TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỊ TRƯỜNG DẦU THÔ THẾ GIỚI VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Vũ Hoàng Anh
Lớp : Anh 2
Khóa 44
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Trung Vãn
Hà Nội - 2009
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG DẦU THÔ THẾ GIỚI VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU ...3
1.1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG DẦU THÔ THẾ GIỚI 3
1.1.1. Tình hình tiêu thụ dầu thô 3
1.1.2. Tình hình sản xuất dầu thô 6
1.1.3. Tình hình xuất nhập khẩu dầu thô trên thế giới 9
1.1.4. Tình hình giá cả dầu thô thế giới thời gian gần đây 14
1.1.5. Dự báo thị trường dầu thô thế giới trong những năm tới 14
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 15
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 15
1.2.2. Các bước xây dựng chiến lược Marketing xuất khẩu 20
1.2.3. Tổ chức thực hiện các chiến lược Marketing 29
1.2.4. Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA 33
2.1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA 33
2.1.1. Trữ lượng và chiến lược khai thác dầu thô của Việt Nam 33
2.1.2. Thực trạng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam thời gian qua 35
2.2. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM 39
2.2.1. Thực tế phân tích SWOT ngành dầu khí Việt Nam 39
2.2.2. Đặc điểm một số thị trường xuất khẩu dầu thô chủ yếu của Việt Nam 45
2.2.3. Chiến lược Marketing trong xuất nhập khẩu dầu thô của Việt Nam 49
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM ... 63 2.3.1. Những kết quả nổi bật 63
2.3.2. Những tồn tại chủ yếu 64
2.3.3. Nguyên nhân chính của những tồn tại trên 65
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI 67
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG XUẤT NHẬP KHẨU DẦU THÔ CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI 67
3.1.1. Một số quan điểm trong định hướng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam 67
3.1.2. Những định hướng chủ yếu trong chiến lược Marketing xuất khẩu dầu thô của Việt Nam 71
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC MARKETING 76
3.2.1. Nhóm giải pháp về hoạt động thăm dò khai thác 76
3.2.2. Nhóm giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường và cơ cấu thị trường 76
3.2.3. Nhóm giải pháp đảm bảo cơ cấu sản phẩm hợp lý 79
3.2.4. Nhóm giải pháp về chất lượng và giá cả trong cạnh tranh 82
3.2.5. Nhóm giải pháp xúc tiến thương mại 85
3.2.6. Nhóm các giải pháp khác 88
3.3. KIẾN NGHỊ 89
3.3.1. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu dầu thô 89
3.3.2. Đối với Nhà nước 91
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang | |
Bảng 1.1. Tiêu thụ dầu thô theo khu vực giai đoạn 2000-2007 | 3 |
Bảng 1.2. Mức tiêu thụ dầu thô của thế giới năm 2008 | 4 |
Bảng 1.3. Tiêu thụ dầu thô của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2007 | 5 |
Bảng 1.4. Sản xuất dầu thô của thế giới và các khu vực | 7 |
Bảng 1.5. Sản xuất dầu thô của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2007 | 8 |
Bảng 1.6. Nhập khẩu dầu thô của thế giới và các khu vực | 10 |
Bảng 1.7. Nhập khẩu dầu thô của 10 nước lớn nhất thế giới năm 2007 | 11 |
Bảng 1.8. Xuất khẩu dầu thô của thế giới và khu vực giai đoạn 2000-2007 | 12 |
Bảng 1.9. Xuất khẩu dầu thô của các nước OPEC những năm 2000-2007 | 13 |
Bảng 2.1. Xuất khẩu dầu thô từ năm 2000-2008 | 36 |
Bảng 2.2. Đặc tính kỹ thuật các chủng loại dầu thô Việt Nam | 58 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thị trường dầu thô thế giới và chiến lược marketing trong kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu dầu thô của Việt Nam - 2
- Xuất Khẩu Dầu Thô Của Các Nước Opec Những Năm 2000-2007
- Phân Tích Swot Và Lựa Chọn Thị Trường Mục Tiêu
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
LỜI MỞ ĐẦU
Dầu thô hay dầu mỏ, nguồn năng lượng quý hiếm số một trên thế giới, hiện nay đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của mỗi một quốc gia và cũng là tiêu điểm chính trị, ngoại giao trên thế giới. Các nước công nghiệp phát triển có nhu cầu lớn về dầu thô thường cố gắng bù đắp những thiếu hụt bằng nguồn tài chính nhập khẩu khổng lồ của mình, trong khi các nước đang phát triển lại coi công nghiệp dầu mỏ là công cụ phát triển kinh tế.
Việt Nam được đánh giá là nước có trữ lượng dầu thô lớn thứ 3 trong khu vực và thứ 31 trên thế giới với tổng trữ lượng trên 4,3 tỷ tấn dầu quy đổi. Từ năm 1987 đến nay, trị giá xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đạt 37,7 tỷ USD, khối lượng là 184,2 triệu tấn. Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam đã góp phần quan trọng trong tổng thu ngân sách Nhà nước, ổn định hơn cán cân thanh toán, giúp đất nước thực hiện nhanh chóng quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và thực hiện được các mục tiêu chiến lược của quốc gia. Thực tế, trong hoạt động xuất khẩu dầu thô, vấn đề thị trường và lựa chọn chiến lược Marketing sao cho phù hợp là nội dung quyết định. Trước những diễn biến phức tạp của thị trường dầu thô trên thế giới hiện nay cũng như chiến lược phát triển kinh tế và sử dụng tài nguyên quốc gia của Nhà nước ta, xuất khẩu dầu thô Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới, đặc biệt là những thách thức cho sự phát triển tối ưu.
Ý thức được tình hình đó, em quyết định chọn đề tài: “ Thị trường dầu thô thế giới và chiến lược Marketing trong kinh doanh xuất nhập khẩu dầu thô của Việt Nam” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Khóa luận được kết cấu theo 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan thị trường dầu thô thế giới và lý luận chung về chiến lược Marketing xuất khẩu.
Chương 2: Thực trạng chiến lược Marketing trong kinh doanh xuất nhập khẩu dầu thô của Việt Nam những năm qua.
Chương 3: Định hướng và giải pháp cho chiến lược Marketing trong kinh doanh xuất nhập khẩu dầu thô của Việt Nam những năm tới.
Do những hạn chế về mặt thời gian, về tài liệu và về khả năng bản thân người thực hiện, nội dung khóa luận khó tránh khỏi những khiếm khuyết và sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong trường cũng như thầy giáo hướng dẫn trực tiếp, PGS.TS Nguyễn Trung Vãn, và xin chân thành biết ơn.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG DẦU THÔ THẾ GIỚI VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU
1.1. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG DẦU THÔ THẾ GIỚI
1.1.1. Tình hình tiêu thụ dầu thô
1.1.1.1. Mức tiêu thụ của toàn thế giới những năm qua
Nghiên cứu tình hình tiêu thụ dầu thô chính là xem xét cụ thể lượng cầu về mặt hàng này. Nhìn chung từ năm 1983 đến nay lượng tiêu thụ dầu thô toàn thế giới tăng đều qua các năm. Để có thể đánh giá chi tiết hơn tình hình, chúng ta tiếp tục xem xét lượng tiêu dùng dầu thô theo từng khu vực từ năm 2000 trở lại đây qua bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tiêu thụ dầu thô theo khu vực giai đoạn 2000-2007
(Đơn vị tính: triệu thùng/ngày)
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
Bắc Mỹ | 23,5 | 23,6 | 23,7 | 24,1 | 25,4 | 25,6 | 25,4 | 25,5 |
Mỹ Latinh | 4,9 | 5,1 | 5,0 | 4,8 | 4,9 | 5,1 | 5,2 | 5,5 |
Châu Âu- Đông Âu | 19,6 | 19,7 | 19,7 | 19,9 | 20,1 | 20,3 | 20,5 | 20,2 |
Trung Đông | 4,7 | 4,8 | 5,1 | 5,2 | 5,5 | 5,7 | 6,0 | 6,2 |
Châu Phi | 2,5 | 2,5 | 2,5 | 2,6 | 2,6 | 2,8 | 2,9 | 3,0 |
Châu Á - TBD | 21,1 | 21,2 | 21,9 | 22,7 | 24,0 | 24,4 | 24,9 | 25,5 |
Thế giới | 76,3 | 76,9 | 77,9 | 79,3 | 82,5 | 83,9 | 84,9 | 85,9 |
Nguồn: BP Statistical Review of World Energy June 2008
Bảng trên cho thấy, tiêu thụ dầu trong 8 năm kể từ năm 2000 đến nay khá ổn định và có xu hướng tăng dần qua các năm. Hai khu vực tiêu thụ dầu thô chính trên toàn thế giới là Bắc Mỹ và Châu Á – TBD, đến năm 2007, cả hai khu vực này có mức tiêu thụ gần bằng nhau và chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ dầu thô toàn cầu. Đứng thứ ba là Châu Âu và các nước Đông Âu với lượng tiêu thụ 20,2 triệu thùng một ngày vào năm 2007. Tiếp theo đó là khu vực Trung Đông với lượng tiêu thụ 6,2 triệu thùng / ngày. Mỹ Latinh khiêm tốn với vị trí thứ 5 – 5,5 triệu thùng / ngày. Và tiêu thụ ít dầu thô nhất thế giới là khu vực Châu Phi với con số 3 triệu thùng / ngày.
Trong năm 2008, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tiêu dùng về dầu mỏ có nhiều biến động. Cụ thể biểu hiện qua từng quý trong năm như sau:
Bảng 1.2. Mức tiêu thụ dầu thô của thế giới năm 2008
(Đơn vị tính: triệu thùng/ngày)
Quý 1/2008 | Quý 2/2008 | Quý 3/2008 | Quý 4/2008 | |
Tổng tiêu dùng dầu thô toàn cầu | 86,7 | 85,4 | 85,3 | 87,4 |
Nguồn: OPEC Bullentin 11 – 12/2008
Theo bảng trên, lượng tiêu thụ dầu thô trong quý 2 và quý 3 năm 2008 giảm so với năm 2007. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1983 đến nay, cầu trên thị trường dầu thô bị giảm. Tuy nhiên, bình quân lượng tiêu thụ năm 2008 là 86,2 vẫn tăng so với năm 2007.
1.1.1.2. Mức tiêu thụ của những nước chủ yếu
Có một nhận xét rằng cường độ tiêu thụ dầu thô ở các nước hiện nay bị thu hẹp nhiều so với năm 1970. Nguyên nhân chủ yếu là do các sức ép từ nhiều phía như: dầu thô là nguồn tài nguyên có hạn nên trữ lượng dầu đang ngày càng cạn kiệt, các nước xuất khẩu dầu thô buộc phải tính toán lại lượng