Tổ Chức Và Kết Quả Kiểm Toán Hoạt Động Mua Sắm, Quản Lý Tài Sản Của Các Ban Quản Lý Dự Án Giai Đoạn 2005 - 2007


kịp thời các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước là 12.877 triệu đồng; Một số khoản chi chưa đủ điều kiện đã đưa vào quyết toán 7.118 triệu đổng.

Ngoài ra, qua kiểm toán việc quản lý và sử dụng kinh phí chi sự nghiệp môi trường của 12 tỉnh, thành phố cho thấy nguồn kinh phí chủ yếu sử dụng cho công tác vệ sinh môi trường, chiếm hơn 95% (còn nội dung chi nghiệp vụ hoạt động môi trường như quan trắc, phân tích môi trường đất, nước, không khí, kiểm tra giám sát đánh giá hiện trạng môi trường, lập đề án quản lý môi trường chỉ đạt xấp xỉ 5%) mà chưa quan tâm đến việc sử dụng kinh phí chi cho việc phòng ngừa, ngăn chặn, cảnh báo về môi trường nên tình trạng ô nhiễm, suy thoái về môi trường chưa được cải thiện. Từ đó đã làm giảm hiệu quả sử dụng kinh sự nghiệp môi trường.

2.2.4. Tổ chức và kết quả kiểm toán hoạt động mua sắm, quản lý tài sản của các ban quản lý dự án giai đoạn 2005 - 2007

2.2.4.1. Tổ chức kiểm toán hoạt động mua sắm, quản lý tài sản của các ban quản lý dự án giai đoạn 2005 – 2007

Thứ nhất: Về mục tiêu kiểm toán

Một là, Xác định tính đúng đắn, trung thực trong việc sử dụng ngân sách để mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản tại các ban quản lý dự án;

Hai là, Đánh giá tính tuân thủ hệ thống các văn bản về quản lý tài chính hiện hành của nhà nước đối với việc mua sắm tại các ban quản lý dự án;

Ba là, Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của việc quản lý, sử dụng ngân sách trong việc mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản tại các ban quản lý dự án;

Bốn là, Kiến nghị phát huy những mặt làm tốt, khắc phục, sửa chữa sai sót, vi phạm để chấn chỉnh công tác quản lý kinh tế, tài chính tại các đơn vị được kiểm toán;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Năm là, Kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm, sửa đổi, bổ sung, cải tiến chế độ mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản tại các ban quản lý dự án.


Tăng cường vai trò của kiểm toán hoạt động ở Việt Nam do kiểm toán nhà nước thực hiện - 14

Thứ hai: Về nội dung kiểm toán

Một là, kiểm toán tổng hợp tình hình mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản của các ban quản lý dự án theo Chỉ thị số 17/2007/CT - TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ gồm: Việc tuân thủ pháp luật trong mua sắm tài sản phục vụ trực tiếp hoạt động của ban quản lý dự án, tài sản được hình thành thông qua việc thực hiện chức năng mua sắm của các ban quản lý dự án, việc quản lý, sử dụng tài sản của các ban quản lý dự án; Kiểm toán việc thực hiện trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương với chức năng quản lý nhà nước, vai trò của chủ đầu tư trong quyết định, tổ chức mua sắm tài sản, trong kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản tại các ban quản lý dự án.

Hai là, kiểm toán chi tiết gồm: Việc sử dụng các nguồn vốn trong mua sắm tài sản; Việc chấp hành các quy định về xử lý tài sản của các dự án khi kết thúc hoặc không có nhu cầu sử dụng trong quá trình thực hiện dự án; Việc tuân thủ các quy định hiện hành của nhà nước về mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản tại các ban quản lý dự án.

Thứ ba: Về phạm vi kiểm toán

Một là, năm tài chính kiểm toán từ năm 2005 - 2007 và các thời kỳ trước, sau có liên quan; Hai là, kiểm toán tại các ban quản lý của 04 bộ và 04 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ba là, kiểm toán đối với tất cả các loại tài sản đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định được hình thành từ tất cả các nguồn của ban quản lý dự án thuộc các bộ, ngành và địa phương từ 01/1/2005 đến 31/12/2007. Riêng tài sản hình thành từ 2004 trở về trước chỉ tập trung kiểm toán việc thực hiện chức năng quản lý và sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật.

2.2.4.2. Kết quả kiểm toán hoạt động mua sắm, quản lý tài sản của các ban quản lý dự án giai đoạn 2005 - 2007

Thứ nhất, tình hình chấp hành các quy định về mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản còn khá nhiều bất cập, được thể hiện:

Một là, Còn tới 27/39 bộ, ngành và 37/64 địa phương, 12/19 tổng công ty chưa tổng hợp tình hình thực hiện các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng


trong Chỉ thị số 17/2007/CT-TTg ngày 25/7/2007 gửi Bộ Tài chính trước 30/9/2007 để Bộ Tài chính tổng hợp tình hình thực hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất trình Chính phủ xử lý trong quý IV năm 2007 và báo cáo kết quả thực hiện các nội dung của Chỉ thị trong tháng 1/2008.

