Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 2

24/10/2014, Quyết định số 549/QĐ - BTP ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu [22].

- Luận văn thạc sĩ: Thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và QĐHS của Tòa án ở Việt Nam, của tác giả Nguyễn Văn Diễn, trường Đại học quốc gia Hà Nội, khoa luật – 2014 [25].

- Luận văn thạc sĩ luật học: Thi hành phần dân sự trong các bản án, quyết định hình sự từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên, của tác giả Nguyễn Thị Hảo, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – 2016 [33].

- Luận văn thạc sĩ luật học: Cưỡng chế trong thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Cà Mau, của tác giả Trần Hoàng Đoán, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội – 2017 [31].

- Luận văn thạc sĩ luật học: Biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo pháp luật thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố Hà Nội, của tác giả Vũ Thu Huyền, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội – 2017 [37].

- Luận văn thạc sĩ luật học: Cưỡng chế thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Nam Định, của tác giả Lương Ngọc Hưng, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội – 2018 [35].

- Luận văn thạc sĩ luật học: Thi hành các nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự, của tác giả Lào Thị Hưởng, Trường Đại Học Trà Vinh – 2019 [36].

- Luận văn thạc sĩ luật học: Thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và QĐHS của TAND từ thực tiễn thành phố Hà Nội, của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – 2019 [38].

- Luận văn thạc sĩ luật học: Thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS từ thực tiễn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định của tác giả Đinh Quốc Phong, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – 2019 [45].

- Luận văn thạc sĩ luật học: Thi hành phần dân sự trong bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật và thực trạng tại trại giam Sông Cái - Bộ Công an, của tác giả Phạm Văn Hùng, Đại học kinh tế Hồ Chí Minh – 2020 [32].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

- Luận văn thạc sĩ luật học: Kê biên cưỡng chế tài sản trong thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, của tác giả Nguyễn Minh Nam, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – 2020 [41].

- Luận văn thạc sĩ luật học: Bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, của tác giả Nguyễn Thị Lan, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam -2020 [40].

Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 2

- Luận văn thạc sĩ luật học: Thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự từ thực tiễn huyện Quế Vò, tỉnh Bắc Ninh, của tác giả Nguyễn Quốc Cường, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam -2020 [23].

Để nghiên cứu và thực hiện đề tài “Thi hành quyết dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” học viên đã tham khảo, kế thừa có chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trên nhằm xây dựng phần lý luận cũng như tham khảo cách nghiên cứu thực tiễn.

Tóm lại, những công trình nêu trên đã có nội dung nghiên cứu về hiệu quả thực hiện pháp luật về thi hành án dân sự nói chung và thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự nói riêng ở nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu dưới góc độ lý luận và thực tiễn hiệu quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự, lý giải các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự tại một địa phương cụ thể là thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai một cách toàn diện, chuyên sâu, và trong điều kiện pháp luật thi hành án dân sự đã có nhiều thay đổi về căn bản như hiện nay. Điều đó cũng có nghĩa là đề tài “Thi hành quyết dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai” về cơ bản không

trùng lặp với các công trình đã công bố trong những năm gần đây.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng quy định THQĐDS trong bản án hình sự, luận văn chỉ ra những vướng mắc, hạn chế đang còn tồn tại từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về THQĐDS trong bản án hình sự

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:

- Làm rò những vấn đề lý luận về thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự và quy định của làm pháp luật thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự, từ đó đi sâu phân tích những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và làm rò nguyên nhân của thực trạng đó.

- Đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự được đúng quy định pháp luật, đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự nói chung và tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nói riêng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai từ năm 2016 đến năm 2020.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác TAHDS nói chung và THQĐDS trong bản án hình sự nói riêng trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong qúa trình hoàn thiện đề tài, học viên sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, lịch sử, so sánh, bình luận, trong đó:

- Học viên sử dụng phương pháp phân tích thành từng vấn đề để tìm hiểu cụ thể về THQĐDS trong bản án hình sự.

- Phương pháp lịch sử được sử dụng để nghiên cứu quy định về THQĐDS trong bản án hình sự qua các giai đoạn lịch sử nhằm phát hiện các xu hướng và bài học về vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp bình luận được sử dụng để bình luận quyết định dân sự trong vụ án hình sự vào nội dung đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh: được sử dụng để so sánh đối chiếu số liệu, kết quả công tác TAHDS nói chung và THQĐDS trong bản án hình sự nói riêng trong từng năm công tác cùng với việc nghiên cứu hồ sơ thi hành án dân sự để đánh giá những ưu điểm, tồn tại trong công tác THQĐDS trong bản án hình sự.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn là công trình nghiên cứu cơ bản, toàn diện, có hệ thống về lý luận và thực tiễn thi quyết định dân sự trong bản án hình sự. Luận văn đã đưa ra và luận giải được một số quan điểm cơ bản về THQĐDS trong bản án hình

sự, góp phần bổ sung, làm phong phú thêm cho hoạt động nghiên cứu khoa học về pháp luật trong thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự

- Việc đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự trong luận văn dựa trên các cơ sở lý luận có tính khoa học làm nền tảng lý luận để có thể tiếp tục để đưa ra các giải pháp liên quan đến đề tài trong thực tiễn hoặc ở các địa phương khác.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho công tác thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự. Ðặc biệt là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự của Cơ quan thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Đồng thời, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập trong các cơ sở đào tạo chuyên luật hoặc các cơ sở đào tạo không chuyên luật về lĩnh vực thi hành án dân sự nói chung và THQĐDS trong bản án hình sự nói riêng.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự

Chương 2: Thực trạng thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự tại Chi cục thi hành án dân sự thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (2016- 2020)

Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN HÌNH SỰ


1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự

1.1.1. Khái niệm thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự

- Khái niệm thi hành án dân sự

Công tác THADS là 1 khâu công tác, được các cơ quan chức năng thực hiện sau giai đoạn xét xử TAND. Phần nghĩa vụ dân sự trong các BA, QĐ của TAND đã có hiệu lực thi hành chính là cơ sở để thực hiện công tác TAHDS. Cho nên, không có kết quả của công tác xét xử thì không có công tác THADS. Đây cũng là một dạng hoạt động hành chính NN, THADS thể hiện tính chấp hành, quản lý: bởi toàn bộ quá trình THADS với những hoạt động, biện pháp, cách thức khác nhau đều nhằm thực hiện những nội dung đã được thể hiện trong các BA, QĐ của TAND và theo các quy định cụ thể của PL [60].

Hơn nữa khi thực hiện công tác TAHDS, Cơ quan TAHDS, Chấp hành viên sẽ tác động tới người phải THADS để họ tự giác THA, nếu người phải THA không tự giác thì Cơ quan THADS sẽ áp dụng các biện pháp buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ đã được TAND áp dụng trong BA, QĐ của TAND và quyết định khác theo quy định của PL. Nhằm giáo dục người phải THA và những người xung quanh về ý thức tôn trọng PL, tôn trọng lợi ích hợp pháp của tập thể và cá nhân, kỷ cương của NN. Nhằm thực hiện hiệu quả công tác THADS, luôn đòi hỏi Cơ quan THADS và Chấp hành viên phải có nên kế hoạch, tổ chức, đôn đốc, kiểm tra…

Trong công tác THADS luôn cần người Chấp hành viên giỏi trong cách thức tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng cần

phải thể hiện rò tính uy nghiêm, mệnh lệnh, bắt buộc người phải THA chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật. Về yếu tố tư pháp trong thi hành án dân sự được thể hiện ở các khía cạnh như sau:

- Nguyên tắc hoà giải trong vụ án dân sự được bảo đảm cả trong quá trình thi hành án dân sự. Đó là quyền thoả thuận trong quá trình thi hành án giữa các đương sự. Các thỏa thuận này không trái với pháp luật và đạo đức xã hội, Và các thỏa thuận giữa các bên đương sự về thời gian, địa điểm, phương thức thanh toán, phương thức thực hiện nghĩa vụ.

- Quá trình THADS luôn luôn liên quan đến Tòa án; các bản án được tuyên là cơ sở pháp lý, là sự cụ thể quyền và nghĩa vụ các bên đương sự phải thực hiện. Giai đoạn thi hành án là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn xét xử vụ án dân sự và việc thi hành phần quyết định dân sự trong các bản án hình sự.

Qua những đánh giá nêu trên, theo học khái niệm TAHDS nên được hiểu: Là hoạt động mang tính hành chính - tư pháp do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục do PL qui định để đưa các BA, QĐ quyết định của TAND hoặc các quyết định khác theo qui định của PL, được thực hiện trên thực tế, nhằm bảo đảm lợi ích của NN, quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự PL.

- Khái niệm quyết định dân sự trong bản án hình sự

Quyết định dân sự trong bản án hình sự là việc Tòa án xem xét phần dân sự trong bản án hình sự để ADPL và tuyên buộc bị cáo cũng như những người có phần dân sự liên quan đến tiền, tài sản trong vụ án hình sự phải có trách nhiệm bồi hoàn thiệt hại về tiền, tài sản, vật chất, danh dự, nhân phẩm, tổn hại sức khỏe, tính mạng ... được Tòa án quyết định áp dụng trong bản hình sự.

Khi bản án hình sự đã có hiệu lực PL thì các QĐDS trong bản án hình sự cũng sẽ có hiệu lực PL và được Tòa án chuyển bản án hình sự đến Cơ quan THADS để tổ chức thi hành, cụ thể, tại Điều 1, khoản 1 Điều 2 và mục 1

Chương V Luật THADS 2014 cũng đã quy định những vụ việc phải thi hành án trong bản án, quyết định hình sự thuộc thẩm quyền của cơ quan THADS bao gồm: hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và phần quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự gồm các việc như thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng; bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; bồi thường thiệt hại về tài sản, … Như vậy, việc thi hành nghĩa vụ dân sự liên quan tới vụ án hình sự sẽ do cơ quan THADS đảm nhiệm.

Từ những phân tích nêu trên, khái niệm Quyết định dân sự trong bản án hình sự có thể hiểu là những quyết định của Tòa án liên quan đến tiền, tài sản, vật chất ... của các bên đương sự trong một vụ án hình sự, được toà án xem xét, tuyên trong cùng một bản án hình sự có hiệu lực pháp luật và do cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành.

Từ các khái niệm thi hành án dân sự và quyết định dân sự trong bản án hình sự đã phân tích ở trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự như sau: Thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự là việc cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thụ lý và tổ chức việc thi hành các quyết định áp dụng phần quyết định dân sự trong bản án hình sự gồm các việc như thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng; bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; bồi thường thiệt hại về tài sản trong bản án hình sự ... đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án

1.1.2. Đặc điểm thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự

Từ khái niệm thi hành quyết định dân sự trong bản án hình sự được xây dựng nêu trên cho thấy nó có các đặc điểm sau:

- Thứ nhất, thi hành quyết định trong bản án hình sự là hoạt động hành chính - tư pháp:

Công tác THADS nói chung và THQĐDS trong BAHS là hoạt động tư pháp (hiểu theo nghĩa rộng) đó là hoạt động nhằm THQDDS trong BAHS của

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí