Phát Hành Trái Phiếu Kho Bạc Trực Tiếp Thông Qua Kho Bạc Nhà Nước

trúng thầu với mức lãi suất thấp hơn) được phân chia cho mỗi phiếu đặt thầu tỷ lệ thuận với khối lượng tín phiếu, trái phiếu đặt thầu của từng phiếu.

* Trường hợp có lãi suất trần: Khối lượng tín phiếu kho bạc, trái phiếu ngoại tệ trúng thầu được xét chọn theo thứ tự tăng lên của lãi suất đặt thầu trong phạm vi lãi suất trần. Tại mức lãi suất đặt thầu cao nhất trong phạm vi lãi suất trần có khối lượng tín phiếu, trái phiếu đặt thầu vượt quá khối lượng tín phiếu, trái phiếu thông báo phát hành thì khối lượng tín phiếu, trái phiếu trúng thầu (sau khi đã trừ khối lượng trúng thầu với mức lãi suất thấp hơn) được phân chia cho mỗi phiếu đặt thầu tỷ lệ thuận với khối lượng tín phiếu, trái phiếu đặt thầu tại mức lãi suất đó.

Trong cả 2 trường hợp trên, lãi suất trúng thầu cao nhất là lãi suất phát hành áp dụng chung cho mọi đối tượng trúng thầu.

Ví dụ: Kho bạc đấu giá 1.200 tỷ đồng tín phiếu kho bạc 26 tuần không có lãi suất trần với các chủ thể tham gia như sau


Nhà thầu

Khối lượng đặt mua

Lãi suất đặt mua

NH A

550 tỷ

9%/năm

NH B

300 tỷ

8,5%/năm

Cty BH C

100 tỷ

8,75%/năm

TCTD D

250 tỷ

8,5%/năm

NH E

350 tỷ

9,25%/năm

NH H

100 tỷ

9%/năm

Quỹ ĐT F

350 tỷ

8,5%/năm

Tổng

2.000 tỷ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Thị trường tài chính Phần 1 - ThS. Lý Vân Phi Chủ biên - 4

Trong trường hợp không có lãi suất trần, các phiếu đặt mua sẽ được sắp xếp theo mức lãi suất từ thấp đến cao như bảng sau:


Nhà thầu

Khối lượng

đặt mua

Lãi suất đặt mua

Khối lượng đặt mua tích lũy

NH B

300 tỷ

8,5%/năm

300

TCTD D

250 tỷ

8,5%/năm

550

Quỹ ĐT F

350 tỷ

8,5%/năm

900

Cty BH C

100 tỷ

8,75%/năm

1.000

NH A

550 tỷ

9%/năm

1.650

NH H

100 tỷ

9%/năm

NH E

350 tỷ

9,25%/năm

2.000

Tổng

2.000 tỷ



Tại mức lãi suất 9%/năm, tổng khối lượng đặt mua tích lũy đạt 1.650 tỷ vượt khối lượng phát hành (1.200 tỷ). Như vậy mức lãi suất trúng thầu sẽ là 9%/năm. Các phiếu đặt thầu với mức lãi suất thấp hơn 9%/năm sẽ trúng thầu.

Tại mức lãi suất 9%/năm số lượng TPKB cần bán ra là 1.200 -1000 = 200 tỷ có 2 ngân hàng đặt mua là NH A và NH H.

Khối lượng trúng thầu của các chủ thể tham gia đấu thầu là: NH A: 550 x 200/(550+100) = 169,23 tỷ

NH H: 100 x 200/(550+100) =30,77 tỷ

Kết quả của phiên đấu thầu là :


Nhà thầu

Khối lượng

đặt mua

Lãi suất đặt mua

NH A

169,23 tỷ

9%/năm

NH B

300 tỷ

9%/năm

Cty BH C

100 tỷ

9%/năm

TCTD D

250 tỷ

9%/năm

NH E

0 tỷ

9%/năm

NH H

30,77 tỷ

9%/năm

Quỹ ĐT F

350 tỷ

9%/năm

Tổng

1.200 tỷ




suất

+ Đấu thầu cạnh tranh lãi suất kết hợp với đấu thầu không cạnh tranh lãi


Xác định khối lượng đấu thầu cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất:

* Trường hợp khối lượng đặt thầu không cạnh tranh lãi suất nhỏ hơn hoặc

bằng 30% khối lượng tín phiếu, trái phiếu ngoại tệ thông báo phát hành thì khối lượng đấu thầu không cạnh tranh lãi suất bằng khối lượng đặt thầu. Khối lượng đấu thầu cạnh tranh lãi suất bằng khối lượng tín phiếu, trái phiếu ngoại tệ thông báo phát hành trừ (-) khối lượng đấu thầu không cạnh tranh lãi suất.

* Trường hợp khối lượng đặt thầu không cạnh tranh lãi suất lớn hơn 30% khối lượng tín phiếu, trái phiếu ngoại tệ thông báo phát hành thì khối lượng tín phiếu, trái phiếu ngoại tệ đấu thầu không cạnh tranh lãi suất bằng 30% và khối lượng tín phiếu, trái phiếu đấu thầu cạnh tranh lãi suất bằng 70% khối lượng tín phiếu, trái phiếu ngoại tệ thông báo phát hành.

Xác định khối lượng và lãi suất trúng thầu:

* Đối với các đối tượng tham gia đấu thầu cạnh tranh lãi suất: Khối lượng và lãi suất trúng thầu của các thành viên đấu thầu cạnh tranh lãi suất được xác định như quy định như trên.

* Đối với các đối tượng tham gia đấu thầu không cạnh tranh lãi suất: Các đối tượng tham gia đấu thầu không cạnh tranh lãi suất được mua tín phiếu, trái phiếu

ngoại tệ theo mức lãi suất phát hành đối với các đối tượng đấu thầu cạnh tranh lãi suất. Trường hợp khối lượng đặt thầu không cạnh tranh lãi suất lớn hơn 30% khối lượng tín phiếu, trái phiếu ngoại tệ thông báo phát hành thì khối lượng tín phiếu, trái phiếu ngoại tệ phát hành cho các đối tượng này được phân chia tỷ lệ thuận với khối lượng tín phiếu, trái phiếu ngoại tệ đặt thầu của từng đối tượng.

Trường hợp, các đối tượng tham gia đấu thầu không mua hết khối lượng tín phiếu kho bạc của phiên đấu thầu thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được mua phần còn lại.

Ví dụ: Kho bạc đấu giá 1000 tỷ đồng tín phiếu kho bạc 26 tuần với các chủ thể tham gia như sau:


Nhà thầu

Khối lượng đặt mua

Lãi suất đặt mua

NH A

450 tỷ

9%/năm

NH B

300 tỷ

8,5%/năm

Cty BH C

150 tỷ

8,75%/năm

TCTD D

200 tỷ

8,5%/năm

NH E

300 tỷ

9,25%/năm

NH H

50 tỷ

Không cạnh tranh

Quỹ ĐT F

250 tỷ

8,5%/năm

Tổng

1.700 tỷ


Trong các chủ thể đặt thầu, NH H đặt thầu 50 tỷ chiếm 2,94% <30% với lãi suất cạnh tranh. Như vậy khối lượng tín phiếu còn lại được đấu thầu sẽ là: 1000 - 50 = 950 tỷ đồng. Kết quả đấu thầu được thể hiện qua bảng sau:



Nhà thầu

Khối lượng

đặt mua

Lãi suất đặt mua

Khối lượng đặt mua lũy kế

Giá trị mua được

NH B

300 tỷ

8,5%/năm

300 tỷ

300 tỷ

TCTD D

200 tỷ

8,5%/năm

500 tỷ

200 tỷ

Quỹ ĐT F

250 tỷ

8,5%/năm

750 tỷ

250 tỷ

Cty BH C

150 tỷ

8,75%/năm

900 tỷ

150 tỷ

NH A

450 tỷ

9%/năm

1.350 tỷ

50 tỷ

NH E

300 tỷ

9,25%/năm

1.650 tỷ

Không mua được

Tổng

1.650 tỷ



950 tỷ

Tại mức lãi suất 9%/năm tổng khối lượng mua lũy kế là 1.350 tỷ đã vượt quá tổng khối lượng đấu thầu. Như vậy mức lãi suất trúng thầu sẽ là 9%/năm. Các chủ thể đặt mức lãi suất thấp hơn 9%/năm được trúng thầu với khối lượng đã đặt thầu.