Hai là, Một số bộ, ngành, địa phương chưa thành lập kịp thời các đoàn thanh, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng tài sản của các Ban quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước; không tổng hợp tình hình thực hiện Chỉ thị số 17/2007/CT-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ Tài chính trước ngày 30/9/2007 để Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng trong quí IV năm 2007. Đồng thời cũng chưa kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo các Ban quản lý dự án xây dựng quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ban quản lý dự án; xử lý không đúng hoặc chậm so với quy định đối với dự án đã kết thúc...

Ba là, Còn khá nhiều dự án đã kết thúc, việc xử lý tài sản còn chậm so với quy định tại Thông tư số 116/2005/TT - BTC ngày 19/12/2005 của Bộ Tài chính.

Bốn là, Báo cáo tình hình mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản của các Ban quản lý dự án do một số Bộ, ngành địa phương còn một số sai sót, như: phản ánh thiếu một số tài sản tương ứng với số tiền 5.085 triệu đồng (giá trị ôtô thiếu 2.382 triệu đồng, xe máy 889 triệu đồng, máy móc trang thiết bị 805 triệu đồng, tài sản khác 1.009 triệu đồng);...

Năm là, Mua sắm vượt tiêu chuẩn, chế độ, sai mục đích, không phản ánh vào sổ kế toán và báo cáo quyết toán tại 04 Bộ và 04 địa phương được kiểm toán với tổng giá trị tài sản, thiết bị làm việc là 95.303 triệu đồng, gồm: Tài sản là cơ sở nhà, đất: Không phản ánh vào sổ kế toán và báo cáo quyết toán 19.443 triệu đồng; xây dựng vượt tiêu chuẩn 4.502 triệu đồng; Tài sản là phương tiện đi lại: Mua sắm phương tiện đi lại cao hơn tiêu chuẩn, chế độ, không có trong hợp đồng, không đúng nguồn 53.461,7 triệu đồng (tàu trục thả phao 2 tấn, tàu công tác không đúng nguồn 8.686,7 triệu đồng; ô tô 73 chiếc cao hơn tiêu chuẩn số tiền 32.854 triệu đồng; 16 chiếc không có trong hợp đồng tư vấn


giám sát 7.601 triệu đồng; xe máy 160 chiếc trang bị cho cán bộ không đúng chế độ 4.320 triệu đồng); Tài sản là máy móc, thiết bị làm việc cao hơn tiêu chuẩn chế độ, sai mục đích đối tượng 17.896 triệu đồng (cao hơn tiêu chuẩn, chế độ 7.165 triệu đồng; sai mục đích, đối tượng 2.142 triệu đồng; lãng phí

8.590 triệu đồng), trong đó, một số tài sản không có chế độ như: Máy tính xách tay 61 chiếc 1.310 triệu đồng; điện thoại di động 26 chiếc 172 triệu đồng, máy ảnh, camera...

Sáu là, Dùng vốn đầu tư cho các dự án có sử dụng vốn ODA để mua máy móc trang thiết bị đắt tiền cho các Ban quản lý dự án, cho cơ quan quản lý cấp trên, cho các đơn vị khác, trang bị cho các đối tượng không đúng mục đích. Nhiều loại máy móc trang thiết bị không dùng được, chưa bàn giao đã hỏng.

Bảy là, Trong quá trình mua sắm máy móc trang thiết bị còn thiếu sót về trình tự, thủ tục, đấu thầu, xét chọn nhà thầu. Một số dự án đầu tư không đồng bộ.

Tám là, Tình trạng mượn và cho mượn tài sản diễn ra dưới nhiều hình thức. Một số bộ, ngành và địa phương điều chuyển tài sản không đúng thẩm quyền...

Thứ hai, chính sách và cơ chế quản lý tài sản, trang thiết bị còn khá nhiều bất cập được thể hiện:

Một là, Hiện các văn bản, đều quy định “đối với các Ban quản lý dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) hoặc vốn viện trợ nước ngoài thì thực hiện theo quy định của Hiệp định được ký kết”, do đó, các Ban quản lý dự án đều thực hiện trang cấp tài sản, phương tiện làm việc cao hơn so với tiêu chuẩn, định mức chung quy định đối với các cơ quan nhà nước. Trong khi nguồn vốn huy động từ ODA thực chất là nguồn vốn ngân sách nhà nước vay nước ngoài để đầu tư phát triển (Chính phủ phải vay và trả nợ). Do đó cơ chế mua sắm, quản lý và sử dụng phải phù hợp với các quy định hiện hành của Việt Nam, nhằm tạo sự công bằng giữa cán bộ công chức làm việc cho những Ban quản lý dự án có dự án sử dụng vốn ODA, vốn viện trợ nước ngoài với những


Ban khác và những ngành khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng vốn lãng phí và giảm hiệu quả của dự án.

Hai là, Còn khá nhiều Ban quản lý dự án mua ô tô bằng nguồn kinh phí của dự án vượt mức quy định đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp. Cụ thể theo Điều 10, Quyết định số 59/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ thì “các chức danh lãnh đạo (không kể kiêm nhiệm) có hệ số phụ cấp lãnh đạo từ 0,7 đến 1,25 được sử dụng xe ô tô hiện có...” mà không quy định việc điều chỉnh cho phù hợp với Điều 10, nên hầu hết các Ban đều sử dụng xe vượt tiêu chuẩn, định mức (do mua trước thời điểm Quyết định số 59 có hiệu lực), như vậy vô hình chung đã chấp thuận cho các Ban quản lý dự án được phép sử dụng những xe ôtô đã mua cao hơn tiêu chuẩn;

Ba là, Theo quy định hiện hành khi dự án kết thúc các phương tiện, thiết bị văn phòng... trang bị cho các tỉnh, phải chuyển về Chủ đầu tư để tiến hành xử lý. Quy định như vậy đối với nhiều dự án là không hợp lý và không khả thi, vì chi phí để vận chuyển sẽ lớn hơn (thậm chí lớn hơn nhiều) số tiền thu được qua bán đấu giá.

Thứ ba, tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả trong việc mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản ở hầu hết các đơn vị được kiểm toán đều chưa đáp ứng được mục tiêu ban đầu đặt ra, được thể hiện:

Một là, Đấu thầu chậm so với kế hoạch làm giảm hiệu quả vốn đầu tư, như: Một số Ban quản lý dự án thuộc Bộ Y tế đấu thầu 5 gói thầu chậm hơn so với kế hoạch được duyệt; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn một số kế hoạch mua sắm đã được duyệt của các dự án, đều chưa được thực hiện kịp thời, một số khoản mua sắm chậm hơn từ 1 đến 3 năm làm cho dự án chậm phát huy hiệu quả.

Hai là, Đầu tư, mua sắm trang thiết bị nhưng không sử dụng được, làm giảm hiệu quả, lãng phí vốn đầu tư, như: Ban Quản lý Đường bộ II thuộc Bộ Giao thông - Vận tải mua 20 Licence Windows XP Home có bản quyền sử dụng cho các máy tính nhưng do 20 phần mềm này không phù hợp nên người


sử dụng đã phải gỡ bỏ lãng phí; Bộ Y tế, dự án Y tế nông thôn trang bị máy móc thiết bị cho các bệnh viện nhưng không sử dụng được...

Ba là, Đầu tư không đồng bộ làm giảm hiệu quả vốn đầu tư: Đầu tư mua sắm máy móc không đồng bộ (máy móc, thiết bị không có nơi lắp đặt, không có cán bộ sử dụng) tại các dự án của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, dẫn đến tình trạng thiết bị mua về không được sử dụng ngay, hiệu quả đầu tư của dự án chậm được phát huy.

Bốn là, Chất lượng một số máy móc, thiết bị mua sắm tại Bộ Y tế, không đảm bảo nên không sử dụng được làm lãng phí vốn đầu tư.

Năm là, Xử lý tài sản dự án kết thúc chậm làm giảm giá trị tài sản, tăng chi phí: Việc xử lý tài sản không có nhu cầu sử dụng, khi dự án kết thúc của các Bộ, ngành chậm (ở 3 khâu chính: Ban quản lý dự án tập hợp chậm, các Bộ quyết định xử lý chậm, Ban quản lý dự án tiến hành các thủ tục chậm) làm giảm giá trị của tài sản và phải trả thêm tiền lưu kho, lưu bãi.

Sáu là, Mô hình tổ chức các Ban quản lý dự án không chuyên trách còn bất cập làm giảm hiệu quả vốn đầu tư, như: Bộ Y tế thành lập các Ban quản lý dự án theo từng dự án, trong khi bộ có quá nhiều dự án, nên mỗi dự án lại có một Ban quản lý dự án riêng dẫn đến số lượng đầu mối Ban quản lý dự án quá nhiều, gây khó khăn cho công tác quản lý đồng thời gây tốn kém cho việc mua sắm tài sản, phương tiện phục vụ hoạt động của các Ban...; Tại một số Ban quản lý dự án, công tác quản lý và sử dụng tài sản riêng rẽ theo từng dự án làm hạn chế việc khai thác công năng của tài sản, mặt khác làm tăng số lượng tài sản mua sắm, làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản, giảm hiệu quả sử dụng vốn dự án.

2.3. Đánh giá vai trò của kiểm toán hoạt động ở Việt Nam do kiểm toán nhà nước thực hiện

2.3.1. Khái quát chung về vai trò của kiểm toán hoạt động ở Việt Nam do kiểm toán nhà nước thực hiện


Để thực hiện đầy đủ vai trò của kiểm toán hoạt động, trong những năm gần đây, trong hầu hết các cuộc kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã chú trọng đánh giá tình hình thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bên cạnh việc chỉ rõ sai phạm, địa chỉ sai phạm, trách nhiệm của các tập thể cá nhân để xảy ra sai phạm, kiến nghị cụ thể với các cơ quan liên quan xử lý theo quy định của pháp luật, Kiểm toán Nhà nước đã chú trọng hơn việc đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động tại các đơn vị được kiểm toán. Qua việc mở rộng lĩnh vực, phương thức kiểm toán, chất lượng hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán hoạt động nói riêng ngày càng được nâng cao, có nhiều tiến bộ hơn giúp các đơn vị được kiểm toán khắc phục những yếu kém, bất cập, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. Thông qua kết quả của các cuộc kiểm toán hoạt động lồng ghép và kết quả kiểm toán của 04 cuộc kiểm toán đã trình bày trên cho thấy vai trò của kiểm toán hoạt động đã ngày càng rõ nét và được khẳng định trên cả phương diện quản lý vĩ mô và quản lý vi mô nền kinh tế, được thể hiện:

Một là, kiểm toán hoạt động đã góp phần không nhỏ vào việc xác lập vị trí của hoạt động kiểm toán nhà nước trong hệ thống các công cụ kiểm tra, kiểm soát vĩ mô nền kinh tế nói chung được biểu hiện trên các mặt sau:

Quốc hội, Chính phủ đã có những thay đổi trong nhận thức về hoạt động kiểm toán nhà nước, bởi xét về lâu dài hoạt động kiểm toán nhà nước nói chung, kiểm toán hoạt động nói riêng là công cụ chủ yếu của Quốc hội trong việc thực hiện quyền giám sát tối cao của mình. Kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là cơ sở để Quốc hội đưa ra các quyết định đúng đắn và có hiệu quả đối với nền kinh tế.

Khẳng định sự hiện diện của hoạt động kiểm toán nhà nước nói chung, kiểm toán hoạt động nói riêng trong quản lý thu chi ngân sách, những năm qua là một tất yếu khách quan, là phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phù hợp với thông lệ quốc tế.


Về tính chất hoạt động và kết quả kiểm toán trong những năm qua, chứng tỏ hoạt động kiểm toán nhà nước nói chung, kiểm toán hoạt động nói riêng đang từng bước xác lập được địa vị pháp lý của mình, trong hoạt động quản lý vĩ mô của nhà nước. Nền tài chính công đang dần dần được kiểm soát chặt chẽ từ nhiều góc độ và đang từng bước chấn chỉnh các sai phạm trong quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước. Các bộ, ngành, các địa phương nhận thức và thấy được rõ hơn vai trò của hoạt động kiểm toán nhà nước nói chung, kiểm toán hoạt động nói riêng và nhất là việc khẳng định tính tất yếu khách quan của công cụ kiểm toán nhà nước trong quản lý vĩ mô của nhà nước theo cơ chế thị trường, trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hai là, kiểm toán hoạt động đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị được kiểm toán, ngăn chặn kịp thời các nguy cơ về tham nhũng, xâm phạm các nguồn lực thuộc ngân sách nhà nước, qua đó khẳng định vai trò của kiểm toán hoạt động đang thực sự trở thành công cụ quan trọng trong quản lý vĩ mô của nhà nước thể hiện trên các mặt cụ thể sau:

Là công cụ quan trọng, để thực hiện kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục việc chấp hành luật và các chế độ chính sách trong quá trình quản lý và chấp hành thu - chi ngân sách nhà nước. Qua kết quả kiểm toán, đã đưa ra các ý kiến đánh giá, nhận xét giúp các đơn vị sử dụng kinh phí đúng mục đích nhằm tiết kiệm các nguồn lực tài chính góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và các chương trình, dự án cải cách hành chính nhà nước. Đồng thời hoạt động kiểm toán nhà nước nói chung, kiểm toán hoạt động nói riêng góp phần không nhỏ vào quá trình đấu tranh chống lãng phí, ngăn chặn các hành vi tiêu cực, tham nhũng, góp phần làm trong sạch bộ máy quản lý hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, mà hoạt

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 27/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí