Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào - 24


thực tế doanh nghiệp sẽ phá sản ngay nếu các chủ nợ đòi nợ cùng một lúc. Nói chung, khi cho vay ngân hàng không thích khách hàng nào có tỷ số nợ quá lớn vì như vậy khả năng hoàn trả nợ vay giảm rất nhiều.

Tỷ số nợ dài hạn: Tỷ số này xác định bằng cách lấy nợ dài hạn chia cho tổng giá trị vốn dài hạn ̣(total capitalization), bao gồm nợ dài hạn cộng với vốn chủ sở hữu. Công thức xác định tỷ số nợ dài hạn như sau: [11]

Tỷ số nợ

dài hạn =

Giá trị nợ dài hạn Giá trị nguồn vốn dài hạn

Dựa theo ví dụ trên ta có thể tìm được tỷ số nợ dài hạn như sau:

Tỷ số nợ dài hạn =

Giá trị nợ dài hạn


Giá trị nguồn vốn dài hạn =

19.712


19.712+34,462 = 0,36

Tỷ số này cho thấy rằng, nợ dài hạn chiếm 36% nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp. Đứng trên góc độ ngân hàng tỷ số này không cao lắm và ngân hàng còn có thể cho doanh nghiệp vay dài hạn thêm nếu doanh nghiệp có nhu cầu.

Qua tính toán các tỷ số nợ trên đây, ta thấy rằng doanh nghiệp sử dụng 60% nợ so với vốn chủ sở hữu như một nguồn tài trợ cho hoạt động của dự án nhưng so với tổng giá trị tài sản thì tỷ lệ nợ chỉ chiếm 38%. Điểm này cho thấy, cơ cấu vốn của dự án khá hợp lý. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tỷ số nợ dài hạn của dự án là 0,36 trong khi tỷ số nợ so với tài sản ở mức 0,38. như vậy, đại bộ phân nợ của dự án là nợ dài hạn.

* Thẩm định tỷ suất “r”: được sử dụng trong việc tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong thời kỳ thẩm định về cùng một mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai, đồng thời nó còn được dùng làm độ đo giới hạn để đánh giá hiệu quả các DAĐT. Bởi vậy xác định chính xác tỷ suất “r” của dự án có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đánh giá DAĐT.

Để xác định tỷ suất “r” phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của từng dự án. Tỷ suất “r” được xác định dựa vào chi phí sử dụng vốn. Mỗi nguồn vốn có giá trị sử dụng riêng, đó là suất thu lợi tối thiểu do người cấp vốn yêu cầu. Bởi vậy, chi phí sử dụng vốn phụ thuộc vào cơ cấu các nguồn vốn huy động. Ta đi vào từng trường hợp cụ thể sau đây:

Nếu vay vốn để đầu tư thì r là lãi suất vay2.


Nếu vay từ nhiều nguồn với lãi suất khác nhau thì r là lãi suất vay bình quân từ các nguồn. Ký hiệu r.

Công thức để tínhr như sau: [18]

m

Ivkrk

r =

k=1

m

Ivk

k=1

Trong đó: Ivk – Số vốn vay từ nguồn k

rk - Lãi suất vay từ nguồn k m - Số nguồn vay

Ví dụ: Một công tác vay vốn từ hai nguồn. Nguồn thứ nhất vay 1 tỷ đồng với lãi suất 14%/năm. Nguồn thứ hai vay 1,5 tỷ đồng với lãi suất 12%/năm. Vậy lãi suất bình quân của hai nguồn là:

Theo công thức trên:

m

Ivkrk

r =

k=1= 1 x 014 + 15 x 012

= 0,128


hay 12,8%

m

Ivk

k=1

1 + 15

- Trong trường hợp đầu tư ban đầu bằng nhiều nguồn vốn khác nhau (vay dài hạn, vốn tự có, vốn cổ phần v.v...) thì r là mức lãi suất bình quân của các nguồn đó. Công thức tính r cũng tương tự như tính lãi suất vay bình quân từ các nguồn vay.

- Nếu vay theo những kỳ hạn khác nhau thì phải chuyển các lãi suất đi vay về cùng một kỳ hạn (thông thường lấy kỳ hạn là năm) theo công thức sau đây: [18]


Trong đó:

rn = (1 + rt)m – 1

rn – Lãi suất theo kỳ hạn năm

rt – Lãi suất theo kỳ hạn t (6 tháng, quý, tháng) m – Số kỳ hạn trong 1 năm


Nếu lãi suất theo kỳ hạn thàng, khi chuyển sang kỳ hạn năm là: rn = (1 + rt)12 – 1

Nếu lãi suất theo kỳ hạn quý, khi chuyển sang kỳ hạn năm là: rn = (1 + rq)4 – 1

Nếu lãi suất theo kỳ hạn 6 thàng, khi chuyển sang kỳ hạn năm là: rn = (1 + r6 tháng )2 – 1

Ví dụ: Một doanh nghiệp vay vốn từ ba nguồn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất.

- Nguồn vốn thứ nhất vay 100 triệu đồng, kỳ hạn quý với lãi suất 1,5%/tháng

- Nguồn vốn thứ hai vay 150 triệu đồng, kỳ hạn 6 tháng với lãi suất 1,7%/tháng

- Nguồn vốn thứ ba vay 120 triệu đồng, kỳ hạn năm với lãi suất 1,8%/tháng

Hỏi lãi suất bình quân của 3 nguồn la bao nhiêu? Lời giải:

Trước hết phải tính chuyển lãi suất vay của nguồn thứ nhất và thứ hai về kỳ hạn năm. Theo công thức trên

rn = (1 + rt)m – 1

Ta có: rn1 = (1 + rq)4 – 1 = [1+ (0,015 x 3)]4 – 1 = 0,1925

rn2 = (1 + r6 tháng)2 – 1 = [1+ (0,017 x 6)]2 – 1 = 0,2144

Lãi suất kỳ hạn năm của nguồn 3 là: rn3 = 12 x rt = 12 x 0,018 = 0,216

100 x 0,1925 + 150 x 0,2144 + 120 x 0,216

r =

hay 20,9%

100 + 150 + 120 =0,209

- Trường hợp góp cổ phần để đầu tư thì r là lợi tức cổ phần.

- Nếu góp vốn liên doanh thì r là tỷ lệ lãi suất do các bên liên doanh thoả thuận.

- Nếu sử dụng vốn tự có để đầu tư thì r bao hàm cả tỷ lệ lạm phát và mức chi phí cơ hội. Mức chi phí cơ hội được xác định dựa vào tỷ suất lợi


nhuận bình quân của nền kinh tế hoặc của chủ đầu tư trong kinh doanh trước khi đầu tư, r trong trường hợp này được xác định như sau:

r (%) = (1 + f) (1 + rcơ hội) – 1

Trong đó:

f - Tỷ lệ lạm phát

rcơ hội - Mức chi phí cơ hội

- Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực

Tất cả các công thức tính chuyển các khoản tiền phát sinh của thời kỳ thẩm định về cùng một mặt bằng thời gian đã nêu ở phần trên đều dựa trên cơ sở r là lãi suất thực. Do đó cần phân biệt lãi suất thực với lãi suất danh nghĩa.

+ Lãi suất damh nghĩa là lãi suất mà thời đoạn phát biểu mức lãi không trùng với thời đoạn ghép lãi. Chẳng hạn ta nói lãi suất 15% năm với thời đoạn ghép lãi là quý. Thời đoạn ghép lãi là quý có nghĩa là cứ sau 1 quý tiền lãi sẽ nhập vào vốn gốc của quý đó để tính lãi cho quý tiếp theo. Như vậy thời đoạn phát biểu mức lãi là năm không phù hợp với thời đoạn ghép lãi là quý.

+ Lãi suất thực là lãi suất mà thời đoạn phát biểu mức lãi trùng với thời đoạn ghép lãi

Chúng ta nói lãi suất 15% năm ghép lãi theo năm, khi đó ta có lãi suất thực. Ở đây thời đoạn phát biểu mức lãi là năm phù hợp với thời đoạn ghép lãi là năm.

Trong thực tế nếu lãi suất phát biểu không ghi thời hạn ghép lãi kèm theo, khi đó lãi suất được biểu là lãi suất thực và thời đoạn ghép lãi bằng thời đoạn phát biểu mức lãi. Ví dụ ta nói lãi suất là 12% năm, thì phải hiểu đó là lãi suất thực và thời đoạn ghép lãi là năm.

Quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực được thể hiện qua công thức sau: [18]

rd m2


r = 1 + m - 1

1

r : Lãi suất thực trong thời đoạn tính toán

rd : Lãi suất danh nghĩa trong thời đoạn phát biểu m1 : Số thời đoạn ghép lãi trong thời đoạn phát biểu


m2 : Số thời đoạn ghép lãi trong thời đoạn tính toán

Ví dụ: Cho lãi suất là 12% năm, ghép lãi theo quý. Hãy xác định lãi suất thực năm là bao nhiêu?

Lãi suất 12% năm là lãi suất danh nghĩa vì thời đoạn phát biểu lãi suất là năm không trùng với thời đoạn ghép lãi là quý.

Ta có: m1 = 4, m2 = 4

0124

r = 1 +

Hay r = 12,55%

- 1 = 0,1255

4

Như vậy lãi suất thực năm là 12,55%

Kết quả tính toán cho thấy lãi suất thực luôn lớn hơn lãi suất danh nghĩa tính theo cùng một thời đoạn.

Trong thẩm định tài chính DAĐT tỷ suất “r” được sử dụng để thẩm định luôn luôn là lãi suất thực.

* Thẩm định doanh thu, chi phí của dự án: Sau khi xác định được tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và tiến độ huyđộng vốn, bước tiếp theo của quá trình thẩm định là tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án. Việc tính các chỉ tiêu này được thực hiện thông qua việc lập các báo cáo tài chính dự tính cho từng năm hoặc từng giai đoạn của đời dự án. Các báo cáo tài chính giúp cho chủ đầu tư thấy được tình hình hoạt động tài chính của dự án và nó là nguồn số liệu giúp cho việc tính toán thẩm định các chỉ tiêu phản ánh mặt tài chính của dự án.

- Thẩm định doanh thu từ hoạt động của dự án: Doanh thu từ hoạt động của dự án bao gồm doanh thu do bán sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế liệu, phế phẩm và từ dịch vụ cung cấp cho bên ngoài. Doanh thu của dự án được dự tính ch từng năm hoạt động. Để lập được bảng dự tính doanh thu phải dựa vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng năm của dự án để xác định.

Bảng kế hoạch sản xuất của dự án được lập trên cơ sở công suất khả thi và mức sản xuất sự kiến của dự án đã được xác định trong phần thẩm định kỹ thuật.

Bảng kế hoạch tiêu thụ hàng năm của dự án dựa trên sản lượng sản xuất


hàng năm, địa điểm tiêu thụ và giá bán/một đơn vị sản phẩm của dự án. Dự tính doanh thu của dự án được thực hiện theo bảng sau: [18]

Bảng 1.3: Dự tính doanh thu

Đơn vị tính


Chỉ tiêu

Năm hoạt động





A. Doanh thu từ sản phẩm chính





B. Doanh thu từ sản phẩm phụ





C. Doanh thu từ phế liệu, phế phẩm





D. Dịch vụ cung cấp cho bên ngoài





Tổng Doanh thu chưa có thuế VAT





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào - 24

VAT: Thuế giá trị gia tăng

- Thẩm định chi phí sản xuất của dự án: Chỉ tiêu này cũng được tính cho từng năm trong suốt cả đời của dự án. Việc dự tính chi phí sản xuất dự án dựa trên kế hoạch sản xuất hàng năm, kế hoạch khấu hao và kế hoạch trả nợ của dự án.

Khấu hao là một yếu tố của chi phí sản xuất. Bởi vậy mức khấu hao có ảnh hưởng đến lợi nhuận, đến mức thuế thu nhập phải nộp hàng năm của doanh nghiệp. Nếu khấu hao tăng, lợi nhuận giảm và do đó thuế thu nhập doanh nghiệp giảm và ngược lại. Vì vậy việc xác định chính xác mức khấu hao có ý nghĩa quan trọng trong thẩm định tài chính DAĐT. Mức khấu hao được xác định hàng năm lại phụ thuộc vào phương pháp tính khấu hao.

Theo văn bản quản lý hiện hành, khấu hao được xác định theo ba phương pháp sau: [18]

- Phương pháp tính khấu hao đường thẳng: Xác định mức tích khấu hao trung bình hàng năm trong tài sản cố định theo công thức dưới đây:

Mức tích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định =

Nguyên giá tài sản cố định Thời gian sử dụng

Mức tích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích

cả năm chia cho 12 tháng.

Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khaấu hao trung bình của tài sản cố


định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng được xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian đã sử dụng) của tài sản cố định.

Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao lũy kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như:

+ Xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định

+ Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao hàng

=

năm của tài sản cố định

Giá trị còn lại của

x

tài sản cố định

Tỷ lệ khấu hao nhanh

Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ khấu

=

hao nhanh %

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng

Hệ số

x

điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng được xác định như sau:

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng %

1

= Thời gian sử dụng của tài sản cố định


x 100

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:

Thời gian sử dụng của tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh (lần)

Đến 4 năm ( t < 4 năm)

1,5

Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t < 6 năm)

2,0

Trên 6 năm ( t > 6 năm)

2,5

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dầnnói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định thì từ năm đó mức


khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.

+ Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:

Căn cứ vào hồ sơ kinh tế kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.

Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.

Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản =

cố định Trong đó:

Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng

Mức trích khấu hao x bình quân tính cho

một đơn vị sản phẩm

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm =

Nguyên giá tài sản cố định Sản lượng theo công suất thiết kế

Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng mức trích khấu hao

của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:

Mức trích khấu

hao năm của tài = sản cố định

Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm

Mức trích khấu hao x bình quân tính cho

một đơn vị sản phẩm

Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.

Trên cơ sở lựa chọn phương pháp khấu hao, tiến hành lập bảng kế hoạch khấu hao hàng năm.

Bảng kế hoạch trả nợ được xây dựng trên cơ sở kế hoạch vay nợ và các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2022