Thị trường tài chính Phần 1 - ThS. Lý Vân Phi Chủ biên - 1

Lời giới thiệu


Để đáp ứng nhu cầu về tài liệu giảng dạy và học tập cho sinh viên ngành Tài chính – Ngân hàng trình độ cao đẳng, đặc biệt là yêu cầu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo; Trường Cao đẳng Thương mại chủ trương tổ chức biên soạn giáo trình, các học phần đang được triển khai giảng dạy.

Thực hiện chủ trương trên, Khoa Tài chính -Ngân hàng đã phân công giảng viên, Thạc sĩ Lý Vân Phi làm chủ biên, biên soạn Giáo trình Thị trường tài chính, để dùng chung cho sinh viên ngành Tài chính- Ngân hàng giúp cho việc giảng dạy của giảng viên và việc học tập của sinh viên được thuận lợi.

Giáo trình Thị trường tài chính được biên soạn theo đề cương chi tiết học phần Thị trường tài chính (theo hệ thống tín chỉ) và tham khảo các tài liệu, giáo trình của một số nguồn, tác giả trong nước.

Nội dung của giáo trình này gồm 4 chương:

Chương 1: Thị trường tài chính; chương 2: Thị trường tiền tệ, do Ths. Lý Vân Phi, CN. Hồ Thị Thùy Linh biên soạn;

Chương 3: Thị trường ngoại hối, do Ths. Lý Vân Phi, CN. Lưu Thị Mỹ Hạnh biên soạn;

Chương 4: Thị trường chứng khoán, do Ths. Lý Vân Phi, Ths. Trần Thị Hòa biên soạn.

Trong quá trình biên soạn tác giả đã chú ý cập nhật khá đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan (đến tháng 4 năm 2012) và đưa vào bài đọc thêm, ví dụ minh họa được biên soạn từ các tài liệu, tạp chí và kinh nghiệm giảng dạy, nhằm giúp sinh viên hiểu sâu hơn và liên hệ được với thực tiễn về kiến thức đã học trước đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

Để giáo trình này đến tay người đọc, tác giả ghi nhận và cảm ơn sự giúp đỡ, tham gia góp ý kiến, biên tập, sửa chữa của Hội đồng khoa học trường Cao đẳng Thương mại, cùng các giảng viên khoa Tài chính- Ngân hàng và các đồng nghiệp.

Mặc dù đã rất cố gắng, tác giả nghĩ rằng Giáo trình Thị trường tài chính này có thể còn hạn chế, sai sót trong quá trình biên soạn. Tác giả chân thành mong đợi nhận được sự phê bình, góp ý của bạn đọc để lần tái bản bản sau được hoàn thiện hơn.

Thị trường tài chính Phần 1 - ThS. Lý Vân Phi Chủ biên - 1

Các ý kiến tham gia xin được gửi về địa chỉ: email: phiteacher@gmail.com Trân trọng cảm ơn!

Nhóm tác giả

MỤC LỤC


Lời giới thiệu Mục lục

CHƯƠNG 1. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 1

I. Khái niệm, chức năng và vai trò của của thị trường tài chính 1

1. Khái niệm 1

2. Chức năng 1

3. Vai trò 3

II. Phân loại thị trường tài chính 4

1. Căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn 4

1.1. Thị trường tiền tệ 4

1.2. Thị trường vốn 5

2. Căn cứ vào tính chất chuyên môn hóa của thị trường 6

2.1. Thị trường các công cụ nợ 7

2.2. Thị trường công cụ vốn 7

2.3. Thị trường công cụ phái sinh 7

3. Căn cứ vào cơ cấu thị trường 7

3.1. Thị trường sơ cấp 7

3.2. Thị trường thứ cấp 8

III. Các định chế tài chính trung gian 8

1. Ngân hàng thương mại 8

2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 8

2.1. Công ty tài chính 8

2.2. Công ty bảo hiểm 9

2.3. Quỹ đầu tư 9

2.4. Công ty cho thuê tài chính 10

Câu hỏi ôn tập 11

Bài đọc thêm 12

Tài liệu tham khảo 14

CHƯƠNG 2. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 15

I. Khái niệm và vai trò của thị trường tiền tệ 15

1. Khái niệm 15

2. Vai trò 15

II. Công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ 16

1. Tín phiếu kho bạc 16

2. Chứng chỉ tiền gửi 16

3. Thương phiếu ( Kỳ phiếu thương mại) 17

4. Hối phiếu chấp nhận thanh toán của ngân hàng 17

5. Hợp đồng mua lại 17

III. Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ 18

1. Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn 18

1.1. Nghiệp vụ phát hành tín phiếu kho bạc 18

1.2. Nghiệp vụ phát hành chứng chỉ tiền gửi 23

1.3. Nghiệp vụ phát hành thương phiếu 23

1.4. Nghiệp vụ phát hành các hợp đồng mua lại 24

2. Nghiệp vụ chuyển nhượng giấy tờ có giá ngắn hạn 25

2.1. Thị trường thứ cấp của tín phiếu kho bạc 25

2.2. Thị trường thứ cấp về chứng chỉ tiền gửi 26

2.3. Thị trường thứ cấp của thương phiếu 26

Câu hỏi ôn tập 27

Bài đọc thêm 29

Tài liệu tham khảo 31

CHƯƠNG 3. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 32

I. Khái quát về thị trường ngoại hối 32

1. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường ngoại hối 32

1.1. Thời kỳ sơ khai 32

1.2. Thời kỳ sau đại chiến thế giới thứ nhất và cuộc đại suy thoái 33

1.3. Thời kỳ sau đại chiến thế giới lần thứ hai 33

2. Khái niệm, đặc điểm và chức năng của thị trường ngoại hối 34

2.1. Khái niệm 34

2.2. Đặc điểm 35

2.3. Chức năng của thị trường ngoại hối 36

3. Các thành viên tham gia 37

3.1. Nhóm khách hàng mua bán lẻ 37

3.2. Các ngân hàng thương mại 37

3.3. Những nhà môi giới ngoại hối 37

3.4. Ngân hàng trung ương 38

II. Những vấn đề cơ bản trong kinh doanh ngoại hối 38

1. Các khái niệm 38

1.1. Tỷ giá 38

1.2. Đồng tiền yết giá, đồng tiền định giá 39

1.3. Ngân hàng yết giá, ngân hàng hỏi giá 40

1.4. Yết tỷ giá hai chiều 40

2. Các phương pháp yết tỷ giá 40

3. Tỷ giá mua, tỷ giá bán và chênh lệch tỷ giá 41

3.1. Tỷ giá mua và tỷ giá bán 41

3.2. Chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán 43

3.3. Lãi (lỗ) trong kinh doanh ngoại hối 44

4. Tỷ giá chéo và kinh doanh tỷ giá chéo 45

4.1. Khái niệm 45

4.2. Phương pháp xác định tỷ giá chéo 45

III. Nghiệp vụ giao ngay 47

1. Khái niệm 47

2. Tổ chức thị trường 48

Câu hỏi ôn tập 50

Bài đọc thêm 52

Tài liệu tham khảo 57

CHƯƠNG 4. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 58

I. Khái quát về thị trường chứng khoán (TTCK) 58

1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán ..58

1.1. Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán trên thế giới 58

1.2. Quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam 59

2. Khái niệm, chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán 60

2.1. Khái niệm 60

2.2. Chức năng 63

2.3. Vai trò của thị trường chứng khoán 64

II. Công cụ lưu thông của thị trường chứng khoán 65

1. Cổ phiếu 65

1.1. Cổ phiếu thường (commom stock) 66

1.2. Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock) 69

2. Trái phiếu 71

2.1. Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu 71

2.2. Phân loại trái phiếu 72

2.3. Lợi tức và rủi ro của trái phiếu 73

3. Chứng chỉ quỹ đầu tư 74

3.1. Khái niệm và đặc điểm 74

4. Chứng khoán phái sinh (derivatives) 76

4.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contracts) 77

4.2. Hợp đồng tương lai (Future Contracts) 77

4.3. Hợp đồng quyền chọn (Option Contracts) 78

III. Phát hành và niêm yết chứng khoán 79

1. Phát hành chứng khoán 79

1.1. Chủ thể và mục đích phát hành chứng khoán 79

1.2. Phương thức phát hành 79

1.3. Điều kiện phát hành 80

2. Niêm yết chứng khoán 81

2.1. Khái niệm 81

2.2. Những ưu điểm và hạn chế của việc niêm yết chứng khoán 81

2.3. Quản lý niêm yết 82

IV. Giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung – Sở giao dịch chứng khoán (Sở GDCK) 83

1. Khái niệm và cơ cấu tổ chức Sở GDCK 83

1.1. Khái niệm 83

1.2. Cơ cấu tổ chức Sở GDCK 83

2. Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán 84

2.1. Người môi giới chứng khoán (brokers) 84

2.2. Người môi giới chuyên môn (hay chuyên gia chứng khoán- Specsialist) ..85 2.3. Người môi giới độc lập (independent broker) 85

2.4. Người kinh doanh chứng khoán (Dealers) 85

3. Các nguyên tắc hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán 85

3.1. Nguyên tắc công khai 85

3.2. Nguyên tắc trung gian 86

3.3. Nguyên tắc đấu giá 86

4. Các phương thức giao dịch trên thị trường chứng khoán 87

4.1. Quy trình giao dịch 87

4.2. Một số quy định chung về giao dịch chứng khoán 89

4.3. Các loại lệnh giao dịch 91

4.4. Phương thức giao dịch 98

V. Giao dịch chứng khoán trên thị trường phi tập trung (Over The Counter- OTC) 101

1. Khái niệm và đặc điểm giao dịch trên thị trường OTC 101

1.1. Khái niệm 101

1.2. Đặc điểm giao dịch trên thị trường OTC 102

2. Quy trình giao dịch trên thị trường OTC 103

VI. Trung tâm lưu ký chứng khoán và thanh toán bù trừ 104

1. Trung tâm lưu ký chứng khoán 104

1.1. Khái niệm 104

1.2. Mô hình quản lý của trung tâm lưu ký chứng khoán 104

2. Trung tâm thanh toán bù trừ 105

2.1. Khái niệm 105

2.2. Phương thức bù trừ 105

Câu hỏi ôn tập 105

Bài đọc thêm 109

Tài liệu tham khảo 112

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 114

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

Mục tiêu

CHƯƠNG 1

THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Chương này trình bày những vấn đề cơ bản về thị trường tài chính như:

- Khái niệm, chức năng và vai trò của thị trường tài chính;

- Phân loại thị trường tài chính;

- Các định chế tài chính trung gian hoạt động trên thị trường tài chính.

Nội dung


I. Khái niệm, chức năng và vai trò của của thị trường tài chính

1. Khái niệm

Nền kinh tế muốn phát triển trước hết phải đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư. Muốn có vốn đầu tư lớn và dài hạn cần gia tăng tiết kiệm. Đây chính là mối quan hệ nhân quả giữa tiết kiệm và đầu tư và là nền tảng để phát triển kinh tế xã hội, mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế, nhu cầu về vốn để đầu tư và các nguồn tiết kiệm có thể phát sinh từ những chủ thể khác nhau. Những người có cơ hội đầu tư sinh lợi thì thiếu vốn, những người có vốn nhàn rỗi lại không có cơ hội đầu tư. Từ đó hình thành quá trình dịch chuyển vốn từ những người có vốn nhàn rỗi sang những người cần vốn để thỏa mãn nhu cầu của nhau. Việc dịch chuyển vốn đó được thực hiện trong thị trường tài chính.

Trên thực tế thị trường tài chính được coi là nơi tập trung huy động các nguồn vốn trong xã hội để tài trợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế thông qua quá trình mua bán, chuyển nhượng các tài sản tài chính tài chính. Các tài sản tài chính ở đây có thể là các công cụ vốn xác nhận sự đóng góp của các chủ thể như cổ phiếu, cũng có thể là các công cụ nợ để ghi nhận một khoản vay mượn như trái phiếu, tín phiếu và cả những công cụ tài chính phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi…

Vì vậy có thể nói: Thị trường tài chính là thị trường giao dịch các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu,…

Thành phần tham gia giao dịch trên thị trường tài chính bao gồm hộ gia đình, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian và Chính phủ là những người tham gia mua và bán các loại tài sản tài chính- hàng hóa của thị trường tài chính.

2. Chức năng

Một là, khơi thông các nguồn vốn và dẫn vốn để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Đây là chức năng quan trọng nhất của thị trường tài chính. Chức năng này thể hiện qua việc thị trường tài chính tập trung các nguồn vốn trong xã hội để tài trợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế. Qua đó giúp cho việc dịch chuyển vốn từ người không có cơ hội đầu sinh lời sang người có cơ hội đầu tư sinh lời. Chức năng này được thể hiện qua kênh tài chính trực tiếp và tài chính gián tiếp

Sơ đồ dưới đây thể hiện sự vận động của dòng vốn trên thị trường tài chính. Các mũi tên cho thấy dòng vốn từ người cho vay tới người vay qua 02 kênh: Tài chính gián tiếp và tài chính trực tiếp.

Tài chính gián tiếp


Vn

Người cho vay


1. Hộ gia đình

2. Các nhà đầu tư tổ chức

3. Các doanh nghiệp

4. Chính phủ

5. Nhà đầu tư nước ngoài

Các trung gian tài chính

Các thtrường Tài chính

Vn


Vn


Tài chính trực tiếp


Người đi vay


1. Hộ gia đình

2. Các nhà đầu tư tổ chức

3. Các doanh nghiệp

4. Chính phủ

5. Nhà đầu tư nước ngoài


Hình 1.1. Sơ đồ dịch chuyển dòng vốn

+ Kênh tài chính gián tiếp: Thông qua các trung gian tài chính như ngân hàng, các công ty tài chính, bảo hiêm… nguồn vốn được chuyển từ người cho vây đến người vay theo cơ chế vay vốn của người cho vay - người tiết kiệm sau đó cho người vay vay vốn. Nguồn vốn luôn chuyển qua kênh này là nhân tố thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn và cung cấp các công cụ tài chính đa dạng cho người đầu tư và người sử dụng vốn. Kênh tài chính gián tiếp mang lại lợi ích cho cả nhà đầu tư và người sử dụng vốn như tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch.

Ngoài ra đối với người đầu tư nhờ việc trung gian tài chính đứng giữa làm cầu nối và chịu trách nhiệm với khoản vay của họ, nguồn vốn của họ sẽ an toàn hơn rất nhiều. Với một lượng vốn ít họ cũng có thể gửi tiền vào các trung gian tài chính để nhận một khoản lãi.

Đối với người sử dụng vốn tài chính gián tiếp tạo cơ hội cho người vay có các khoản tiền đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp nhỏ vẫn có thể vay một lượng vốn lớn đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của mình đồng thời kích thích họ phải sử dụng vốn như thế nào để thu được lợi nhuận cao nhất.

+ Kênh tài chính trực tiếp: Tài chính trực tiếp là kênh dẫn vốn mà trong đó người vay vốn trực tiếp từ người cho vay trong thị trường tài chính bằng cách bán cho họ những chứng khoán mà không thông qua bất kì một trung gian tài chính nào. Những chứng khoán này là những trái quyền, quyền được hưởng đối với thu nhập hoặc tài sản tương lai của người vay.

Hai là, kích thích tiết kiệm và đầu tư.

Quá trình chuyển dịch nguồn vốn trên thị trường tài chính tạo điều kiện cho các khoản tiết kiệm sinh lời. Người cho vay sẽ có thể kiếm được thu nhập dưới các hình thức như tiền lãi, cổ tức, lãi trên vốn. Khi người thiếu vốn cần tăng cường thêm vốn, thị trường tài chính sẽ chuyển thông tin này cho người tiết kiệm thông qua việc tăng tỷ suất sinh lời nhằm động viên các tổ chức, cá nhân tiêu dùng ít và tiết kiệm nhiều hơn để tạo ra nguồn tài chính dư thừa đáp ứng cho nhu cầu vốn nới trên. Bên cạnh đó, khi sử dụng các nguồn lực tài chính vay mượn này, người đi vay vốn phải tính toán sử dụng vốn vay hiệu quả nhất do họ cần phải hoàn trả cả vốn và lãi cho người cho vay đồng thời phải tạo ra thu nhập và tích lũy cho chính bản thân mình.

Như vậy, thị trường tài chính tạo ra cơ chế kích thích cho cả quá trình tiết kiệm và đầu tư gia tăng

Ba là, hình thành giá của các tài sản tài chính.

Thông qua tác động qua lại giữa những người mua và người bán, giá của các tài sản tài chính được xác định, hay nói cách khác, lợi tức cần phải có trên một tài sản tài chính được xác định. Yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp gọi vốn chính thức là mức lợi tức mà các nhà đầu tư yêu cầu; chính đặc điểm này của thị trường tài chính đã phát tín hiệu cho biết vốn trong nền kinh tế cần được phân bổ như thế nào giữa các tài sản tài chính. Quá trình đó được gọi là quá trình hình thành giá.

Bốn là, tạo tính thanh khoản cho tài sản tài chính.

Thị trường tài chính không những tạo ra cơ chế huy động vốn mà còn tạo ra cơ chế giao dịch chuyển đổi sở hữu chứng khoán cho phép nhà đầu tư kiếm lời trên khoản chênh lệch giá, tức là tạo ra tính thanh khoản cho các tài sản tài chính1.

Tính thanh khoản được thực hiện nhờ vai trò của thị trường thứ cấp. Chính ở đây diễn ra việc mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.

Thông qua quá trình tạo tính thanh khoản cho các tài sản tài chính, thị trường tài chính cho phép nhà đầu tư có thể rút vốn đầu tư ra khỏi thị trường khi họ bán các công cụ tài chính trên thị trường thức cấp. Đồng thời nếu muốn, người đầu tư có thể chuyển vốn sang lĩnh vực khác sang dạng đầu tư khác một cách thuận tiện và dễ dàng trong khi người kinh doanh có đủ vốn hoạt động.

3. Vai trò

Thứ nhất, thị trường tài chính góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả của nền kinh tế

Quá trình phát triển của một nền kinh tế luôn cần tập trung các nguồn lực, trong đó nguồn lực tài chính đóng vai trò rất quan trọng. Thông qua thị trường tài chính, nguồn lực tài chính sẽ được tập trung cho những người kinh doanh có nhu cầu vốn và có khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn vốn. Nhờ có sự sàng lọc này, người kinh doanh có thể mở rộng sản xuất, tăng quy mô hoạt động kinh doanh. Bởi vậy nên những chủ thể này ngày càng có thể tăng khả năng tập trung các nguồn lực tài chính một cách dễ dàng hơn.


1. Tính thanh khoản là tính chất dễ dàng chuyển hóa các tài sản tài chính thành tiền mặt ở tại mức giá gần bằng hay bằng giá trị của nó.

Xem tất cả 70 trang.

Ngày đăng: 28/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí