Khái Quát Về Kiểm Toán Hoạt Động Ở Việt Nam



Tổng KTNN



HĐKTNN





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Tăng cường vai trò của kiểm toán hoạt động ở Việt Nam do kiểm toán nhà nước thực hiện - 11


Văn phòng KTNN



VTCCB



Vụ Tổng hợp



Vụ CĐ & KSCLKT


KTNN CN I





KTNN CN II




KTNN CN III





KTNN CN IV





KTNN CN V





KTNN CN VI




KTNN CN VII


KTNNKV I




KTNN KV II




KTNN KV III




KTNN KV IV




KTNN KV V




KTNN KV VI




KTNN KV VII


TTKH & BDCB





Trung tâm tin học




Tạp chí kiểm toán


KTNN KV IX


KTNN KV VIII



Vụ Pháp chế



Vụ QHQT

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước


Trong hơn 15 năm hoạt động, có thể nói Kiểm toán Nhà nước đã tạo lập được môi trường, xây dựng được cơ chế, kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng liên tục, đa dạng, khá đồng bộ và toàn diện cả về đào tạo bằng cấp và chuyên gia; trong và ngoài nước; chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ và kiến thức, kỹ năng quản lý, văn hoá và ứng xử nghề nghiệp; bồi dưỡng cập nhật kiến thức và đào tạo theo ngạch bậc công chức, kết hợp với thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên nhà nước. Công tác quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm và bổ nhiệm cán bộ luôn được thực hiện bài bản, khoa học, công khai, minh bạch theo đúng quy định của Đảng, nhà nước, phù hợp với điều kiện đặc thù và khả năng của ngành. Đội ngũ cán bộ, công chức, kiểm toán viên hiện tại của toàn hệ thống Kiểm toán Nhà nước hiện có trên 1.200 người, trong đó công chức có trình độ đại học trở lên chiếm trên 90% tổng số cán bộ, công chức...

Từ khi thành lập đến nay, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành hàng nghìn cuộc kiểm toán với quy mô lớn, nhỏ khác nhau tại các đơn vị sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Với khuôn khổ pháp lý dần hoàn thiện, năng lực được tăng cường, hoạt động kiểm toán nhà nước ngày càng rộng về quy mô, đa dạng về loại hình và phương thức kiểm toán, tiến bộ về chất lượng kiểm toán... Kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm toán được thể hiện:

Thứ nhất, Về quy mô, đã tăng dần số lượng cuộc kiểm toán theo từng năm; từ năm 2006 mỗi năm Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán từ 90 đến 130 đầu mối (Bộ, ngành, cơ quan trung ương, tỉnh, thành phố, tập đoàn, tổng công ty, dự án đầu tư nhóm A…), bình quân gấp 2 lần so với giai đoạn trước, riêng lĩnh vực đầu tư xây dựng số lượng các dự án đầu tư được kiểm toán gấp 4 lần. Đối với lĩnh vực ngân sách nhà nước, số lượng đầu mối và tổng số thu, chi ngân sách được kiểm toán tăng nhanh. Nếu năm 2004, kiểm toán tại 8 bộ, ngành và 22 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chiếm


5,38% chi ngân sách trung ương, 29% tổng số chi ngân sách địa phương và 38% tổng số thu ngân sách nhà nước thì đến năm 2008, kiểm toán tại 20 Bộ, ngành và 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 29% tổng chi ngân sách Trung ương, 49% tổng số chi ngân sách địa phương và 60% tổng số thu ngân sách đã được kiểm toán.

Khoảng cách bình quân giữa 2 lần kiểm toán mỗi đơn vị cũng rút ngắn. Trong 05 năm gần đây, hầu hết các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính, bảo hiểm… được kiểm toán 2-3 năm một lần; trung bình mỗi năm kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước của 50% số tỉnh, thành phố. Nhiều đơn vị được kiểm toán thường xuyên hàng năm theo luật định như: Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc thực hiện kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia theo đề nghị của các nhà tài trợ như: Chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo... đã trở thành công việc thường xuyên trong những năm gần đây của hoạt động kiểm toán nhà nước.

Thứ hai, Về loại hình và phương thức kiểm toán, sau khi được bổ sung chức năng, nhiệm vụ và tổ chức theo Nghị định Số 93/2003/NĐ-CP ngày 13/8/2003 của Chính phủ và nhất là từ khi Luật Kiểm toán nhà nước có hiệu lực (năm 2006), Kiểm toán Nhà nước đã tăng cường kiểm toán cả về diện và chiều sâu, đã từng bước thực hiện đầy đủ cả 3 loại hình kiểm toán: báo cáo tài chính, tuân thủ và hoạt động, chú trọng đánh giá tình hình thực hiện Luật Phòng, Chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, Chống lãng phí. Đã từng bước tiến hành xác nhận các chỉ tiêu chủ yếu về tổng thu, tổng chi, bội chi ngân sách nhà nước để cung cấp thông tin xác thực và đảm bảo chất lượng cho Chính phủ, Quốc hội trong việc xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước và quyết định dự toán ngân sách nhà nước; cung cấp


thông tin cho Hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hàng năm. Kiểm toán Nhà nước cũng thực hiện kiểm toán và xác nhận báo cáo quyết toán vốn đầu tư của các dự án đầu tư xây dựng, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức kinh tế nhằm cung cấp thông tin khách quan, trung thực và nâng cao tính minh bạch trong quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Thực hiện quy định của pháp luật, nhất là Luật Phòng, Chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, Chống lãng phí, Kiểm toán Nhà nước đã tăng cường kiểm toán tuân thủ, qua đó chỉ rõ sai phạm, địa chỉ sai phạm, trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm, kiến nghị cụ thể với các cơ quan liên quan xử lý theo quy định của pháp luật.

Cùng với hậu kiểm, những năm gần đây Kiểm toán Nhà nước đã bắt đầu thực hiện hình thức tiền kiểm như thẩm định và trình bày ý kiến về dự toán ngân sách nhà nước hàng năm trước khi Chính phủ trình Quốc hội, thực hiện kiểm toán các dự án đầu tư từ khi khởi công đến khi kết thúc đầu tư đưa công trình vào sử dụng và nhất là phương thức kiểm toán chuyên đề cũng được triển khai mở rộng từ khi thực hiện Luật Kiểm toán nhà nước nhằm đi sâu kiểm toán, giải đáp các vấn đề thực tiễn trong công tác quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đang được dư luận quan tâm và đã đề xuất được nhiều ý kiến có giá trị để hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, chế độ quản lý. Điển hình là các cuộc kiểm toán chuyên đề quản lý và sử dụng ngân sách chi cho khoa học - công nghệ giai đoạn 2001 - 2005; chuyên đề chi sự nghiệp môi trường giai đoạn 2006 - 2008; chuyên đề bù lỗ mặt hàng dầu giai đoạn 2006 - 2008; chuyên đề quản lý và sử dụng phí, lệ phí giao thông đường bộ hay chuyên đề mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản của các ban quản lý dự án của các bộ, ngành và địa phương…

Thứ ba, Về công khai và cung cấp kết quả kiểm toán, thực hiện quy định tại Điều 58 và 59 của Luật Kiểm toán nhà nước, Nghị định Số 91/2008/NĐ-


CP ngày 18/8/2008 của Chính phủ về công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, định kỳ Kiểm toán Nhà nước họp báo công bố công khai kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, tạo được dư luận tốt cả trong nước và quốc tế. Ngoài hình thức họp báo công bố kết quả kiểm toán năm, Kiểm toán Nhà nước còn công bố kết quả của cuộc kiểm toán thông qua các hình thức họp báo hoặc đăng tải trên Trang Thông tin điện tử và Tạp chí Kiểm toán theo quy định. Ngoài ra các báo cáo kiểm toán định kỳ, đột xuất đều được báo cáo, gửi, cung cấp đầy đủ, kịp thời cho Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đơn vị được kiểm toán… theo quy định của pháp luật. Vì vậy, việc thực hiện và báo cáo, tổng hợp thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán ngày càng đi vào thực chất và nề nếp hơn...

Tổng hợp kết quả kiểm toán 15 năm qua, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính với tổng số tiền 56.412 tỷ đồng, trong đó tăng thu về thuế và các khoản thu khác 14.858 tỷ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước 7.838 tỷ đồng, ghi thu - ghi chi để quản lý qua ngân sách nhà nước 12.747 tỷ đồng và kiến nghị xử lý tài chính khác 20.969 tỷ đồng. Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị huỷ bỏ, sửa đổi hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật sai quy định hoặc không phù hợp thực tế. Chỉ tính riêng từ năm 2006 đến nay đã kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương hủy bỏ 109 văn bản, sửa đổi, bổ sung 25 văn bản (nghị định, nghị quyết, quyết định, thông tư…).

2.1.2. Khái quát về kiểm toán hoạt động ở Việt Nam

2.1.2.1. Khái quát về cơ sở pháp lý cho kiểm toán hoạt động ở Việt Nam Mặc dù ý tưởng về kiểm toán hoạt động xuất hiện từ đầu những năm

1940, nhưng đến cuối những năm 1960 mới được triển khai ở một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Thụy Điển. Lúc đầu, kiểm toán hoạt động có quan hệ chặt chẽ với khái niệm lập ngân sách chương trình. Khái niệm lập ngân sách chương trình là để nâng cao hiệu lực bằng cách hình


thành nên một hệ thống kiểm soát và quản lý để tăng dần sự cần thiết của tư duy kinh tế và trách nhiệm tài chính của các cấp. Cơ sở của việc lập ngân sách chương trình là phân chia hoạt động thành các chương trình và xác định nhiệm vụ mà các bộ, ngành phải đảm niệm. Việc này có nghĩa rằng các mục tiêu phải được xác định cụ thể cho từng chương trình và từng bộ, ngành và nó nhấn mạnh đến sự cần thiết của một hệ thống đánh giá việc hoàn thành các mục tiêu. Chính vì vậy một loại hình kiểm toán được đưa ra để đáp ứng các đòi hỏi trên, đó là kiểm toán hoạt động.

Kiểm toán nói chung, kiểm toán hoạt động nói riêng ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện vào những năm 1990, trước hết là sự ra đời của kiểm toán độc lập vào năm 1991, rồi đến sự ra đời của kiểm toán nhà nước vào năm 1994 theo Nghị định 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ. Điều 1 Nghị định 70/CP quy định:

Nay thành lập Kiểm toán Nhà nước để giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước và các quần thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp[9].

Như vậy chức năng của cơ quan Kiểm toán Nhà nước theo Nghị định 70/CP nói trên chỉ có kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính, còn chức năng kiểm toán hoạt động mới bước đầu được hình thành tại Nghị định số 93/200/NĐ

– CP ngày 13/8/2003 của Chính phủ, nhưng cũng được quy định hết sức mờ nhạt qua việc quy định về kiểm toán tính kinh tế tại Điều 1 Nghị định số 93 như sau:

Kiểm toán Nhà nước là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng kiểm toán, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp và báo cáo tổng quyết toán ngân sách nhà nước; báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính của các cơ quan, đơn vị, tổ


chức có sử dụng ngân sách nhà nước; kiểm toán tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công theo kế hoạch hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các nhiệm vụ đột xuất do Thủ tướng Chính phủ giao hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu[10].

Kiểm toán hoạt động ở Việt Nam chính thức được quy định tại Điều 4 Luật Kiểm toán nhà nước như sau “kiểm toán hoạt động là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước”[81]; Điều 39 Luật Kiểm toán nhà nước quy định nội dung kiểm toán hoạt động gồm:

Tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động; việc bảo đảm, quản lý và sử dụng các nguồn lực; hệ thống kiểm soát nội bộ; các chương trình, dự án, các hoạt động của đơn vị được kiểm toán; tác động của môi trường bên ngoài đối với tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của đơn vị được kiểm toán[81].

2.1.2.2. Khái quát tình hình tổ chức các cuộc kiểm toán hoạt động do kiểm toán nhà nước thực hiện

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam được tổ chức theo mô hình Kiểm toán Nhà nước trung ương và Kiểm toán Nhà nước khu vực. Kiểm toán Nhà nước trung ương có các đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm toán hàng năm (bao gồm 07 đơn vị: Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành I; Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành II; Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành III; Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành IV; Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành V; Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VI và Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII, trụ sở đóng tại Hà Nội). Kiểm toán Nhà nước khu vực (bao gồm 09 đơn vị: Kiểm toán Nhà nước khu vực I; Kiểm toán Nhà nước khu vực II; Kiểm toán Nhà nước khu vực III; Kiểm toán Nhà nước khu vực IV; Kiểm toán Nhà nước


khu vực V; Kiểm toán Nhà nước khu vực VI; Kiểm toán Nhà nước khu vực VII; Kiểm toán Nhà nước khu vực VIII và Kiểm toán Nhà nước khu vực IX, trụ sở đóng tại 9 địa phương trong cả nước). 07 Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành thực hiện kiểm toán đối với ngân sách các bộ, ngành; các chương trình, dự án; các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính tín dụng có vốn nhà nước (trên 51% vốn nhà nước); lĩnh vực an ninh quốc phòng. 09 Kiểm toán Nhà nước khu vực thực hiện kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Khi Luật Kiểm toán nhà nước có hiệu lực, Kiểm toán Nhà nước đã tăng cường kiểm toán cả về diện rộng và chiều sâu, thực hiện cả 3 loại hình kiểm toán: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động. Các cuộc kiểm toán hoạt động được triển khai dưới hai dạng:

Một là, thực hiện kiểm toán hoạt động lồng ghép trong các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ hàng năm. Phương thức này được thực hiện đối với các cuộc kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; kiểm toán việc quản lý và sử dụng ngân sách các bộ, ngành; kiểm toán các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia và các tổng công ty nhà nước.

Khi thực hiện kiểm toán hoạt động dưới dạng này, các kiểm toán viên chủ yếu sử dụng các kiến thức và kỹ năng kiểm toán báo cáo tài chính để thu thập bằng chứng kiểm toán cũng như đưa ra những đánh giá về tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của việc quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Quy trình và các phương pháp áp dụng trong quá trình kiểm toán là các phương pháp sử dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính. Do đó những nhận xét, đánh giá và kiến nghị của kiểm toán viên về tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực đối với việc sử dụng nguồn lực tại đơn vị được kiểm toán còn nhiều hạn chế, chưa thực sự sâu sắc và gía trị thực tiễn chưa cao.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 27/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí