Tổ Chức Và Kết Quả Kiểm Toán Hoạt Động Quản Lý Và Sử Dụng Kinh Phí Sự Nghiệp Môi Trường Giai Đoạn 2006 – 2008


Phòng Kế hoạch – Đầu tư, 04 Khu quản lý đường bộ và 04 ban quản lý dự án đường bộ trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam.

2.2.2.2. Kết quả kiểm toán hoạt động quản lý và sử dụng phí, lệ phí giao thông đường bộ năm 2005 và năm 2006

Thứ nhất, trong 2 năm liên tục Cục Đường bộ Việt Nam không hoàn thành dự toán thu, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm gần 8% và tăng thu ngân sách từ thuế, phí, lệ phí từ 10% đến 15% và nhất là dự toán được giao năm 2006 còn thấp hơn dự toán được giao 2005. Do đó nếu Cục Đường bộ Việt Nam xây dựng dự toán sát với thực tế, tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước, thì số thu phí trong 02 năm sẽ còn phải tăng thêm. Tình hình thực hiện dự toán thu, chi phí đường bộ năm 2005 và năm 2006 được nêu tại Bảng 2.4 sau.

Bảng 2.4. Tình hình thu, chi phí đường bộ năm 2005 và 2006

Đơn vị tính: triệu đồng



TT


Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006

Số báo

cáo

Số kiểm

toán

Chênh

lệch

Số báo

cáo

Số kiểm

toán

Chênh lệch

1

Dự toán thu được giao

1.070.400

1.070.400

0

1.068.540

1.068.540

0

2

Thực hiện

1.020.622

1.020.622

0

1.063.939

1.063.939

0


% thực hiện/dự toán

95,3

95,3


99,5

99,5


3

Số nộp ngân sách







3.1

Năm trước

20.643

20.643

0

19.665

19.665

0

3.2

Phải nộp trong năm

524.016

524.016

0

534.428

545.534

11.106

3.3

Đã nộp

525.048

525.048

0

537.374

537.374

0

3.4

Còn phải nộp

19.610

19.610

0

16.719

27.825

11.106

4

Trả nợ vay







4.1

Nợ năm trước

5.672

5.672

0

5.916

5.916

0

4.2

Phải trả trong năm

296.291

296.291

0

320.738

309.632

(11.106)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Tăng cường vai trò của kiểm toán hoạt động ở Việt Nam do kiểm toán nhà nước thực hiện - 13


4.3

Đã trả

295.993

295.993

0

320.040

308.934

(11.106)

4.4

Còn phải trả

5.971

5.971

0

6.613

6.613

0

Nguồn: Theo báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

Thứ hai, số kinh phí được sử dụng trong năm và số kinh phí đề nghị quyết toán phản ánh chưa đầy đủ và chính xác. Tình hình kinh phí và quyết toán thu phí năm 2005 và 2006 được nêu tại Bảng 2.5 sau.

