Phát Hành Tín Phiếu Kho Bạc Bằng Cách Đấu Thầu Qua Ngân Hàng Trung Ương

Bài đọc thêm


MỘT SỐ QUỸ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM4

Quỹ tập trung vào Private Equity

Private Equity là một công cụ hỗ trợ vốn cho doanh nghiệ p , thuộc phần vốn chủ sở hữu, do một nhà đầu tư (phần lớn trong các trường hợp là một định chế tài chính ) mua tạm thời một phần vốn của doanh nghiệ p (đóng vai trò như một chủ sở hữu tạm thời ). Các doanh nghiệ p này thường là các doanh nghiệ p chưa niêm yết , có tiềm năng lớn, năng động trong cách ngành có nhiều hứa hẹn với mục đích là kiếm lời bằng việc tham gia vào vốn của doanh nghiệ p trong khoảng thời gian trung và dài hạn .Ở Việt Nam hiện nay có một số quỹ đầu tư hoạt động theo dạng này như: Ngân hàng Đầu tư Private Equity, Mekong Capital, Saigon Capital…

Quỹ tập trung vào công nghệ và đầu tư mạo hiểm

Đầu tư vào công nghệ và đầu tư mạo hiểm là phương thức đầu tư mà theo đó nhà đầu tư rót vốn vào doanh nghiệp mới thành lập, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán (chủ yếu là doanh nghiệp khoa học và công nghệ). Khác với đầu tư tài chính thông thường, đối tượng được đầu tư mạo hiểm phần lớn là doanh nghiệp công nghệ cao, công nghệ mới có quy mô vừa và nhỏ trong giai đoạn khởi nghiệp.Vì đầu tư vào công nghệ cao, công nghệ mới nên độ rủi ro rất cao, nhưng thành công thì lợi nhuận rất lớn. Một trong những đặc điểm của đầu tư mạo hiểm là nhà cung cấp vốn đầu tư mạo hiểm không trực tiếp cung cấp vốn cho doanh nghiệp mà thông qua một tổ chức chuyên nghiệp để thực hiện đầu tư và quản lý vốn đầu tư

IDG Venture Việt Nam, VinaCapital la hai quỹ đầu tư thực hiện hình thức đầu tư vào công nghệ và đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam

Quỹ tập trung vào bất động sản:

là những quỹ mà nguồn vốn chủ yếu tập trung vào các dự án bất động sản. Những quỹ này sẽ đầu tư vốn vào khu bán lẻ, khu nhà ở, khách sạn cao cấp, khu nghỉ mát, hoặc căn hộ cao cấp và văn phòng. Hiện nay ở Việt Nam do đặc tính đang phát triển của thị trường bất động sản nên nhưng quỹ đầu tư bất động sản khá nhiều. Trong đó có một số quỹ tên tuổi như: Saigon Asset Management Corporation, Dragon Capital Việt Nam, Indochina Capital, Ireka Corporation Berhad, JSM Indochina, VinaCapital…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Quỹ tập trung vào cổ phần công cộng, các công ty cổ phần hoá

Đối tượng chính của các quỹ dạng này là tập trung vào cổ phiếu của các doanh nghiệp đã được cổ phần hóa. Các quỹ hiện nay đang hoạt động trong lĩnh vực này bao gồm: Saigon Asset Management Corporation, Bảo Tín Equity Fund, Quỹ Đầu tư Bảo Việt, BIDV-Việt Nam, Quỹ Dragon của Việt Nam, Tập đoàn tài chính Golden Bridge, Quỹ Manulife Việt Nam, Mekong Capital Việt Nam, Quản lý Quỹ Vietcombank…

Thị trường tài chính Phần 1 - ThS. Lý Vân Phi Chủ biên - 3



4. http:/translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=en%7Cvi&u.

Bài đọc thêm


SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG


Trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, đặc biệt là với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán trong vài năm trở lại đây, công ty tài chính không còn là khái niệm xa lạ ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế, rất nhiều người còn nhầm lẫn giữa công ty tài chính với các công ty được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nói chung hay ranh giới giữa tổ chức ngân hàng với công ty tài chính. Bài viết này sẽ so sánh một số điểm khác biệt giữa công ty tài chính và ngân hàng thương mại nhằm giúp bạn đọc có thêm thông tin để phân biệt với các loại hình doanh nghiệp khác.

- Bản chất và phạm vi hoạt động

Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm.

Trong khi đó, ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan, cụ thể là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.

- Mức vốn pháp định

Công ty tài chính và ngân hàng đều phải có vốn pháp định, song vốn pháp định của công ty tài chính thấp hơn ngân hàng. Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP, ngày 22/11/2006 của Chính phủ, công ty tài chính được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày Nghị định 141/2006/NĐ- CP của Chính phủ có hiệu lực và trước ngày 31/12/2008 thì phải có mức vốn pháp định là 300 tỷ đồng; công ty tài chính được cấp giấy phép thành lập và hoạt động sau ngày 31/12/2008 thì phải có mức vốn pháp định là 500 tỷ đồng.

Nhưng vốn pháp định đối với một ngân hàng áp dụng cho đến năm 2008 không thấp hơn 1.000 tỷ đồng, tùy theo loại hình ngân hàng và áp dụng cho đến năm 2010 trở đi không thấp hơn 3.000 tỷ đồng.

- Loại hình tổ chức hoạt động

Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ phân chia công ty tài chính thành các loại: công ty tài chính nhà nước, công ty tài chính cổ phần, công ty tài chính trực thuộc các tổ chức tín dụng, công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn nước ngoài. Cách phân chia này hiện không còn tương thích với Luật Doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam. Theo dự thảo sửa đổi Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, quy định công ty tài chính chỉ được thành lập theo một trong ba loại hình sau: công ty tài chính TNHH một thành viên; công ty tài chính TNHH hai thành viên trở lên và công ty tài chính cổ phần. Xét ở khía cạnh nào đó thì ngân hàng hoạt động như một doanh nghiệp. Tuy nhiên, xét về tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng lại chia thành ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.

- Thời hạn hoạt động

Thời hạn hoạt động của công ty tài chính tối đa là 50 năm. Trường hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động, phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận, nhưng mỗi lần gia hạn không quá 50 năm. Trong khi đó, thời hạn hoạt động của các ngân hàng không bị pháp luật khống chế.

- Cơ hội cạnh tranh và lợi ích mang lại

Xét ở khía cạnh nào đó, các công ty tài chính sẽ chịu áp lực cạnh tranh ở mức độ thấp hơn so với ngân hàng. Theo cam kết WTO, chỉ có ngân hàng thương mại nước ngoài và công ty tài chính nước ngoài mới được thành lập công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ được thành lập công ty tài chính liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài nhưng phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn.

Trong khi ngân hàng hoạt động rộng và huy động vốn chủ yếu từ công chúng thì công ty tài chính huy động vốn chủ yếu từ nội bộ tập đoàn và nhóm công ty. Vì thế, rủi ro xảy ra đối với các công ty tài chính chủ yếu là do nội bộ tập đoàn hay nhóm công ty gánh chịu, rất ít ảnh hưởng tới cộng đồng. Khi các quan hệ kinh tế trong tập đoàn là minh bạch và tuân thủ đúng pháp luật thì khả năng xảy ra rủi ro là không lớn.

Một trong những hạn chế của các công ty tài chính so với các tổ chức ngân hàng là: Không được làm dịch vụ thanh toán và nhận tiền gửi dưới 01 năm. Tuy vậy, các công ty tài chính hiện nay đã khắc phục bằng việc phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới như dịch vụ nhận ủy thác vốn, nhận ủy thác đầu tư bao thanh toán, thu xếp vốn,...v.v. cho cả ngắn hạn, trung và dài hạn. Những dịch vụ này đã giúp công ty tài chính thực hiện được các dịch vụ khác tương tự như một ngân hàng thương mại.

Như vậy, có thể thấy lợi ích của công ty tài chính mang lại cho các doanh nghiệp là rất lớn. Không phải ngẫu nhiên mà trên thế giới, các tập đoàn lớn thường có ít nhất một công ty tài chính. Công ty tài chính là công cụ để tập đoàn điều tiết vốn và sử dụng vốn một cách có hiệu quả và thuận lợi nhất. Trong phạm vi nội bộ tập đoàn hoặc nhóm công ty có quan hệ lợi ích gắn bó, công ty tài chính có thể dễ dàng huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các công ty thành viên để tập trung vốn đầu tư. Với tính nội bộ cao trong hoạt động nghiệp vụ công ty tài chính có thể kiểm soát rủi ro và tập trung vốn lớn cho các dự án quan trọng trong nội bộ tập đoàn.

Nguồn: www.tracnghiemthue.com


Tài liệu tham khảo

[1] PGS.TS Bùi Kim Yến, Thị trường tài chính thị trường chứng khoán, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, NXB Thống kê, 2008;

[2] PGS.TS. Lê Văn Tư, Thị trường chứng khoán, NXB Thống Kê, 2006;

[3] Nghị định số 16/2001 NĐ-CP của chính phủ về Tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính, Nghị định.


Mục tiêu

CHƯƠNG 2

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Chương này trình bày những vấn đề cơ bản về thị trường tiền tệ như:

- Khái niệm, vai trò của thị trường tiền tệ;

- Các công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ;

- Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ.

Nội dung


I. Khái niệm và vai trò của thị trường tiền tệ

1. Khái niệm

Có nhiều quan điểm khác nhau về thị trường tiền tệ như sau:

- Quan điểm 1: Thị trường tiền tệ là thị trường bán buôn các công cụ nợ với thời hạn ngắn, độ rủi ro thấp và tính lỏng cao. Nói cách khác, thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các công cụ nợ ngắn hạn có thể chuyển nhượng được trong một năm hay nhỏ hơn một năm.

- Quan điểm 2: Thị trường tiền tệ hoạt động với mục đích điều tiết vốn giữa các ngân hàng thương mại với các tổ chức tín dụng nhằm khai thông năng lực thanh toán cho các tổ chức tín dụng.

- Quan điểm 3: Thị trường tiền tệ biểu hiện quan hệ giữa ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại qua con đường tái chiết khấu, trong đó lãi suất tái chiết khấu đã trở thành một trong những công cụ linh hoạt để ngân hàng trung ương điều tiết vĩ mô nền kinh tế trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ.

- Theo điều 9 khoản 02, Luật ngân hàng Nhà nước năm 2011: Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, nơi mua, bán các giấy tờ có giá ngắn hạn, bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.

2. Vai trò

Thị trường tiền tệ là một bộ phận của thị trường tài chính và thực hiện những dịch vụ quan trọng của hệ thống tài chính. Thị trường tiền tệ có quan hệ chặt chẽ với thị trường vốn dài hạn. Xét về lịch sử và lý luận, thị trường tiền tệ ra đời sớm, gắn liền với hoạt động điều chuyển vốn ngắn hạn giữa các ngân hàng thương mại dưới nhiều hình thức. Vì vậy, thị trường tiền tệ nguyên thủy có tên gọi là thị trường liên ngân hàng.

Hoạt động của thị trường tiền tệ có vai trò to lớn đối với các tác nhân tham gia thị trường thể hiện như sau:

+ Ở tầm vĩ mô:

* Thị trường tiền tệ góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế từ nơi tạm thời thừa đến nơi tạm thời thiếu bằng cách luân chuyển các khoản vốn ngắn hạn. Do tính linh hoạt và thanh khoản cao của các chứng khoán nợ mà việc điều chuyển vốn ngắn hạn này vô cùng nhanh nhạy với thời hạn và lãi suất theo thoả thuận. Các nghiệp vụ

trên thị trường tiền tệ đã tiết kiệm chi phí lưu thông cho xã hội mà vẫn đảm bảo nguồn vốn đầu tư.

* Thị trường tiền tệ chính là thực thi nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương. Bằng việc mua bán các loại chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, ngân hàng trung ương sẽ thực hiện các tác động đến sự phát triển kinh tế.

+ Ở tầm vi mô:

* Thị trường tiền tệ tạo ra môi trường sinh lợi cho cá nhân, doanh nghiệp có nguồn vốn nhàn rỗi. Họ mua bán những chứng từ có giá ngắn hạn và sinh lợi. Thị trường tiền tệ góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường do đáp ứng vốn kịp thời cho họ.

* Hoạt động của thị trường tiền tệ còn tăng thêm thu nhập cho người sở hữu

vốn.

* Thị trường tiền tệ thoả mãn nhu cầu đầu tư và thanh khoản một cách

nhanh nhất, tiết kiệm nhất đối với các chủ thể dư thừa vốn ngắn hạn, qua đó, thị trường tiền tệ thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá và dịch vụ ngày càng có hiệu quả hơn.

II. Công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ

1. Tín phiếu kho bạc

Tín phiếu kho bạc (TPKB) là công cụ dùng để vay nợ của chính phủ do kho bạc nhà nước phát hành với kỳ hạn thanh toán là 3, 6, 12 tháng qua hình thức đấu thầu để tài trợ cho ngân sách nhà nước bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước và thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ.

TPKB là công cụ quan trọng nhất trên thị trường tiền tệ, có tính lỏng cao và được mua bán thường xuyên nhất, với khối lượng lớn nhất ở các nước. Tùy thị trường mỗi nước, những TPKB chủ yếu do các NHTM nắm giữ, còn lượng nhỏ do dân cư, các doanh nghiệp và những trung gian tài chính khác nắm giữ.

Tại Việt Nam, tín phiếu kho bạc bao gồm hai loại: Tín phiếu kho bạc nhà nước do Bộ Tài chính đại diện cho chính phủ phát hành để huy động vốn bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước và tín phiếu ngân hàng nhà nước do NHNN phát hành để thực hiện chính sách tiền tệ. Tuy nhiên cũng giống như các nước khác, cả hai loại này đều phát hành thông qua NHNN Việt Nam.

2. Chứng chỉ tiền gửi

Chứng chỉ tiền gửi là công cụ vay nợ do ngân hàng thương mại phát hành và bán cho người gởi tiền với lãi suất nhất định, thời hạn nhất định thường từ 1-3 tháng, hoặc 6 tháng và được lưu thông khi chưa đến hạn thanh toán, được thanh toán lãi định kỳ và khi đến hạn thì được hoàn trả theo giá mua ban đầu.

Chứng chỉ tiền gửi là văn bản do ngân hàng phát hành để chứng nhận rằng người sở hữu văn bản đã gửi tiền vào ngân hàng. Chứng chỉ tiền gửi thực chất là lời hứa trả một lượng tiền nhất định cho người sở hữu nó vào một thời điểm nhất định trong tương lai.

Lãi suất của chứng chỉ tiền gửi thường do các ngân hàng phát hành ấn định, tuy nhiên phần lớn được quyết định do ảnh hưởng của thị trường cũng như do uy tín của các ngân hàng. Chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn so với lãi suất của trái phiếu kho bạc, trong khi khả năng thanh toán cũng rất cao. Do đó chứng chỉ tiền gửi rất hấp dẫn các nhà đầu tư.

3. Thương phiếu ( Kỳ phiếu thương mại)

Thương phiếu là giấy nhận nợ ngắn hạn do các doanh nghiệp phát hành nhằm vay vốn tạm thời của các đối tác khác nhau trên thị trường.

Theo điều 219, Luật thương mại Việt Nam: Thương phiếu là chứng chỉ ghi nhận sự cam kết thanh toán vô điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định.

Thương phiếu ra đời trên cơ sở quan hệ mua bán chịu giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Trong quá trình phát triển thương phiếu dần biến đổi tính chất từ một tờ giấy chứng nhận nợ thông thưong đã trở thành công cụ lưu thông tín dụng, có thể thay thế cho tiền mặt và tách rời khỏi quan hệ thương mại.

Thương phiếu có một số đặc điểm như sau:

- Thương phiếu có tính trừu tượng bởi trên thương phiếu ghi những thông tin khái quát như số tiền nợ, thời gian trả nợ lãi suất, người phải trả.

- Thương phiếu có tính chất bắt buộc: Người mắc nợ phải thanh toán cho người thụ hưởng hay người nắm giữ nó số tiền ghi trên thương phiếu mà không được phép từ chối hay trì hoãn.

- Thương phiếu có tính lưu thông: Thương phiếu có thể chuyển nhượng được bằng cách chiết khấu hoặc ký hậu.

Thương phiếu tồn tại dưới hai hình thức là hối phiếu và lệnh phiếu:

- Hối phiếu là chứng chỉ có giá do người bán chịu lập, yêu cầu người mua phải trả một số tiền xác định trong một khoản thời gian xác định và ở một địa điểm nhất định cho người thụ hường,

- Lệnh phiếu là chứng chỉ có giá do người mua chịu lập, cam kết trả một số tiền xác định trong một khoản thời gian xác định và ở một địa điểm nhất định cho người thụ hưởng,

4. Hối phiếu chấp nhận thanh toán của ngân hàng

Hối phiếu chấp nhận thanh toán của ngân hàng là giấy do 1 công ty phát hành, bảo đảm rằng một ngân hàng sẽ thanh toán vô điều kiện một khoản tiền nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người nắm giữ giấy này.

Hối phiếu được chấp nhận sẽ được thanh toán trong tương lai và được NHTM đảm bảo thanh toán bằng đóng dấu “đã chấp nhận” lên hối phiếu. Muốn được ngân hàng chấp nhận, công ty phát hành hối phiếu buộc phải gửi vào tài khoản ngân hàng một khoản tiền tương ứng với lượng tiền ghi trên chấp phiếu để đảm bảo khả năng trả tiền hối phiếu.

Do được ngân hàng chấp nhận thanh toán nên chấp phiếu ngân hàng là một công cụ nợ có độ an toàn khá cao, đặc biệt là ngân hàng đứng ra chấp nhận bảo lãnh càng có uy tín lớn thì tờ chấp phiếu càng có độ an toàn cao. Khi cần tiền mặt gấp thì người sở hữu chấp phiếu sẽ có thể đem bán chúng trên thị trường tiền tệ.

5. Hợp đồng mua lại

Hợp đồng mua lại là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán chứng khoán, theo đó người bán có thể mua lại các chứng khoán với một mức giá đã thỏa thuận tại thời

điểm nhất định. Hợp đồng mua lại thực tế là những khoản vay ngắn hạn (thường với kỳ hạn ít hơn 2 tuần lễ) trong đó các trái phiếu kho bạc được dùng làm tài sản đảm bảo nếu người đi vay không trả được nợ.

Hợp đồng mua lại có hai loại: Hợp đồng mua lại và hợp đồng mua lại ngược.5

- Hợp đồng mua lại (Repurchase Agreement): Là hợp đồng bán chứng khoán kèm theo cam kết sẽ mua lại với mức giá cao hơn đã xác định trước vào một thời điểm nhất định. Chênh lệch giữa giá mua và bán chính là lợi nhuận của người đầu tư.

Một người kinh doanh tìm người mua (các ngân hàng, công ty tài chính, công ty phi tài chính) có vốn để đầu tư qua đêm hay đầu tư trong thời gian ngắn (có thể đến vài tháng). Người kinh doanh sẽ bán chứng khoán (thường là TPKB) với giá nhất định kèm theo thỏa thuận sẽ mua lại sau một khoảng thời gian với giá cao hơn. Lúc bấy giờ, người kinh doanh có thể sử dụng vốn này tùy ý. Người mua sẽ có được khoản lãi cho vay do chênh lệch giá mua và bán. Khoản vay này được đảm bảo bằng chứng khoán.

- Hợp đồng mua lại ngược (Reverse Repurchase Agreement): Là sự đổi chiều của hợp đồng mua lại. Người kinh doanh mua chứng khoán từ người đầu tư (các ngân hàng, công ty tài chính, công ty phi tài chính) kèm theo thỏa thuận sẽ bán lại chứng khoán sau một khoảng thời gian nhất định (thường là tương đối ngắn) với giá cao hơn. Lúc bấy giờ, người đầu tư sẽ có vốn để sử dụng vốn tùy ý và chênh lệch giữa giá bán lại và giá mua chính là lãi của nhà kinh doanh.

Ngoài việc mua bán bằng các hợp đồng mua lại hay hợp đồng mua lại ngược với các nhà kinh doanh, các ngân hàng cũng có thể giao dịch với các khách hàng nhỏ lẻ.

III. Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ

1. Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn

1.1. Nghiệp vụ phát hành tín phiếu kho bạc

1.1.1. Phát hành tín phiếu kho bạc bằng cách đấu thầu qua ngân hàng trung ương

Căn cứ vào nhiệm vụ huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển, Bộ Tài chính quyết định khối lượng tín phiếu kho bạc (TPKB) phát hành hằng năm. Kho bạc nhà nước chủ động quyết định khối lượng và thời điểm phát hành từng đợt cho phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn và tình hình thị trường tài chính tiền tệ. Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan đại lý của Bộ tài chính trong việc tổ chức đấu thầu, thanh toán tín phiếu kho bạc.

- Đối tượng tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc:

+ Các tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.

+ Các công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, các chi nhánh quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

+ Các đơn vị thụ hưởng kinh phí ngân sách nhà nước không được sử dụng kinh phí nhà nước cấp để mua tín phiếu kho bạc, trái phiếu ngoại tệ.

- Điều kiện tham gia đấu thầu:


5. Từ tháng 7 năm 2000, các hợp đồng mua lại và hợp đồng mua lại ngược bắt đầu được ngân hàng nhà nước Việt Nam sử dụng là một trong những công cụ của nghiệp vụ thị trường mở.

+ Các đối tượng tham gia thị trường đấu thầu TPKB tại NHNN phải là DN có tư cách pháp nhân;

+ Có vốn pháp định từ 20 tỷ đồng trở lên;

+ Có tài khoản tiền đồng mở tại NHNN hoặc các TCTD được chỉ định;

+ Phải ký quỹ tại NHNN tối thiểu 5% giá trị đăng ký đấu thầu;

+ Có đơn đề nghị tham gia thị trường đấu thầu TPKB được NHNN Việt Nam chấp nhận.

- Thời gian tổ chức đấu thầu: Việc đấu thầu tín phiếu kho bạc được tổ chức theo tuần, tháng hoặc quý tùy thuộc vào nhu cầu vốn của ngân sách Nhà nước, tiến độ triển khai các công trình và tình hình thị trường tài chính, tiền tệ

- Thông báo đấu thầu: Trước ngày tổ chức đấu thầu 2 ngày làm việc, căn cứ đề nghị phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu ngoại tệ của Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi thông báo phát hành cho các thành viên tham gia đấu thầu và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung thông báo bao gồm: khối lượng tín phiếu, trái phiếu phát hành; ngày đấu thầu; ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán; hình thức đấu thầu; hình thức tín phiếu, trái phiếu; hình thức bán tín phiếu, trái phiếu; phương thức thanh toán gốc, lãi.

- Đăng ký đấu thầu và mở thầu

+ Thủ tục đăng ký đấu thầu, trình tự mở phiếu đặt thầu, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của phiếu đặt thầu cũng như trình tự và thủ tục đấu thầu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.

+ Khối lượng đặt thầu tín phiếu kho bạc tối thiểu là 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng). Khối lượng trái phiếu ngoại tệ đặt thầu tối thiểu là 10.000 đơn vị tiền tệ (mười ngàn đơn vị tiền tệ) của loại ngoại tệ phát hành.

- Xác định khối lượng và lãi suất tín phiếu kho bạc, trái phiếu ngoại tệ trúng thầu Căn cứ xác định khối lượng và lãi suất tín phiếu kho bạc và trái phiếu ngoại tệ

trúng thầu bao gồm:

+ Khối lượng và lãi suất đặt thầu của các tổ chức tham gia đấu thầu;

+ Khối lượng tín phiếu kho bạc, trái phiếu ngoại tệ thông báo phát hành và lãi suất trần (nếu có).

- Phương thức đấu thầu

Khối lượng và lãi suất tín phiếu kho bạc trúng thầu được xác định được xác định dựa trên hai phương thức đấu thầu là:

+ Đấu thầu cạnh tranh lãi suất

* Trường hợp không có lãi suất trần: Khối lượng tín phiếu kho bạc, trái phiếu ngoại tệ trúng thầu được xét chọn theo thứ tự từ mức lãi suất thấp nhất đến mức lãi suất đạt được khối lượng tín phiếu, trái phiếu thông báo phát hành.

Trường hợp có nhiều phiếu đặt thầu cùng mức lãi suất mà tại mức lãi suất đó khối lượng tín phiếu, trái phiếu trúng thầu vượt quá khối lượng tín phiếu, trái phiếu thông báo phát hành thì khối lượng tín phiếu, trái phiếu trúng thầu (sau khi đã trừ khối lượng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/12/2022