Tăng cường vai trò của kiểm toán hoạt động ở Việt Nam do kiểm toán nhà nước thực hiện - 17


hướng dẫn kiểm toán hoạt động tổ chức thực hiện có sự tham gia phối hợp của một số chuyên gia, kiểm toán viên Kiểm toán Nhà nước Liên bang Đức. Với ba cuộc kiểm toán nói trên, Kiểm toán Nhà nước đã dần từng bước triển khai kiểm toán hoạt động ở một số lĩnh vực hẹp, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với năng lực hiện nay.

Như vậy, có thể thấy, qua quá trình triển khai kiểm toán hoạt động trong thời gian vừa qua, Kiểm toán Nhà nước đã thành công trong việc lựa chọn vấn đề kiểm toán, từ đó đã mang lại một số đáng khích lệ trong việc thực hiện kiểm toán hoạt động.

Thứ sáu, về kết quả các cuộc kiểm toán

Trên cơ sở kết quả kiểm toán một số cuộc kiểm toán tiêu biểu có gắn với kiểm toán hoạt động trong thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý về tài chính của 09 cuộc kiểm toán, với tổng số tiền trên 1.368 tỷ đồng. Số liệu chi tiết nêu tại Bảng 2.9 sau.

Bảng 2.9. Kết quả xử lý về tài chính của 09 cuộc kiểm toán có gắn với kiểm toán hoạt động

Đơn vị tính: triệu đồng



TT


Cuộc kiểm toán

Các khoản tăng thu ngân sách

Các khoản chi sai chế độ, giảm

cấp phát

Xử lý khác

1

Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ 5 năm (2001 – 2005)


86.615


8.935


71.417

2

Quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ năm 2005 và năm 2006


56.114


13.795


3

Mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản

1.827



4

Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường


15.352


27.486


28.853

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Tăng cường vai trò của kiểm toán hoạt động ở Việt Nam do kiểm toán nhà nước thực hiện - 17


5

Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn


5.828


2.783


98.257

6

Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo 2006

3.473

344

17.078

7

Quản lý và sử dụng nguồn thu từ xổ số kiến thiết


18.788



698.703

8

Đề án 112

2.398


165.323

9

Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 2001-2005


11.710



33.347


Tổng cộng

202.105

53.343

1.112.978


Nguồn: Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

Ngoài các kiến nghị xử lý về tài chính, các kiến nghị khác của Kiểm toán Nhà nước còn có tính chất cảnh báo, răn đe và hạn chế tình trạng thất thoát, lãng phí, sử dụng không hiệu quả nguồn lực tại các đơn vị được kiểm toán, như kiến nghị xử lý đối với 156 xe ôtô, 159 xe máy, 01 tàu công tác do quản lý, sử dụng sai quy định và kém hiệu quả...

2.3.4.2. Những mặt hạn chế và tồn tại

Mặc dù đã có những bước phát triển, những thành tựu, kết quả đạt được tương đối toàn diện, quan trọng song trước yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước, nhất là trong điều kiện thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Phòng, Chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, Chống lãng phí, công tác tổ chức kiểm toán hoạt động do kiểm toán nhà nước thực hiện cũng vẫn còn một số hạn chế, bất cập, thể hiện trên một số điểm chủ yếu sau:

Một là, chưa xây dựng tiêu chí đánh giá các cuộc kiểm toán hoạt động, hệ thống chuẩn mực, quy trình kiểm toán... chưa đầy đủ và đồng bộ

Đối với các cuộc kiểm toán hoạt động được lồng ghép trong kiểm toán báo cáo tài chính thì trọng tâm kiểm toán được xác định là kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ, nên Kiểm toán Nhà nước chưa xây dựng


được các tiêu chí để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực đối với việc sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước tại các đơn vị được kiểm toán do chưa có quy trình, chuẩn mực, phương pháp nghiệp vụ hướng dẫn về kiểm toán hoạt động để các kiểm toán viên kiểm toán báo cáo tài chính thực hiện kiểm toán hoạt động lồng ghép trong quá trình triển khai các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Các tiêu chí để đưa ra các đánh giá, nhận xét và kiến nghị về tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực đối với việc quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước tại các đơn vị được kiểm toán là quan điểm, phán đoán chủ quan của các kiểm toán viên trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán đã thu thập trong quá trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Thông thường, số lượng và chất lượng các sai phạm được phát hiện trong quá trình kiểm toán tại các đơn vị được các kiểm toán viên sử dụng để đưa ra các đánh giá và kiến nghị về tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực đối với việc quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính tại đơn vị.

