Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban - 9


nghiên cứu khám phá ra hình tượng người trần thuật cũng chính là phương diện khám phá ra nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Từ những khái niệm, những đặc tính trọng yếu đó về người trần thuật nên mỗi nhà văn khi bắt tay vào sáng tác tác phẩm tự sự luôn có ý thức lựa chọn cho mình một người kể chuyện thích hợp. Khảo sát truyện ngắn Y Ban chúng tôi nhận thấy có các kiểu người kể chuyện sau:

3.2.1. Nhân vật kể chuyện:

Y Ban để nhân vật tự kể chuyện của mình, tự chiêm nghiệm, tự nhận thức. Người phụ nữ kể về cuộc sống của mình bên cạnh người đàn ông nghệ sĩ và đứa con trai của anh ta (Tôi và anh –thằng bé và con rắn). Tâm sự của nhân vật khiến người đọc xúc động: “Lần đầu tiên anh gọi tôi là chó cái. Chỉ một chút tự ái còn sót lại cũng đủ tôi từ bỏ anh mà ra đi. Nhưng tôi chỉ lặng lẽ đến bệnh viện để tháo bỏ cái thai, một bức tượng mà anh đã tặng cho tôi. Tôi dường như đã thấm nhuần cái triết lý của anh: - Cái đẹp không đồng hành với cái thiện. Muốn có cái đẹp đôi khi phải biết hy sinh cái thiện. Tôi là nghệ sĩ tôi làm ra cái đẹp thì đừng có đòi hỏi tôi phải có trách nhiệm làm người với cuộc đời này.Anh làm hai bức tượng. Một bức thằng con trai với đầy đủ hình hài. Anh bảo đấy là bức tượng thằng bé. Một bức tượng nữa chỉ có cái đầu, anh tặng nó cho tôi. Cả hai bức tượng đều rất đẹp. Đêm nào không có anh bên cạnh tôi mang bức tượng ra ấp vào ngực và khóc. Tôi bắt đầu biết thương thân.”

Trong truyện Tại sao tình yêu Y Ban dẫn người đọc đến với thế giới ảo của Quân qua ngôn ngữ chat. Từ thế giới ảo Quân đã yêu Vân Anh trong thế giới thực. Nhưng anh đã lỡ hẹn với cô: “Vân Anh hẹn với anh vào lúc Giao thừa ở vườn hoa Tập Kèn. Bây giờ đến Giao thừa là còn 4 tiếng nữa. Mình sẽ đi loanh quanh phố vậy. Tự nhủ mình thế, nhưng đôi chân Quân lại hướng về


con đường có cái tên Văn Miếu. Những ý nghĩ lộn xộn trong đầu Quân.” Và cuối cùng Quân “đã hiểu ra rằng tình yêu giữa anh và Vân Anh bắt đầu từ lí trí và con tim. Vì rằng anh đã quên không hỏi đến sự đụng chạm của bàn tay và da thịt”.

Chuyến xe đêm là câu chuyện của Trân và một cô gái trẻ đi nhờ xe. Họ trò chuyện với nhau rất vui vẻ và Trân còn cho cô gái mượn chiếc áo bu – dông cho đỡ lạnh. Hình ảnh cô gái ấy ám ảnh Trân khiến anh phải tìm đến nhà cô. Nhưng thật bất ngờ đó lại là một cô gái đã chết và nơi cô xuống xe chính là mộ của cô. “Sau đấy Trân còn gặp Phương nhiều lần. Cho đến khi bà già mất, anh đã chăm sóc cho bà như mẹ anh”. Câu chuyện mang tính kì ảo này được thể hiện qua lời kể của nhân vật thật chân thực và sinh động.

Để nhân vật tự kể chuyện mình, bộc lộ những nỗi niềm tâm sự, những suy tư xúc cảm của mình Y Ban đã khiến người đọc tin hơn vào các câu chuyện của mình. Các truyện sử dụng hình thức này đã bộc lộ một xu hướng viết như một nhu cầu để trình bày những trải nghiệm của bản thân. Người kể chuyện lúc này xóa bỏ khoảng cách trần thuật của mình để đối thoại với độc giả. Nhân vật tự kể cuộc đời mình, tự bộc bạch nỗi lòng của mình. Cũng có khi, người đọc có cảm giác như nhà văn “tự đưa mình vào tác phẩm” bộc lộ nhu cầu được giãi bày, tâm sự qua nhân vật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


3.2.2. Người kể chuyện ở ngoài câu chuyện:

Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Y Ban - 9

Y Ban để người kể chuyện tự nhận là mình “ghi chép lại” câu chuyện trong Sự sống diệu kì: “Khi tôi chép lại những câu chuyện này tôi vẫn tự hỏi rằng, đây là những chuyện có thật hay là giấc mơ. Tôi hay có những giấc mơ rất kì lạ không thể lí giải được. Tôi đã tự nhủ nhiều lần sẽ chép lại những giấc mơ kì lạ đó. Nay những câu chuyện cứ ám ảnh tôi đến từng chi tiết. Tôi quyết định viết lại”. Trong tập truyện Miếu hoang Y Ban đặt tên phần II là “Truyện


nhặt ở dọc đường” với 6 truyện ngắn mang yếu tố kì ảo. Tiếng khóc thiên thần I là câu chuyện về một vụ va quyệt trên đường trước sự chứng kiến của Thiên Thần đêm, Nam Tào và Bắc Đẩu. Tiếng khóc thiên thần II kể về một tử tù cắn rách nát lưỡi của mình sau khi trò chuyện với Thiên Thần mà không tìm thấy cách nào để thoát khỏi nỗi sợ “phút giây bị điệu ra pháp trường”. Miếu hoang là câu chuyện kì bí về cô bé áo xanh, đi hài xanh đã chết từ rất lâu giúp đỡ một bà lão cô đơn. Trong Đất mặn vùng đồi người mẹ không dạy nổi con trai mình đã hỏi cả thiên thần và quỷ sứ: “Bây giờ tôi biết làm sao đây?” và đều nhận được câu trả lời: “Tôi cũng chẳng biết làm sao cả.” Cuối cùng bà phải quyết định: “vậy thì nó sẽ phải chết rồi. Nó phải chết vì còn ba mạng người cần phải sống trên đời này”. Còn Chuyện ở rừng lại mang đến cho độc giả cảm giác ghê rợn về câu chuyện của người đàn bà làm nghề nấu cao. Lần cuối cùng nhân vật “tôi” tìm về gặp bà ta “Tôi bỗng thấy rờn rợn. Nhất là lúc đó, những tia nắng quái chiều chiếu qua vòm lá xanh rờn xuống thềm rêu xanh ánh lên một màu rực rỡ của bảy sắc cầu vồng.” Chính cách kể này đã khiến câu chuyện kì ảo này mang tính khách quan, chân thực và khiến người đọc tin.

Với việc “hóa thân” thành những người kể chuyện đó Y Ban khiến người đọc có thể rút ra bài học về xử thế thấm thía cho từng cảnh đời và thậm chí cả những cảnh đời có thực ngay chính trong lòng độc giả. Điều đó càng có sức khái quát lên những triết lý vĩnh hằng về nhân sinh, xã hội, vũ trụ nói chung mà thế giới loài người luôn mong mỏi.


3.3. Nghệ thuật tổ chức tình huống và kết cấu:3.3.1. Tình huống truyện:

Trong một truyện ngắn, việc tạo ra tình huống như thế nào cho độc đáo là một yếu tố rất quan trọng góp phần khẳng định tài năng và phong cách


riêng của một nhà văn. Nói như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thì: “quan trọng nhất của truyện ngắn là tạo ra tình huống nào đấy, từ tình huống ấy bật nổi một bản chất tính cách nhân vật hoặc bộc lộ một tâm trạng”. Ngoài ra, việc xây dựng và tổ chức tình huống trong một truyện ngắn không chỉ làm “bật nổi một bản chất tính cách nhân vật hoặc bộc lộ một tâm trạng” mà còn cho thấy một quan niệm, một tư tưởng nào đó của nhà văn trong cái nhìn phản ánh hiện thực đời sống. Khảo sát truyện ngắn Y Ban chúng tôi nhận thấy việc xây dựng và tổ chức những tình huống trong truyện ngắn của chị đã thể hiện rõ vấn đề này. Và nhìn chung truyện ngắn của Y Ban chủ yếu xoay quanh các dạng tình huống sau:

3.3.1.1. Tình huống tâm trạng:

Đây là kiểu tình huống đánh thức quá khứ, gợi lại những kỉ niệm, biểu hiện sâu sắc nhất đời sống tình cảm của một con người. Tình huống này được Nguyễn Minh Châu định nghĩa là “các tình thế xảy ra lại nằm trong tâm trạng, tính cách nhân vật”. Việc gặp lại hai người bạn: Leng và Sơn trong cùng chuyến xe đi du lịch là tình huống đưa Miên trở về những ngày tháng còn là sinh viên với tình yêu đầu đầy tiếc nuối: “Leng, Sơn – hai cái tên ấy đập vào trí nhớ nàng làm tóe bung ra những kỉ niệm đã quá xa xôi nhưng lại tràn đầy trinh nguyên thuở ban đầu” (Thượng đế bảo rằng…). Tình huống buộc phải bỏ đi đứa con bé bỏng trong Bức thư gửi mẹ Âu Cơ hay cái chết của người đàn ông bán su hào trong buổi chiều mưa của Sợi dây nối những cánh diều đều khiến câu chuyện phải ngưng lại bởi những suy tư hoặc dẫn suy nghĩ trở về quá khứ. “Ngày hôm nay con được chứng kiến nỗi đau của những người mẹ. Nỗi đau của con lại bùng lên và biết bao nhiêu bà mẹ cũng có nỗi đau như con.” – lời mở đầu truyện Bức thư gửi mẹ Âu Cơ. Cô con gái trong truyện luôn day dứt: “Từ ấy đến nay mẹ đau nỗi đau của mẹ, con đau nỗi đau của con. Nhưng có đêm nào mẹ tỉnh dậy vì nỗi đau của mẹ không? Đêm đêm cha


mẹ vẫn bên nhau còn con thức tỉnh với nỗi đau của mình. Mẹ, mẹ có hiểu con không?” Khi kết thúc câu chuyện Y Ban đưa ra một lời khẩn cầu: “Mẹ ơi, mẹ hãy quan tâm đến chúng con, đến nỗi đau của những cô gái, những bà mẹ”. Trong Sau chớp là dông bão, tình huống tâm trạng xuất hiện khi người phụ nữ bắt gặp một “gương mặt tử tế”. Chị đã chìm trong những băn khoăn thầm kín, những xét đoán, những so sánh người đàn ông kia với chồng mình để cuối cùng đưa ra một quyết định sáng suốt: “Ta sẽ là bạn tốt của nhau chứ.” Trong Phút dành cho tình yêu dòng suy nghĩ của nhân vật đã tạo nên tình huống truyện: “Ngày mai tôi đi lấy chồng. Đêm trằn trọc với bao suy nghĩ về tương lai, cả một trời sao hạnh phúc hay một biển khổ đau? Làm sao mà biết trước được…”

Với các tình huống tâm trạng Y Ban tập trung khai thác những biểu hiện tâm trạng điển hình của nhân vật quanh tình huống đó. Nhờ vậy tâm trạng của nhân vật được đẩy lên tận cùng tạo cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về đời sống tinh thần của người phụ nữ. Điều này đã tạo nên lối viết riêng cho chị mà nhiều bạn đọc yêu thích.

3.3.1.2. Tình huống tự nhận thức:

Để tạo được những biến đổi trong nhận thức nhân vật Y Ban đã đặt họ vào những tình huống để nhân vật nhận ra sai lầm, nhận ra chân lí của cuộc đời. Chính “lời thóa mạ con cái, kêu rên cuộc sống” và ánh bình minh đã khiến cô gái trong Thiên đường và địa ngục cay đắng nhận ra thiên đường ấy chỉ là một hiện tượng úi sùi đầy chua xót, nhận ra mình quá cả tin, nhẹ dạ để đến nỗi lạc lối xuống địa ngục rồi mới hay. Một tiếng gọi của con thơ đã làm cho người phụ nữ dứt mình khỏi những cơn mơ và dứt luôn những cuộc ngoại tình trong mộng mị (Người đàn bà và những giấc mơ). Nằm trên giường bệnh thì người phụ nữ mới có thời gian để nhận thấy những khát vọng thẳm sau trong con người mình, để thức tỉnh trước những mối tình phù du: “Ngẫm lại


cuộc đời mình đã chinh phục, đã kiếm niềm vui, kể cả tiền của những người đàn ông. Nhưng mình đã không có một bông hồng nào, một nụ hôn nào, một cái vuốt ve dịu dàng nào của một tình yêu đích thực cả.”(Cuộc tình Silicon).

Tình huống đó có thể là khoảng thời gian để nhân vật biện hộ, giải thích hay dằn vặt với những giằng xé nội tâm để tự thức tỉnh, tự hoàn thiện nhân cách. Trong Hai mươi bảy bước chân là lên thiên đường Y Ban để cho cô gái nhận ra người đàn ông mà mình ngưỡng mộ là một kẻ chơi bời phóng đãng , ý nghĩ quay cuồng khổ sở đã thức tỉnh giấc mơ thiên đường của cô và để cô nhận ra mình vẫn còn may mắn vì “thực chất, thiếu một bước chân em đã bị sa xuống địa ngục rồi”. Người đàn bà có ma lực trong hiện tại cô đơn trống trải than thở: “Ta là một người đàn bà, một người đàn bà rất hoàn hảo nhưng tại sao ta lại không có được cái kết quả của sự hoàn hảo ấy?” Y Ban để người đàn bà thức tỉnh một điều: những cuộc tình không phải là trò chơi để người ta thử nghiệm, đó là nơi thể hiện tình yêu, sự sẻ chia và lòng bao dung. Vì vậy nó không phải là nơi để kiếm tìm sự hoàn hảo. Người đàn bà sinh ra từ bóng đêm chợt giật mình thức tỉnh và thấy xấu hổ, nhục nhã với chính mình “thằng bé được bao nhiêu tuổi thì ả có bấy nhiêu năm với những ngày hành xác thâu chuỗi dài dài”. Những khoảnh khắc ấy đã khiến người đàn bà có ý thức sâu sắc hơn về thân phận bất hạnh của mình. Người đàn bà đứng trước gương nhận ra văn chương hay những người đàn ông khác đều không thay thế được những đứa con trong lòng nàng. Nàng đã hiểu và đã thức tỉnh rằng nàng cần chúng và chúng “cần một người mẹ làm con thỏ sứt môi hơn là một người mẹ danh giá nhiều”. Để nhân vật vào tình huống tự nhận thức, Y Ban có điều kiện đào sâu tâm trạng của nhân vật, khám phá chiều sâu cảm xúc của con người. Tự ý thức là điều cẩn thiết để con người tránh bớt những lầm lỡ, sai sót trong cuộc đời.


3.3.1.3. Tình huống mang tính kịch:

Y Ban còn đẩy nhân vật của mình vào các tình huống mang tính kịch để họ bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng của mình. Chính tình huống nhân vật tôi nhặt được tờ giấy gọi ra tòa li hôn rơi ra từ túi người đàn ông đã giúp cả nhân vật tôi và người đọc hiểu: “Phút dành cho tình yêu ít ỏi quá!” (Phút dành cho tình yêu). Chuyện bên barie cũng tạo nên một tình huống kịch tính. Có thể coi câu chuyện là một vở kịch được dàn dựng từ sự dối trá của hai cha con. Con gái nói dối cha là công đoàn tổ chức cho đi nghỉ mát kì thực là cô đi với một gã đàn ông già bằng tuổi bố mình. Còn người cha từ chối việc vợ lên thăm với lí do tiếp một phái đoàn đặc biệt nhưng kì thực là ông đi với một cô gái trẻ. Vở kịch được hạ màn khi hai cha con chạm trán bên barie cùng những người tình của họ. Cha giật mình khi thấy con, con bối rối khi nhìn thấy cha. Sau “cú sốc” đó họ đều đau đớn và thất vọng. Người cha bàng hoàng khi biết đứa con gái mà ông hết lòng yêu thương giờ đây không còn ngoan ngoãn thuần chất nữa. Với cô con gái hình ảnh người cha và lòng tôn trọng dành cho ông cũng mất đi. Sự suy thoái về đạo đức nhân cách đang có nguy cơ làm tổn hại đến những tình cảm thiêng liêng trong gia đình. Bi kịch ấy tất yếu sẽ xảy ra nếu những thành viên trong gia đình không thay đổi lối sống, suy nghĩ và hành động của họ. Trong truyện Thằng bé có phép tàng hình Y Ban lại đứng ở vị trí của một đứa trẻ để đánh giá những hành vi của người lớn. Tâm hồn con trẻ chưa đủ sâu sắc để có thể hiểu những việc người lớn làm. Nhưng điều đó không có nghĩa là người lớn có quyền lừa dối và thực hiện những hành vi tội lỗi trước chúng. Tình huống cậu bé lấy được cái móng hổ trong lần “trinh thám” là bằng chứng rõ ràng cho việc mẹ em đã làm với người đàn ông trong công viên hôm ấy. Người mẹ đã không thành thật chuyện đó với con mình. Sự đổ vỡ niềm tin, lòng hận thù đã làm cậu bé không thể tha thứ cho ai và


chọn cái chết làm cách giải thoát. Cái chết của cậu là lời thức tỉnh đối với bậc làm cha làm mẹ.

3.3.2. Kết cấu tâm lí:

Kết cấu là phương diện được coi là cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Một sáng tác cần phải có kết cấu để tạo cho văn bản nghệ thuật của mình trở thành một chỉnh thể. Khi nói đến kết cấu, chúng ta thường xem tác phẩm giống như một công trình kiến trúc. Công trình ấy đòi hỏi người nghệ sĩ ngôn từ phải biết nhào nặn vốn sống của mình, phải tổ chức các chất liệu sống trong khoảng thời gian và không gian nhất định để tạo nên một chỉnh thể mang giá trị cao nhất. Để có được điều đó, việc định hình tổ chức nên một kết cấu độc đáo, đòi hỏi người viết phải không ngừng học hỏi và sáng tạo.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Kết cấu là sự toàn bộ phức tạp và sinh động của tác phẩm” [4;131].

Còn cuốn Lí luận văn học của Hà Minh Đức (chủ biên) nêu: “Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định” [2;143]. Theo khái niệm này thì kết cấu chính là một yếu tố của hình thức.

Lê Tiến Dũng trong cuốn Tìm hiểu tác phẩm văn học cũng nêu: “Kết cấu là cách tổ chức, sắp xếp liên kết các nhân vật, sự kiện, các cảm xúc, các yếu tố trong tác phẩm thành một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất theo ý đồ nghệ thuật và đặc trưng nghệ thuật nhằm làm cho tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao nhất” [1;93].

Với khái niệm về kết cấu dường như đã có sự mở rộng biên độ. Bởi theo thời gian, nhiều nhà lí luận khoa học hiện đại đã làm mới và sâu sắc thêm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/02/2024