Thị trường tài chính Phần 1 - ThS. Lý Vân Phi Chủ biên - 7

+ Phương tiện giao dịch là tiền mặt, hối phiếu, séc, kỳ phiếu, thẻ tín dụng hay chuyển khoản,…

Nếu ngân hàng đồng thời mua và bán với số lượng như nhau, thì ngân hàng sẽ thu được lợi nhuân mà không cần bỏ một đồng vốn nào. Nếu ngân hàng mở rộng spread, thì lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn trong mỗi giao dịch. Tuy nhiên, mở rộng spread không phải là việc làm tùy tiện, bởi vì nếu mở rộng spread thì sẽ không hấp dẫn khách hàng. Do đó, trong cạnh tranh, các ngân hàng thường có xu hướng thu hẹp spread nhằm tăng doanh số giao dịch hơn là mở rộng spread. Như vậy, một ngân hàng muốn tăng doanh số giao dịch thì một trong những yếu tố quyết định là thu hẹp spread; ngược lại, muốn giảm doanh số giao dịch thì mở rộng spread.

3.3. Lãi (lỗ) trong kinh doanh ngoại hối

Lãi (lỗ) trong kinh doanh ngoại hối phát sinh thông qua việc mua và bán các đồng tiền tại các mức tỷ giá khác nhau. Nếu lượng mua vào và bán ra của một đồng tiền là không đổi, thì lãi (lỗ) phát sinh là chênh lệch của đồng tiền thứ hai trong giao dịch.

Đối với ngân hàng yết giá, việc đồng thời mua vào và bán ra đồng tiền yết giá hay đồng tiền định giá đều thu được lãi do có sự chênh lệch tỷ giá; còn đối với ngân hàng hỏi giá (vai trò là khách hàng), thì việc đồng thời mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định đều bị lỗ.

Ví dụ 1: Một ngân hàng yết giá đồng thời vừa mua vừa bán 1 triệu USD tại tỷ giá thị trường USD/VND = 20.830 – 20.890. Tính kết quả kinh doanh ngoại hối của ngân hàng này?

Giải:

Để biết được kết quả kinh doanh, ta lập bảng luồng tiền như sau:


Chiểu giao dịch

Luồng tiền (đơn vị triệu)

Tỷ giá

USD

VND

Mua USD

+1

-20.830

20.830

Bán USD

-1

+20.890

20.890

Kết quả kinh doanh

0

+60


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Thị trường tài chính Phần 1 - ThS. Lý Vân Phi Chủ biên - 7

Ví dụ 2: Một ngân hàng yết giá đồng thời vừa mua vừa bán 100 tỷ VND tại tỷ giá thị trường USD/VND = 20.830 – 10.890. Tính kết quả kinh doanh ngoại hối của ngân hàng này?

Giải:

Để biết được kết quả kinh doanh, ta lập bảng luồng tiền như sau:


Chiều giao dịch

Luồng tiền (đơn vị triệu)

Tỷ giá

USD

VND

Mua USD

- 4,7870

+100.000

20.890

Bán USD

+ 4,8008

-100.000

20.830

Kết quả kinh doanh

+0,0138

0


Ví dụ 3: Một ngân hàng hỏi giá đồng thời vừa mua vừa bán 1triệu USD tại tỷ giá thị trường USD/VND = 20.830 – 20.890. Tính kết quả kinh doanh ngoại hối của ngân hàng này?

Giải:

Để biết được kết quả kinh doanh, ta lập bảng luồng tiền như sau:


Chiểu giao dịch

Luồng tiền (đơn vị triệu)

Tỷ giá

USD

VND

Mua USD

+1

- 20.890

20.890

Bán USD

-1

+20.830

20.830

Kết quả kinh doanh

0

- 60


Ví dụ 4: Một ngân hàng hỏi giá đồng thời vừa mua vừa bán 100 tỷ VND tại tỷ giá thị trường USD/VND = 20.830 – 20.890. Tính kết quả kinh doanh ngoại hối của ngân hàng này?