Đối với các cuộc kiểm toán chuyên đề và các cuộc kiểm toán hướng chủ yếu vào kiểm toán hoạt động, cho đến nay, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam chưa xây dựng được các bộ tiêu chí để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trước khi tiến hành kiểm toán. Nguyên nhân chủ yếu là do các cuộc kiểm toán chuyên đề và kiểm toán hoạt động tiến hành độc lập (không lồng ghép) chưa được tổ chức thực hiện. Việc tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động đang ở giai đoạn đầu, vừa làm vừa học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm. Kiểm toán Nhà nước chưa xây dựng chuẩn mực và quy trình kiểm toán cũng như các hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ khác về kiểm toán hoạt động. Các tiêu chí đánh giá trong các cuộc kiểm toán hoạt động đã thực hiện trong thời gian vừa qua hoàn toàn do các kiểm toán viên và đoàn kiểm toán đưa ra trên cở sở hiểu biết và kinh nghiệm thực tế của các thành viên đoàn kiểm toán mà chưa tổ chức thành hội thảo để lấy ý kiến tham gia của đơn vị được kiểm toán và các chuyên gia...


Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước; các quy trình kiểm toán... nói chung và nhất là hệ thống chuẩn mực, quy trình cho kiểm toán hoạt động chưa đầy đủ, hoàn chỉnh và đồng bộ; các phương pháp kiểm toán còn đơn giản; hiệu quả công tác giám sát hoạt động kiểm toán còn thấp, hiện tượng yêu sách, nhũng nhiễu đôi lúc vẫn còn xảy ra, chưa được khắc phục triệt để...

Hai là, Quy mô hoạt động kiểm toán nói chung, kiểm toán hoạt động nói riêng của Kiểm toán Nhà nước còn rất nhỏ so với yêu cầu kiểm tra, kiểm soát các đối tượng sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao và nhất là số lượng các cuộc kiểm toán hoạt động còn khiêm tốn.

Kiểm toán hoạt động và kiểm toán chuyên đề chưa được mở rộng, nên chưa có điều kiện đi sâu, giải đáp các vấn đề bức xúc, nhức nhối trong dư luận xã hội về những hiện tượng tiêu cực xẩy ra trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, nhất là vấn đề thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng được thể hiện qua số lượng các cuộc kiểm toán từ khi Luật Kiểm toán nhà nước có hiệu lực đến nay (2006 - 2010), cụ thể:

Năm 2006 kiểm toán 104 cuộc (trong đó có 10 bộ, cơ quan Trung ương; 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 01 cuộc kiểm toán chuyên đề; 16 dự án đầu tư xây dựng; 22 doanh nghiệp nhà nước và tổ chức tài chính ngân hàng; 17 đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an);

Năm 2007 kiểm toán 117 cuộc (trong đó có 17 bộ, cơ quan Trung ương; 29 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 01 cuộc kiểm toán chuyên đề; 17 dự án đầu tư xây dựng; 26 doanh nghiệp nhà nước và tổ chức tài chính ngân hàng; 26 đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an);

Năm 2008 kiểm toán 135 cuộc (trong đó có 20 bộ, cơ quan Trung ương; 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 02 cuộc kiểm toán chuyên đề; 19 dự án đầu tư xây dựng; 23 doanh nghiệp nhà nước và tổ chức tài chính ngân hàng; 28 đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an);


Năm 2009 kiểm toán 132 cuộc (trong đó có 23 bộ, cơ quan Trung ương; 37 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 03 cuộc kiểm toán chuyên đề; 22 dự án đầu tư xây dựng; 32 doanh nghiệp nhà nước và tổ chức tài chính ngân hàng; 15 đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và khối Đảng);

Năm 2010 kiểm toán 135 cuộc (trong đó có 18 bộ, cơ quan Trung ương; 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 03 cuộc kiểm toán chuyên đề; 38 dự án đầu tư xây dựng; 30 doanh nghiệp nhà nước và tổ chức tài chính ngân hàng; 14 đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và khối Đảng).