Bảng 2.5. Tình hình kinh phí và quyết toán thu phí năm 2005 và 2006

- Năm 2005

Đơn vị tính: triệu đồng


TT

Chỉ tiêu

Số báo cáo

Số kiểm toán

Chênh lệch

1

K.phí năm trước chuyển sang

2.947

2.947

0

2

KP được khoán chi trong năm

151.213

151.213

0

3

KP được sử dụng trong năm

154.160

154.160

0

4

Kinh phí đề nghị quyết toán

150.273

149.707

- 566

5

Kinh phí nộp NSNN

0



6

Kinh phí chuyển năm sau

3.887

4.453

566

- Năm 2006

Đơn vị tính: triệu đồng


TT

Chỉ tiêu

Số báo cáo

Số kiểm toán

Chênh lệch

1

K.phí năm trước chuyển sang

3.887

4.453

566

2

KP được khoán chi trong năm

156.675

156.675

0

3

KP được sử dụng trong năm

160.562

161.128

566

4

Kinh phí đề nghị quyết toán

159.017

158.627

-390

5

Kinh phí nộp NSNN




6

Kinh phí chuyển năm sau

1.544

2.500

956

Nguồn: Theo báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

Thứ ba, quản lý tài sản nhà nước chưa chặt chẽ


Một là, Đến ngày 31/12/2006 tổng số tài sản của nhà nước tạm giao cho các công ty quản lý nguyên giá 228.202 triệu đồng. Hầu hết các công ty sử dụng số tài sản này để sản xuất kinh doanh cho đơn vị, nhưng đều không nộp khấu hao tài sản hoặc nộp tiền thuê tài sản vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Hai là, Khu quản lý Đường bộ II dùng tài sản nhà nước, cho các đơn vị thuê phòng làm việc, số tiền thu được không nộp ngân sách để lại chi sửa chữa nhà: 135,289 triệu đồng. Số kinh phí còn tồn đến cuối năm 2006 là 181,8 triệu đồng.

Thứ tư, hiệu quả kinh tế thu, sử dụng phí đường bộ còn thấp

Một là, Về hiệu quả thu phí: Các trạm thu phí chủ yếu sử dụng bằng hình thức thu thủ công, trong đó chỉ có 01 trạm (Trạm thu phí số 2 - Quốc lộ 14, tỉnh Bình Phước) áp dụng công nghệ tự động hoá với giá trị công trình đề nghị quyết toán là 3.729,8 triệu đồng. Dự án đưa vào hoạt động từ tháng 7/2006, kết quả thu phí thủ công từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2005 so sánh với thu tự động từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2006 nêu tại Bảng 2.6 sau.

Bảng 2.6. Kết quả thu phí của Trạm thu phí số 2 - Quốc lộ 14


TT

Nội dung

Năm 2005

Năm 2006

(%)

1

2

3

4

4/3

1

Kết quả thu phí (đồng)

5.633.456.000

6.536.236.000

116

2

Biên chế (người)

68

57

84

3

Chi phí tiền lương (đồng)

648.270.000

716.706.377

111

4

Chi phí in vé (đồng)

51.078.700

28.752.867

56

Nguồn: Theo báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

Qua số liệu trên cho thấy với việc áp dụng công nghệ thu tự động đã góp phần tăng thu so với hình thức thu thủ công là 16%, giảm biên chế 16%, trong khi tiền lương tăng 11%.

Hai là, Về hiệu quả sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động thu phí


Kết qủa kiểm toán cho thấy hiệu quả thu, sử dụng phí chưa đạt mục tiêu, do những nguyên nhân sau: Mô hình tổ chức thu phí hiện nay còn nhiều bất cập, các trạm thu phí là đơn vị trực thuộc các doanh nghiệp, do đó tình trạng chiếm dụng nguồn thu của ngân sách nhà nước và sử dụng sai mục đích còn xảy ra khá phổ biến; Công nghệ thu phí lạc hậu, chi phí phục vụ hoạt động thu cao và còn thất thu ngân sách nhà nước; Chi phí thay thế thiết bị lớn, chi phí in ấn vé cao, lao động định biên cao hơn so với lao động thực tế.

Ba là, Về hiệu quả sử dụng quỹ hiện đại hoá

Quỹ hiện đại hoá được trích lập từ năm 2003, số dư của quỹ đến 31/12/2006 là 184.718 triệu đồng. Trong khi Cục Đường bộ vẫn phải vay vốn đầu tư, thì việc để quỹ hiện đại hoá còn dư nhiều là một lãng phí cho ngân sách nhà nước, ước tính lãi suất hàng năm trên 10 tỷ đồng. Việc áp dụng công nghệ thu tự động hoá đã có kết quả khá ưu việt vừa góp phần tăng thu, tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước, vừa thể hiện tính văn minh, tiện dụng cho các phương tiện tham gia giao thông, nhưng việc triển khai hiện đại hoá của Cục còn quá chậm, đến nay mới hiện đại hoá được 4 trạm. Nếu đầu tư hiện đại hoá cho một trạm khoảng 4 tỷ đồng thì số tiền của quỹ hoàn toàn đáp ứng nhu cầu vốn cho toàn bộ các trạm còn lại. Vì vậy, cần xem xét tỷ lệ 5% trích để lại cho quỹ hiện đại hoá trong các năm tiếp theo.

Bốn là, Về hiệu quả sử dụng vốn vay đầu tư

Cơ chế vay vốn đầu tư cho các dự án sửa chữa đường bộ quy định chưa chặt chẽ, thiếu sự kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước). Việc xác định nguồn trả nợ cho dự án đầu tư bằng vốn vay và lập thuyết minh cân đối nguồn thu phí trả nợ cho các dự án chưa sát thực tế. Một số dự án vốn vay phải kéo dài thời gian trả nợ, khoanh nợ hoặc xin giãn nợ, do vậy đã làm tăng chi phí lãi vay, có dự án đã quá hạn trả nợ, ảnh hưởng đến mục tiêu của dự án. Qua kiểm toán cho thấy hầu hết


các dự án đều phải trả lãi từ 30% đến 50% tiền vay, qua đó làm giảm hiệu quả đầu tư của dự án và tăng chi ngân sách nhà nước. Vì vậy cần cân nhắc kỹ lưỡng đến hiệu quả đầu tư khi quyết định đầu tư dự án bằng vốn vay.

Năm là, Về hiệu quả sử dụng kinh phí sửa chữa đường bộ

Cục Đường bộ đã quyết định sử dụng nguồn kinh phí sửa chữa đường bộ sai quy định của Luật Ngân sách nhà nước, làm giảm hiệu quả sử dụng ngân sách, với tổng mức đầu tư là 354.306 triệu đồng, đã thanh toán là

123.358 triệu đồng.

2.2.3. Tổ chức và kết quả kiểm toán hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2006 – 2008

2.2.3.1. Tổ chức kiểm toán hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2006 – 2008

Thứ nhất: Về mục tiêu kiểm toán

Một là, Xác định tính đúng đắn, trung thực của báo cáo quyết toán nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường tại các bộ, ngành và địa phương;

Hai là, Đánh giá việc tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kế toán của nhà nước;

Ba là, Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường;

Bốn là, Xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể và kiến nghị xử lý đối với các sai phạm theo quy định;

Năm là, Kiến nghị hoàn thiện cơ chế quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.

Thứ hai: Về nội dung kiểm toán

Một là, Tình hình quản lý và sử dụng các khoản thu, chi; Hai là, Công tác lập, phân bổ dự toán, quyết toán kinh phí sự nghiệp môi trường; Ba là, Việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ quản lý tài chính, kế toán của nhà nước.


Thứ ba: Về phạm vi kiểm toán

Một là, kiểm toán tại 03 bộ, 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hai là, năm tài chính kiểm toán từ năm 2006 - 2008 và các thời kỳ trước, sau có liên quan.

2.2.3.2. Kết quả kiểm toán hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2006 – 2008

Thứ nhất, Hầu hết các đơn vị được kiểm toán phản ánh và hạch toán chưa chính xác số thu phí, số liệu chi tiết nêu tại Bảng 2.7 sau.

Bảng 2.7. Tình hình thu phí của 12 tỉnh và 03 bộ được kiểm toán

Đơn vị tính: triệu đồng


TT

Chỉ tiêu

Số báo cáo

Số kiểm toán

Chênh lệch

A

B

1

2

3 = 2 – 1

1

Năm 2006

386.575

392.766

6.190

2

Năm 2007

297.752

304.296

6.543

3

Năm 2008

371.081

378.400

7.318

Nguồn: Theo báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

Thứ hai, Còn một số khoản chi về kinh phí sự nghiệp môi trường toàn quốc trong 03 năm chưa đúng chế độ, số liệu chi tiết nêu tại Bảng 2.8 sau.