Giải:

Để biết được kết quả kinh doanh, ta lập bảng luồng tiền như sau:


Chiểu giao dịch

Luồng tiền (đơn vị triệu)

Tỷ giá

USD

VND

Mua USD

- 4,8008

+100.000

20.830

Bán USD

+ 4,7870

-100.000

20.890

Kết quả kinh doanh

- 0,0138

0


4. Tỷ giá chéo và kinh doanh tỷ giá chéo

4.1. Khái niệm

Theo nghĩa rộng: Tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ đươc xác định thông qua đồng tiền thứ ba (hay còn gọi là đồng tiền trung gian) gọi là tỷ giá chéo. Ví dụ, ta có hai tỷ giá: E(Z/X) = (a,b) và E(Z/Y) = (c,d), thì tỷ giá E(X/Y) = (x,y) gọi là tỷ giá chéo, đồng tiền Z được gọi là đồng tiền trung gian hay đồng tiền thứ ba.

Theo nghĩa hẹp: Vì USD là đồng tiền tiêu chuẩn, nên trên thị trường ngoại hối các đồng tiền khác đều được yết giá thông qua USD, do đó tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ trong đó không có mặt của USD đều được gọi là tỷ giá chéo. Nói cách khác, tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ đều được suy ra từ tỷ giá giữa chúng với USD, tức USD luôn đóng vai trò là đồng tiền thứ ba hay đồng tiền trung gian.

4.2. Phương pháp xác định tỷ giá chéo

4.2.1. Tỷ giá chéo giản đơn

Tỷ giá chéo trong trường hợp không tồn tại chênh lệch tỷ giá mua và bán gọi là tỷ giá chéo giản đơn

Ví dụ: Ta có hai tỷ giá E(USD/VND) = 21.015 và E(USD/SGD) = 1,3, thì tỷ giá chéo E(SGD/VND) = x gọi là tỷ giá chéo giản đơn. Ta tính được tỷ giá chéo như sau:

E(USD/VND) = 21.015 1 USD = 21.015 VND

E(USD/SGD) = 1,3 1 USD = 1,3 SGD

=> 1,3 SGD = 21.015 VND

SGD = 16.165,38 VND hay E(SGD/VND) = 16.165,38

4.2.2. Tỷ giá chéo phức hợp

Tỷ giá chéo trong trường hợp có đề cập đến tỷ giá mua và tỷ giá bán gọi là tỷ giá chéo phức hợp.

Trong kinh doanh ngoại hối, tỷ giá bao gồm tỷ giá mua và tỷ giá bán, do đó, phương pháp tính tỷ giá chéo mua vào và bán ra sẽ là phức tạp hơn. Sau đây là phần trình bày về các phương pháp tính tỷ giá chéo mua vào và bán ra trong thực tế.

Trường hợp 1: Đồng tiền trung gian đóng vai trò là đồng tiền yết giá trong cả hai tỷ giá.

E(USD/VND) = (a,b) và E(USD/SGD) = (c,d)

Tính tỷ giá chéo: E(SGD/VND) = (x,y)

Ta có: x và y phải thỏa mãn những điều kiện sau:


x SGD MinUSD : USD Bid USD : AskUSD a : d


VND VND SGD VND SGD

y SGD MaxUSD : USD AskUSD : Bid USD b : c


VND VND SGD VND SGD


Trường hợp 2: Đồng tiền trung gian đóng vai trò là đồng tiền định giá trong cả hai tỷ giá.

Giả sử các thông số thị trường như sau: E(AUD/USD) = (a,b) và E(GBP/USD) = (c,d)

Tính tỷ giá chéo: E(GBP/ AUD) = (x,y)

Ta có: x và y phải thỏa mãn những điều kiện sau:


x AUD MinGBP : AUD Bid GBP : AskAUD c : b


GBP USD USD USD USD

y AUD MaxGBP : AUD AskGBP : Bid AUD d : a


GBP USD USD USD USD


Trường hợp 3: Đồng tiền trung gian vừa đóng vai trò là định giá, vừa đóng vai trò là yết giá.

Giả sử các thông số thị trường như sau: E(USD/VND) = (a,b) và E(GBP/USD) = (c,d)

Tính tỷ giá chéo: E(GBP/VND) = (x,y)

Ta có: x và y phải thỏa mãn những điều kiện sau:


x GBP MinUSD x GBP Bid USD xBid GBP a.c


VND VND USD VND USD

y GBP MaxUSD x GBP Ask USD xAskGBP b.d


VND VND USD VND USD

III. Nghiệp vụ giao ngay

1. Khái niệm

Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái ban hành kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN ngày 10/01/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định nghĩa:

“Giao dịch hối đoái giao ngay là giao dịch mua bán một số lượng ngoại tệ được thực hiện giữa hai bên theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán”.

Quy chế này còn quy định tỷ giá giao ngay là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.

Ví dụ: Minh họa khái niệm giao dịch hối đoái giao ngay


Nội dung giao dịch

Ngày thỏa thuận

Ngày chuyển giao

Tỷ giá áp dụng

Công ty Gidomex bán 100.000 USD cho ngân hàng ACB

24/01

26/01

Tỷ giá mua USD/VND

Công ty Import Co. mua 200.000 EUR từ ngân hàng ACB

02/02

04/02

Tỷ giá bán EUR/VND

Tổng quát

T

T+2

Tỷ giá giao ngay

Thị trường hối đoái giao ngay là thị trường thực hiện giao dịch các hợp đồng hối đoái giao ngay. Các giao dịch giao ngay được thực hiện giữa ngân hàng trung ương và các tổ chức tín dụng, giữa các tổ chức tín dụng với nhau và giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức khác và cá nhân. Trong đó, ngân hàng thương mại đóng vai trò là trung tâm trong việc tạo thị trường nhằm mục đích kinh doanh của mình hoặc phục vụ các khách hàng. Ngân hàng thương mại mua ngoại tệ của các nhà xuất khẩu hay của những người có nhu cầu bán ngoại tệ để bán lại cho các nhà nhập khẩu hay cho những người có nhu cầu mua ngoại tệ.

- Điều kiện của giao dịch: Trong giao dịch giao ngay, thỏa thuận giao dịch giữa hai bên thường bao gồm một số điều kiện mua bán như: tỷ giá mua bán, số lượng giao dịch, địa điểm chuyển tiền đến, chuyển tiền đi vào ngày thanh toán…Sau khi cam kết giao dịch, các bên có thể xác nhận lại bằng vaă bản hoặc ký kết hợp đồng chi tiết. Thông thường việc giao dịch được hoàn tất bằng thỏa thuận qua điện thoại là có đủ tính pháp lý.

- Ngày giá trị: Là khoảng thời gian thực hiện việc chuyển tiền đến các tài khoản có liên quan. Đó là ngày mà các khoản ngoại hối phải được trả cho các bên tham gia giao dịch. Ngày giá trị còn được gọi là ngày thanh toán (T). Bao gồm các ngày sau:

+ T+0: Thanh toán trong ngày;

+ T+1: Sau một ngày làm việc;

+ T+2: Sau hai ngày làm việc.

- Phương tiện giao dịch: Giao dịch giao ngay được thực hiện qua các phương tiện giao dịch như: telex, điện thoại, hệ thống mạng vi tính hoặc có thể tiếp nhận trên thị trường tập trung. Hai bên thỏa thuận với nhau các điều kiện mua bán và sau đó xác nhận lại bằng văn bản.

- Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá được thỏa thuận từ ngày hôm nay nhưng việc thực hiện thanh toán xảy ra vào ngày làm việc thứ hai sau ngày ký kết hợp đồng.

Các ngoại tệ được mua bán lẫn nhau thông qua việc niêm yết tỷ giá hay cơ chế tỷ giá chéo. Trong giao dịch liên ngân hàng thì tỷ gía giao ngay được niêm yết theo:

+ Kiểu Mỹ: Số lượng (giá cả) đô la Mỹ cho một đồng ngoại tệ.

+ Kiểu Châu Âu: Số lượng ngoại tệ so với một đôla Mỹ.

Ví dụ: Công ty ở Việt Nam có Đôla Mỹ nhưng cần đến Yên Nhật để thanh toán hàng nhập khẩu từ Nhật Bản nên phải sử dụng tỷ giá giao ngay USD/VND và JPY/VND.

Khi đổi kiểu yết giá từ trực tiếp sang gián tiếp hay từ kiểu Mỹ sang kiểu Châu Âu, thứ tự tỷ giá mua bán phải thay đổi ngược lại. Giá mua kiểu Mỹ đổi thành giá bán kiểu Châu Âu và ngược lại.

Chú ý: Trong giao dịch giao ngay, tỷ giá giao dịch ngân hàng đưa ra luôn thay đổi tùy theo tình hình thực tế về cung cầu trên thị trường. Giao dịch được thực hiện theo tỷ giá do ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận.

Ở Việt Nam, tỷ giá giao ngay trên thị trường ngoại hối chính thức được xác định theo quan hệ cung cầu về ngoại tệ nhưng nằm trong giới hạn quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ vào tình hình cụ thể trong từng thời kỳ để quy định giới hạn này cho phù hợp.

