Thi hành án treo từ thực tiễn quận 11 thành phố Hồ Chí Minh - 2


có đánh giá thực trạng về thi hành án hình sự đối với người được hưởng án treo ở địa phương mình, song chưa có công trình nào nghiên cứu dưới góc độ lý luận và thực trạng về thực hiện pháp luật, lý giải các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện pháp luật, các biện pháp, giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật thi hành án đối với người được hưởng án treo nói chung và ở Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Như vậy, tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép việc khẳng định nghiên cứu đề tài “Thi hành án treo từ thực tiễn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh” là đòi hỏi khách quan cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu quy định của pháp luật về án treo, luận văn làm rò thực tiễn thi hành án treo của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thi hành án treo tại cơ sở.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Trong nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận văn còn nghiên cứu các nhiệm vụ trọng tâm cụ thể như sau:

Nghiên cứu đánh giá thực tiễn thi hành án treo trên cơ sở có so sánh, đối chiếu với tình hình thực tiễn thi hành án từ thực tiễn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

Phân tích, làm rò những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, khó khăn trong việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2020.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.


Trên cơ sở nghiên cứu đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án treo.

Thi hành án treo từ thực tiễn quận 11 thành phố Hồ Chí Minh - 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Người được hưởng án treo được quuy định tại Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận Văn tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn đề xung quanh lý luận và thực tiễn thi hành án treo trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên nhân những tồn tại, hạn chế để đề xuất, kiến nghị một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành trong thực tiễn.

Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn thi hành hành án treo từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2020.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về công tác thi hành án và chiến lược cài cách tư pháp đến năm 2020 và các Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 26/5/2005 của Bộ Chính trị.

Phương pháp nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: So sánh, phân tích, chứng minh, tổng hợp, hệ thống hóa, diễn giải, đối chiếu trong khi trình bày luận văn, ví dụ như tác giả sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích khi trình bày sự hình thành và phát triển chế định án treo, có so sánh với một số khái niệm trong nước và trên thế giới.

Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào số liệu trong các báo cáo của các ngành Công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân trong


những năm 2015-2020 và thông tin, tài liệu trên mạng Internet để phân tích, đánh giá, tổng hợp các vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh hoạt động thi hành án treo từ thực tiễn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Tác giả phân tích lý luận về thực hiện pháp luật thi hành án treo từ thực tiễn quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó nêu ra một số khái niệm liên quan đến thực hiện pháp luật thi hành án treo, với mục tiêu bảo đảm tính chính xác, khoa học, đồng thời qua đó chỉ ra các đặc điểm cơ bản nhất của thi hành án treo. Vì vậy, việc nghiên cứu về mặt lý luận, đánh giá thực tiễn thi hành án treo ở một địa bàn nhất định để hoàn thiện pháp luật về thi hành án hình sự, nhận thức và thực thi thống nhất quy định của pháp luật là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn quan trọng.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Tác giả trình bày thực trạng hiện thực pháp luật thi hành án treo từ thực tiễn quận 11, Thành phố Hồ Chí minh, trên những kết quả đạt được, những yếu kém và các nguyên nhân khách quan, chủ quan.

Từ thực trạng nêu ra tác giả xây dựng các quan điểm và nêu ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng pháp luật thi hành án treo, kiến nghị sửa đổi các qui định của pháp luật thi hành án nói chung và thi hành án treo nói riêng. Việc nghiên cứu đề tài thánh công sẽ là đóng góp cho sự phát triển của khoa học luật hình sự và tố tụng hình sự, góp phần định hướng áp dụng pháp luật về thi hành án treo the quy định của Pháp luật Việt Nam.

7. Kết cấu của luận văn

Kết cấu luận văn bao gồm phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn “Thi hành án treo từ thực tiễn quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh” có 3 chương cụ thể như sau:


Chương 1: Một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về thi hành án treo.

Chương 2: Tình hình có liên quan và thực trạng thi hành án treo ở Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2020

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án treo trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.


Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN TREO

1.1. Khái niệm, đặc điểm thi hành án treo. Thứ nhất, về khái niệm thi hành án treo.

Án treo là một biện pháp chấp hành hình phạt tù và được quy định cụ thể về án treo và điều kiện được hưởng án treo tại Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cụ thể như sau:

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện được quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự, áp dụng đối với người bị phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù tại trại giam, nhằm khuyến khích họ tự giác cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội.

Án treo ra đời từ rất sớm, trải qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài của khoa học hình sự trong sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946 tới nay, vẫn còn nhiều cách hiểu.

Việc thi hành án đối với người được hưởng án treo được bắt đầu khi bản án và quyết định hình sự có hiệu lực pháp luật, hoặc khi chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay theo quy định của pháp luật, được kết thúc khi bản án, quyết định hình sự được thi hành xong và người bị kết án đã được xóa án tích, bao gồm cả kiểm sát việc chấp hành pháp luật trong công tác thi hành án hình sự.


Để hiểu hơn hoạt động thi hành án đối với người được hưởng án treo thì chúng ta sẽ tìm hiểu một số quy định pháp luật về chế định này.

Trên thực tế có nhiều quan điểm về án treo cụ thể như sau:

“Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng đối với người bị phạt không quá ba năm tù, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù” quan điểm của tác giả Đinh Văn Quế, nguyên Chánh án tòa Hình sự – Tòa án nhân dân tối cao.

“Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách quy định của Luật Thi hành án hình sự” Căn cứ Điều 65 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015.

Từ những quan điểm trên, án treo là "biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, không buộc họ phải chấp hành hình phạt tù khi có đầy đủ những căn cứ và điều kiện nhất định do pháp luật hình sự quy định nhằm khuyến khích họ cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội, được áp dụng cho người bị kết án phạt tù không quá ba năm, bên cạnh đó cũng cảnh cáo họ nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách họ sẽ phải chấp hành hình phạt tù được hưởng án treo của bản án đã vi phạm”.

Thứ hai, Về khái niệm thi hành án.

Nhằm góp phần lập lại trật tự kỷ cương xã hội nên Tòa án là cơ quan xét xử, nhân danh Nhà nước ra các phán quyết.

Song phán quyết có được thi hành trong thực tế hay không nhờ một phần rất lớn vào hoạt động thi hành án.


Theo từ diển Tiếng Việt, thi hành là : “Thực hiện điều đã chính thức quyết định” [32, tr.1559].

Còn thi hành án được hiểu là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được tiến hành theo trình tự thủ tục được pháp luật quy định nhằm thưc hiện các bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án [36, tr.706].

Hiện nay, xung quanh bản chất pháp lý của khái niệm thi hành án, còn có nhiều ý kiến khác nhau.

Theo quan điểm thứ nhất cho rằng: Thi hành án là một giai đoạn tố tụng, hoạt động thi hành án gắn liền với quá trình xét xử, tiếp theo là quá trình xét xử và chịu sự chi phối của cơ quan tố tụng, đặc biệt là Tòa án.

Thi hành án nhằm mục đích thực thi các phán quyết của Tòa án , đảm bảo các phán quyết của Tòa án được thi hành.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Thi hành án là hoạt động tư pháp bởi các lý do sau đây:

Thứ nhất, cần khẳng định thi hành án là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn xét xử, hoạt động xét xử là hoạt động tiền đề của hoạt động thi hành án.

Thi hành án là giai đoạn diễn ra ngay sau giai đọan xét xử và các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án là cơ sở để tiến hành hoạt động thi hành án.

Thứ hai, mặc dù có sự lệ thuộc và chịu sự chi phối như trên, nhưng ở giai đoạn thi hành án, tính chất tố tụng đã chấm dứt, bởi lẽ khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, chức năng xét xử đã hoàn thành, chân lý đã được làm sáng tỏ, có tội hay vô tội, đúng hay sai đã được phân xử rò ràng.


Ở thời điểm này, quyền lực của Nhà nước mới chỉ được thể hiện trên các bản án, quyết định công nhận các sự kiện pháp lý, các quan hệ pháp luật hoặc buộc người thi hành án, chứ việc công nhận này chưa được thực hiện trên thực tế.

Để thực hiện nhiệm vụ đưa các phán quyết của Tòa án trở thành hiện thực trên thực tế, cơ quan thi hành án phải có sự phối hợp với các cơ quan, trong đó có Tòa án.

Việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án, nhìn chung không thuộc chức năng của cơ quan xét xử, điều này được thể hiện rò nhất trong hạt động thi hành án dân sự, kinh tế, hành chính, lao động.

Thứ ba, Về khái niệm Thi hành án treo.

Thi hành án treo là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người bị kết án phạt tù được hưởng án treo trong thời gian thử thách.

Theo quy định tại Điều 85 Luật thi hành án hình sự 2019 thì việc thi hành quyết định thì hành án treo được thực hiện như sau:

Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có nhiệm vụ triệu tập người được hưởng án treo, người đại diện hợp pháp của người được hưởng án treo là người chưa thành niên đến trụ sở Cơ quan thi hành án để ấn định thời gian người được hưởng án treo có mặt tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội nơi người đó làm việc và cam kết việc chấp hành án, lập hồ sơ chấp hành án.

Hồ sơ thi hành án bao gồm: Cam kết của người được hưởng án treo; Quyết định thi hành án treo; Bản án đã có hiệu lực phập luật.

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí