VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HUỲNH THỊ YẾN OANH
THI HÀNH ÁN TREO TỪ THỰC TIỄN QUẬN 11 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8 38 01 04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGHIÊM XUÂN MINH
HÀ NỘI, NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nêu trong luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác, số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác và trung thực.
Tôi viết lời cam đoan này kính đề nghị Học viện Khoa học xã hội xem xét cho phép tôi được bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tác giả luận văn
Huỳnh Thị Yến Oanh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH ÁN TREO 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm thi hành án treo 8
1.2. Quy định pháp luật về thi hành án treo 12
1.3. Chủ thể thi hành án treo, quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án treo 19
1.4. Mục đích, ý nghĩa của thi hành án treo 23
1.5. Các yếu tố đảm bảo hiệu quả thi hành án treo 23
Chương 2: TÌNH HÌNH CÓ LIÊN QUAN THỰC TRẠNG THI HÀNH ÁN TREO Ở QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, TỪ NĂM 2015 – THÁNG 6 NĂM 2020 26
2.1. Tình hình có liên quan đến thi hành án treo trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh 26
2.2. Thực trạng thi hành án treo trên địa bàn quận 11, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2020 31
2.3. Nhận xét đánh giá về thi hành án treo trên địa bàn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh 40
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH ÁN TREO TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 51
3.1. Những tác động ảnh hưởng đến việc thi hành án treo tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh 51
3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thi hành án treo 54
KẾT LUẬN 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
TAND: Tòa án nhân dân TANDTC: Tòa án nhân dân Tối cao THAHS: Thi hành án hình sự
UBND: Ủy ban nhân dân
VKS: Viện kiểm sát
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng | Trang | |
Bảng 1.1 | Bảng số lượng các bị cáo được hưởng án treo trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến tháng 6 năm 2020. | 30 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thi hành án treo từ thực tiễn quận 11 thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Chủ Thể Thi Hành Án Treo, Quan Hệ Phối Hợp Giữa Các Cơ Quan Có Thẩm Quyền Trong Thi Hành Án Treo
- Quan Hệ Phối Hợp Giữa Các Cơ Quan Có Thẩm Quyền Trong Thi Hành Án Treo
Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi hành án hình sự (THAHS) là một giai đoạn quan trọng trong xử lý tội phạm, đưa phán quyết có hiệu lực pháp luật của Tòa án vào thực hiện trong thực tế.
Thi hành án tốt đảm bảo hiệu quả cả quá trình tố tụng, là thước đo uy tín của hệ thống tư pháp hình sự và lòng tin của nhân dân vào trong hệ thống đó.
Thi hành án là giai đoạn cuối cùng của trình tự tố tụng nhằm đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất và đúng quy định, nhằm mục đích góp phần răn đe, phòng ngừa chung về tội phạm.
Đồng thời, đạt mục đích cao hơn là giáo dục, cảm hóa, hình thành ý thức thượng tôn luật pháp, học tập, lao động để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội của người chấp hành án.
Trong lý luận, vấn đề thi hành án hình sự nói chung, thi hành án treo nói riêng chưa được nghiên cứu nhiều. Nhiều vấn đề lý luận vẫn chưa được giải quyết triệt để; thực tiễn thi hành án treo vẫn con những bất cập hạn chế, vướng mắc.
Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục nghiên cứu kể cả góc độ lý luận, pháp luật và thực tiễn thi hành án treo, qua đó đề ra các giải pháp bảo đảm hiệu quả thi hành án treo treo tại Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, hầu hết mới chỉ tập trung vào công tác thi hành hình phạt tù, tử hình, trục xuất mà chưa quan tâm đúng đến việc tổ chức thi hành các hình phạt khác, đặc biệt là hình phạt tù cho hưởng án treo.
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo đã được ban hành ở những thời điểm khác nhau nên còn bất
cập, chưa đồng bộ, nhiều nội dung chưa được quy định cụ thể, gặp nhiều khó khăn trong thực tiễn thi hành.
Việc thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo nhằm tạo điều kiện cho người được hưởng án treo làm ăn, sinh sống và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường, dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Song song đó, qua thực tiễn cho thấy, hệ thống các cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án chưa được phân công, phối hợp chặt chẽ, phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm trong quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát nhất là vai trò, trách nhiệm của Tòa án, Ủy ban nhân dân (UBND), Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; Cơ chế giám sát, chế tài cưỡng chế khi người bị kết án không chấp hành hoặc chấp hành không nghiêm, có vi phạm chưa được đầy đủ, kịp thời, bảo đảm tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa tái phạm; Công tác đào tạo, bồi dưỡng, chế độ chính sách, nâng cao trình độ cho cán bộ thực thi và cơ sở vật chất cho công tác thi hành án chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn để ra.
Những tồn tại và hạn chế nêu trên đã làm giảm hiệu quả của công tác thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo trên địa bàn Quận 11 nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng về công tác thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân (UBND) các Phường, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả đối với công tác quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo tại UBND các Phường.
Để làm sáng tỏ về mặt khoa học, đưa ra phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án treo và do bản thân tôi công tác tại Ủy ban nhân dân
Phường từ những lý luận và thực tiễn cần thiết nêu trên tôi chọn đề tài: “Thi hành án treo từ thực tiễn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thi hành hình phạt có vị trí, vai trò quan trọng trong chính sách hình sự của mỗi quốc gia, thể hiện được hiệu quả đạt được của cả hệ thống tư pháp, nên trong những năm qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở nhiều mức độ khác nhau, những khía cạnh, phương diện khác nhau về THAHS và hệ thống các hình phạt trước hết là hoạt động THAHS được phân tích trong một số tài liệu tham khảo như về sách và các bài viết đăng trên báo, tạp chí như: Luật thi hành án hình sự năm 2019.
Về Sách tham khảo: Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư Pháp, năm 2006, của tập thể tác giả do PGS.TS Vò Khánh Vinh – PGS.TS Nguyễn Mạnh Khang chủ biên.
Về Sách chuyên khảo: Một số vấn đề về thi hành án hình sự, Nxb Công an nhân dân, năm 2002 của TS Trần Quang Tiệp.
Kỷ yếu hội thảo khoa học: Về tổ chức, quản lý công tác thi hành án và báo cáo kết quả tọa đàm về mô hình quản lý công tác thi hành án một số nước trên thế giới, của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương năm 2013.
Chuyên đề khoa học: Công tác thi hành án hình sự và việc tổ chức, qảun lý công tác thi hành án hình sự - thực trạng và phương hướng hoàn thiện mô hình quản lý, của Nguyễn Ngọc Anh, năm 2013…
Hội thảo khoa học: Chính sách pháp luật thi hành án hình sự ngày 11/4/2019, của Học viện khoa học và Xã hội.
Các công trình nghiên cứu hoặc các bài viết trên chủ yếu phân tích và bình luận về chế định án treo hoặc có đề tài không dừng lại ở phần lý luận mà