mới, nhiều công trình HK đã ra đời như: các cảng hàng không - sân bay, các trung tâm quản lý điều hành bay, các cơ sở bảo dưỡng máy bay... Nhiều kế hoạch

đầu tư và phát triển của Nhà nước như thành lập và điều chỉnh quy hoạch hệ thống cảng hàng không - sân bay quốc gia, nâng cấp, cải tạo các cảng hàng không quốc tế lớn: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và một số sân bay khác, nâng cấp, hiện đại hóa các trung tâm quản lý, điều hành bay, mua sắm máy bay hiện đại,... được thực hiện nhằm nhanh chóng đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển hàng không và chuyển dịch kinh tế theo hướng hội nhập, công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bước đi tiếp theo của ngành vận tải HK Việt Nam là sự tham gia vào sân chơi chung của HK thế giới và hợp tác với các đối tác nước ngoài. Ngoài những mối quan hệ HK mà Việt Nam có được từ trong chiến tranh với một số nước nhằm mục đích quân sự, thì từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995, HK quốc gia đã bắt đầu thiết lập mối quan hệ thương mại rộng hơn với các quốc gia. 10 năm sau, ngày 12 tháng 10, đại diện của HK Việt Nam - VNA trở thành thành viên chính thức của Tổ chức các hãng hàng không quốc tế dùng chung nguồn lực kỹ thuật (IATP). Điều này có nghĩa là VNA được chia sẻ các nguồn lực về vật tư phụ tùng, trang thiết bị và cả nhân lực, kỹ thuật sẵn có của các thành viên IATP. Ngoài ra, phải kể đến các tổ chức quốc tế khác nữa, như ICAO, một tổ chức HK cấp chính phủ và Việt Nam đã gia nhập từ năm 1980. Năm 1997, VNA gia nhập Hiệp hội vận tải HK Châu Á (AAPA). Năm 2006, VNA chính thức tham gia vào IATA – Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế – và đăng ký chứng chỉ an toàn khai thác bay của Hiệp hội này, gọi tắt là IOSA. Bằng cách này, hình ảnh và thương hiệu Việt Nam, cũng như thương hiệu Vietnam Airlines sẽ được nhiều nước biết đến, và HK Việt Nam có cơ hội vươn xa hơn để mở rộng thị trường. Trong thời gian tới, chính sách “Bầu trời mở” trong khu vực các nước ASEAN sẽ được thông qua bằng một hiệp định HK đa biên. Đây sẽ là một cơ hội rất lớn để HK Việt Nam có nhiều điều kiện hơn nữa để phát triển hoạt động của mình tới các nước trong khu vực. Ngoài khu vực chung ASEAN, HK Việt Nam cũng đã ký kết thành công chính sách “Bầu trời mở” với Hoa Kỳ năm 2003. Năm 2006, hãng HK quốc gia Việt Nam cũng đã hợp tác liên danh khai thác dịch vụ đường bay với hãng HK Mỹ, American Airlines, trên các tuyến bay từ Mỹ đến Việt Nam, Nhật Bản, châu Âu và ngược lại. Đây là một cách thức để VNA có thể quảng bá hình ảnh của mình tới bạn bè quốc tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022