Bảng 2.8. Tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí sự nghiệp môi trường giai đoạn 2006-2008

Đơn vị tính: triệu đồng


TT

Chỉ tiêu

Số báo cáo

Số kiểm toán

Chênh lệch

1

2

3

4

5 = 4 3

1

Năm 2006

1.645.706

1.638.023

-7.682

2

Năm 2007

2.251.719

2.236.518

-15.200

3

Năm 2008

2.262.576

2.232.310

-30.265

Nguồn: Theo báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước


Thứ ba, cơ chế, chính sách về quản lý sự nghiệp môi trường còn khá nhiều bất cập sau:

Một là, Về Nghị định: Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, quy định đơn vị tính thuế tài nguyên đối với đá cho sản xuất xi măng là đồng/tấn, nhưng đơn vị tính phí bảo vệ môi trường lại đồng/m3, qua đó gây khó khăn trong việc xác định mức thu phí; Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quy định các đơn vị gây ô nhiễm môi trường với mức xử phạt cao nhất là 70 triệu đồng đối với hành vi xả nước thải có chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường quá mức cho phép. Quy định như vậy quá thấp, dễ dẫn

đến đơn vị chấp nhận phạt chứ không đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn.

Hai là, Về Thông tư: Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược,đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, nhưng chưa quy định thẩm quyền về thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước; Thông tư liên tịch số 70/2008/TTLT- BTC-BTNMT ngày 24/7/2008 của liên Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kinh phí hoạt động của tổ chức, bộ phận chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường và kinh phí thực hiện hợp đồng lao động theo Nghị định 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, nhưng mức chi tối đa chỉ có 01 lần lương tối thiểu chung do nhà nước ban hành còn thấp và chưa hợp lý, nên chưa khuyến khích người lao động tham gia công tác bảo vệ môi trường tại địa phương.


Thứ tư, hiệu quả của việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường trong 03 năm qua chưa tương xứng với số kinh phí mà Ngân sách nhà nước đã đầu tư, được thể hiện như sau:

Một là, Về thu phí: Xuất phát từ việc dự toán không giao chỉ tiêu cụ thể về thu phí bảo vệ môi trường, nên ở một số địa phương chưa triển khai thu phí, không nắm chính xác đối tượng thu, chủ yếu thu theo số tự kê khai của đơn vị là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến còn nhiều đơn vị thuộc đối tượng thu nhưng chưa được quản lý. Chính vì vậy số thu trong lĩnh vực này còn rất thấp và đây cũng là một nguyên nhân để các đối tượng thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường; Về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp: Do mức thu còn thấp, lại chưa được quy định cụ thể và chưa thực hiện kiểm tra, khảo sát xác định khối lượng nước thải, mức độ ô nhiễm nên xác định số phải thu chủ yếu theo kê khai của đơn vị. Do vậy số thu này còn ở mức thấp nên cũng chưa hạn chế được việc đưa nước thải độc hại ra môi trường.

Hai là, Về quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động môi trường: Dự toán chi sự nghiệp môi trường được giao chỉ là chỉ tiêu hướng dẫn, nên các địa phương đã tuỳ tiện phân bổ chỉ tiêu này. Có địa phương giao cao hơn, ngược lại có địa phương lại giao thấp hơn. Mặt khác có địa phương lại không giao riêng dự toán chi sự nghiệp môi trường mà giao chung vào sự nghiệp kinh tế, kiến thiết thị chính. Dự toán giao cho các đơn vị không sử dụng hết phải chuyển sang năm sau, như: Tỉnh Thanh Hoá năm 2007 còn dư 12.590 triệu đổng; tỉnh Bình Dương năm 2007 dư 6.743 triệu đổng, năm 2008 dư 6.132 triệu đổng. Cuối năm không sử dụng được phải huỷ dự toán, như thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 là 5.531 triệu đồng...; Một số đơn vị sử dụng sai nguồn thu phí được để lại 1.088,6 triệu đồng; Một số đơn vị sử dụng sai nguồn kinh phí và chi sai chế độ là 78.479,77 triệu đồng; Chưa thực hiện nộp

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/12/2022