2. Tổ chức thị trường

Ở Mỹ cũng như hầu hết các nước khác, thị trường ngoại hối giao ngay có hai cấp, đó là: Thị trường liên ngân hàng trực tiếp giữa các ngân hàng (thị trường liên ngân hàng trực tiếp); và thị trường liên ngân hàng gián tiếp thông qua môi giới (thị trường liên ngân hàng gián tiếp).

Trên thị trường liên ngân hàng trực tiếp, các ngân hàng giao dịch trực tiếp với nhau không thông qua môi giới và tất cả các ngân hàng tham gia thị trường đều là những nhà tạo thị trường. Điều này có nghĩa là, trên thị trường liên ngân hàng, ngân hàng này yết giá mua vào và bán ra trực tiếp cho ngân hàng kia và ngược lại. Vì giao dịch giữa các ngân hàng trên Interbank không diễn ra trên sở giao dịch và các giao dịch được thực hiện một cách liên tục, nên thị trường này được biết đến như là thị trường: Phi tập trung, liên tục, đấu giá mở và giao dịch hai chiều.

Trên thị trường liên ngân hàng gián tiếp, các ngân hàng đặt ra các lệnh giới hạn một chiều cho các nhà môi giới, ví dụ: một ngân hàng thương mại đặt một lệnh cho nhà môi giới để mua 10 triệu GBP tại tỷ giá 1 GBP = 1,5550 USD. Nhà môi giới ghi lệnh này vào sổ và cố gắng tìm cách đối chiếu lệnh mua GBP với các lệnh bán GBP từ các ngân hàng khác. Trong khi các ngân hàng tiến hành các giao dịch, một mặt là cho chính mình, mặt khác cho khách hàng, thì những nhà môi giới chỉ giao dịch duy nhất là cho khách hàng. Trong giao dịch nhà môi giới sẽ đưa ra tỷ giá tốt nhất cho khách hàng, tỷ giá này gọi là giá tay trong (inside spread). Thông qua hoạt động môi giới, nhà môi giới sẽ thu hoa hồng từ ngân hàng mua và từ ngân hàng bán. Do tính chất hoạt động, thị trường qua môi giới được biết đến như là thị trường: Bán tập trung, liên tục, đặt lệnh có giới hạn, và thông qua phương thức đấu giá một chiều.

Hoạt động tổ chức giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trực tiếp và thị trường liên ngân hàng gián tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau:


NHTW

NHTM

Đặt lệnh Đặt lệnh


NHTM

Công ty

Công ty

Đấu giá mở

Đặt lệnh Đặt lệnh

Hai chiều


Đặt lệnh Giá tay trong

Đặt lệnh Giá tay trong


Môi giới

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức thị trường ngoại hối

Trên sơ đồ, những nhà tạo thị trường là các ngân hàng thương mại và các ngân hàng đầu tư, các ngân hàng này liên hệ thường xuyên với nhau nhằm cung cấp tỷ giá mua vào và bán ra của ngân hàng mình cho ngân hàng khác và ngược lại. Các ngân hàng vừa giao dịch cho chính mình nhằm thay đổi trạng thái ngoại hối trong tài sản của mình và kiếm lời, đồng thời các ngân hàng cũng giao dịch cho khách hàng để hưởng phí. Các ngân hàng tạo thị trường cũng đặt ra các lệnh giới hạn cho các nhà môi giới, sau đó nhà môi giới sẽ tìm cách đối chiếu các lệnh đặt mua và các lệnh đặt bán giữa các ngân hàng tạo thị trường với nhau để tìm ra tỷ giá tốt nhất cho cả ngân hàng mua và ngân hàng bán. Thông qua dịch vụ môi giới, nhà môi giới thu từ ngân hàng bán và từ ngân hàng mua một khoản hoa hồng. Ngân hàng Trung ương tham gia thị trường nhằm thau đổi tỷ giá hối đoái hoặc thực hiện các chuyển đổi cho chính phủ.

Câu hỏi ôn tập

I. Phần lý thuyết:

1. Thị trường ngoại hối là gì? Thị trường ngoại hối giao dịch những loại hàng hóa nào? Thị trường ngoại hối có đặc điểm gì khác so với thị trường hàng hóa?.

2. Phân biệt sự khác nhau giữa các thành phần tham gia giao dịch trên thị trường ngoại hối sau đây: Nhóm khách hàng mua bán lẻ, các ngân hàng thương mại, những nhà môi giới ngoại hối, các ngân hàng trung ương.

