Nhìn chung, vai trò của BHXHTN là rất lớn và rất quan trọng. Dù các nghiên cứu đã chỉ ra được vai trò của BHXHTN dưới các góc độ, chiều cạnh khác nhau, nhưng tựu chung lại vẫn có những điểm chung cơ bản đó là “BHXHTN hướng tới việc đảm bảo ASXH cho NLĐ”.
1.1.9. Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện
Ở Việt Nam, nguyên tắc của BHXH là nguyên tắc cơ bản nhất và nó bao hàm cả nguyên tắc của BHXHTN. Theo nghĩa đó, nguyên tắc của BHXH và nguyên tắc của BHXHTN là thống nhất. Về cơ bản gồm 05 nguyên tắc như sau [33, tr.3-4].
Nguyên tắc 1: Mức hưởng BHXH được Nhà nước tính toán dựa trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH của người tham gia BHXH. Đồng thời phải có sự chia sẻ giữa những người tham gia BHXH với nhau.
Nguyên tắc 2: NLĐ tham gia BHXHBB thì mức đóng dựa trên cơ sở tiền lương tháng của NLĐ, còn đối với NLĐ tham gia BHXHTN thì mức đóng được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn.
Nguyên tắc 3: NLĐ vừa có thời gian đóng BHXHBB vừa có thời gian đóng BHXHTN thì được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất dựa trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH của NLĐ. Tuy nhiên, thời gian mà NLĐ đóng BHXH đã được tính để hưởng BHXH một lần rồi thì sẽ không được tính vào thời gian làm cơ sở để tính hưởng các chế độ của BHXH.
Nguyên tắc 4: Nhà nước quản lý quỹ BHXH tập trung, thống nhất, công khai và minh bạch. Quỹ BHXH được Nhà nước sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần. Ở nước ta hiện nay, quỹ BHXH đã trở thành quỹ an sinh lớn nhất.
Nguyên tắc 5: Thủ tục thực hiện BHXH nói chung và BHXHTN nói riêng phải thực hiện một cách đơn giản, dễ dàng, thuận tiện nhất và đảm bảo kịp thời, đầy đủ quyền, lợi ích của người tham gia BHXH.
Hiện nay, để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới ngành BHXH đã đề ra những giải pháp đột phá để thực hiện cải cách chính sách BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng – hưởng; công bằng, bình đẳng; chia sẻ và bền vững.
1.2. Các lý thuyết áp dụng trong đề tài
1.2.1. Lý thuyết lựa chọn duy lý
Thuyết lựa chọn duy lý trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học, tâm lý học và nhân học thế kỷ XVIII, XIX [15]. Thuyết lựa chọn duy lý dựa vào tiền đề cho rằng, con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu [15]. Thuật ngữ “lựa chọn” tác giả cho rằng được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thực hiện có thể đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm nguồn lực. Với cách hiểu như vậy, sự lựa chọn của các cá nhân lúc đầu mang nặng ý nghĩa kinh tế học vì nhấn mạnh yếu tố lợi ích vật chất (như lãi, lợi nhuận, thu nhập), nhưng sau này, các nhà xã hội học mở rộng phạm vi của mục tiêu bao gồm các yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần.
Trong xã hội học, Georg Simmel nêu ra nguyên tắc “cùng có lợi” của mối tương tác xã hội giữa các cá nhân và cho rằng mỗi cá nhân luôn phải cân nhắc, toan tính thiệt – hơn để theo đuổi mục đích cá nhân, để thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Georg Simmel cho rằng mối tương tác giữa người với người đều dựa vào cơ chế cho - nhận tức là trao đổi những thứ ngang giá nhau [15]. Thuyết lựa chọn duy lý không phải chỉ giải thích hành động xã hội trên cấp độ vi mô – hành động cá nhân, mặc dù nó còn có tên gọi là thuyết hành động lựa chọn duy lý. Trên thực tế, thuyết lựa chọn duy lý với các biến thể của nó chủ yếu được triển khai trên nhiều cấp độ từ hành động xã hội của cá nhân đến
chức năng của hệ thống xã hội và mối tương tác giữa cá nhân, nhóm, thiết chế và hệ thống xã hội.
Như vậy ta thể thấy luận đề trung tâm của lựa chọn hợp lý hay lựa chọn duy lý là các tác viên cá thể và tập thể suy tính đến ý thích của mình và các điều kiện khách quan và sẽ hành xử để tối đa hóa lợi ích hoặc lợi thế của họ. Nhìn chung qua lý thuyết cho thấy các cá nhân luôn có sự lựa chọn duy lý để đạt được các mục tiêu, lợi ích tối đa mà chi phí tối thiểu để đạt được các mục tiêu đó. Các cá nhân luôn có sự lựa chọn dựa theo ý thích của mình để tối đa hóa lợi thế của họ. Tác giả áp dụng lý thuyết lựa chọn duy lý vào trong đề tài nghiên cứu này nhằm làm rõ sự lựa chọn việc tham gia BHXHTN của NLĐ (lựa chọn mức đóng, phương thức đóng, mục đích, lợi ích… khi tham gia BHXHTN). Đặc biệt, đây là một chính sách không phải còn quá mới mẻ mà đã được thực hiện kể đến nay đã 11 năm từ (2008 – 2019) nhưng số người tham gia BHXHTN vẫn còn quá ít ỏi. Lý do vì sao NLĐ lại chưa hứng thú với loại hình BHXHTN? Đây là một câu hỏi lớn cần phải tập trung giải thích trong nghiên cứu này mà tác giả sẽ cố gắng giải thích làm rõ. Việc lựa chọn tham gia BHXHTN là việc lựa chọn duy lý để đạt được những mục đích nhất định của NLĐ. Để lựa chọn tham gia BHXHTN, NLĐ đã cân nhắc, tính toán những lợi ích, mục đích khi tham gia loại hình BHXH này. Như vậy, việc áp dụng lý thuyết lựa chọn duy lý vào giải thích sự lựa chọn tham gia BHXHTN của NLĐ là rất cần thiết.
1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội
Các lý thuyết về hành động xã hội có nguồn gốc từ V.Pareto, M.Weber, E.Durkhiem, T.Parsons và nhiều nhà xã hội học khác. Các lý thuyết này đều coi hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người và xã hội đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội của con người. Lý thuyết hành động xã hội ra đời đã phản ứng lại quan điểm của cách nhà hành vi luận về hành động của con người. Trong xã hội học, hành động xã hội được hiểu khá cụ thể và
gắn với chủ thể hành động là cá nhân [20, tr.179]. Mặc dù có khá nhiều nhà xã hội học đề cập đến lý thuyết hành động xã hội. Nhưng một đại diện tiêu biểu nhất của lý thuyết này là nhà kinh tế học, xã hội học người Đức M.Weber. Ông là người có công lớn nhất trong việc đưa ra khái niệm được coi là hoàn chỉnh nhất về hành động xã hội. M.Weber định nghĩa: “Hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định” [20, tr.77].
Các nghiên cứu về xã hội học ở Việt Nam, khi đề cập tới lý thuyết hành động xã hội thì sự lựa chọn đầu tiên của người nghiên cứu chính là định nghĩa của nhà kinh tế học, xã hội học M.Weber.
Khi phân tích hành động xã hội theo quan điểm của M.Weber đầu tiên phải nói tới là các điều kiện và cấu trúc của hành động xã hội. Điều kiện của hành động xã hội phải là những động cơ của hành động; đối tượng để hành động hướng tới; phương tiện để chủ thể hành động thực hiện hành động của mình; kinh nghiệm và nhận thức của chủ thể hành động và hoàn cảnh hay môi trường nơi hành động diễn ra [35, tr.51]. Cấu trúc của hành động xã hội luôn gắn liền với động cơ của hành động; mục đích của hành động; phương tiện hành động; định hướng hành động; chủ thể hành động và những tình huống hành động [35, tr.52-55]. Đặc biệt, M. Weber ông còn phân loại hành động xã hội thành 4 loại hành động, bởi ông nghĩ phân loại hành động của con người có ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội học.
Bốn loại hành động đó gồm những loại hành động như sau [35, tr.56-59]:
- Hành động duy lý mục đích: Là loại hành vi được định hướng một cách chủ quan vào những phương tiện để đạt những mục tiêu mà chủ thể hành động cho là hợp lý.
- Hành động duy lý giá trị: Là loại hành vi hướng vào các giá trị bên trong nội tâm của chủ thể. Chính vì thế, hành động duy lý giá trị là loại hành động mà chủ thể lý giải một cách chủ quan về tính hợp lý của nó.
- Hành động tình cảm: Là loại hành vi dựa trên tình cảm có liên quan tới tính hợp lý, tức là chủ thể cho rằng việc biểu lộ tình cảm đó có thể chấp nhận từ phía người khác.
- Hành động truyền thống: Là loại hành vi theo thói quen xã hội, theo các giá trị truyền thống xã hội đã được những người đi trước sử dụng và thử nhận. Hành động truyền thống được gọi là hành động xã hội vì khi thực hiện nó, chủ thể hành động phải nhận thức rằng đó là hành động hợp lý vì mọi người trong xã hội thường làm như vậy.
Như vậy có thể thấy, hành động xã hội bao giờ cũng có động cơ nhất định, tuy nhiên không phải hành động nào cũng là hành động xã hội. Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành hoạt động sống của bản thân.Trong quá trình lựa chọn tham gia BHXHTN cũng được coi là một hành động xã hội, là hoạt động đặc thù của con người, được điều khiển bởi những mục đích nhất định. Áp dụng lý thuyết này để phân tích động cơ, mục đích lựa chọn việc tham gia BHXHTN của NLĐ. Đồng thời giúp giải thích vì sao NLĐ lại không “mặn mà” với loại hình BHXHTN này, có những rào cản nào cần phải giải quyết. Giải thích những suy nghĩ, trăn trở của NLĐ về chính sách BHXHTN.
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1.Vị trí địa lý
Đoan Hùng là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú Thọ, phía Đông Nam giáp huyện Phù Ninh, phía Nam giáp huyện Thanh Ba, phía Tây Nam và phía Tây giáp huyện Hạ Hòa, đều là các huyện của tỉnh Phú Thọ, phía Tây Bắc giáp huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái, phía Bắc và phía Đông giáp các huyện Yên Sơn và Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang. Tính đến thời điểm 31/12/2019 toàn huyện có 28 xã, thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 302,4km2.
Bản đồ 1.1. Địa giới hành chính huyện Đoan Hùng năm 2019
(Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện Đoan Hùng, 2019)
1.3.1.2. Địa hình
Địa hình của Đoan Hùng có nhiều núi cao với độ cao trung bình từ 100-250m với hướng dốc thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và được chia thành hai dạng chính như sau:
- Địa hình đồng bằng phù sa: Đây là dải đất tương đối bằng phẳng được bồi đắp bởi sông Chảy và sông Lô, tập trung ở ven sông, độ dốc thường dưới 3, còn một phần là dải đất phù sa cổ có địa hình lượn sóng độ dốc từ 3o-5o.
- Địa hình đồi núi: Đây là dạng địa hình đặc trưng ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Địa hình, địa mạo ở đây chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn từ 15o-25o và trên 25o.
Đặc điểm thổ nhưỡng của huyện gồm 6 nhóm: Phù sa ven sông; Đất vùng trũng; Đất lầy tầng mỏng; Đất cát thuộc bãi bồi ven sông; Đất xám và Đất đỏ.
1.3.1.3. Khí hậu
Đoan Hùng là vùng Trung du Bắc bộ chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,1oC, mùa nóng nhiệt độ từ 27- 28oC, mùa lạnh nhiệt độ từ 15-16oC. Lượng mưa trung bình hàng năm là 178 mm, số ngày nắng trung bình/năm là 166 ngày; Độ ẩm tương đối trung bình là 84%, thấp nhất là 24%; băng giá, sương muối thỉnh thoảng cũng có xuất hiện, nhưng thường ở mức nhẹ.
Trên địa bàn Đoan Hùng thường có 2 loại gió chính: Gió mùa Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 10 và gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
1.3.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
1.3.2.1. Dân số và nguồn lao động
Theo báo cáo của Phòng LĐTB&XH huyện Đoan Hùng, tính đến hết năm 2019 trên địa bàn huyện có tổng dân số là 123.543 người. Trong đó, lao động trong độ tuổi lao động là 82.226 người, chiếm 66,55% so với tổng dân số toàn huyện. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân là 69.521 [25]. Qua bảng số liệu (Bảng 1.2) cho ta thấy, tổng số lao động trong toàn huyện Đoan Hùng khá rồi rào và có xu hướng tăng qua từng năm. Năm 2016 số lao động trong huyện chiếm 63,11% thì đến năm 2019 số lao động toàn huyện là 66,55% tăng 3,44% so với năm 2016. Bên cạnh đó, số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân cũng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2016 số lao động đang làm việc là 65.001 người, năm 2019 là 69.521 người tăng 4.520 người trong vòng 4 năm. Xu hướng tăng tổng số lao động và lao động đang làm việc là tín hiệu khả quan, đáng vui mừng của huyện Đoan Hùng, đây cũng là cơ hội, tiềm năng rất lớn để phát triển chính sách BHXHTN trên địa bàn huyện Đoan Hùng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, ta thấy lao động đang làm việc trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp và thủy sản có giảm qua từng năm nhưng vẫn giữ lực lượng lao động chủ yếu với 28.310
người năm 2019. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, thương mại và dịch vụ có xu hướng tăng lên qua từng năm.
Bảng 1.2. Dân số và lao động giai đoạn (2016 – 2019) huyện Đoan Hùng
Năm | |||||
2016 | 2017 | 2018 | 2019 | ||
* Tổng dân số (người) | 119.076 | 121.157 | 122.444 | 123.543 | |
* Tổng số lao động (người) | 75.154 | 79.801 | 81.318 | 82.226 | |
Tỷ lệ % so với dân số (%) | 63,11 | 65,86 | 66,41 | 66,55 | |
*Lao động đang làm việc (người) | 65.001 | 67.414 | 68.759 | 69.521 | |
Phân theo nghành | - Nông - lâm nghiệp | 34.320 | 32.970 | 32.708 | 28.310 |
- Công nghiệp - xây dựng | 16.380 | 18.516 | 19.582 | 22.446 | |
- Thương mại - dịch vụ | 14.301 | 15.928 | 16.469 | 18.765 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đối Tượng, Khách Thể Và Phạm Vi Nghiên Cứu
- Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Quy Định Cơ Bản Về Chính Sách Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Mức Độ Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Trên Địa Bàn Huyện Đoan Hùng
- Tỷ Trọng Người Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Giai Đoạn (2016 – 2019)
- Mức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Của Người Lao Động
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Đoan Hùng, 2016 - 2019) Chất lượng lao động trên địa bàn huyện trong những năm qua cũng có những bước chuyển đáng ghi nhận. Số lượng lao động đã qua đào tạo hằng năm luôn có xu hướng tăng cao, năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2019 số lượng lao động đã qua đào tạo trên địa bàn huyện là 34.805 người, tăng
12.395 người so với năm 2016 (Biểu đồ 1.1).
Theo tính toán của tác giả, trong vòng 4 năm qua, số lượng lao động qua đào tạo của huyện tăng bình quân mỗi năm là 3.098,8 người. Đây là tín hiệu đáng mừng cho chất lượng lao động trong toàn huyện. Dự báo trong năm 2020, số lượng lao động qua đào tạo của huyện cũng sẽ tiếp tục tăng lên ấn tượng.