Ba là, kết quả kiểm toán và chất lượng kiểm toán chưa đáp ứng mong đợi của các cơ quan quản lý và của người dân

Kết quả kiểm toán đối với các cuộc kiểm toán có lồng ghép với kiểm toán hoạt động, mới chỉ thiên về phát hiện các sai sót và xử lý tài chính tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước mà chưa đi sâu đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong việc sử dụng nguồn lực của các đơn vị được kiểm toán; chưa đưa ra được nhiều các kiến nghị nhằm cải thiện tính kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tại các đơn vị được kiểm toán và nhất là chất lượng kiểm toán còn khoảng cách so với yêu cầu của Luật Kiểm toán nhà nước, chưa giải đáp thích đáng các vấn đề bức xúc về những hiện tượng tiêu cực cũng như hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, được thể hiện qua các kiến nghị xử lý về tài chính mặc dù có tăng qua từng năm (2006 - 2009) song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, cụ thể:

Năm 2006 tổng kiến nghị xử lý về tài chính là 9.436 tỷ đồng (trong đó các khoản xác định tăng thu ngân sách nhà nước là 1.891 tỷ đồng; giảm chi ngân sách là 1.339 tỷ đồng; các khoản tăng, giảm khác là 4.391 tỷ đồng);

Năm 2007 tổng kiến nghị xử lý về tài chính là 11.983 tỷ đồng (trong đó các khoản xác định tăng thu ngân sách nhà nước là 2.764 tỷ đồng; giảm chi ngân sách là 1.244 tỷ đồng; các khoản tăng, giảm khác là 6.095 tỷ đồng);


Năm 2008 tổng kiến nghị xử lý về tài chính là 17.314 tỷ đồng (trong đó các khoản xác định tăng thu ngân sách nhà nước là 4.166 tỷ đồng; giảm chi ngân sách là 2.731 tỷ đồng; các khoản tăng, giảm khác là 7.715 tỷ đồng).

Năm 2009 tổng kiến nghị xử lý về tài chính là 14.375 tỷ đồng (trong đó các khoản xác định tăng thu ngân sách nhà nước là 4.540 tỷ đồng; giảm chi ngân sách là 3.439 tỷ đồng; các khoản tăng, giảm khác là 6.396 tỷ đồng).

Bốn là, Hiệu lực kiểm toán chưa cao, việc thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán, nhất là việc xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với các sai phạm chưa đầy đủ, nghiêm minh và kịp thời; việc khai thác, sử dụng kết quả kiểm toán phục vụ cho công tác quản lý, điều hành nhìn chung còn hạn chế và nhất là vẫn còn một số đơn vị không thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản (trong một số năm qua mới chỉ thực hiện được khoảng 50% số tiền mà kiểm toán nhà nước phát hiện có sai phạm phải thu hồi nộp ngân sách hoặc giảm trừ dự toán), cụ thể: kết quả kiểm toán niên độ ngân sách năm 2005 kiến nghị xử lý tài chính là 201 tỷ đồng, nhưng đến ngày 28/4/2008 mới chỉ thực hiện được 106 tỷ đồng đạt 52%; kết quả kiểm toán niên độ ngân sách năm 2006 kiến nghị xử lý tài chính là 452 tỷ đồng, nhưng đến ngày 08/4/2009 cũng mới chỉ thực hiện được 245 tỷ đồng đạt 54%.

Chất lượng công tác quản lý tài chính, ngân sách, tiền và tài sản nhà nước chưa được nâng cao. Các sai phạm, tiêu cực, lãng phí vẫn tiếp tục xảy ra và có nhiều trường hợp niên độ kiểm toán sau sai phạm nhiều hơn niên độ kiểm toán trước. Thông qua hoạt động kiểm toán chưa đưa ra được nhiều phát hiện về hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí để chuyển các cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền. Kể từ khi đi vào hoạt động (1995) cho đến nay, số vụ việc mà Cơ quan Kiểm toán Nhà nước chuyển cho các cơ quan chức năng mới chỉ có khoảng 5 vụ...

Năm là, báo cáo kiểm toán chưa đáp ứng được sự mong đợi của các Nhà quản lý và mong mỏi của những người sử dụng thông tin


Đối với các cuộc kiểm toán lồng ghép, nội dung đánh giá của kiểm toán hoạt động được thiết lập bằng một mục riêng trong báo cáo kiểm toán với tiêu đề “Tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước”. Kết cấu, nội dung của báo cáo kiểm toán dạng này theo từng lĩnh vực kiểm toán (ngân sách địa phương, ngân sách bộ, ngành, đầu tư dự án doanh nghiệp nhà nước...) được quy định tại Quyết định số 02/2007/QĐ – KTNN ngày 26/6/2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Đối với các cuộc kiểm toán chuyên đề và các cuộc kiểm toán hướng chủ yếu vào kiểm toán hoạt động, kết cấu và nội dung của báo cáo kiểm toán được xây dựng và được lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước phê duyệt khi xét duyệt kế hoạch của cuộc kiểm toán. Nội dung và kết cấu của báo cáo kiểm toán dạng này cơ bản được lập trên cơ sở các quy định về lập báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính và trên cơ sở đặc thù về mục tiêu, nội dung của mỗi cuộc kiểm toán hoạt động và kiểm toán chuyên đề. Nội dung của báo cáo kiểm toán hoạt động và báo cáo kiểm toán chuyên đề được xây dựng gồm các nội dung chủ yếu như: Những thông tin cơ bản về đơn vị và vấn đề được lựa chọn kiểm toán; việc chấp hành pháp luật tại đơn vị trong lĩnh vực được kiểm toán, trong đó nêu rõ những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại; đánh giá về tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong việc sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đối với các vấn đề được lựa chọn kiểm toán.

Việc thiết lập báo cáo kiểm toán như trên chưa đáp ứng được yêu cầu và chưa phản ánh đầy đủ kết quả kiểm toán cũng như chưa đáp ứng được mong mỏi của những người sử dụng thông tin từ báo cáo kiểm toán hoạt động. Mặt khác nội dung báo cáo vẫn thiên về đánh giá tính tuân thủ pháp luật của các đơn vị được kiểm toán, nội dung đánh giá về tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực các vấn đề được lựa chọn kiểm toán chưa nhiều, chưa sâu sắc. Mặc dù báo cáo kiểm toán đã đưa ra nhận xét, đánh gía về những yếu kém, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó nhưng việc đưa ra hướng khắc phục và giải quyết những vấn đề tồn tại còn rất hạn chế. Ngoài ra, số lượng các cuộc kiểm toán hướng chủ yếu vào kiểm toán hoạt động chưa nhiều, nên


chưa có điều kiện đi sâu giải đáp những vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội cũng là một trong những hạn chế mà Kiểm toán Nhà nước cần phải dần từng bước để khắc phục.

Sáu là, Việc giải quyết mối quan hệ giữa mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng kiểm toán và yêu cầu giữ gìn đạo đức, phẩm chất cán bộ, kiểm toán viên luôn là một thách thức lớn.

Tóm lại: Mặc dù đã có những bước phát triển quan trọng và đóng góp tích cực vào việc tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, minh bạch hóa nền tài chính quốc gia, song trước yêu cầu ngày càng cao, nhất là trong điều kiện thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, vai trò của kiểm toán hoạt động do kiểm toán nhà nước thực hiện chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ mà Cơ quan Kiểm toán Nhà nước được giao và vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục, thể hiện trên một số điểm chủ yếu như: (1) chưa xây dựng tiêu chí đánh giá các cuộc kiểm toán hoạt động, hệ thống chuẩn mực, quy trình kiểm toán... chưa đầy đủ và đồng bộ; (2) quy mô hoạt động kiểm toán nói chung, kiểm toán hoạt động nói riêng do kiểm toán nhà nước thực hiện còn rất nhỏ so với yêu cầu kiểm tra, kiểm soát các đối tượng sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao và nhất là số lượng các cuộc kiểm toán hoạt động còn quá khiêm tốn; (3) kết quả kiểm toán và chất lượng kiểm toán chưa đáp ứng mong đợi của các cơ quan quản lý và của người dân; (4) hiệu lực kiểm toán chưa cao, việc thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán, nhất là việc xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với các sai phạm chưa đầy đủ, nghiêm minh và kịp thời...: (5) báo cáo kiểm toán chưa đáp ứng được sự mong mỏi của những người sử dụng thông tin;

(6) việc giải quyết mối quan hệ giữa mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng kiểm toán và yêu cầu giữ gìn đạo đức, phẩm chất cán bộ, kiểm toán viên luôn là một thách thức lớn.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 27/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí