Thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự - 12

đảm trong trường hợp này theo hướng: Khi xử lý quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì những nghĩa vụ dân sự được bảo đảm bằng tài sản trên đất đó cũng coi là đến hạn và tài sản trên đất cũng phải được xử lý. Các nghĩa vụ dân sự được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản bảo đảm tương ứng. Ngược lại, khi xử lý tài sản bảo đảm là nhà ở, công trình xây dựng thì phải xử lý cả quyền sử dụng đất đối với đất chứa đựng tài sản đó. Mọi nghĩa vụ được bảo đảm bởi hai tài sản này đều coi là đến hạn. Mặt khác, việc xử lý đồng thời cả quyền sử dụng đất và tài sản trên đất phải có quy định rõ ràng về việc xác định giá trị cho từng loại tài sản, để bảo đảm đúng quyền lợi của các bên trong các giao dịch bảo đảm.

Bên cạnh đó, cần năng cao năng lực của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung, pháp luật về thế chấp tài sản nói riêng.

KẾT LUẬN


Đảm bảo các quyền lợi chính đáng của các chủ thể trong giao lưu dân sự luôn là vấn đề được đặt ra hàng đầu của các chủ thể. Để làm được điều đó, cần thiết phải có những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Pháp luật nói chung và pháp luật về thế chấp nói riêng luôn đóng vai trò quan trọng trong các giao lưu dân sự - kinh tế nhằm bảo đảm cho sự ổn định của các quan hệ cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ. Là một đối tượng đặc biệt, quyền sử dụng đất cũng là một tài sản của người dân, do đó, các chủ thể có quyền sử dụng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, các chủ thể cũng có quyền nhận bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền sử dụng đất.

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận, nghiên cứu pháp luật hiện hành về thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, luận văn đã chỉ ra những tiến bộ của pháp luật từ khi có Luật Đất đai năm 2003 và Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời, đặc biệt là sự hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản thực hiện nghĩa vụ dân sự. Luận văn đã chỉ ra những quy định về biện pháp thế chấp của Bộ luật Dân sự năm 2005 tăng cường hơn quyền tự chủ, tự do cam kết thỏa thuận của các bên. Từ đó các bên có khả năng xử lý linh hoạt tình huống phát sinh trên thực tế. Các bên có thể thỏa thuận về phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, có thể thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hiện tại và nghĩa vụ trong tương lai...

Luận văn cũng đã chỉ ra một số tồn tại, một số hạn chế nhất định của pháp luật hiện hành như: Những mâu thuẫn của pháp luật giữa Luật Đất đai năm 2003 và Bộ luật Dân sự năm 2005; về việc xác định nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp quyền sử dụng đất, về việc xác định đối tượng của thế chấp quyền sử dụng đất, về chủ thể của thế chấp, về việc xác định mục đích của thế chấp hiện nay chủ yếu là bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng

vay tiền, về những khó khăn, trở ngại trong việc công chứng và đăng ký thế chấp, về xử lý tài sản thế chấp.

Qua nghiên cứu những vấn đề về lý luận, các quy định của pháp luật hiện hành, kế thừa những nghiên cứu, đề xuất của các nhà nghiên cứu trước đây, luận văn đã rút ra được một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như: mục đích thế chấp quyền sử dụng đất không nên chỉ tập trung vào bảo đảm tiền vay như hiện nay; cần có quy định rõ ràng trong việc xác định nghĩa vụ được bảo đảm; cần có quy định xác định đối tượng bảo đảm; cần có quy định đảm bảo quyền tự do, tự nguyện của chủ thể thế chấp quyền sử dụng đất trong việc xác định giá trị quyền sử dụng đất thế chấp; cần có những quy định về việc giao quyền sử dụng đã thế chấp cho bên nhận thế chấp khi xử lý tài sản thế chấp...

Đây là một vấn đề vừa sâu, vừa rộng, lại mang tính thực tiễn cao, trong thời gian cũng như phạm vi có giới hạn, luận văn không thể tránh khỏi một số những sai sót. Tác giả mong muốn có những đóng góp của các thầy, các nhà nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện hoặc nâng nghiên cứu này lên mức độ cao hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự - 12

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC

1. Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Thông tư liên bộ số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/6 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội.

2. Chính phủ (1999), Nghị định số 178/1999NĐ/CP ngày 29/12 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

3. Chính phủ (2004), Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29/10 về thi hành luật đất đai, Hà Nội.

4. Chính phủ (2005), Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01 về bán đấu giá tài sản, Hà Nội.

5. Chính phủ (2006), Chỉ thị số 18/2006/CT-TTg ngày 15/5 của thủ tướng chính phủ về việc tăng cường thực hiện Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, Hà Nội.

6. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12 về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.

7. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2000), Thông tư số 10/2000/TT-NHNN ngày 31/8 hướng dẫn thực hiện giải pháp về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng theo Nghị quyết số 11/2000/NQ-CP của Chính phủ ngày 31/7/2000, Hà Nội.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2003), Thông tư số 07/2003/TT-NHNN ngày 19/5 về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

10. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội.

11. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.

12. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.

13. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

14. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

15. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.

16. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.


CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC

17. Nguyễn Mạnh Bách (1998), Nghĩa vụ trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ.

19. Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa Pháp (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Bộ luật Dân sự Trung Kỳ.

21. Bộ luật Gia Long.

22. Bộ luật Hồng Đức.

23. Bộ Tư pháp (1999), Báo cáo tổng thuật Tọa đàm pháp luật về giao dịch bảo đảm, Dự án VIE; Thành phố Hồ Chí Minh.

24. Bộ Tư pháp - Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản Jica (2004), Kỷ yếu tọa đàm tổ chức tại Việt Nam trong khuôn khổ dự án Jica, quyển 2, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

25. Bộ Tư pháp - Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản Jica (2004), Kỷ yếu tọa đàm tổ chức tại Việt Nam trong khuôn khổ dự án Jica, quyển 3, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội

26. Ngô Huy Cương (2008), "Nghĩa vụ dân sự và quan niệm nghĩa vụ dân sự ở Việt Nam", Nghiên cứu lập pháp, (121).

27. Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

28. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

29. Giáo trình Luật La Mã (2001), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

30. Trần Đình Hảo (2005), "Về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong dự thảo Bộ luật Dân sự", Nhà nước và pháp luật, (4).

31. Nguyễn Thúy Hiền (2004), "Những quan điểm về việc sửa đổi, bổ sung các quy định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong dự thảo Bộ luật Dân sự", Dân chủ và pháp luật, (10).

32. Nguyễn Thúy Hiền (2005), "Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong dự thảo Bộ luật Dân sự", Dân chủ và pháp luật, (5).

33. Phạm Công Lạc (1996), Cầm cố và thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩ vụ dân sự, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

34. Vũ Văn Mẫu (1975), Cổ luật Việt Nam và tư pháp, Sài Gòn.

35. Nhà pháp luật Việt - Pháp (1998), Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

36. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2002), Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, Hội thảo khoa học, Hà Nội.

37. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2004), Bộ luật Dân sự sửa đổi, Hội thảo khoa học, Hà Nội.

38. Đỗ Thị Hương Nhu (2005), "Bàn về mối quan hệ giữa biện pháp bảo đảm và nghĩa vụ được bảo đảm", Luật học, (5).

39. Đinh Văn Thanh (2000), "Những quy định chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự Việt Nam", Thông tin khoa học pháp lý, Số chuyên đề: Nghiên cứu so sánh pháp luật về Hợp đồng giữa Việt Nam và Nhật Bản.

40. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật dân sự, tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

41. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật dân sự, tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

42. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1994), Luật La Mã, Hà Nội.

43. Vũ Minh Tuấn (2006), Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất ở, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

44. Nguyễn Quang Tuyến (2002), "Về mối quan hệ giữa các quy định về chuyển quyền sử dụng đất của Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự", Luật học, (3).

45. Viện Nghiên cứu khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (1992), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46. Viện Nghiên cứu khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (1996), Nghiên cứu một số di sản pháp luật dân sự từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

47. Viện Nghiên cứu khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2001), Một số vấn đề bảo đảm thực hiện Bộ luật Dân sự, (Đề tài cấp Bộ), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.


TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG PHÁP

48. Dominique Legeais, Suretés et garanties du crédit, L.G.D.J, 1996.

49. Jean Baptiste Seube, Droit des suretés. DALLOZ, 2002.

50. Laurent Aynès, Cours de Droit civil Les suretés. La publicité foncière, éditions CUAS, 1992.

51. Marie Noêlle Tobarb Bachellỉe; Suretés, pulblicité foncière, DALLOZ, 2000.

52. Philippe Simler Delebecque, les surestés. La publiccitè foncière, DALLOZ.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí