Chủ Thể Thi Hành Án Treo, Quan Hệ Phối Hợp Giữa Các Cơ Quan Có Thẩm Quyền Trong Thi Hành Án Treo


Đối với người được hưởng án treo là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bản cam kết của người đó phải có sự xác nhận của người đại diện hợp pháp; Tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án treo.

1.2. Quy định pháp luật về thi hành án treo

1.2.1. Thi hành án treo, đặc điểm thi hành án treo

Trên thế giới, mỗi quốc gia có quy định khác nhau về chế định này, chẳng hạn luật hình sự của Anh và Mỹ coi án treo là trường hợp hoãn tuyên án kèm theo biện pháp bảo lĩnh hoặc biện pháp bảo đảm bằng tiền.

Luật hình sự của Pháp, Bỉ và một số nước coi án treo là việc hoãn hoặc miễn chấp hành hình phạt. Các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây coi án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, nhưng cũng có nước coi án treo là hình phạt chính như Cộng hòa dân chủ Đức.

Ở nước ta, thi hành án treo được qui định ngay từ những năm đầu của Nhà nước dân chủ Nhân dân và tồn tại cho đến ngày nay, mặc dù chưa có văn bản luật nào đưa ra định nghĩa chính thức án treo là gì, song nhìn chung các văn bản đều đưa ra những qui định về án treo, điều kiện được hưởng án treo.

Trải theo dòng lịch sử Việt Nam, các quy định về án treo có một số thay đổi và ngày càng hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu đấu tranh và phòng ngừa tội phạm. Văn bản đầu tiên quy định về án treo là Sắc lệnh số 21 ngày 14/2/1946 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định về tổ chức của Tòa án quân sự thiết lập tại bắc, Trung và Nam Bộ, trong đó:

Khi xét xử hình phạt tù, Vì những lý do đáng khoan hồng thì Tòa án có thể cho phạm nhân được hưởng án treo. Bản án xử treo sẽ tạm đình chỉ việc thi hành án.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Trong thời gian từ ngày tuyên án năm năm, nếu phạm nhân không bị tòa án kết tội thêm lần nữa về một tội mới thì bản án đã tuyên sẽ bị hủy đi, coi như không có.

Trong thời gian năm năm bị tuyên án, nếu phạm nhân lại bị kết án thì bản án treo sẽ được thi hành.

Thi hành án treo từ thực tiễn quận 11 thành phố Hồ Chí Minh - 3

Bộ luật hình sự 1985, BLHS 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, BHLS 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 xác định án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.

So với BLHS năm 1985, thi hành án treo trong BLHS năm 2015 có nhiều thay đổi, trong đó mức hình phạt tù xem xét cho hưởng án treo từ 5 năm xuống còn 3 năm tù; điều kiện thử thách không vi phạm tội mới thay thế cho điều kiện không phạm tội mới do cố ý hoặc không phạm tội mới do vô ý và bị phạt tù.

Thời gian qua, đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các quan điểm về án treo và mặc dù có khác nhau trong cách đặt vấn đề nhưng nhìn chung các tác giả đều thống nhất với sự hướng dẫn, giải thích của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 01/1990/NQ-HĐTP ngày 18/10/1990 và mới đây nhất là Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018, có thể thống nhất xác định:

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù. Trên cơ sở đó, tác giả rút ra nhận xét về đặc điểm thi hành án treo như sau:

Thứ nhất: Pháp luật Hình sự Việt Nam quy định bảy hình phạt chính trong đó có hình phạt tù, còn án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù


khi người phạm tội có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành.

Thứ hai: Người được hưởng án treo sẽ phải chịu một thời gian thử thách bằng 02 lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới một năm và không được quá 05 năm. lần mức hình phạt tù, nhưng được dưới một năm và không qua 01 năm.

Thứ ba: Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo phạm tội mới thì biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù bị xóa bỏ, người được hưởng án treo buộc phải chấp hành hình phạt tù trong bản án mà Hội đồng xét xử đã cho hưởng án treo trước đó cộng với hình phạt của bản án về tội phạm mới thực hiện.

Việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo nhằm tạo điều kiện cho người được hưởng án treo làm ăn, sinh sống chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường, dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc UBND xã, phường, thị trấn nơi người được hưởng án treo theo làm việc, công tác, học tập hoặc cư trú và gia đình người đó.

Từ khái niệm, bản chất của án treo và kết quả phân tích những đặc điểm trên, tác giả rút ra khái niệm của thi hành án án treo là một bộ phận của THAHS, nhằm đưa bản án, quyết định của Tòa án ra thực hiện trên thực tế và đạt được hiệu quả xã hội cao, bảo đảm được lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa,mang tính nhân đạo sâu sắc, do cơ quan không chuyên trách, tổ chức xã hội, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, kết hợp chặt chẽ giữa trừng trị và giáo dục, khuyến khích, tạo điều kiện để người chấp hành án treo tự lao


động, học tập, cải tạo trở thành người lương thiện và nhanh chóng tái hòa nhập xã hội trong môi trường sống bình thường.

1.2.2. Nội dung thi hành án treo

Tòa án mới được áp dụng án treo đối với người bị phạt tù là những yêu cầu, đòi hỏi bắt buộc do pháp luật hình sự quy định đối với người đó mà chỉ khi nào có đầy đủ những căn cứ đó thì mới được áp dụng án treo đối với họ. Căn cứ Điều 65 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì căn cứ vào những điều kiện sau để Tòa án quyết định cho hay không cho bị cáo được hưởng án treo:

Theo quy định tại Điều 9 BLHS năm 2015: Mức phạt tù không quá 03 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng;

Chưa có tiền án tiền sự, có nhân thân tốt;

Không có tình tiết tăng nặng, có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên mà trong đó không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 và có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015.

Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015;

Có nơi làm việc ổn định, nơi cư trú rò ràng để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục;

Trường hợp nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù.


Mức hình phạt tù đối với người phạm tội.

Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt không quá 03 năm tù thì cũng có thể được hưởng án treo.

Người bị áp dụng hình phạt tù không quá 03 năm, không phân biệt tội gì thì có thể được xem xét cho hưởng án treo.

Khi Tòa án tuyên mức hình phạt tù phải dựa trên cơ sở tuân thủ những căn cứ để quyết định hình phạt, đồng thời tuân theo những nguyên tắc của pháp luật hình sự Việt Nam để áp dụng hình phạt cho từng trường hợp cụ thể thì phải dựa trên tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, tránh những trường hợp vì đáng lẽ bị cáo được hưởng án treo nhưng Tòa án có ý định từ trước là không cho hưởng án treo nên Tòa án đã tuyên mức án cao hơn 03 năm để không cho bị cáo được hưởng án treo hoặc có ý định từ trước là sẽ cho người bị kết án hưởng án treo nên Tòa án tuyên mức án thấp hơn thời hạn 03 năm tù giam để cho người đó được hưởng án treo.

Đối với nhân thân người phạm tội.

Người phạm tội có khả năng tự cải tạo, giáo dục cao từ đó cho thấy người phạm tội có nhân thân tốt.

Chính vì có nhân thân tốt nên giúp họ đạt được mục đích của hình phạt là hỗ trợ cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm đạt hiệu quả cũng như giáo dục các thành viên khác trong xã hội tuân thủ pháp luật.

Căn cứ các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự

2015.

Theo Sổ tay Thẩm phán, tình tiết này được hiểu là trường hợp tội phạm

đã gây ra hậu quả, gây ra thiệt hại nhưng tự nguyện (không do cưỡng chế, ép buộc) khắc phục hậu quả, sửa chữa, bồi thường thiệt hại do mình gây ra.


Ngoài ra còn có Tình tiết “người phạm tội tự nguyện khắc phục hậu quả, sửa chữa, bồi thường thiệt hại do mình gây ra” tại điểm b khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015. Người được hưởng án treo phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 65 BLHS năm 2015.

Trường hợp hành vi phạm tội chưa kịp gây ra hậu quả (thiệt hại) cho các quan hệ xã hội mà Luật hình sự bảo vệ.

Tình tiết “ Người Phạm tội nhưng gây thiệt hại không lớn hoặc chưa gây thiệt hại” (ví dụ: người phạm tội bị bắt giữ và thu lại chiếc xe máy khi đang dắt chiếc xe máy lấy cắp được ra khỏi nhà).

Trường hợp hành vi phạm tội đã gây ra hậu quả (thiệt hại) cho các quan hệ xã hội mà Luật hình sự bảo vệ nhưng mức độ thiệt hại không đáng kể là gây thiệt hại không lớn (ví dụ: cơ quan điều tra đã thu lại chiếc xe máy mất cắp vẫn trong tình trạng như cũ và trả cho chủ sở hữu một ngày sau khi bị mất trộm).

Những tình tiết giảm nhẹ đối với “Người phạm tội là người có công với cách mạng”.

Cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ hoặc là người có công giúp đỡ cách mạng (tình tiết này trước đây theo BLHS cũ được áp dụng theo khoản 2);

Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến;

Bệnh binh; người hưởng chính sách như thương binh; Thương binh. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày tổng khởi nghĩa tháng 8/1945;

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân;



chiến;

Người bị nhiễm chất độc hóa học do hoạt động kháng chiến;

Người bị địch bắt, tù, đày do hoạt động cách mạng, hoạt động kháng


Người bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc hoạt động kháng

chiến giải phóng dân tộc.

Nơi cư trú rò ràng đối với người phạm tội được hiểu như sau:

Nơi cư trú rò ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

Còn nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Những trường hợp không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù.

Khi xét việc cho người bị kết án được hưởng án treo, Hội đồng xét xử chủ yếu dựa vào 3 căn cứ mức phạt tù, nhân thân của người bị kết án và các tình tiết giảm nhẹ, phân tích từng căn cứ và đánh giá các căn cứ đó, đồng thời đối chiếu với yêu cầu phòng ngừa và chống tội phạm ở từng loại tội trong môi trường xã hội cụ thể của từng thời kì để có thể kết luận về khả năng tự giáo dục, cải tạo của người bị kết án phạt tù với sự giúp đỡ của gia đình và xã hội để từ đó xác định chính xác việc bắt người bị kết án phải chấp hành hình phạt tù hay cho họ được hưởng án treo.

Chỉ khi nào xét thấy nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì cũng không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm mà ngược lại, còn có tác dụng tốt cho việc cải tạo, khuyến khích người phạm tội sửa chữa thì mới cho họ hưởng án treo.


Cần tránh tình trạng cho người được hưởng án treo một cách tuỳ tiện, thiếu căn cứ, không được nhân dân đồng tình ủng hộ và làm giảm tác dụng giáo dục và phòng ngừa chung của án treo.

1.3. Chủ thể thi hành án treo, quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án treo

1.3.1. Chủ thể thi hành án treo

Xuất phát từ bản chất tư pháp – hành chính và tính xã hội rộng lớn của hoạt động thi hành án treo nên có nhiều chủ thể tham gia trong quá trình thi hành án.

Mỗi chủ thể có quyền hạn, trách nhiệm khác nhau, song các chủ thể đều cùng chung mục đích là cảm hóa, giám sát, giáo dục và giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người bị kết án cải tạo tốt, trở thành người lương thiện trong điều kiện cuộc sống bình thường ở nơi cư trú, lao động, học tập. Có các loại chủ thể như sau:

Đối với Tòa án nhân dân: Tòa án là cơ quan xét xử của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tòa án còn là cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động tố tụng trong giai đoạn thi hành án hình sự như ra quyết định thi hành án.

Căn cứ điều 102 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì năm 2013 và luật tổ chức Tòa án năm 2014 quy định; Xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù (Điều 238) Điều 226 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2004.

Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức giám sát giáo dục người bị kết án treo: Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân; quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí