Bài 3: NHTƯ dự kiến phát hành 2500 tỷ đồng tín phiếu kho bạc theo phương thức đấu thầu lãi suất. Các thành viên đăng ký dự thầu như bảng sau:
NH A | 550 tỷ | 8,5 %/năm |
NH B | 650 tỷ | 9 %/năm |
Cty BH C | 300 tỷ | 8,75 %/năm |
TCTD D | 600 tỷ | 9 %/năm |
NH E | 500 tỷ | 8,15 %/năm |
Cty F | 350 tỷ | 8,25 %/năm |
Có thể bạn quan tâm!
- Thị trường tài chính Phần 1 - ThS. Lý Vân Phi Chủ biên - 2
- Phát Hành Tín Phiếu Kho Bạc Bằng Cách Đấu Thầu Qua Ngân Hàng Trung Ương
- Phát Hành Trái Phiếu Kho Bạc Trực Tiếp Thông Qua Kho Bạc Nhà Nước
- Doanh Thu Thị Trường Ngoại Hối Toàn Cầu Bởi Cặp Tiền Tệ8
- Thị trường tài chính Phần 1 - ThS. Lý Vân Phi Chủ biên - 7
- Thị trường tài chính Phần 1 - ThS. Lý Vân Phi Chủ biên - 8
Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.
Yêu cầu: Hãy xác định kết quả của phiên đấu thầu?
Bài 4: NHTW dự kiến phát hành 6000 tỷ đồng tín phiếu kho bạc theo phương thức đấu thầu lãi suất. Hãy xác định kết quả của phiên đấu thầu.
Khối lượng đặt mua | Lãi suất đặt mua | |
NH I | 1000 tỷ | Không cạnh tranh |
NH K | 500 tỷ | 8 %/năm |
Quỹ đầu tư C | 600 tỷ | Không cạnh tranh |
NH D | 800 tỷ | 8,15 %/năm |
NH L | 650 tỷ | 8 %/năm |
Quỹ đầu tư F | 1300 tỷ | Không cạnh tranh |
NH M | 1850 tỷ | 8, 5 %/năm |
Cty BH H | 950 tỷ | 8,75 %/năm |
Bài đọc thêm
CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG MUA LẠI (REPO) CƠ BẢN TẠI VIỆT NAM:
HỢP ĐỘNG REPO CHỨNG KHOÁN VÀ HỢP ĐỒNG REPO BẤT ĐỘNG SẢN
Hợp đồng Repo chứng khoán
Hợp đồng repo là một loại hợp đồng giao dịch chứng khoán có kỳ hạn, theo đó, nhà đầu tư có thể bán các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu…) của mình với cam kết mua lại chúng trong một khoảng thời gian nhất định với giá cao hơn giá bán ban đầu (theo thoả thuận với CTCK). Dưới góc độ tài chính, repo thực chất là nghiệp vụ phái sinh từ các nghiệp vụ cho vay có bảo đảm và được sử dụng khá phổ biến trên thị trường tài chính trên thế giới.
Về bản chất, giao dịch repo chứng khoán là việc nhà đầu tư (người có tài sản nhưng đang thiếu tiền để kinh doanh) dùng chứng khoán của mình “tạm bán” hoặc “bán có thời hạn” cho CTCK (người có sẵn tiền nhưng không có tài sản) với cam kết sẽ mua lại số chứng khoán đó sau một thời gian. Việc “bán có thời hạn” trong hợp đồng repo bao giờ cũng kèm theo một “lời hứa” của người bán sẽ mua lại số chứng khoán này khi hợp đồng repo đáo hạn.
Nếu nhìn vào hình thức của giao dịch nói trên, người tiêu dùng dịch vụ dễ lầm hợp đồng repo với hợp đồng cho vay cầm cố chứng khoán, bởi lẽ cả hai hợp đồng này đều nhằm mục đích vay tiền và đều có sự chuyển giao tài sản tạm thời từ người bán (hay người cầm cố) sang cho người mua (hay người nhận cầm cố). Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, hợp đồng repo chứng khoán có một số điểm khác biệt quan trọng so với một hợp đồng cho vay cầm cố thông thường.
- Những đặc trưng cơ bản của hợp đồng repo chứng khoán
Thứ nhất, trong hợp đồng repo, luôn có sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người bán sang người mua. Theo hợp đồng, trong thời hạn repo, người mua (CTCK và là người cho vay) là chủ sở hữu của tài sản, người bán (nhà đầu tư và là người vay) phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán cho người mua. Trong thời hạn hợp đồng, bên mua chịu rủi ro và được hưởng những lợi ích phát sinh từ tài sản. Đây là điểm khác biệt so với cầm cố chứng khoán vì khi cầm cố, người vay vẫn là chủ sở hữu cổ phiếu còn CTCK chỉ là người “giữ” cổ phiếu mà thôi.
Thứ hai, nếu trong hợp đồng cho vay cầm cố, CTCK được “giữ” cổ phiếu của người vay nhưng không được phép dùng cổ phiếu này để kinh doanh, thì ở hợp đồng repo, CTCK được sử dụng cổ phiếu để kinh doanh kiếm lời trong thời hạn hợp đồng.
Thứ ba, tuy quan hệ giữa các bên trong hợp đồng repo là quan hệ mua – bán, nhưng quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng này không hẳn giống với quyền, nghĩa vụ của các bên trong một hợp đồng mua bán thông thường. Nếu như ở hợp đồng mua bán thông thường, sau khi chuyển quyền sở hữu tài sản cho người mua, người bán không còn được hưởng những lợi ích phát sinh từ tài sản (kể cả lợi ích phát sinh từ trước hay sau khi bán) thì trong hợp đồng repo, mặc dù đã chuyển quyền sở hữu chứng khoán sang cho người mua, nhưng người bán vẫn tiếp tục được hưởng cổ tức và một số quyền lợi khác phát sinh (trước đó) từ số cổ phiếu mà họ đã chuyển nhượng cho
CTCK (như quyền tham dự đại hội đồng cổ đông, quyền bỏ phiếu v.v..). Đây chính là điểm khác biệt có tính chất đặc thù của hợp đồng repo, khiến cho loại hợp đồng này khác hẳn một hợp đồng mua bán thông thường.
Trong hợp đồng repo, yếu tố quan trọng nhất mà cả hai bên đều quan tâm – mà thiếu nó, hợp đồng repo sẽ mất đi sự linh hoạt và tính cạnh tranh so với các hình thức cho vay khác – đó là giá repo. Bởi, trên cơ sở giá này, cả hai bên sẽ cùng thiết lập một công thức tính giá sao cho đảm bảo được lợi ích của cả hai khi giao kết hợp đồng3.
- Hạn chế của hợp đồng repo chứng khoán
Thông thường, hoạt động repo sẽ mang lại lợi ích cho các bên nếu thị trường có tính thanh khoản cao. Tuy nhiên, nếu tình hình thị trường ảm đạm như hai năm qua thì hiệu quả kinh doanh qua nghiệp vụ repo của nhà đầu tư cũng giảm sút, khả năng có tiền để mua lại cổ phiếu của mình sẽ khó thực hiện được, điều này đã tác động đến hoạt động của chính CTCK. Tình trạng mất thanh khoản của thị trường đã làm ảnh hưởng tới việc xử lý các hợp đồng repo.
Bên cạnh đó, việc các nhà đầu tư sử dụng nguồn vốn vay được từ repo chứng khoán để rồi lại tiếp tục mua cổ phiếu để “lướt sóng” khiến giá thị trường cổ phiếu bị đẩy lên, dẫn đến việc tăng giá ảo chứ không phải giá cổ phiếu tăng do sự tăng trưởng thực sự của doanh nghiệp. Dưới góc độ này, chính nghiệp vụ repo đã góp phần làm tăng ảo giá cổ phiếu6.
Ngoài ra, repo là một hoạt động rất nhạy cảm và rủi ro của nó không chỉ phụ thuộc vào “sức khoẻ” của các doanh nghiệp trong nước, khả năng tài chính của nhà đầu tư hay trình độ quản lý của cơ quan có thẩm quyền, mà nó bị tác động rất lớn từ tình hình kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã khiến nhiều công ty rơi vào tình trạng thua lỗ khiến giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp giảm mạnh, từ đó, nhiều hợp đồng repo không tất toán được, gây rủi ro không chỉ cho nhà đầu tư mà còn cho bản thân các CTCK.
Tuy có những điểm hạn chế nêu trên, vẫn cần khẳng định, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, hợp đồng repo là loại hợp đồng đem lại cho các bên những lợi ích nhất định. Chính vì lẽ đó mà trong thời gian qua, bên cạnh hình thức repo chứng khoán, thị trường bắt đầu nổi lên hình thức repo trong lĩnh vực đầu tư bất động sản.
Hợp đồng repo bất động sản
Dưới danh nghĩa hợp đồng “hứa mua hứa bán”, nhiều công ty kinh doanh bất động sản đã liên kết với một hoặc nhiều ngân hàng thực hiện dịch vụ repo bất động sản. Dịch vụ repo bất động sản thường được chào cho những khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp trước đây thường vay vốn ngân hàng để mua bất động sản và phải trả lãi vay ở mức khá cao.
Với hợp đồng repo bất động sản, khách hàng sau khi bán bất động sản cho công ty để lấy tiền trả nợ trước hạn cho ngân hàng, có thể vay lại với mức lãi suất ưu đãi hơn để rồi trở lại mua bất động sản mà mình đã bán cho công ty. Về phía mình, công ty mua bất động sản của khách hàng đồng thời sẵn sàng bán lại bất động sản này cho khách hàng theo giá đã mua cộng với khoản phí 1% giá trị tài sản và một mức lãi suất nhất định. Tính tất cả các khoản chi phí và lãi phải trả cho công ty, cho ngân hàng, khách hàng vẫn được vay một khoản tiền với lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất trong hợp đồng vay thông thường. Trong trường hợp người repo bất động sản không giữ lời “hứa mua lại” của mình như thoả thuận, thì công ty bất động sản sẽ mua đứt bất
động sản này. Dưới góc độ tài chính, repo bất động sản được coi như một công cụ lưu chuyển dòng vốn linh hoạt, cho phép nhà đầu tư có thêm một “kênh” khác để tiếp cận vốn bên cạnh kênh truyền thống là ngân hàng.
Về lợi ích của hợp đồng repo, có lẽ không có nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, do chưa có một khung pháp lý đủ để điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa các bên trong loại hợp đồng này nên những rủi ro của nó cũng là vấn đề đáng quan ngại.
Dưới khía cạnh kỹ thuật, để đảm bảo an toàn cho hợp đồng repo, nghĩa là bảo đảm rằng người bán sẽ phải giữ lời hứa trở lại mua tài sản, khi định giá để ký hợp đồng, công ty bất động sản thường định giá hứa mua khá thấp. Đây chính là điểm ưu việt của hợp đồng repo – trong trường hợp người bán có đủ tiền để quay lại mua lại tài sản. Tuy nhiên, chính nó cũng lại là sự rủi ro trong trường hợp người bán không có đủ điều kiện để mua lại khi hợp đồng repo đáo hạn. Định giá mua thấp cũng có nghĩa là người bán được vay tiền ít. Và nếu việc repo tài sản để vay tiền lại không đủ để cải thiện năng lực tài chính, không có tiền để quay lại mua tài sản, tài sản của nhà đầu tư – khi hết thời hạn repo – sẽ thuộc quyền sở hữu của công ty bất động sản. Nghĩa là, trong trường hợp này, nhà đầu tư đã phải bán tài sản với giá rẻ hơn nhiều so với giá thị trường.
Với những đặc điểm của hợp đồng repo chứng khoán và repo bất động sản như đã phân tích, có thể nhận thấy đây chính là một dạng đặc thù, một “nhánh phái sinh” của hợp đồng chuộc lại tài sản mà pháp luật nhiều nước và pháp luật Việt Nam đã có quy định.
Nguồn: Tổng hợp từ internet
Tài liệu tham khảo
[1] PGS.TS Lê Hoàng Nga, Nghiệp vụ thị trường tiền, NXB Tài chính, 2008;
[2] PGS.TS. Lê Văn Tư, Thị trường chứng khoán, NXB Thống Kê, 2006.
Mục tiêu
CHƯƠNG 3
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
Chương này trình bày những vấn đề cơ bản về thị trường ngoại hối như:
- Sự ra đời và phát triển, khái niệm, đặc điểm, chức năng và các thành viên tham gia trên thị trường ngoại hối;
- Những nội dung cơ bản trong kinh doanh ngoại hối như: các khái niệm và phương pháp yết tỷ giá và kinh doanh tỷ giá.
Nội dung
I. Khái quát về thị trường ngoại hối
1. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường ngoại hối
1.1. Thời kỳ sơ khai
Trao đổi thương mại hàng hoá và dịch vụ quốc tế đã được hình thành và phát triển cách đây hàng nghìn năm. Buổi ban đầu, phương thức trao đổi hàng lấy hàng là phương thức thanh toán đầu tiên và phổ biến, phương thức này đã giúp các quốc gia đạt được mục tiêu cơ bản là cho phép trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia với nhau trên thế giới.
Cách đây chừng 4.000 năm đã diễn ra bước ngoặc trong phương thức thanh toán quốc tế, đó là việc xuất hiện sử dụng những đồng xu có dán tem của ngân hàng, của nhà buôn, của nhà vua... Việc sử dụng tiền kim loại dần dần trở thành phổ thông trong thương mại quốc tế. Những ngày đầu xuất hiện, giá trị của những đồng xu kim loại được xác định theo giá trị thực của kim loại làm nên chính đồng xu đó. Tuy nhiên khi khối lượng các đồng xu trong lưu thông tăng lên theo nhu cầu của thương mại và lòng tin của dân chúng và các giá trị của các đồng xu với vai trò phương tiện trao đổi tăng lên, thì bắt đầu xuất hiện những nhà đổi tiền chuyên nghiệp đầu tiên vào thời cổ ở Trung Đông. Những nhà đổi tiền chuyên nghiệp đã có thể đổi được một lượng nhất định các đồng xu này để lấy lượng tương ứng các đồng xu khác. Với sự phát triển ở dạng sơ khai này đã đánh dấu sự ra đời của việc kinh doanh ngoại hối và thị trường ngoại hối.
Sau khi đế quốc Rom sụp đổ và trong suốt thời gian đầu thời kỳ Trung cổ, các giao dịch kinh doanh ngoại hối bị giảm sút đáng kể, bởi vì do các điều kiện về tài chính, chính trị không ổn định và khối lượng thương mại quốc tế giảm đáng kể. Vào thế kỷ XI, việc kinh doanh ngoại hối trở nên thịnh vượng trở lại. Khi các luồng thương mại và tư bản quốc tế tăng lên, việc trao đổi ngoại hối bằng các đồng xu trở nên không hiệu quả, do đó các giao dịch bằng tiền xu ngày càng giảm.
Để đáp ứng được nhu cầu thương mại quốc tế ngày càng tăng, đã tạo điều kiện cho hình thức ngân hàng quốc tế ra đời và phát triển. Các ngân hàng này mở chi nhánh và phát triển các mối quan hệ với các ngân hàng đại lý ở các nước bạn hàng là đối tác. Các hối phiếu ra đời và trở thành các công cụ chuyển nhượng được. Khi người hưởng lợi hối phiếu chuyển nhượng hối phiếu cho bên thứ ba, thì một hình thức tiền tệ mới đã được tạo ra. Sự phát triển này đã giúp cho thị trường trở nên linh hoạt hơn và tăng được khối lượng kinh doanh ngoại hối (mua đi bán lại nhiều lần). Khi các giao dịch
chuyển khoản giữa các ngân hàng trở nên nhanh hơn đã trở thành điều kiện thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển.
1.2. Thời kỳ sau đại chiến thế giới thứ nhất và cuộc đại suy thoái
Trong khoảng thời gian đầu của thế kỷ XX, hai cuộc đại chiến thế giới đã làm gián đoạn sự phát triển của thị trường ngoại hối giữa các quốc gia thù địch, thị trường ngoại hối bị vỡ ra từng mảnh nhỏ. Trong những năm đầu sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất, thị trường ngoại hối trở nên vô cùng biến động và trở thành đối tượng đầu cơ với quy mô lớn. Các giao dịch thương mại quốc tế kéo theo việc mua hay bán ngoại tệ thường có mức độ rủi ro rất cao và biện pháp tự bảo hiểm bằng hợp đồng kỳ hạn trở nên rất phổ biến. Trong thực tế, việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro trở nên phổ biến đến mức trong một số lĩnh vực nó đã trở thành một bộ phận cấu thành bắt buộc trong hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng, những nhà chính trị và những nhà hoạch định chính sách trong một số lĩnh vực đã cho rằng các hợp đồng kỳ hạn có bản chất là hoạt động đầu cơ, nhưng xuất phát từ các nhu cầu thương mại quốc tế thì thị trường kỳ hạn vẫn phát triển.
Sự đình chỉ chế độ bản vị vàng vào năm 1931 cùng với sự sụp đổ của các ngân hàng và các vấn đề khó khăn trong thanh toán đối với một số đồng tiền đã trở thành những trở ngại đáng kể cho sự phát triển thị trường ngoại hối. Tuy nhiên từ giữa những năm 1930 điều kiện hoạt động dần dần trở lại bình thường.
1.3. Thời kỳ sau đại chiến thế giới lần thứ hai
Vị thế là trung tâm tài chính thế giới của nước Anh đã bị giảm sút rõ rệt trong khoảng thời gian đại chiến thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, đồng tiền Mỹ là USD đã trở thành một trong những đồng tiền chính mang tính quốc tế. Đồng Bảng Anh vẫn tiếp tục đóng vai trò là đồng tiền chủ đạo. Sự tham gia của Chính phủ trên thị trường ngoại hối ngày càng rõ rệt vào các năm 1930 và càng trở nên thường xuyên hơn sau Đại chiến thế giới lần thứ 2 và được duy trì cho đến ngày nay.
Điểm khởi đầu của thời kỳ sau Đại chiến thế giới lần thứ hai thực tế được diễn ra trước khi chiến tranh kết thúc, bằng cuộc họp của Liên hợp quốc. Thoả thuận Bretton Woods vào năm 1944 đã mang lại sự ổn định trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá của các đồng tiền chính được neo cố định với USD và giá trị của USD được neo cố định với vàng với tỷ lệ 35 USD = 1 ounce. USD được các ngân hàng trung ương trên thế giới chọn làm đồng tiền dự trữ quốc tế, bởi vì nước Mỹ cam kết rằng sẽ chuyển đổi USD thành vàng không hạn chế theo tỷ giá cố định 35 USD = 1 ounce.
Hệ thống tỷ giá cố định bị sụp đổ năm 1971, nguyên nhân chính là do tồn tại sự mất cân đối nghiêm trọng trong cán cân thanh toán giữa các quốc gia và người nước ngoài nắm giữ USD ngày càng nhiều. Sau nỗ lực nhằm phục hồi hệ thống này vào năm 1973 không thành đã mở đầu cho thời kỳ chế độ thả nổi và được duy trì đến ngày nay. Những đồng tiền chính trên thị trường ngoại hối được thả nổi dưới sự giám sát của các ngân hàng trung ương. Các ngân hàng trung ương tham gia can thiệp trên thị trường mở thường xuyên nhằm duy trì các hoạt động trên thị trường ngoại hối có trật tự hơn hoặc nhằm mục đích điều chỉnh hướng biến động của tỷ giá theo mong muốn của mình. Các đồng tiền của các nước nhỏ hơn thường được neo cố định với một trong số đồng tiền chính chủ yếu là USD, hoặc với đồng tiền của nước bạn hàng thương mại lớn nhất. Hệ thống tỷ giá thả nổi đã làm cho công tác dự báo tỷ giá giao ngay trong tương lai trở nên cực kỳ khó khăn, nhưng nó lại trở thành công cụ linh hoạt hơn nhiều
so với chế độ cố định trong việc xử lý các áp lực của thị trường và những cú sốc trên thị trường ngoại hối.
Trong những năm 1970, 1980 và những năm đầu 1990 thị trường ngoại hối biến động không ngừng, điều này xuất phát từ những lý do sau:
- Sự gia tăng đáng kể của các thành viên tham gia thị trường nhằm mục đích tìm kiếm các cơ hội sinh lời khi tỷ giá biến động. Ngoài ra, các nguồn lực về kỹ thuật và công nghệ sẵn có của các nhà kinh doanh, các nhà quản trị tài chính và các công ty tự bảo hiểm đã được cải tiến một cách cơ bản.
Trong những năm đầu 1990, ngân hàng và những nhà kinh doanh đầu tư chuyên nghiệp vẫn tiếp tục là những người đóng vai trò chủ đạo trên thị trường ngoại hối. Các công ty thường xuyên tích cực tham gia thị trường nhằm quản lý rủi ro ngoại hối và thường sử dụng các chương trình bảo hiểm rủi ro ngoại hối có chọn lựa và trực tiếp tham gia kinh doanh ngoại hối. Các quyết định kinh doanh ngoại hối của các công ty có thể ảnh hưởng đáng kể lên thị trường ngoại hối cả ngắn hạn và dài hạn.
- Các luồng di chuyển nhằm thanh atoán sự mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế giữa các quốc gia là rất lớn. Vốn tư bản ngày nay được chu chuyển tương đối tự do giữa các đồng tiền chính nhằm cân đối các trạng thái dư thừa và thiếu hụt trong cán cân thương mại và cán cân dịch vụ; hơn nữa, các quỹ hưu trí cùng với các quỹ đầu tư khác ngày càng tăng đã tạo nên nguồn tài chính sẵn sàng di chuyển đầu tư vào những đồng tiền khác nhau để tìm kiếm lợi nhuận cao nhất. Hơn nữa những nhà đi vay tư nhân cũng có xu hướng tìm kiếm các nguồn vốn bằng các đồng tiền khác nhau để chi phí đi vay giảm xuống.
2. Khái niệm, đặc điểm và chức năng của thị trường ngoại hối
2.1. Khái niệm
- Ngoại hối (foreign exchange)
Ngoại hối bao gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Trong đó, phương tiện thanh toán là những thứ có sẵn để chi trả, thanh toán lẫn cho nhau.
Đối với một quốc gia, ngoại hối bao gồm:
+ Ngoại tệ: là đồng tiền nước ngoài (bao gồm cả đồng tiền chung của các nước khác và quyền rút vốn đặc biệt SDR). Ngoại tệ có thể là tiền xu, tiền giấy, tiền trên tài khoản, séc du lịch, tiền điện tử và các phương tiện khác được xem như tiền.
+ Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ như séc thương mại, chấp phiếu ngân hàng, kỳ phiếu, hối phiếu, trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác.
+ Vàng tiêu chuẩn quốc tế: đây là vàng được sử dụng với vai trò là tiền trong thanh toán quốc tế.
+ Đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ.
Trong thực tế thì chỉ có ngoại tệ và vàng theo tiêu chuẩn quốc tế là đối tượng mua bán thường xuyên trên thị trường ngoại hối. Còn các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ không được giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối. Muốn trở thành ngoại tệ để giao dịch trên thị trường ngoại hối, thì trước hết phải bán (chiết khấu) các giấy tờ có giá để có ngoại tệ, sau đó mới tiến hành mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Ngày nay, do vai trò tiền tệ của vàng giảm đáng kể, vì vậy, khi nói đến thị trường
ngoại hối người ta thường hiểu đó là thị trường mua bán các đồng tiền khác nhau, hay mua bán ngoại tệ, nghĩa là thị trường ngoại hối thường được hiểu theo nghĩa thực tế là thị trường mua bán ngoại tệ.
- Thị trường ngoại hối (The Foreign Exchange Market- FX)
Khái niệm thị trường ngoại hối được hiểu theo nhiều cách như sau:
Theo nghĩa hẹp: Thị trường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng, tức là thị trường liên ngân hàng (Interbank).
Theo nghĩa rộng: Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua bán các đồng tiền khác nhau.
Một nhà nhập khẩu Mỹ thường được yêu cầu thanh toán cho nhà xuất khẩu Nhật bằng đồng Yên Nhật, cho nhà xuất khẩu Đức bằng đồng EUR, cho nhà xuất khẩu Anh bằng đồng bảng Anh. Với lý do này, để thanh toán tiền hàng, nhà nhập khẩu Mỹ phải mua các ngoại tệ thích hợp, tức bán nội tệ trên thị trường. Hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau được diễn ra trên thị trường, và thị trường này được gọi là thị trường ngoại hối.
Vậy, thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua, bán các đồng tiền khác nhau.
Tuy nhiên, trong thực tế do hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu giữa các ngân hàng (chiếm khoảng 85% tổng doanh số giao dịch), chính vì vậy theo nghĩa hẹp thì thị trường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng, tức là thị trường liên ngân hàng (Interbank).
2.2. Đặc điểm
- Thị trường ngoại hối không có địa điểm cụ thể.
- Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục: Thị trường hối đoái hoạt động liên tục suốt ngày đêm 24giờ/ngày trên các khu vực khác nhau của thế giới. Đây là thị trường toàn cầu, do sự chênh lệch về múi giờ giữa các khu vực trên thế giới nên các giao dịch diễn ra suốt ngày đêm.
- Thị trường ngoại hối mang tính quốc tế: phạm vi hoạt động của thị trường ngoại hối không chỉ dừng lại ở một quốc gia mà còn mở rộng trên phạm vi quốc tế nhằm phục vụ nhu cầu mua bán, giao dịch về ngoại tệ.
- Các giao dịch mua bán được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại như: điện thoại, telex, fax, máy tính.
- Đây là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý... nhất là với các chính sách tiền tệ của các nước phát triển.
- Đây là thị trường lớn nhất và có doanh số giao dịch cao nhất. Doanh số giao dịch mua bán ròng toàn cầu (chỉ tính doanh số một chiều mua vào hoặc bán ra) tại thời điểm 4/2010 ước tính vào khoảng 4.000 tỷ USD/ngày7; thị trường hoạt động tích cực nhất là London, sau đó là New York, Tokyo, Singapore, Frankfurt,…
7 Theo http://www.marketwatch.com/story/daily-currency-trading-turnover-hits-4-trillion-2010-09-01