Tại mức lãi suất 9%/năm khối lượng trúng thầu còn lại là 950 - 900 = 50 tỷ. Như vậy khối lượng trúng thầu của NH A sẽ là 50 tỷ.

NH E không trúng thầu vì lãi suất đặt thấu 9,25%/năm > mức lãi suất trúng thầu 9%/năm.

1.1.2. Phát hành trái phiếu kho bạc trực tiếp thông qua kho bạc nhà nước

Các đơn vị kho bạc nhà nước tỉnh, thành phố, quận huyện được trực tiếp tổ chức bán lẻ tín phiếu kho bạc cho người mua là các cá nhân, doanh nghiệp, hội đoàn thể…. Hàng năm KBNN lập kế hoạch phát hành và thanh toán (gốc và lãi) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. KBNN trưng ương có trách nhiệm tổ chức in, bảo quản, chuyển giao tín chỉ tín phiếu tới các đơn vị kho bạc nhà nước.

Trước mỗi đợt phát hành, Bộ tài chính thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng các thông tin liên quan đến đợt phát hành như: Doanh số, thời hạn, lãi suất, phương thức trả lãi, các loại mệnh giá, địa điểm và phương thức thanh toán.

1.1.3. Phát hành tín phiếu kho bạc thông qua đại lý

Các đơn vị kho bạc tỉnh được phép ký hợp đồng đại lý hoa hồng phát hành tín phiếu kho bạc theo hướng dẫn của kho bạc trung ương.

Đại lý phát hành tín phiếu bao gồm: Các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, các tổ chức tín dụng cấp tỉnh và trung ương quản lý đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có tư cách pháp nhân có vốn hoạt động >= 5 tỷ đồng;

+ Là đơn vị kinh doanh có hiệu quả và có công tác quản lý tài chính- tiền tệ tốt;

+ Có đơn đề nghị làm đại lý gửi kho bạc trung ương hoặc kho bạc tỉnh, phải nộp tiền ký quỹ tại cơ quan kho bạc nơi giao đại lý mức tiền bằng 5% tổng giá trị tín phiếu nhận bán mỗi đợt.

Cuối mỗi ngày, các đại lý có trách nhiệm chuyển đủ số tiến bán tín phiếu về KBNN nơi ký hợp đồng. Cuối mỗi đợt phát hành, cơ quan đại lý thực hiện thanh lý hợp đồng với kho bạc và được hưởng hoa hồng 0,25% giá trị tín phiếu đã bán.

1.2. Nghiệp vụ phát hành chứng chỉ tiền gửi

Chứng chỉ tiền gửi là một công cụ mang lãi suất và có thời hạn từ 5-7 ngày đến 5-7 năm. Tuy nhiên, thời hạn thông thường của chứng chỉ tiền gửi là 1-5 năm.

Ngân hàng có thể phát hành trực tiếp hay gián tiếp qua người kinh doanh. Ngân hàng thường phát hành gián tiếp qua người kinh doanh khi có nhu cầu vốn cho các chương trình lớn. Hàng ngày người kinh doanh sẽ liên lạc với ngân hàng để tìm loại chứng chỉ tiền gửi có lãi suất và thời hạn thanh toán phù hợp với nhu cầu của thị trường. Nếu ngân hàng chấp nhận giá mua, ngân hàng sẽ phát hành ngang giá và trả phí cho người kinh bgdoanh.

Lãi suất của chứng chỉ tiền gửi dựa trên lãi suất cạnh tranh của thị trường tiền tệ và tình hình tài chính của ngân hàng phát hành. Nếu ngân hàng có uy tín phát hành thì chứng chỉ tiền gửi sẽ có lãi suất thấp hơn so với chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng khác.

1.3. Nghiệp vụ phát hành thương phiếu

Việc phát hành thương phiếu được tiến hành trên cơ sở tín dụng thương mại. Khi cần giải quyết nhu cầu vốn ngắn hạn, song tiền vay từ các ngân hàng thường có lãi suất cao hơn. Nhà phát hành thương phiếu phải thường xuyên có một hạn mức tín

dụng ở NHTM, do đó lãi suất thương phiếu rẻ hơn lãi suất ưu đãi của ngân hàng, chi phí của thương phiếu cũng thấp hơn vì không cần có số kết dư bù trừ theo yêu cầu. Vì vậy, thương phiếu là một công cụ tài chính mà các công ty tài trợ lẫn nhau mà không qua NHTM.

Thương phiếu cho phép các doanh nghiệp lớn giải quyết tình trạng thiếu vốn tức thời, họ có thể phát hành qua công ty môi giới, ngân hàng bảo lãnh hoặc trực tiếp phát hành. Nhìn chung doanh nghiệp phát hàng thương phiếu là chủ thể vay vốn còn người mua là chủ thể cho vay trong mối quan hệ vay mượn có thời hạn ngắn.

Thương phiếu được bán trên cơ sở khấu trừ lãi và khối lượng thương phiếu được phát hành bởi các nhà giao dịch sẽ được công bố theo định kỳ. Thương phiếu có hạn chế là thị trường thứ cấp của nó rất hẹp, có nhà giao dịch chỉ có thể mua lại các thương phiếu được phát hành qua họ và với giá có thể cao hơn giá thị trường.

- Phát hành thương phiếu: Có 2 cách phát hành thương phiếu đó là phát hành trực tiếp và phát hành gián tiếp, cụ thể:

+ Phát hành trực tiếp

Các nhà phát hành bán thẳng cho nhà đầu tư không cần thông qua môi giới và người kinh doanh. Tổ chức phát hành định trước lãi suất và kỳ hạn. Các tổ chức phát hành trực tiếp thường là ngân hàng, các công ty tài chính hay các công ty phi tài chính có uy tín cao. Các tổ chức phát hành trực tiếp vì:

* Người phát hành không phải mất chi phí cho người môi giới và người kinh doanh.

* Người phát hành có thể xác định giá trị, thời hạn thanh toán, lãi suất mà họ muốn, nếu phát hành gián tiếp sẽ chịu sự chi phối của người môi giới và người kinh doanh.

* Lãi suất mà người phát hành trực tiếp trả thường căn cứ vào mức độ uy tín nên thương thấp hơn so với phát hành gián tiếp và họ có thể thay đổi lãi suất với các khách hàng lớn.

+ Phát hành gián tiếp

Thương phiếu có thể được phát hành gián tiếp thông qua các nhà kinh doanh, người môi giới. Các tổ chức thường là các công ty nhỏ, ít có uy tín.

Người phát hành sẽ thông báo cho nhà kinh doanh biết là họ muốn bán với thời hạn thanh toán nào, ngày nào bán, lãi suất.

Người kinh doanh sẽ kiểm tra năng lực thanh toán của người phát hành và giới thiệu tên cũng như năng lực tài chính và uy tín của người phát hành cho người đầu tư.

Người kinh doanh sẽ mua thương phiếu trực tiếp từ người phát hành và bán lại cho người đầu tư để hưởng chênh lệch giá.

1.4. Nghiệp vụ phát hành các hợp đồng mua lại6

Hợp đồng mua lại là một nghiệp vụ phát sinh từ các nghiệp vụ cho vay có đảm bảo hay nghiệp vụ cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay có bảo đảm bằng chứng khoán


6. Ở Việt Nam, nghiệp vụ này bắt đầu xuất hiện từ tháng 7 năm 2000.

Hợp đồng mua lại thực tế là những khoản vay ngắn hạn thường với kỳ hạn ít hơn 2 tuần) trong đó các TPKB được dùng làm tài sản đảm bảo nếu người đi vay không trả được nợ. Chẳng hạn như công ty XYZ có số vốn nhàn rỗi muốn cho vay ngắn hạn, công ty dùng 1 triệu USD để mua TPKB từ ngân hàng với điều kiện ngân hàng sẽ mua lại số TPKB vào hôm sau hoặc một thời gian sau với giá cao hơn.

Nguồn vốn hợp đồng mua lại cung cấp cho ngân hàng một phương tiện huy động vốn tích cực, nguồn vốn này không áp dụng dự trữ bắt buộc hay khống chế lãi suất. Do vậy chi phí thực hiện hợp đồng mua lại thấp hơn chứng chỉ tiền gửi. Mặt khác ngân hàng có thể thỏa thuận thời hạn hợp đồng mua lại theo nhu cầu của mình.

Hợp đồng mua lại và mua lại ngược bản chất là giao dịch đi vay và cho vay có thời hạn và được sử dụng phổ biến trên thị trường tiền tệ. Thời hạn của các hợp đồng này thường rất ngắn từ 1 đến 15 ngày. Lãi suất của hợp đồng mua lại phụ thuộc vào lãi suất của ngân hàng trung ương, lợi tức của tín phiếu kho bạc và thường thấp hơn so với vay từ thị trường liên ngân hàng.

Để hiểu rõ hơn về hợp đồng mua lại tại Việt Nam xem bài đọc thêm trang 29.

2. Nghiệp vụ chuyển nhượng giấy tờ có giá ngắn hạn

2.1. Thị trường thứ cấp của tín phiếu kho bạc

Việc giao dịch tín phiếu kho bạc trên thị trường thứ cấp có thể diễn ra trên thị trường chứng khoán trước khi tín phiếu kho bạc đáo hạn, việc mua bán tuân thủ theo quy định đơn vị giao dịch đối với trái phiếu cuả thị trường chứng khoán.

Việc yết giá trên thị trường chứng khoán đối với tín phiếu kho bạc theo 2 cách: yết giá theo giá hay yết giá theo lãi suất.

- Yết giá theo giá: giá mua bán được yết theo điểm, mỗi điểm tương ứng với 1% mệnh giá. Một tín phiếu kho bạc có mệnh giá 100.000 USD (1lô chẳn) thì 1% (1 điểm) là 1.000 USD. Thông thường đơn vị yết giá là 1/22 của 1 điểm.

Ví dụ: Một trái phiếu có mệnh giá 1000 USD được yết giá mua BID là 99,28 có nghĩa là người mua đồng ý mua với giá 99 điểm và giá chào bán OFFER là 99,32 có nghĩa là người bán đồng ý bán trái phiếu này với giá 99 điểm. Khoản chênh lệch 4/22 của 1 điểm 10 USD, tức là nhà kinh doanh được hưởng chênh lệch giá là: 1,81 USD.


Giá đặt mua (bid)

Giá đặt bán (offer)

99,28

990 USD + 28/22 của 1 điểm

(10USD)

99,32

990 USD + 32/22 của 1 điểm

(10USD)

- Yết giá theo lãi suất: Các giá yết thị được thực hiện với điểm cơ sở, một điểm cơ sở tương ứng với 1/100 của 1%.


Giá đặt mua (bid)

Giá đặt bán (offer)

14,40%

14,36%

Chênh lệch của người kinh doanh này là 4 điểm cơ sở, tương ứng với 0,04% của mệnh giá TB.

Ví dụ: Nếu mua TB với mệnh giá 1.000.000 US có thời hạn 91 ngày, thì nhà kinh doanh thu được 0,04% x 1.000.000 USD = 400USD.

2.2. Thị trường thứ cấp về chứng chỉ tiền gửi

Thị trường thứ cấp về chứng chỉ tiền gửi chia làm hai bộ phận: thị trường chứng chỉ tiền gửi nội địa và thị trường chứng chỉ tiền gửi Châu Âu:

- Chứng chỉ tiền gửi nội địa: Người đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi thường là các công ty, các tổ chức tài chính…

+ Thị trường thứ cấp và chứng chỉ tiền gửi thường giao dịch đối với chứng chỉ tiền gửi do những ngân hàng lớn và có uy tín phát hành.

+ Giá trị giao dịch tối thiểu là 1 triệu USD.

+ Giá chứng chỉ tiền gửi biến động theo lãi suất trên thị trường tiền tệ.

+ Thị trường giao dịch chứng chỉ tiền gửi gồm: thị trường giao ngay và thị trường kỳ hạn

+ Ngày thanh toán của giao dịch thông thường là ngày làm việc tiếp theo so với ngày giao dịch hay ngay trong ngày giao dịch nếu thanh toán bằng tiền mặt.

- Chứng chỉ tiền gửi Châu Âu: Các công ty môi giới Châu Âu thường hoạt động về các chứng chỉ tiền gửi Châu Âu kỳ hạn, các nhà kinh doanh và các công ty chiết khấu giao dịch chứng chỉ tiền gửi với nhau và tạo ra thị trường thứ cấp đối với chứng chỉ tiền gửi này. Tại thị trường này giá chào bán và giá chào mua thường cách nhau 10 điểm cơ sở. Phí môi giới do hai bên thanh toán và thường là 1/22.

2.3. Thị trường thứ cấp của thương phiếu

Thương phiếu có tính thanh khoản cao nên hoạt động giao dịch thương phiếu là khá lớn. Thị trường này là một phần quan trọng của thị trường tiền tệ và hoạt động giao dịch thương phiếu mang lại lợi nhuận cho người tham gia.

Việc giao dịch thương phiếu có thể được tiến hàng bằng cách mua bán trực tiếp hay gián tiếp. Đối với mua bán thông qua các nhà môi giới, các nhà kinh doanh mua thương phiếu công khai từ người phát hành và bán lại cho các công ty phi tài chính hay cho ngân hàng. Cũng giống như TPKB và chứng chỉ tiền gửi cũng như các giấy tờ có giá khác, thương phiếu được mua bán dễ dàng trên thị trường trước khi đáo hạn.

Thương phiếu được chuyển nhượng giữa những người liên quan để chuyển quyền sở hữu cho người khác. Thương phiếu cũng là đối tượng cầm cố tại các ngân hàng thương mại, hoặc NHTM cũng có thể sử dụng thương phiếu đã chiết khấu làm vật cầm cố đảm bảo cho khoản vay tại NHTW.

Thương phiếu được giao dịch bằng phương pháp chiết khấu. Chiết khấu thương phiếu là một hình thức tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại được thực hiện dưới hình thức khách hàng sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu thương phiếu chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng để nhận một khoản tiền thấp hơn mệnh giá của thương phiếu, giống như tín phiếu kho bạc và tỷ suất lợi tức quyết định bởi phương thức chiết khấu của ngân hàng. Số tiền chênh lệch giữa mệnh giá thương phiếu so với số tiền khách hàng được nhận được gọi là chi phí chiết khấu.

Câu hỏi ôn tập

I. Phần lý thuyết

1. Thế nào là thị trường tiền tệ. Trình vai trò của thị trường tiền tệ đối với nền kinh tế?

2. Vì sao nói thương phiếu là công cụ hữu ích mang lại lợi ích không chỉ cho nhà phát hành mà cho cả nhà đầu tư?

3. Trình bày quy trình nghiệp vụ phát hành tín phiếu kho bạc bằng cách đấu thầu qua ngân hàng trung ương.

4. Trình bày nội dung các công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ.

II. Phần bài tập

Bài 1: NHTW thông báo phát hành một lô tín phiếu kho bạc với khối lượng 400 tỷ.

Các thành viên đăng kí dự thầu theo bảng sau:


Nhà thầu

Khối lượng đặt mua

Lãi suất đặt mua

NH A

90 tỷ

8,7%/năm

NH B

105 tỷ

8 %/năm

Quỹ đầu tư C

120 tỷ

8,5 %/năm

NH D

100 tỷ

8,15 %/năm

NH E

160 tỷ

8 %/năm

Yêu cầu: Hãy xác định khối lượng trúng thầu của từng thành viên tham gia dự thầu?

Bài 2: NHTW dự kiến phát hành 3500 tỷ đồng tín phiếu kho bạc theo phương thức đấu thầu lãi suất. Các thành viên đăng kí dự thầu như bảng sau:


Nhà thầu

Khối lượng đặt mua

Lãi suất đặt mua

NH A

450 tỷ

Không cạnh tranh

NH B

500 tỷ

8 %/năm

Quỹ đầu tư C

400 tỷ

8,5 %/năm

NH D

800 tỷ

8,15 %/năm

NH E

650 tỷ

8 %/năm

Quỹ đầu tư F

600 tỷ

Không cạnh tranh

NH G

650 tỷ

8, 5 %/năm

Cty BH H

650 tỷ

8,75 %/năm

Yêu cầu: Hãy xác định kết quả của phiên đấu thầu.

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 28/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí