Biều đồ 1.1. Số lượng lao động đã qua đào tạo giai đoạn (2016 – 2019) 40
Biểu đồ 2.1. Số lượng và tốc độ tăng trưởng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện giai đoạn 2016 – 2019 44
Biều đồ 2.2. Tỷ trọng số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2019 48
Biểu đồ 2.3. Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của lao động 51
Biểu đồ 2.4. Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động 53
Biểu đồ 2.5. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong gia đình ...55 Biểu đồ 2.6. Đánh giá về mức độ cần thiết của bảo hiểm xã hội tự nguyện 62
Biểu đồ 2.7. Nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động .63 Biểu đồ 3.1. Học vấn của người lao động 70
Biểu đồ 3.2. Hiểu biết về bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động 76
Biểu đồ 3.3. Chế độ hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện 78
Biều đồ 3.4. Mong muốn của người lao động 79
Có thể bạn quan tâm!
- Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay của người lao động ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ - 1
- Đối Tượng, Khách Thể Và Phạm Vi Nghiên Cứu
- Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Quy Định Cơ Bản Về Chính Sách Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam ngay sau khi giành được độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ ban hành nhiều sắc lệnh quan trọng liên quan đến chế độ hưu bổng, chế độ trợ cấp thay lương khi công chức, viên chức Nhà nước bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, già yếu hoặc bị chết, ngày nay gọi là các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH). Mặc dù Người đã đi xa, nhưng tư tưởng của người về chính sách BHXH còn nguyên giá trị to lớn đối với Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Trong bài báo có tựa đề “Lời kêu gọi đồng bào nông dân thành lập Nghĩa thương” đăng trên Báo Cứu quốc số 418 ngày 27-11-1946 đã thể hiện nội dung rất rõ ràng, cụ thể về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về BHXH. Với cách diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, tư tưởng của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự đó là: “Để dành thì mình khỏi lo đói; Để dành không mất đi đâu mà lại có lãi; Để dành đã ích riêng cho mình, lại ích chung cho đồng bào; Chỉ để dành một năm mà cả đời khỏi lo đói” [19, tr.514]. Kế thừa và phát triển tư tưởng của Người, trong suốt những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn xác định, chính sách BHXH là một chính sách xã hội quan trọng, là một trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội (ASXH) của Việt Nam. Ngày 23/5/2018, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH đã chỉ rõ “BHXH là một trụ cột chính của hệ thống ASXH trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước” [1, tr.2]. Đồng thời Nghị quyết đã đặt ra mục tiêu cụ thể đó là: Đến năm 2021 đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH (trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức (PCT) tham gia BHXH tự nguyện (BHXHTN) chiếm khoảng 1%), đến năm 2025 đạt khoảng 45% (trong đó nông dân và lao động khu vực PCT tham gia BHXHTN chiếm khoảng 2,5%), đến năm 2030 đạt khoảng
60% (trong đó nông dân và lao động khu vực PCT tham gia BHXHTN chiếm khoảng 5%) [1, tr.3-4].
BHXHTN là chính sách nhân văn với mục tiêu góp phần cho mọi người dân, người lao động (NLĐ) trong khu vực PCT không tham gia BHXH bắt buộc (BHXHBB), khi tham gia BHXHTN sẽ có lương hưu để ổn định cuộc sống khi hết tuổi lao động. Ngày 29/06/2006, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật BHXH. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có một bộ luật về BHXH, đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc thực hiện chính sách BHXH nói chung và BHXHTN nói riêng ở nước ta. Luật BHXH ra đời là bước chuyển mình rất lớn trong việc quy định thực hiện BHXHTN cho NLĐ. Luật BHXH đã dành nguyên một chương với 11 điều quy định rất chi tiết về BHXHTN và bắt đầu áp dụng chính sách BHXHTN cho NLĐ từ ngày 01/01/2008. Thực tế cho thấy, sau 11 năm (2008 – 2019) tổ chức thực hiện, số người tham gia BHXHTN vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển đất nước và quá trình già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam. Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tính đến hết năm 2019, toàn quốc có 551.000 người tham gia BHXHTN, tăng 281.000 người so với năm 2018. BHXH Việt Nam đánh giá, đây là con số ấn tượng, có sự gia tăng đột biến, bởi chỉ tính riêng số người tăng mới trong năm 2019 đã gần bằng kết quả 10 năm thực hiện chính sách này từ năm 2008 đến năm 2018 [12]. Mặc dù số người tham gia BHXH tăng lớn so với những năm trước đây, nhưng số người tham gia BHXHTN so với tiềm năng, so với số người có khả năng tham gia BHXH còn khiêm tốn [18]. Nhận thấy, đây là con số vẫn còn thấp so với kỳ vọng. Bởi trên thực tế hiện nay, theo thống kê cả nước có khoảng 30 triệu người chưa tham gia BHXH [12]. Đây chính là dư địa, cơ hội rất tốt để phát triển đối tượng tham gia BHXHTN. Vì vậy, năm 2020 sẽ là năm bản lề rất quan trọng để đạt được mục tiêu đầu tiên về BHXHTN trong Nghị quyết số 28-NQ/TW đã đề ra.
Đoan Hùng là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú Thọ. Trong những năm qua dưới sự lãnh, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự phối hợp có hiệu quả của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong toàn huyện đã đẩy mạnh, quát triệt chỉ đạo thực hiện chính sách BHXHTN có nhiều kết quả khả quan, chuyển biến tích cực. Số người tham gia BHXHTN năm sau luôn cao hơn năm trước. Theo báo cáo của BHXH huyện, tính đến hết năm 2019 toàn huyện có 974 người tham gia BHXHTN [7]. Tuy nhiên, số người tham gia BHXHTN trong toàn huyện vẫn còn chiếm tỷ lệ rất thấp, không tương xứng với tiềm năng phát triển của huyện. Vậy thực trạng nào khiến NLĐ chưa hứng thú với loại hình BHXHTN này? Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc tham gia BHXHTN của NLĐ? Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay của người lao động ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ” làm luận văn thạc sĩ xã hội học.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trải qua 11 năm đưa chính sách BHXHTN vào cuộc sống, đến nay vấn đề nghiên cứu BHXHTN ở Việt Nam đã có khá nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu, đề cập đến ở những khía cạnh, góc độ khác nhau; có thể kể đến các công trình nghiên cứu như:
Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu phát triển BHXHTN đối với NLĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Phạm Thị Lan Phương (2015) [29], đã góp phần giải thích cặn kẽ vai trò, bản chất, đặc điểm, nguyên tắc của BHXHTN. Thông qua nghiên cứu, tác giả cho thấy số lượng NLĐ tham gia BHXHTN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có xu hướng tăng lên qua từng năm. Tuy nhiên, đối tượng tham gia BHXHTN còn khoảng cách rất xa so với tiềm năng. Tác giả cũng đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển BHXHTN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc gồm các nhân tố như: chế độ chính sách về BHXHTN, thông tin truyền thông về BHXHTN, chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ quan BHXH và nhóm nhân tố liên quan tới đặc điểm nhân khẩu học
của NLĐ. Thông qua nghiên cứu, đánh giá và phân tích tác giả đã đưa ra được 6 nhóm giải pháp để nhằm phát triển BHXHTN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn tới. Tác giả của luận án đã nghiên cứu rất công phu, bài bản, khoa học và có ý nghĩa thực tiễn cao. Bên cạnh nhưng ưu điểm đạt được, luận án còn có hạn chế nhất định về nguyên tắc học thuật như: trong các hộp thông tin phỏng vấn tác giả trình bày trong luận án chưa thể hiện được nguyên tắc khuyết danh trong nghiên cứu mà vẫn ghi rõ thông tin, địa chỉ của người cung cấp thông tin.
Luận án tiến sĩ “ASXH của lao động trong khu vực PCT: Nghiên cứu bảo hiểm y tế và BHXH tại Thành phố Hà Nội” của tác giả Hồ Ngọc Châm (2019) [9], đã xây dựng một hệ thống cơ sở lý luận về ASXH cho NLĐ trong khu vực PCT bằng cách đưa ra hàng loạt các khái niệm then chốt quan trọng để luận giải cho luận án của mình. Đồng thời tác giả đã làm rõ, nhận diện được thực trạng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), BHXH của NLĐ trong khu vực PCT, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia BHYT, BHXH của NLĐ trong khu vực PCT. Từ đó, tác giả đã đưa ra được một số khuyến nghị nhằm tăng cường khả năng tham gia BHYT, BHXH của NLĐ trong khu vực PCT tại Thành phố Hà Nội. Kết quả của luận án đã phản ánh đúng thực trạng tham gia BHYT, BHXH của NLĐ trong khu vực PCT hiện nay. Đặc biệt với chương trình BHXHTN tác giả đã làm nổi bật lên được tỷ lệ có rất ít NLĐ tham gia loại hình BHXHTN này, nói cách khác là NLĐ vẫn chưa “mặn mà” với chương trình BHXHTN do có một số nguyên nhân từ phía NLĐ, cơ chế chính sách về chương trình BHXHTN… Đây là một nghiên cứu dưới góc độ xã hội học khá công phu, bài bản, có giá trị khoa học và thực tiễn cao.
Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về BHXHTN – Thực trạng và giải pháp” của tác giả Dương Thảo Phương (2014) [26]. Nội dung của luận văn cho thấy, dưới góc độ tiếp cận luật học tác giả đã làm nổi bật được những vấn đề mang tính lý luận về pháp luật BHXHTN. Đồng thời tác giả đã mô tả thực trạng pháp luật BHXH và thực tiễn thực hiện pháp luật BHXH ở Việt
Nam thông qua phân tích các tài liệu có sẵn từ năm 2008 cho đến năm 2013. Thông qua nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra những thành tựu đạt được và nguyên nhân, hạn chế trong thực hiện pháp luật về BHXHTN ở Việt Nam, từ đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về BHXHTN ở Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ “Các giải pháp tăng cường BHXHTN cho nông dân ở tỉnh Quảng Nam” của tác giả Phạm Ngọc Hà (2011) [16]. Nội dung của luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ được cơ sở lý luận về tham gia BHXHTN cho người nông dân. Đồng thời tác giả đã đánh giá thực trạng triển khai BHXHTN đối với nông dân tại tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2008 – 2010. Từ kết quả phân tích và đánh giá thực trạng, tác giả đã chỉ ra những ưu điểm và những hạn chế nhất định ảnh hưởng tới tham gia BHXHTN của người nông dân ở tỉnh Quảng Nam. Thông qua nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những mục tiêu, phương hướng và nhu cầu về tham gia BHXHTN cho người nông dân tại tỉnh Quảng Nam. Đồng thời đề xuất ra các nhóm giải pháp, khuyến nghị nhằm tăng cường BHXHTN cho người nông dân ở tỉnh Quảng Nam.
Tạp chí “Giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” của tác giả Phạm Thanh Tùng (2017) [40]. Nội dung của tạp chí đã chỉ ra được những thực trạng phát triển đối tượng tham gia BHXHTN đó là: Thực trạng về công tác tuyên truyền vận động tham gia BHXHTN; thực trạng hoạt động của hệ thống đại lý thu BHXHTN; thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ; nhận thức, hiểu biết, nhu cầu của NLĐ chưa tham gia về chính sách BHXHTN; thực trạng công tác tham mưu cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, phối hợp với cơ quan ban, ngành liên quan triển khai chính sách BHXHTN và công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp; đánh giá chất lượng phục vụ của những người đang tham gia BHXHTN. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra những mong muốn của NLĐ về chính sách BHXHTN và đã đề ra
được những giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXHTN giai đoạn 2017
– 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Tạp chí “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXHTN của nông dân: Trường hợp địa bàn tỉnh Phú Yên” của tác giả Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư (2018) [42] cho thấy: Nội dung của tạp chí đã kiểm định được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXHTN của nông dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Kết quả phân tích cho thấy, các tác giả đã chứng minh được 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXHTN của nông dân bao gồm: Thái độ đối với việc tham gia BHXHTN, cảm nhận rủi ro, thủ tục tham gia BHXHTN, trách nhiệm đạo lý và hiểu biết về chính sách BHXHTN. Chính năm yếu tố này đã tác động, ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXHTN của nông dân. Đồng thời, trên cơ sở kết quả nghiên cứu nhóm tác giả cũng đã đề xuất một số khuyến nghị như: Nâng cao nhận thức của người dân về sự cần thiết tham gia BHXHTN, đổi mới chất lượng tổ chức thực hiện chế độ BHXHTN, hoàn thiện cơ chế chính sách và tăng cường quản lý nhà nước về BHXH. Tuy nhiên, tạp chí mới chỉ dừng lại ở việc mô tả, kiểm định kết quả nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXHTN của nông dân chứ chưa đề cập đến các đối tượng là NLĐ tự do, NLĐ buôn bán, kinh doanh…
Tạp chí “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXHTN của NLĐ khu vực PCT tại tỉnh Phú Yên” của tác giả Trương Thị Phượng và Nguyễn Thị Hiển (2013) [28]. Nội dung của tạp chí đã đánh giá đầy đủ về thực trạng tình hình lao động hoạt động trong khu vực PCT cũng như tình hình thực hiện chính sách BHXHTN cho NLĐ ở tỉnh Phú Yên. Tác giả đã chỉ ra được 6 nhân tố có độ tin cậy ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia BHXHTN của NLĐ khu vực PCT tại tỉnh Phú Yên đó là: Yếu tố truyền thông, thu nhập, nhận thức về tính ASXH của BHXHTN, hiểu biết về BHXHTN, ảnh hưởng của xã hội, thái độ trong đó yếu tố truyền thông là quan trọng nhất. Đồng thời tác giả cũng đã đề xuất được các kiến nghị nhằm nâng cao ý định tham gia
BHXHTN của NLĐ khu vực PCT tại tỉnh Phú Yên. Tựu chung lại có thể thấy, đề tài đã có những đóng góp nhất định về mặt lý thuyết cũng như ứng dụng thực tiễn tại địa phương.
Tạp chí “Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXHTN của người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An” của nhóm tác giả Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ, Hồ Huy Tựu (2014) [11], cho thấy: Nội dung của tạp chí đã chỉ ra được 7 nhân tố (7 biến) cơ bản có ý nghĩa thống kê lên sự quan tâm gia BHXHTN đó là: Các yếu tố liên quan tới công tác truyền thông về BHXHTN; ý thức sức khỏe; kiến thức về BHXHTN; thái độ; kỳ vọng gia đình; trách nhiệm đạo lý và kiểm soát hành vi trên cơ sở tiến hành khảo cứu các lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, đánh giá tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến hành vi người tiêu dùng, các nghiên cứu về sự quan tâm của người tiêu dùng trong lĩnh vực BHXH. Nghiên cứu này cũng đã khẳng định mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa ảnh hưởng xã hội và sự quan tâm tham gia BHXHTN của NLĐ. Bên cạnh những ưu điểm đạt được, tạp chí còn có những khoảng trống nhất định như khách thể nghiên cứu trong đề tài lại chỉ tập trung vào những người buôn bán nhỏ lẻ chứ chưa tập trung vào những NLĐ là nông dân, lao động tự do… Hơn nữa mẫu nghiên cứu của đề tài này dựa trên phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên độ khái quát hóa của kết quả chưa cao.
Bài báo “Phát triển BHXHTN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế” của nhóm tác giả Phạm Khoa Cương, Hô Thị Hương Lan, Lê Hoàng Anh (2019) [10]. Nội dung của bài viết đã cho thấy một thực trạng chung đó là: Số lượng NLĐ tham gia BHXHTN chưa có sự thay đổi đáng kể qua các năm, số lượng NLĐ tự do thuộc diện tham gia BHXHTN còn khiêm tốn trong khi đó đa số NLĐ mong muốn được tham gia BHXHTN. Nhóm tác giả cũng đã chỉ ra được những lý do, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tỷ lệ lao động tham gia BHXHTN còn thấp là do nhóm các nhân tố về phí đóng BHXHTN cao so với khả năng; lợi ích thấp; thời gian đóng quá lâu. Đồng thời các tác giả cũng đã