3. Ngân hàng thương mại có thể đóng vai trò gì trên thị trường ngoại hối: nhà kinh doanh, nhà môi giới, nhà đầu cơ, nhà kinh doanh chênh lệch giá hay tất cả các vai trò?

4. Phân biệt từng cặp khái niệm sau: Yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp, đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá, tỷ giá mua và tỷ giá bán, ngân hàng yết giá và ngân hàng hỏi giá?.

5. Thế nào là nghiệp vụ ngoại hối giao ngay? Giả sử, ngày thứ bảy 12/7 khách hàng A thỏa thuận bán ngoại tệ cho ngân hàng theo hợp đồng giao ngay. Như vậy hai bên sẽ chuyển giao ngoại tệ cho nhau chậm nhất là vào ngày nào?.

6. Sử dụng Internet để tìm thông tin tỷ giá giữa USD và các ngoại tệ mạnh khác như EUR, GBP, JPY, CHF, AUD, CAD, SGD và giữa các ngoại tệ mạnh này với VND. Sau khi thu thập được thông tin tỷ giá, sử dụng Excel để lập bảng tính và so sánh chênh lệch (spread) giữa giá bán và giá mua của các tỷ giá USD, EUR, GBP, JPY, CHF, AUD, SGD và CAD so với VND.

II. Phần bài tập

Bài 1. Giả sử có các tỷ giá sau đây:

USD/VND = 15.950 GBP/USD = 1,7612

USD/JPY = 114,21 USD/CHF = 1,37728

EUR/USD = 1,2568 AUD/USD = 0,7824

Yêu cầu: Hãy xác định các tỷ giá chéo sau đây: EUR/VND, JPY/VND, GBP/VND, AUD/VND, GBP/AUD, GBP/EUR?

Bài 2. Giả sử tại một ngân hàng thương mại có bảng yết giá như sau: USD/VND = 15.950 – 71 USD/JPY = 114,81 – 00

GBP/USD = 1,6568 – 00 EUR/USD = 1,2692 – 1,2712

AUD/USD = 0,7824 – 94

Chỉ ra tỷ giá mà ngân hàng sẽ áp dụng khi khách hàng muốn mua USD bằng VND, khách hàng muốn bán EUR lấy USD, khách hàng muốn bán USD lấy EUR, khách hàng muốn bán JPY lấy USD, khách hàng muốn mua GBP bằng USD, và khách hàng muốn bán USD lấy AUD?

Bài 3. Giả sử tại một ngân hàng thương mại có bảng yết giá như sau: USD/VND = 15.730 – 15.761

GBP/USD = 1,8421 – 1,8496

EUR/USD = 1,2815 – 1,2885

AUD/USD = 0,7481 – 0,7506

USD/JPY = 106,28 – 106,73

Yêu cầu: Hãy xác định các tỷ giá chéo sau, kể cả tỷ giá mua và tỷ giá bán: GBP/VND, EUR/VND, JPY/VND, GBP/AUD, AUD/JPY?

Bài 4. Giả sử có các tỷ giá sau đây trên thị trường quốc tế: GBP/USD = 1,5809 – 39 ở New York

USD/EUR = 0,9419 – 87 ở Frankfurt GBP/EUR = 1,4621 – 71 ở London

Để khai thác cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá, nhà kinh doanh giả sử đang nắm giữ 1 triệu USD sẽ thực hiện các giao dịch mua bán như thế nào?

Bài 5. Giả sử tại một ngân hàng thương mại có bảng yết giá như sau: USD/VND = 15.850 – 71 USD/EUR = 0,8429 - 52

USD/JPY = 114,81 – 00 GBP/USD = 1,6568 - 00

AUD/USD = 0,6824 – 94

Yêu cầu: Hãy xác định tỷ giá và đối khoản tương ứng khi khách hàng muốn thực hiện các giao dịch sau đây:

a/ Khách hàng muốn mua 120.000 USD bằng VND? b/ Khách hàng muốn bán 960.000 EUR lấy USD?

c/ Khách hàng muốn bán 92.500 USD lấy EUR?

d/ Khách hàng muốn bán 12.358.000 JPY lấy USD?

e/ Khách hàng muốn mua 28.320.000 GBP bằng USD? f/ Khách hàng muốn bán 56.900 USD lấy AUD?

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/12/2022