Quan Hệ Phối Hợp Giữa Các Cơ Quan Có Thẩm Quyền Trong Thi Hành Án Treo


được tha tù trước thời hạn có điều kiện; kiểm soát, giáo dục người chấp hành án phạt quản chế, Căn cứ Điều 19, 20, 21 luật thi hành án hình sự năm 2019.

Quy định cụ thể của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thi hành án treo:

Hằng tháng nhận xét bằng văn bản về quá trình chấp hành án của người được hưởng án treo và lưu hồ sơ giám sát, giáo dục.

Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an Quận tiến hành trình tự, thủ tục đề nghị Tòa án có thẩm quyền quyết định buộc người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo theo quy định của Luật này.

Có thể thấy so với quyền hạn tại Luật thi hành án hình sự 2010 thì pháp luật hiện hành chú trọng nghĩa vụ báo cáo của UBND xã hơn và giới hạn quyền của UBND xã bằng việc loại bỏ quyền giải quyết khiếu nại cũng như xử phạt vi phạm trong thi hành án treo của cơ quan này.

Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2010 cũng như Luật Thi hành án hình sự 2019 thì UBND cấp xã phải báo cáo công an cấp Quận khi người đang phải thi hành án treo tại địa phương mình bỏ trốn.

Đối với nghĩa vụ của người được hưởng án treo và việc lao động học tập của người được hưởng án treo căn cứ tại Điều 87 và 88 Luật thi hành án hình sự 2019 như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 85 của Luật Thi hành án hình sự 2019: Nghĩa vụ của người được hưởng án treo phải có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án.

Trừ trường hợp vì lý do khách quan được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận thì người được hưởng án treo phải thực hiện nghiêm chỉnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.


cam kết trong việc tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc, học tập.

Thi hành án treo từ thực tiễn quận 11 thành phố Hồ Chí Minh - 4

Chấp hành nghiêm nội dung Điều 92 về vắng mặt tại nơi cư trú.

Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục phải hưởng dẫn người được hưởng án treo khi vắng mặt tại nơi cư trú phải làm đơn xin phép và được sự đồng ý của các cơ quan nêu trên thì mới được vắng mặt nơi cư trú; trường hợp nếu Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rò lý do.

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đến tạm trú, lưu trú phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục kèm theo tài liệu có liên quan đối với những trường hợp người được hưởng án treo vi phạm pháp luật.

Luật THAHS 2019 rút ngắn thời gian báo cáo tình hình chấp hành nghĩa vụ của người hưởng án treo từ 3 tháng trong LTHAHS 2010 xuống còn 1 tháng nhằm nâng cao trách nhiệm trong việc chấp hành pháp luật trong thời gian thử thách.

Người được hưởng án treo phải chấp hành các quy định của các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và nhằm đảm bảo quyền được học tập thì người được hưởng án treo sẽ được tiếp nhận học tập tại các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp.

Những trường hợp người được hưởng án treo không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 thì được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được hưởng án treo cư trú tạo điều kiện hỗ trợ tìm việc làm.


1.3.2. Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án treo

Công tác phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong công tác thi hành án treo rất chặt chẽ.

Tòa án căn cứ trên bản án hình sự để ban hành quyết định thi hành án phạt tù cho hưởng án treo kèm theo sổ theo dòi trong thời hạn 7 ngày kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật và chuyển giao cho Cơ quan thi hành án hình sự công an quận trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định.

Cơ quan thi hành án hình sự lập hồ sơ chuyển giao và hướng dẫn Ủy ban nhân dân phường theo dòi, giám sát việc chấp hành án treo của người phải chấp hành án.

Kịp thời đề xuất chuyển Tòa án tiến hành mở phiên họp rút ngắn thời gian thử thách của án treo có sự tham gia của Viện kiểm sát đối với trường hợp bị án chấp hành tốt.

Sau khi người chấp hành án đã chấp hành xong thời gian thử thách của án treo thì Cơ quan thi hành án hình sự công an quận dựa trên kết quả xác nhận của Ủy ban nhân dân phường kịp thời tiến hành cấp giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách của án treo để người chấp hành án làm thủ tục xóa án tích, tiếp tục ổn định cuộc sống.

Hàng tháng đều có tiến hành họp liên ngành giữa Tòa án, Viện Kiểm sát và Cơ quan thi hành hình sự Công an quận để tiến hành rà soát các trường hợp thi hành án treo trong tháng, tránh ra sót quyết định hoặc chưa chuyển giao để thi hành.


1.4. Mục đích, ý nghĩa của thi hành án treo

Thi hành án treo trong pháp luật hình sự Việt Nam thể hiện tính nhân đạo của nhà nước ta, thể hiện sự khoan hồng và tính ưu việt với mục đích giáo dục người phạm tội. Việc thi hành án treo cho đến nay đã có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự bình yên cho xã hội.

Thi hành án treo là một bản án giúp cảnh tỉnh, nhắc nhở người phạm tội và cảnh giác đối với những nguời xung quanh, lấy bài học đó để cố gắng kiềm chế những bản năng xấu trong con người họ khi có điều kiện phạm tội.

Bên cạnh đó án treo có tác dụng giáo dục, răn đe những người xung quanh nơi người được hưởng án treo làm việc hoặc cư trú; đem lại những hiệu quả cao trong công tác phòng ngừa và chống tội phạm giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đảm bảo sự ổn định của đời sống chính trị, văn hóa, kinh tế xã hội của đất nước.

1.5. Các yếu tố đảm bảo hiệu quả thi hành án treo.

Để đảm bảo các yếu tố mang lại hiệu quả thi hành án treo theo tác giả cần bảo đảm một số điều kiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm của VKSND trong hoạt động kiểm sát việc thi hành án treo. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp ổn định cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác này.

Thứ hai, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống tổ chức thi hành án hình sự. Mối quan hệ phối hợp phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành, tuân thủ các quy định của pháp luật, không làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của mỗi đơn vị.


Thứ ba, trên cơ sở thực tiễn đề xuất liên ngành Trung ương hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành luật để áp dụng thống nhất.

Thứ tư, Viện kiểm sát cấp quận cần quản lý chính xác số lượng người chấp hành án treo đồng thời kiểm sát chặt chẽ việc lập và bàn giao hồ sơ thi hành án, kiểm sát chặt chẽ trường hợp người chấp hành án thay đổi nơi cư trú.

Thứ năm, Viện kiểm sát cấp quận cần tăng cường và chủ động phối hợp với Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp quận và các cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ trong công tác thi hành án hình sự thường xuyên mở các đợt tập huấn về công tác thi hành án treo cho UBND Phường để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Phường làm công tác này, đồng thời thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thi hành án hình sự.

Thứ sáu, cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm và tăng phụ cấp đối với cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát thi hành án hình sự. Thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm về các dạng vi phạm trong lĩnh vực này để cán bộ, Kiểm sát viên nghiên cứu, vận dụng trong quá trình công tác.


Tiểu kết chương 1

Hình phạt án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, biểu hiện của việc “trừng trị kết hợp với giáo dục”, thể hiện tính nhân đạo trong chính sách hình sự của Việt Nam; Tạo điều kiện cho người được hưởng án treo tự cải tạo, chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình dưới sự giám sát, giáo dục của Chính quyền và đoàn thể thông qua việc chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước.

Bên cạnh tính nhân đạo, hình phạt án treo cũng thể hiện tính răn đe giáo dục mà cụ thể là người được hưởng phải chấp hành hình phạt tù khi phạm tội mới và trong thời gian thử thách phải chấp hành các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

Cần tránh để người được hưởng án treo xem việc được hưởng án treo là được tự do như bình thường, điều này sẽ làm mất tác dụng giáo dục và phòng ngừa của hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, để làm được điều này UBND các phường cần phải thực hiện tốt việc quản lý, giám sát, giáo dục và yêu cầu người được hưởng án treo chấp hành tốt các quy định của Luật thi hành án hình sự như: thực hiện tốt các quy định, chính sách pháp luật, xin phép tạm vắng khi đi khỏi nơi cư trú, hàng quý tự kiểm điểm về việc chấp hành pháp luật…

Đó là toàn bộ nội dung chương I – Nhận thức chung về án treo, vấn đề lý luận về thi hành án treo trong pháp luật Việt Nam.

Trên nền tảng lý luận đó, tác giả vận dụng vào thực tiễn nơi bản thân công tác, đánh giá thực trạng trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh trong phần tiếp theo của luận văn.


Chương 2

TÌNH HÌNH CÓ LIÊN QUAN THỰC TRẠNG THI HÀNH ÁN TREO Ở QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, TỪ NĂM 2015 – THÁNG 6

NĂM 2020

2.1. Tình hình có liên quan đến thi hành án treo trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1. Đặc điểm địa lý, dân cư, kinh tế, xã hội và hoạt động của các loại tội phạm, vi phạm pháp luật trên địa bàn Quận 11

Quận 11 chính thức có tên trên bản đồ Sài Gòn – Gia Định từ năm 1969 thực hiện của chính quyền Sải Gòn cũ theo sắc luật số 73.

Quận 11 khi hình thành gồm có 4 phường được chia tách ra từ Quận 6 và Quận 5: Phường Cầu Tre, Bình Thới, Phường Phú Thọ, Phú Thọ Hòa. Sau này lập thêm 2 phường là Phú Thạnh và Bình Thạnh.

Sau 30/4/1975, Quận 11 được giữ nguyên với 47 khóm và 6 phường. Đến ngày 01/6/1976 được phân chia thành 21 phường, sau nhiều lần chia tách, sát nhập địa giới, đến thời điểm hiện nay Quận 11 gồm 16 phường.

Quận 11 có tổng diện tích 5,14km2, nằm ở Tây Nam thành phố.

Tính đến ngày 30/6/2020, Quận 11 có dân số là 209.867 người (tỷ lệ nữ chiếm 52,88%); dân tộc khác là 76.963 người (tỷ lệ 36,7%); mật độ dân số trung bình là 40.830 người/km2.

Trên lĩnh vực kinh tế: Quận đã tạo mọi điều kiện để khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế hướng vào khai thác phát huy các tiềm năng thế mạnh của Quận như tay nghề, kinh nghiệm, vốn liếng trong nhân dân nhất là trong đồng bào người Hoa sinh sống trong Quận (kể cả vận động những


gia đình có thân nhân ở nước ngoài gởi vốn về nước giúp gia đình phát triển kinh tế).

Với chủ trương và chính sách cởi mở, thông thoáng, đặc biệt là từ khi có luật doanh nghiệp tư nhân, luật công ty, luật khuyến khích đầu tư trong nước … hàng trăm công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và hàng ngàn cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh đã lần lượt được cấp phép hoạt động.

Sự phát triển nhanh chóng của các thành phần kinh tế, đáng kể nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó có khá nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh với qui mô tương đối lớn ( mỗi cơ sở có vài trăm công nhân lao động trở lên ) và có không ít cơ sở sản xuất đã đầu tư máy móc thiết bị khá hiện đại, sản xuất ra nhiều mặt hàng có sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường đã nhanh chóng tạo bộ mặt mới về kinh tế của Quận, góp phần giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục nhiều năm, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương và từng bước nâng cao mức sống của người dân .

Lĩnh vực văn hóa - xã hội: cùng với đầu tư phát triển kinh tế, Đảng bộ Quận luôn quan tâm lĩnh vực văn hóa - xã hội.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, Quận đã đề ra nhiều chương trình, giải pháp để thực hiện.

Nhờ huy động được sức mạnh toàn dân chăm lo cho sự nghiệp văn hóa

- xã hội nên đã xuất hiện nhiều phong trào và các cuộc vận động có ý nghĩa chính trị sâu rộng, trong đó nổi bật nhất là các phong trào: "đền ơn đáp nghĩa"

,"Giảm nghèo bền vững" , "xây dựng nhà tình nghĩa - nhà tình thương".

Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư" … đã thiết thực chăm lo cuộc sống nhân dân lao động nghèo, chăm sóc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022